Bị giãn dây chằng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?
Người bệnh cần lưu ý bị giãn dây chằng nên ăn gì, kiêng gì để sớm cải thiện tình trạng. Bởi các loại thực phẩm có khả năng xoa dịu cảm giác đau nhức, tăng độ chắc khỏe và khả năng chữa lành tổn thương của dây chằng. Ngược lại một số loại thực phẩm kém lành mạnh có thể tăng đau nhức, cứng khớp và kích thích phản ứng viêm khiến căng giãn dây chằng thêm nghiêm trọng.
Bị giãn dây chằng nên ăn gì nhanh khỏi?
Tương tự như những tình trạng sức khỏe khác, bệnh nhân bị giãn dây chằng cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và hàm lượng dinh dưỡng được dung nạp mỗi ngày. Bởi việc ăn uống đều độ, sử dụng thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng có thể tăng tốc độ phục hồi dây chằng tổn thương, giảm đau, ngăn nguy cơ thoái hóa và diễn tiến xấu của bệnh.
Ngoài ra một số chất dinh dưỡng còn giúp nâng cao tính linh hoạt, độ bền cho xương khớp, cơ và dây chằng. Điều này giúp các hoạt động diễn ra suôn sẻ, hạn chế căng cứng và tổn thương, giảm áp lực lên dây chằng và cơ.
Về vấn đề “Bị giãn dây chằng nên ăn gì nhanh khỏi?”, các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân bị giãn dây chằng nên ăn uống đều độ và tăng cường bổ sung những loại thực phẩm sau:
1. Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Những bệnh nhân bị giãn dây chằng được khuyên tăng cường bổ sung axit béo omega-3 thông qua chế độ ăn uống. Bởi thành phần dinh dưỡng này có khả năng kích thích và tăng tốc độ tái tạo collagen sau chấn thương. Từ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương dây chằng và làm dịu cơn đau hiệu quả.
Ngoài ra axit béo omega-3 còn có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm, tăng độ chắc khỏe cho xương khớp và mô mềm. Đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện khả năng vận động linh hoạt cho người bệnh.
Một số tác dụng khác: Ngăn ngừa ung thư, cải thiện các rối loạn thần kinh, giảm mỡ trong gan, cải thiện chất lượng giấc ngủ, ổn định huyết áp, ngăn các tác nhân gây bệnh tim mạch.
Vì thế trong quá trình điều trị giãn dây chằng, người bệnh nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 dưới đây:
- Dầu gan cá tuyết
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá trích
- Trứng cá muối
- Cá thu
- Cá cơm
- Hàu
- Hạt lanh
- Đậu nành
- Hạt chia
- Quả óc chó
2. Thực phẩm giàu vitamin C
Để giảm đau và tăng khả năng phục hồi tổn thương, người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C. Bởi thành phần dinh dưỡng này có thể mang đến nhiều lợi ích sau:
- Tham gia vào quá trình sản sinh collagen (thành phần cấu tạo nên dây chằng)
- Tái tạo và phục hồi tổn thương dây chằng
- Ngăn ngừa và giảm viêm
- Tăng khả năng phục hồi tổn thương xương khớp và dây chằng
- Hỗ trợ giảm đau và cải thiện khả năng vận động
- Tằng cường sức khỏe tổng thể và sức đề kháng
- Tăng khả năng đào thải độc tố
Chính vì những tác dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh nên bổ sung vitamin C vào quá trình điều trị giãn dây chằng. Những loại thực phẩm giàu vitamin C gồm:
- Cam
- Kiwi
- Bông cải xanh
- Bưởi
- Quả đu đủ
- Dâu tây
- Cải Brussels
- Ớt chuông đỏ
- Súp lơ trắng
- Cà chua
- Dưa lưới vàng
- Khoai tây
- Ổi
3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Thoái hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến dây chằng bị tổn thương và căng giãn quá mức. Vì thế những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên được bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng này.
Chất chống oxy hóa thực chất là những phân tử có khả năng chống lại gốc tự do, giúp nuôi dưỡng và ngăn ngừa tổn thương các cơ quan (trong đó có dây chằng). Khi được bổ sung, người bệnh có thể bảo vệ và nâng cao độ chắc khỏe của dây chằng, chống thoái hóa, ngăn đứt dây chằng. Đồng thời tăng tính ổn định và sự liên kết của các khớp xương.
Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng này còn có khả năng đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương, chống ung thư, phòng ngừa thoái hóa xương khớp (thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống…), bệnh lý ở tim mạch và bệnh tiểu đường.
Để có được những chất chống oxy hóa cụ thể, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Vitamin A: Gan, trứng, chế phẩm của sữa.
- Vitamin E: Các loại dầu thực vật, các loại hạt, rau lá xanh.
- Vitamin C: Các loại rau quả và trái cây. Trong đó ớt chuông, cam, các loại quả mọng (việt quất, dâu tây, quả mâm xôi…) chứa nhiều vitamin nhất.
- Beta-carotene: Những loại rau quả và trái cây có màu sắc tươi sáng như xoài, rau bina, đậu Hà Lan, cà rốt…
- Lycopene: Những loại rau quả và trái cây có màu hồng và đỏ như dưa hấu, cà chua…
- Selenium: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, ngô, gạo, trứng, phô mát, các loại hạt và các loại đậu.
- Lutein: Cam, đu đủ, ngô, lá, rau xanh.
Những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác:
- Cà tím
- Trà xanh và trà đen
- Các loại đậu (điển hình như đậu tây, đậu đen)
- Nho đỏ
- Quả lựu
- Sôcôla đen
4. Thực phẩm giàu protein
Để giải đáp “Bị giãn dây chằng nên ăn gì”, người bệnh nên thêm các loại thực phẩm giàu protein vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi hàm lượng protein trong nhóm thực phẩm này có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp điều hòa sự cân bằng chất lỏng, hỗ trợ tái tạo tế bào mới. Từ đó phục hồi những tổn thương của dây chằng.
Ngoài ra protein trong các loại thực phẩm lành mạnh còn có tác dụng tăng cường khả năng trao đổi chất, cân bằng nồng độ acid-kiềm. Đồng thời tăng trường và duy trì các mô cơ, định hình cấu trúc tế bào, nâng cao sức khỏe miễn dịch và đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên chỉ nên bổ sung protein với hàm lượng vừa đủ dựa trên nhu cầu của cơ thể. Không nên lạm dụng vì có thể gây tác dụng ngược.
Danh sách những loại thực phẩm lành mạnh và giàu protein:
- Sữa
- Bông cải xanh
- Trứng
- Ức gà
- Hạnh nhân
- Phô mai
- Yến mạch
- Sữa chua
- Đậu lăng
- Diêm mạch
- Hạt bí ngô
- Tôm
- Các loại cá
- Đậu phộng
- Cải Brussels
CHIA SẺ TÌNH TRẠNG GIÃN DÂY CHẰNG – BÁC SĨ TUẤN TƯ VẤN TRỰC TIẾP
5. Thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần cấu thành, duy trì sức khỏe cho xương và các khớp. Tuy nhiên chất này cũng cần được thêm vào chế độ ăn uống của bệnh nhân bị giãn dây chằng lưng, đầu gối và một số vị trí khác.
Các nghiên cứu cho thấy việc đảm bảo tính linh hoạt và sức khỏe xương khớp có thể giúp người bệnh vận động dễ dàng, làm giảm áp lực lên các cơ và dây chằng. Từ đó phòng ngừa tình trạng căng giãn quá mức.
Vì thế để đảm bảo sức khỏe xương khớp và phòng ngừa dây chằng căng giãn do chịu nhiều áp lực, người bệnh nên bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
Những loại thực phẩm giàu canxi nên được bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày:
- Đậu nành và đậu phụ
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Hải sản
- Các loại hạt (hạt chia, hạt vừng…)
- Sữa
- Phô mai
- Sữa chua
- Các loại đậu
- Cá hồi và cá mòi đóng hộp
- Rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, cải rổ…)
- Hạnh nhân
- Rau dền
- Quả sung
6. Bí đỏ
Bí đỏ là một trong những lựa chọn hoàn hảo giúp giải đáp người bị giãn dây chằng nên ăn gì. Bởi loại thực phẩm này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho dây chằng và xương khớp. Cụ thể như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin PP, axit folic, magiê, kali, đồng, chất sắt, kẽm, canxi… Đây đều là những chất dinh dưỡng có khả năng duy trì chức năng và sức khỏe xương khớp, tăng độ bền và độ dẻo dai cho dây chằng.
Ngoài ra những thành phần dinh dưỡng trong bí đỏ còn có tác dụng chữa lành tổn thương, ngăn ngừa dây chằng căng giãn quá mức dẫn đến nứt/ rách, lợi tiểu, tăng thêm lượng hồng cầu trong máu. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, duy trì sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý không ăn quá nhiều bí đỏ để tránh chất xơ trong loại thực phẩm này gây ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy…
Bị giãn dây chằng nên kiêng gì?
Bên cạnh “Bị giãn dây chằng nên ăn gì”, người bệnh cũng cần lưu ý kiêng ăn thực phẩm kém lành mạnh trong thời gian điều trị. Bởi một số loại thực phẩm có khả năng cản trở quá trình phục hồi tổn thương dây chằng, kích thích cơn đau lưng cấp và tăng phản ứng viêm.
Danh sách một số loại thực phẩm, thức uống nên kiêng khi bị giãn dây chằng:
1. Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ là nhóm thực phẩm đầu tiên không nên dùng nhiều trong quá trình điều trị giãn dây chằng. Bởi trong thịt đỏ chứa một hàm lượng lớn chất đạm. Việc ăn nhiều có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và khiến hàm lượng canxi trong cơ thể giảm nhanh. Lúc này xương khớp sẽ có biểu hiện suy yếu, loãng xương/ thoái hóa và tăng áp lực lên các dây chằng.
Mặt khác, thịt đỏ thuộc nhóm thực phẩm kích thích phản ứng viêm. Việc thường xuyên bổ sung có thể khiến xương khớp và dây chằng tổn thương khó lành, tăng viêm, tạo cảm giác đau nhức khó chịu và hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân.
Một số loại thịt đỏ:
- Thịt bò
- Thịt cừu
- Thịt chó
- Thịt ngựa…
2. Thực phẩm cay nóng
Trong thời gian điều trị giãn dây chằng, người bệnh không nên thêm thực phẩm cay nóng vào chế độ ăn uống. Bởi nhóm thực phẩm này có thể làm nặng thêm cảm giác căng cứng và đau nhức, cản trở quá trình co lại và trở về vị trí cũ của các dây chằng. Đồng thời kích thích phản ứng và làm phát sinh ra một số vấn đề liên quan đến viêm.
3. Đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ
Các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ và chất béo không nên được thêm vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi những loại thực phẩm này có thể làm cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ngăn quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi, khiến xương khớp lỏng lẻo và tăng áp lực lên dây chằng.
Ngoài ra những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo còn kích thích phản ứng viêm ở những vị trí tổn thương, gây đau nhức và khiến người bệnh vận động khó khăn hơn. Hơn thế nhóm thực phẩm này còn làm giảm sức khỏe tổng thể, tăng nguy cơ thừa cân béo phì, mắc bệnh lý về tim mạch, huyết áp…
4. Thức ăn nhiều muối
Về vấn đề “Bị giãn dây chằng nên kiêng gì?”, người bệnh được khuyên kiêng sử dụng những loại thức ăn chứa nhiều muối. Bởi nhóm thực phẩm này có thể làm tăng mức độ viêm, gây thoái hóa và giảm độ dẻo dai của dây chằng. Đồng thời khiến người bệnh đau nhức thường xuyên và dữ dội hơn.
Ngoài ra việc thường xuyên ăn thực phẩm nhiều muối còn khiến cấu trúc khớp và cột sống lỏng lẻo, tăng áp lực lên dây thần kinh và dây chằng. Hơn thế, hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể cũng suy giảm rõ rệt ở những người thường xuyên ăn nhiều muối.
5. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn (rượu, bia…) không được khuyên dùng cho tất cả các trường hợp có vấn đề về sức khỏe, xương khớp và dây chằng. Bởi thành phần trong những loại đồ uống này có khả năng đẩy nhanh tốc độ thoái hóa cơ thể, tăng cường độ và tần suất đau nhức. Đồng thời gây ra các tình trạng viêm sưng và khiến tổn thương dây chằng kéo dài, không thể phục hồi.
Ngoài ra người bệnh không nên sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc điều trị giãn dây chằng, đặc biệt là rượu. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố dẫn đến ngộ độc và gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
6. Thuốc lá và chất kích thích
Hàm lượng nicotin trong thuốc lá có khả năng phá hủy các tế bào, tăng tốc độ thoái hóa dây chằng, cơ và xương khớp. Bên cạnh đó chất này còn làm tăng mức độ đau nhức, cản trở quá trình chữa lành tổn thương dây chằng. Đồng thời khiến xương khớp suy yếu, gây ra những hệ lụy xấu cho hệ thần kinh, hô hấp và xương khớp.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp giải đáp “Bị giãn dây chằng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?”. Qua những thông tin này, người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó phòng ngừa và cải thiện tốt tình trạng căng giãn dây chằng, nâng cao sức khỏe tổng thể và độ chắc khỏe của xương khớp.
BÀI ĐỌC THÊM:
- Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin và nhiều người bệnh tin dùng
- Vua thuốc Nam và bài thuốc xương khớp ai uống cũng lành bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!