Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không? Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chăm sóc bởi bác sĩ có chuyên môn.

Nứt xương là gì?

Nứt xương hay rạn xương là một dạng gãy xương nhẹ, các xương bị tổn thương không bị di lệch và không xuyên qua da. Nứt xương thường phổ biến ở những vị trí như:

Nứt xương
Nứt xương có thể cần được bó bột để giúp vết thương nhanh lành và tránh nguy cơ gãy xương

  • Cổ tay: Nứt xương cổ tay là một chấn thương phổ biến, có thể dẫn đến đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt bình thường của người bệnh.
  • Xương hông: Nứt xương hông là tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở người cao tuổi.
  • Mắt cá chân: Gãy xương mắt cá chân có thể xảy ra khi khớp mắt cá chân bị xoắn nghiêm trọng khi bị chấn thương. Tùy thuộc vào loại chấn thương, xương có thể bị nứt, rạn hoặc gãy xương kín, không di lệch xương.
  • Cột sống: Nứt đốt sống hay còn gọi là gãy xẹp đốt sống, thường xảy ra do loãng xương. Gãy nén đốt sống phổ biến ở những người lớn tuổi và có thể xảy ra sau những chấn thương rất nhỏ hoặc thậm chí là không rõ chấn thương dẫn đến nứt xương.

Tình trạng nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Thông thường các biện pháp điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của xương bị gãy. Cụ thể, nứt xương được xử lý như sau:

  • Trong trường hợp nứt xương nhẹ, xương chỉ mới vừa rạn, vết nứt có kích thước nhỏ, không gây đau đớn quá nhiều, người bệnh có thể không cần bó bột.
  • Nếu vết rạn lớn, gãy xương kín, có nhiều vết nứt hoặc xương bị lìa hoàn toàn, người bệnh cần được bó bột để hỗ trợ quá trình liền xương.

Nứt xương có cần phẫu thuật không?

Nứt xương vẫn cần phẫu thuật điều trị trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên phẫu thuật thường không khẩn cấp và có thể được thực hiện trong vài ngày hoặc vài tuần sau chấn thương. Mặc dù vết nứt xương không xuyên qua da và không gây tổn thương các mô mềm, tuy nhiên đôi khi nứt xương có thể gây viêm dưới da, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều rủi ro khác.

Do đó, nếu các triệu chứng nứt xương nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

Nứt xương điều trị như thế nào?

Các biện pháp điều trị nứt xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của cơn đau cũng như các triệu chứng liên quan khác.

Rạn xương có cần bó bột không
Bó bột giúp cố định xương và ngăn ngừa các rủi ro, chẳng hạn như gãy xương

Nứt xương nhẹ có thể được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, bất động cánh tay và theo dõi các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị các biện pháp y tế, chẳng hạn như:

  • Không cố định xương: Nếu tình trạng nứt xe nhẹ, không đáng kể, bác sĩ có thể đề nghị bất động, nâng đỡ vị trí bị nứt bằng một chiếc địu hoặc nẹp chân. Các thiết bị này có thể hỗ trợ xương bị gãy, duy trì khả năng vận động và giúp vết thương lành lại nhanh chóng hơn.
  • Bó bột: Bó bột được chỉ định khi tình trạng rạn xương nghiêm trọng, có nguy cơ gãy xương hoặc chấn thương mô. Tùy thuộc vào tình trạng xương, bác sĩ có thể chỉ định thời gian bó bột phù hợp để bảo vệ xương và giúp xương lành lại.
  • Cố định bên trong: Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cố định lại xương. Các tấm kim loại, đinh vít hoặc ghim để cố định xương.
  • Cố định bên ngoài: Cố định bên ngoài là một loại điều trị nhằm mục đích giữ xương an toàn mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này được áp dụng khi chấn thương mô mềm khiến việc phẫu thuật vị trí gãy xương không an toàn.

Lưu ý khi bị nứt xương

Khi bị nứt xương, người bệnh có thể cần đeo nẹp, địu hỗ trợ hoặc bó bột để đảm bảo quá trình phục hồi. Ngoài ra, để tránh kích ứng cũng như giúp xương nhanh lành hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

Gãy xương không bó bột có sao không
Dành thời gian nghỉ ngơi và tránh tác động lên xương bị nứt để giúp xương nhanh lành hơn
  • Kiêng rượu, bia và các chất kích thích: Rượu, bia và các chất kích thích có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể và khiến xương lâu lành hơn. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng các chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp hoặc thoái hóa khớp.
  • Hạn chế uống cà phê: Caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến tình trạng nứt xương lâu lành hơn. Ngoài ra, sử dụng nhiều cà phê cũng làm tăng cảm giác đau nhức xương khớp, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm giàu dầu mỡ có thể khiến quá trình hấp thụ canxi bị ảnh hưởng, dẫn đến quá trình lành xương diễn ra chậm. Do đó, người bệnh nên hạn chế các món chiên xào và bổ sung các môn luộc, hấp hoặc trái cây và rau củ quả tươi.
  • Hạn chế thức ăn ngọt, béo: Thức ăn quá ngọt và béo có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và khiến vết xương nứt lâu lành hơn.

Phòng ngừa nứt xương như thế nào?

Nứt xương và gãy xương có thể được phòng ngừa bằng cách tránh té ngã, giữa thăng bằng và bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Một số biện pháp ngăn ngừa nứt xương bao gồm:

Bị rạn xương kiêng ăn gì
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp xương nhanh lành
  • Giữ cân bằng: Cân nhắc tập luyện để giữa sự thăng bằng và vật lý trị liệu nếu cơ thể cảm thấy khó chịu. Hãy sử dụng gậy hoặc khung tập đi nếu cần thiết.
  • Giữa nhà ngăn nắp: Môi trường sống lộn xộn, thiếu lối đi có thể làm tăng nguy cơ vấp ngã và nứt xương.
  • Sử dụng giày chống trượt: Những đối tượng có nguy cơ té ngã cao, chẳng hạn như người lớn tuổi, người bệnh viêm khớp, cần sử dụng giày chống trượt, kể cả khi ở nhà để ngăn ngừa các chấn thương.
  • Giảm cân: Tập thể dục mỗi ngày hoặc 5 ngày mỗi tuần để tăng cường sức khỏe xương khớp và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Các bài tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ ngắn hoặc đi xe đạp, có thể duy trì cơ bắp và cải thiện sự cân bằng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đúng cách: Để tăng cường sức mạnh của xương, hãy cung cấp khoảng 1.200 – 1.500 mg canxi mỗi ngày và nhân khoảng 800 – 1.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D. Các loại thực phẩm cần bổ sung bao gồm: các loại đậu như đậu xanh và đậu đen, các loại sữa, trứng, các loại bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, gạo lứt nguyên hạt, yến mạch và lúa mạch đen.

Nứt có thể được điều trị bằng cách cố định và bất động xương. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần bó bột hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi có có thể xảy ra. Nứt xương có thể cần 3 – 4 tuần để phục hồi hoàn toàn, trong thời gian này người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nếu bị đau đớn hoặc khó chịu, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bong Gân Nên Chườm Gì
Bong gân nên chườm gì (chườm nóng hay chườm lạnh) là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Cả hai liệu pháp này đều mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên do hoạt động với hai nguyên ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Ngón Tay Để Lâu Có Sao Không
Nếu thắc mắc trật khớp ngón tay để lâu có sao không người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Điều trị sớm là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Mổ Rách Sụn Chêm Ở Đâu Tốt
Xác định mổ rách sụn chêm ở đâu tốt là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết
Giãn Dây Chằng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh giúp mau khỏi là vấn đề chung của nhiều người bệnh. Thực tế cho thấy cả hai đều là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mỗi biện ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua