10 Mẹo Chữa Giãn Dây Chằng Lưng Tại Nhà Mau Khỏi Bệnh
Những cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà hiệu quả gồm phương pháp RICE, xoa bóp, sử dụng thảo dược, vận động nhẹ nhàng… Những cách này giúp giảm nhẹ các triệu chứng (sưng, đau, co thắt…), thúc đẩy chữa lành mô tổn thương, ổn định cột sống mất vững và phục hồi vận động linh hoạt.
Chữa giãn dây chằng lưng tại nhà được không?
Giãn dây chằng lưng xảy ra khi có chấn thương (như té ngã), vận động sai tư thế, chuyển động quá tầm hoặc đột ngột (xoắn, vặn, gập lưng đột ngột…) khiến dây chằng lưng bị kéo căng quá mức và tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, dây chằng có thể có các vết xước nhỏ hoặc bị rách.
Tương tự như những vị trí khác, tổn thương dây chằng lưng dẫn đến đau nhói (đau lưng trên hoặc đau lưng dưới), co thắt, co cứng, giảm phạm vi vận động và kém linh hoạt. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng thuyên giảm khi áp dụng những cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà.
Trên thực tế, những biện pháp chăm sóc và điều trị chấn thương tại nhà có thể mang đến những lợi ích sau:
- Thư giãn, thúc đẩy chữa lành dây chằng bị thương
- Phục hồi sự dẻo dai cho dây chằng
- Giảm đau lưng
- Hạn chế tình trạng co thắt và cứng khớp
- Cải thiện vận động và tính linh hoạt cho người bệnh
- Tăng cường các cơ hỗ trợ, ổn định cột sống, giảm tình trạng mất vững ở cột sống sau chấn thương
Ở những trường hợp nhẹ, bệnh nhân bị giãn dây chằng có thể khắc phục tình trạng mà không cần điều trị y tế. Ở những trường hợp nghiêm trọng, biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà được áp dụng để thúc đẩy điều trị chấn thương, kiểm soát đau và tránh tổn thương thêm nghiêm trọng.
10 cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà nhanh khỏi
Dưới đây là những cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà hiệu quả, giúp khắc phục nhanh tình trạng:
1. Phương pháp RICE
RICE là phương pháp xử lý chấn thương, nên được áp dụng ngay khi bị giãn dây chằng lưng. Phương pháp này bao gồm:
- Rest (nghỉ ngơi)
Ngay khi bị giãn dây chằng lưng, hãy nghỉ ngơi để những dây chằng ở lưng được thư giãn hoàn toàn. Điều này giúp giảm đau và co thắt, ổn định cột sống, hạn chế đau và chấn thương thêm. Ngoài ra ở trạng thái thư giãn, tổn thương dây chằng có thể tự phục hồi.
Người bệnh cần tránh tiếp tục hoạt động thể chất hoặc những hoạt động làm tăng mức độ tổn thương. Nên vận động nhẹ nhàng sau chấn thương từ 48 – 72 giờ.
- Ice (chườm đá)
Giãn dây chằng lưng nên chườm đá ngay khi chấn thương xảy ra. Đây là một biện pháp xử lý chấn thương hiệu quả, có tác dụng giảm viêm, sưng tấy và đau đớn. Với tác động nhiệt lạnh, biện pháp này còn có tác dụng co mạnh, hạn chế lượng máu di chuyển qua vùng bị thương. Điều này giúp hạn chế tình trạng ứ dịch dẫn đến sưng nề và bầm tím thêm nghiêm trọng.
Khi chườm đá hãy dùng túi chườm hoặc khăn bông mềm bọc gọn 6 – 8 viên đá lạnh. Đặt túi chườm lên vùng bị thương tối đa 20 phút. Lặp lại mỗi 2 – 4 tiếng, liên tục 48 – 72 giờ.
- Compression (nén)
Đối với giãn dây chằng lưng, người bệnh có thể dùng nẹp thay cho băng ép. Biện pháp này giúp cố định cột sống mất vững, hỗ trợ dây chằng, giữ lưng ở tư thế nghỉ ngơi. Từ đó giúp hạn chế đau và tổn thương thêm.
- Elavation (nâng cao vùng bị thương)
Dùng chiếc cối mềm nâng đỡ lưng và đầu khi nằm hoặc ngồi nghỉ. Biện pháp này giúp tuần hoàn máu tốt, giảm sưng và đau đớn.
2. Xoa bóp nhẹ nhàng
Xoa bóp chính là một trong những cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà hiệu quả nhất. Khoảng 1- 2 ngày sau chấn thương, hãy nhẹ nhàng xoa bóp vùng có cơ bị thương.
Lực tác động nhẹ nhàng và liên tục giúp nới lỏng cơ bị căng, giảm đau, thư giãn khớp xương và các dải mô hỗ trợ. Đồng thời kích thích giải phóng endorphin giúp tăng ngưỡng chịu đau. Chính vì thế mà xoa bóp thường mang đến hiệu quả thư giãn và giảm đau nhanh chóng.
Một số nghiên cứu cho thấy, xoa bóp còn giúp hạn chế tình trạng cứng khớp, tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy điều trị tổn thương và phục hồi chức năng. Tuy nhiên liệu pháp này cần được thực hiện đúng cách, dùng lực vừa phải để không gây đau đớn hay tổn thương thêm cho bệnh nhân.
Để tăng hiệu quả giảm đau và viêm, hãy sử dụng tinh dầu thảo dược (chẳng hạn như tinh dầu gừng, tinh dầu cam) hoặc thuốc mỡ trước khi xoa bóp.
3. Thử những loại dầu và thuốc mỡ
Nếu muốn tìm cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà cho bệnh nhân có cơn đau dai dẳng, hãy thử sử dụng những loại dầu, thuốc xoa và thuốc mỡ. Chẳng hạn như:
- Thuốc mỡ chứa capsaicin
Đây là một hoạt chất được tìm thấy trong ớt cayenne. Hoạt chất này có cơ chế hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Bôi một lượng nhỏ lên vùng tổn thương có thể giúp giảm đau nhanh chóng.
Ngoài thuốc mỡ chứa capsaicin, có thể đắp và massage nhẹ nhàng với hỗn hợp bột ớt cayenne và dầu ô liu (tỉ lệ 1:2). Điều này cũng mang đến hiệu quả giảm đau tương tự như thuốc mỡ.
- Kem bôi chứa Menthol
Đây là một hoạt chất được lấy từ tinh dầu bạc hà. Hoạt chất này có tác dụng giảm đau và viêm, cải thiện các triệu chứng của giãn dây chằng lưng. Khi dùng, hãy bôi một lượng kem bôi chứa Menthol lên vùng bị thương, xoa bóp nhẹ nhàng để cảm nhận hiệu quả.
Một số thành phần khác có trong kem bôi/ thuốc mỡ chữa giãn dây chằng lưng:
- Lidocain (Lidoderm)
- Cây hoa chuông
- Cây kim sa Brazil
- Diclofenac (Voltaren)
- Ibuprofen (Nurofen hoặc Dolgit)
- Ketoprofen (Diractin)
Để tránh kích ứng da, hãy thoa kem bôi với một lượng nhỏ. Đợi 24 giờ để xem phản ứng trên da.
4. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể cải thiện cơn đau do giãn dây chằng lưng. Cụ thể:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, A, omega-3 và chất chống oxy hóa để giảm đau, kháng viêm và thúc đẩy chữa lành dây chằng bị thương.
- Bổ sung protein từ thực phẩm lành mạnh để xây dựng các khối cơ hỗ trợ.
- Bổ sung canxi, magie và vitamin D từ các loại rau xanh, trứng, sữa, thịt, đậu, hạt, ngũ cốc… để tăng mật độ khoáng xương, cải thiện chất lượng xương và hạn chế đau nhức xương khớp.
- Thêm gừng, tỏi và nghệ vào chế độ ăn uống để tăng khả năng chống viêm và giảm đau.
Lưu ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế uống rượu bia, hạn chế ăn nhiều muối hay các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ… để không tăng phản ứng viêm và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Tham khảo thêm: Bị Giãn Dây Chằng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi?
5. Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Dùng thảo dược thiên nhiên là cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà an toàn và hiệu quả. Trong điều trị giãn dây chằng, những loại thảo dược được sử dụng đều chữa những hoạt chất giảm đau và kháng viêm. Cụ thể:
- Giấm táo
Giấm táo chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau và chống viêm mạnh. Uống giấm táo mỗi ngày có thể kiểm soát viêm tại dây chằng bị thương, giảm sưng và đau lưng. Điều này giúp người bệnh sớm khắc phục tình trạng, phục hồi vận động.
Cách dùng: hòa tan nửa cốc giấm táo trong 1 cốc nước ấm. Khuấy đều, uống ấm trước khi đi ngủ.
- Nghệ
Hãy thêm nghệ vào quá trình điều trị giãn dây chằng lưng tại nhà. Thảo dược này chữa một lượng lớn Curcumin. Đây là một hợp chất chống viêm cực mạnh. Khi sử dụng, Curcumin giúp kháng viêm trong cơ thể, giảm đau, thúc đẩy chữa lành vết thương hở và dây chằng bị thương.
Cách dùng: Cho một muỗng bột nghệ vào 200ml sữa nóng hoặc nước ấm, khuấy đều, uống trước khi ngủ. Hoặc đun sôi vài lát nghệ và gừng trong 500ml nước, dùng như trà.
- Gừng
Gừng chứa gingerol – một hợp chất nổi tiếng với khả năng chống viêm mạnh. Khi sử dụng, hợp chất này có thể giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, kháng viêm ở vùng bị thương. Từ đó ngăn tổn thương thêm nghiêm trọng.
Cách dùng: Đun sôi một vài lát gừng trong 500ml nước, dùng như trà.
6. Tiếp tục vận động
Bệnh nhân bị giãn thắt lưng không nên bất động lâu ngày. Sau 72 giờ nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp chăm sóc, người bệnh nên tiếp tục hoạt động và vận động bình thường. Chẳng hạn như thực hiện các hoạt động sinh hoạt, đi dạo hoặc đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày.
Tiếp tục vận động là cách tốt nhất để duy trì chức năng vận động bình thường, hạn chế tình trạng cứng khớp và co thắt sau chấn thương. Ngoài ra vận động nhẹ nhàng còn giúp khắc phục cơn đau, thúc đẩy quá trình hồi phục dây chằng bị thương.
Ít vận động có thể khiến các cơ lưng và xung quanh cột sống trở nên yếu đi. Điều này làm tăng độ mất vững cho cột sống và dẫn đến đau đớn kéo dài. Tuy nhiên cần tránh vận động mạnh hay gắng sức đề không gây tổn thương thêm.
7. Kéo giãn và tăng cường
Đây là cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà hiệu quả, không nên bỏ qua. Khi đau và sưng thuyên giảm đáng kể, hãy thực hiện những bài tập kéo giãn và tăng cường (bài tập phục hồi giãn dây chằng lưng) để phục hồi chức năng nhanh chóng.
Những bài tập này có tác dụng tăng cường cơ bắp, làm mạnh dây chằng, hỗ trợ lưng và tăng độ vững chắc cho cột sống. Ngoài ra việc luyện tập đều đặn còn giúp ngăn ngừa và giảm đau, tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai và sự linh hoạt.
Một số bài tập kéo giãn và tăng cường nên thực hiện mỗi ngày:
Bài tập tư thế siêu nhân
Bài tập này giúp tăng cường và kéo dài các cơ dọc theo cột sống, giảm đau, tăng sức mạnh và cải thiện dây chằng bị thương. Đồng thời tăng độ vững chắc cho cột sống.
- Nằm sấp trên thảm tập với hai chân duỗi thẳng ra sau và hai tay duỗi thẳng ra trước
- Nâng đồng thời hai chân và hai tay, cách mặt đất khoảng 6 inch để tạo thành hình vòng cung
- Nhìn xuống sàn
- Giữ tư thế này trong 2 giây
- Hạ chân và tay. Lặp lại động tác 10 lần liên tục.
Bài tập tư thế rắn hổ mang
Thực hiện bài tập tư thế rắn hổ mang giúp kéo giãn và tăng cường các cơ ở lưng, bụng, cánh tay và vai. Đồng thời thư giãn và phục hồi dây chằng tổn thương, giảm đau, tăng tính ổn định cho cột sống.
- Nằm sấp trên thảm, đặt hai tay ngang vai và mặt, uốn cong khuỷu tay, duỗi thẳng chân về phía sau
- Chống tay, đồng thời dùng lực nâng cao thân trên cơ thể
- Giữ khuỷu tay thẳng hoặc hơi uốn cong, kéo vai ngược về phía sau, giữa hông thật chặt
- Duy trì tư thế này từ 30 – 60 giây
- Thả lỏng, hít thở đều và trở về tư thế bắt đầu
- Lặp lại động tác vài lần.
Bên cạnh những bài tập kéo giãn và tăng cường, một số bộ môn như thái cực quyền cũng mang đến lợi ích tương tự.
8. Duy trì tư thế đúng
Để giảm đau lưng, ngăn ngừa và hạn chế giãn dây chằng lưng thêm nghiêm trọng, người bệnh nên cải thiện tư thế. Duy trì tư thế tốt có thể giảm tác động từ việc đứng lâu hay ngồi lâu, giúp xương cột sống được giữ ở vị trí đúng.
Ngoài ra duy trì tư thế đúng còn giúp hạn chế sử dụng cơ và dây chằng sai cách, giảm áp lực lên cột sống. Từ đó giảm đau lưng và ngăn ngừa chấn thương hiệu quả.
Đối với nhân viên văn phòng, nên đặt bàn làm việc và bàn phím trong tầm với, tránh để cột sống uốn cong, hướng về phía trước hoặc bị nghiêng, nên đặt bàn chân phẳng trên sàn. Đối với vận động viên và người làm công việc nặng nhọc, đảm bảo chơi thể thao và nâng vật đúng cách, không đột ngột chuyển hướng hoặc chuyển động quá tầm để tránh gây tổn thương thêm.
Nếu có thói quen ngủ nghiêng, hãy kê một chiếc gối giữa hai đầu gối. Điều này giúp cơ lưng thư giãn hơn. Không nên nằm sấp khi ngủ vì tư thế ngủ này có thể gây hại cho lưng và dây chằng bị thương.
9. Tắm và thư giãn với muối Epsom
Muối Epsom chứa magie, lưu huỳnh và oxi (MgSO4). Những chất này tác động đến các cơ bị đau qua da. Các nghiên cứu cho thấy, ngâm mình trong muối Epsom 20 phút có thể giúp thư giãn các cơ, giảm đau cơ lưng.
Ngoài ra tắm với muối Epsom còn giúp cải thiện tâm trạng, làm dịu vết đốt côn trùng, giảm ngứa, tẩy tế bào da chết, khắc phục chứng cảm lạnh và cúm. Vì thế, muối Epsom được dùng phổ biến và được đánh giá là cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà nhanh khỏi.
Hướng dẫn cách tắm và thư giãn với muối Epsom:
- Đảm bảo nước đủ ấm (khoảng 33 – 38 độ C). Không dùng nước lạnh vì có thể khiến cơ bị chuột rút, không dùng nước ấm để tránh cơ sưng lên
- Hòa tan một lượng muối Epsom vừa đủ
- Ngâm mình và tắm nước muối tối đa 20 phút
- Có thể dùng bóng cao su hoặc tennis đặt ở giữa lưng
- Di chuyển bóng để xoa bóp lưng, thả lỏng các cơ bắp bị căng
10. Sử dụng thuốc không kê đơn
Nếu đau dai dẳng và không giảm khi áp dụng các biện pháp nêu trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc có thể giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng:
- Acetaminophen: Dùng Acetaminophen là cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà nên được áp dụng cho bệnh nhân có cơn đau dai dẳng, đau không quá nghiêm trọng. Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, mang đến hiệu quả nhanh cho bệnh nhân có cơn đau nhẹ và vừa.
- Thuốc chống viêm không steroid: Những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Naproxen Natri, Ibuprofen… phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau vừa kèm theo sưng viêm. Thuốc có tác dụng giảm đau, điều trị viêm, chống đông máu và hạ sốt không đặt hiệu. NSAID có thể được dùng ở dạng thuốc bôi ngoài hoặc viên uống.
Khi nào giãn dây chằng lưng cần gặp bác sĩ?
Bệnh nhân thường có đáp ứng tốt với cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể:
- Đau kéo dài hơn 3 ngày hoặc tăng dần mức độ theo thời gian ngay cả khi điều trị tại nhà
- Cơn đau nặng nề, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và đời sống
- Không thể cử động lưng
- Đau lưng kèm theo những biểu hiện khác như tê bì, co thắt nghiêm trọng, ngứa ran…
Đối với giãn dây chằng gây những cơn đau nghiêm trọng, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn và tập phục hồi chức năng. Hãy đảm bảo dùng thuốc và luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm khắc phục tình trạng. Đồng thời tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc.
Những cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị và phục hồi sau tổn thương. Việc áp dụng đúng cách có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, thúc đẩy chữa lành mô tổn thương và sớm trở lại vận động. Tuy nhiên những trường hợp nặng cần khám chữa trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh tăng tổn thương.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!