8 Cách Chữa Giãn Dây Chằng Đầu Gối Tại Nhà Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chườm lạnh, nghỉ ngơi, massage bằng tinh dầu, vận động nhẹ nhàng… là những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả. Những cách này giúp đầu gối được chăm sóc và bảo vệ, giảm đau, hạn chế cứng khớp và tạo điều kiện cho các dây chằng hồi phục. 

Những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà
Những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà gồm chườm lạnh, massage, vận động nhẹ nhàng…

8 cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà

Dây chằng đầu gối được cấu tạo từ collagen, mô liên kết và những sợi cơ có tính co giãn nhẹ. Các dây chằng dày, khỏe, nối xương đùi với xương cẳng chân (gồm xương mácxương chày). Chúng có tác dụng tạo sự ổn định cho đầu gối, phòng ngừa chấn thương và kiểm soát những chuyển động.

Tuy nhiên chấn thương trong thể thao, chuyển động đột ngột hoặc quá mức có thể gây giãn dây chằng đầu gối. Đây là một chấn thương dây chằng thường gặp, thể hiện cho sự căng giãn quá mức và tổn thương dây chằng chéo trước hoặc/ và dây chằng chéo sau. Điều này khiến bệnh nhân đau đớn đột ngột và âm ỉ, giảm ổn định, đầu gối sưng nóng và cử động khó khăn.

Giãn dây chằng đầu gối nhẹ có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Những trường hợp nặng hơn cần can thiệp y tế theo chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả nhất:

1. Liệu pháp RICE

Liệu pháp RICE nên được áp dụng ngay khi chấn thương xảy ra. Liệu pháp này có khả năng giảm nhanh các triệu chứng sau một chấn thương dây chằng.

  • Nghỉ ngơi (Rest)

Cho đầu gối nghỉ ngơi ngay sau chấn thương. Không nên tiếp tục hoạt động hay đè nặng lên đầu gối. Ở những trường hợp đau nhiều, bệnh nhân cần sử dụng nạng trong một thời gian. Điều này giúp loại bỏ áp lực từ trọng lượng, hạn chế đau và cho phép các dây chằng trong đầu gối tự lành lại.

  • Chườm đá (Ice)

Chườm đá chính là một trong những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả nhất. Nhiệt độ thấp từ liệu pháp này giúp giảm đau, viêm và sưng tấy. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy phục hồi các dây chằng bị thương.

Chườm đá chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà
Chườm đá giúp bệnh nhân bị giãn dây chằng giảm nhanh cơn đau, viêm và sưng tấy

Khi chườm lạnh, có thể sử dụng túi nước đá hoặc một túi rau củ đông lạnh. Đặt túi chườm lên đầu gối bị đau khoảng 15 phút. Sau vài lần có thể cảm thấy sưng và đau đầu gối thuyên giảm đáng kể.

Tham khảo thêm: Giãn Dây Chằng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh? Điều Cần Biết

  • Nén (Compression)

Nén đầu gối bị thương bằng dây đai hoặc băng thun. Biện pháp này giúp kiểm soát tình trạng sưng tấy, ổn định đầu gối và tránh các tổn thương thêm nghiêm trọng.

  • Nâng cao (Elevation)

Nâng cao đầu gối trong khi nghỉ ngơi là điều cần thiết. Đặt 1 – 2 chiếc gối dưới đầu gối của bạn khi đang ngồi hoặc nằm xuống. Biện pháp này giúp giảm đau và giảm sưng nhanh chóng.

2. Mang nẹp đầu gối

Người bệnh có thể mang nẹp đầu gối sau giãn dây chằng. Các thanh cứng trong nẹp có tác dụng giữ đầu gối ở vị trí an toàn và ổn định. Điều này giúp bảo vệ và ngăn đầu gối khỏi chấn thương thêm.

3. Massage bằng tinh dầu

Nếu muốn tìm cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp massage. Lực tác động nhẹ nhàng và sự linh hoạt của bàn tay có thể giúp thư giãn khớp xương và dây chằng, giảm đau đầu gối, tăng tuần hoàn máu giúp giảm cảm giác tê bì.

Ngoài ra massage nhẹ nhàng còn giúp kích thích tiết dịch nhờn bôi trơn ổ khớp, hạn chế cứng khớp. Điều này giúp cải thiện khả năng vận động và tính linh hoạt cho đầu gối, người bệnh sớm phục hồi và đi lại dễ dàng.

Để tăng hiệu quả từ liệu pháp massage, hãy thoa một ít tinh dầu lên đầu gối bị thương trước khi tác động lực. Đối với giãn dây chằng đầu gối, nên dùng tinh dầu gừng hoặc tinh dầu cam. Cả hai loại tinh dầu này đều có tác dụng giảm đau, giảm viêm và giải phóng độ cứng cho đầu gối bị ảnh hưởng.

Massage bằng tinh dầu
Massage bằng tinh dầu giúp thư giãn, giảm đau và viêm, giải phóng độ cứng cho đầu gối

Hướng dẫn cách massage giảm đau đầu gối do giãn dây chằng:

  • Bệnh nhân ngồi trên ghế với bàn chân đặt trên sàn, đầu gối hướng về phía trước
  • Thoa một lượng tinh dầu vừa đủ
  • Thả lỏng hai bàn tay và tạo thành nắm đấm
  • Dùng cả hai bàn tay vỗ vào đùi trên, phía dưới và phần giữa 10 lần. Lặp lại động tác 3 lần
  • Ấn bàn tay lên đùi, bắt đầu lướt đến đầu gối. Thả ra và lặp lại 5 lần. Thực hiện động tác cho mặt trong và mặt ngoài của đùi
  • Nhấn bốn ngón tay vào mô đầu gối nhưng không đau, di chuyển lên xuống 5 lần. Lặp lại động tác xung quanh đầu gối
  • Đặt lòng bàn tay lên đùi. Bắt đầu lướt xuống đùi, qua đầu gối, sau đó ngược lên đùi ngoài.

4. Thuốc mỡ chứa thảo dược

Người bệnh có thể dùng thuốc mỡ chứa thảo dược để giảm nhẹ triệu chứng của giãn dây chằng đầu gối. Đặc biệt nên sử dụng thuốc mỡ chứa gừng, quế và dầu mè. Những sản phẩm này có tác dụng giảm đau và cứng khớp, cải thiện khả năng vận động. Tác dụng tương tự như thuốc mỡ salicylate.

Khi sử dụng, lấy một lượng thuốc mỡ vừa đủ thoa lên đầu gối, xoa bóp nhẹ nhàng trong 3 phút để những dưỡng chất thấm sâu và phát huy tác dụng.

5. Tập thể dục

Sau 24 – 48 giờ nghỉ ngơi hoàn toàn, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng. Điều này giúp thư giãn các khớp xương, giải phóng độ cứng của khớp. Đồng thời giúp thúc đẩy quá trình hồi phục dây chằng và giảm đau.

Khi cơn đau thuyên giảm đáng kể, hãy tập thể dục hàng ngày để giữ cho cơ bắp chắc khỏe, rèn luyện sức mạnh và độ dẻo dai cho các dây chằng đầu gối. Đồng thời duy trì khả năng vận động. Do đó, tập thể dục chính là một cách giúp chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả.

Cho đến khi tổn thương lành lại hoàn toàn, người bệnh nên lựa chọn những hoạt động có tác động thấp, cụ thể:

  • Yoga
  • Bài tập kéo giãn
  • Đi bộ
  • Đi xe đạp
  • Thái cực quyền
Tập yoga giúp trị giãn dây chằng đầu gối tại nhà
Tập yoga và kéo giãn nhẹ nhàng để duy trì khả năng vận động, cải thiện độ dẻo dai cho dây chằng đầu gối

Ngoài ra có thể thực hiện những bài tập cũng cố, bao gồm:

  • Duỗi thẳng và nâng cao chân bị thương khi ngồi xuống hoặc khi nằm.
  • Đặt một chân lên bậc thang, đặt chân còn lại, bước xuống và lặp lại những bước trên.
  • Ngồi trên ghế với bàn chân phẳng trên sàn. Sau đó đứng lên và ngồi xuống liên tục, khoảng 1 phút. Thực hiện động tác một cách có kiểm soát, chậm rãi và tránh dùng tay để hỗ trợ.
  • Tay vịn một chiếc ghế, bắt đầu gồi xổm cho đến khi đầu gối che các ngón chân. Đứng lên từ từ. Thực hiện động tác 10 lần.

6. Dùng thảo dược thiên nhiên

Sử dụng thảo dược thiên nhiên là cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà an toàn và hiệu quả, giúp giảm nhẹ cảm giác sưng đau và các triệu chứng khác.

  • Ớt cayenne

Trong ớt cayenne có chứa capsaicin. Chất này hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Chính vì thế, nó thường được thêm vào những loại thuốc mỡ/ kem bôi ngoài. Lấy một lượng vừa đủ kem/ thuốc mỡ, bôi ngoài da và xoa bóp có thể mang đến lợi ích cho quá trình điều trị giãn dây chằng đầu gối.

Ngoài ra có thể trộn hai thìa cà phê dầu ô liu với một thìa cà phê ớt cayenne để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp này lên khu vực bị ảnh hưởng và massage nhẹ nhàng để giảm nhẹ các triệu chứng.

  • Giấm táo

Những hoạt chất trong giấm táo có đặc tính chống viêm. Việc sử dụng có thể giúp ngăn viêm tại dây chằng bị thương, giảm đau đầu gối, giảm sưng. Đồng thời cải thiện các chuyển động linh hoạt của đầu gối.

Ngoài ra giấm táo còn có tác dụng phục hồi chất nhờn ở những ổ khớp, vận động chân dễ dàng. Chính vì thế mà giấm táo thường được sử dụng trong điều trị giãn dây chằng đầu gối và viêm khớp gối.

Khi sử dụng, hãy thêm nửa cốc giấm táo vào một cốc nước lạnh. Uống trước khi đi ngủ mỗi ngày 1 lần.

  • Nghệ

Nghệ chứa curcumin – một hợp chất chống viêm mạnh. Hợp chất này có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra curcumin còn thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và dây chằng bị thương sau chấn thương nghiêm trọng.

Khi sử dụng, hãy thêm nghệ và gừng (vài lát) vào một cốc nước, đun sôi trong 15 phút. Uống hết khi còn ấm để sớm khắc phục tình trạng.

  • Gừng

Dùng gừng ở dạng tinh dầu, trà gừng, gừng sống, chiết xuất gừng đều tốt cho đầu gối. Sử dụng thảo dược này là cách chữa giãn dây chằng đầu gối đơn giản và mang đến hiệu quả nhanh chóng.

Hợp chất gingerol trong gừng có đặc tính chống viêm mạnh, giúp giảm đau và ngăn viêm ở đầu gối bị thương. Mỗi ngày người bệnh có thể uống 1 hoặc 2 tách trà gừng để sớm khắc phục các triệu chứng.

Gừng giúp giảm đau và ngăn viêm ở đầu gối bị thương
Nhờ đặc tính chống viêm, gừng giúp giảm đau và ngăn viêm ở đầu gối bị thương

7. Tắm với nước muối Epsom ấm

Đây là một trong những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà nên áp dụng mỗi ngày. Trong thành phần của muối Epsom có chứa magiê và sunfat. Những chất này có đặc tính giảm đau mạnh, phù hợp với những bệnh nhân bị chấn thương đầu gối. Khi sử dụng, những hoạt chất trong muối có thể giúp giảm đau và sưng.

Ngoài ra tắm với nước ấm là một biện pháp thư giãn, cải thiện đau đầu gối do giãn dây chằng. Nước ấm giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn, giảm đau, thư giãn các mô trong đầu gối và hạn chế cứng khớp.

Hướng dẫn tắm với nước muối Epsom ấm:

  • Hòa tan một thìa muối Epsom vào bồn nước ấm
  • Ngâm mình trong bồn tắm từ 10 – 15 phút.

8. Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu giãn dây chằng đầu gối gây đau đớn nghiêm trọng hoặc những biện pháp nêu trên không giúp cải thiện cơn đau, người bệnh có thể thử sử dụng thuốc không kê đơn.

  • Acetaminophen: Thuốc này phù hợp với bệnh nhân có cơn đau nhẹ và vừa, thường mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng.
  • NSAID không kê đơn: Nếu không đáp ứng với Acetaminophen, hãy thử sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Apirin, Ibuprofen hoặc Naproxen Natri. Nhóm thuốc này mang đến hiệu quả nhanh cho những cơn đau vừa. Đồng thời giúp phòng ngừa và điều trị viêm, chống kết tập tiểu cầu và chống đông máu. NSAID cần được sử dụng theo liều khuyến cáo để tránh tác dụng phụ. Thuốc có thể được dùng ở dạng kem bôi tại chỗ hoặc viên uống.
  • Thuốc bôi ngoài chứa Menthol/ Capsaicin: Hãy thử sử dụng thuốc bôi ngoài chứa Menthol hoặc Capsaicin. Menthol là chiết xuất từ bạc hà, có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Capsaicin có chiết xuất từ ớt cayenne, có tác dụng giảm đau hiệu quả. Menthol và Capsaicin chỉ mang đến hiệu quả cho những cơn đau từ nhẹ đến vừa.
Sử dụng thuốc không kê đơn
Sử dụng thuốc không kê đơn khi những biện pháp chăm sóc khác không giúp cải thiện cơn đau

Giãn dây chằng đầu gối – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp giãn dây chằng đầu gối không quá nghiêm trọng và có đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Một số trường hợp khác bị tổn thương dây chằng nghiêm trọng, nhiều khả năng đứt dây chằng đầu gối. Những trường hợp này cần điều trị y tế để khắc phục tình trạng và ngăn biến chứng.

Chính vì thế, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào dưới đây:

  • Sưng và đau không giảm khi áp dụng các cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà (sau 3 ngày).
  • Đau đớn đột ngột và sưng tấy nghiêm trọng.
  • Những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Có vết bầm tím nghiêm trọng hoặc biến dạng đầu gối.
  • Bị sốt.
  • Những tình trạng sức khỏe hoặc chấn thương khác làm phức tạp thêm việc chữa bệnh.
  • Đầu gối không định, có thể do đứt dây chằng chéo sau hoặc trước.
  • Khó hoặc không thể cử động đầu gối.
  • Có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ngoài sưng, đau và bầm tím.

Để cải thiện tình trạng, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà. Những cách chữa này mang đến hiệu quả cao trong việc giảm sưng, viêm và đau đớn, cải thiện vận động cho bệnh nhân.

Một số trường hợp không có đáp ứng tốt, dây chằng căng giãn nghiêm trọng và cần điều trị y tế. Vì thế nếu các triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày hoặc tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn chữa bệnh.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không
Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao, đặc biệt là ở vận động viên. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đứt dây chằng chéo trước có đi được không và ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... có thể giúp trả lời thay khớp háng ở bệnh viện nào tốt nhất. Thay khớp háng mang đến hiệu quả ...
Xem chi tiết
Bị Đứt Dây Chằng Có Quan Hệ Được Không
Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến, đặc biệt là dây chằng đầu gối ở vận động viên và người chơi thể thao. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người bệnh có thể bị đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua