Mổ Thay Khớp Háng Kiêng Ăn Gì Và Ăn Gì Mau Phục Hồi
Mổ thay khớp háng kiêng ăn gì và ăn gì là vấn đề cần được quan tâm. Trên thực tế, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hồi phục nhanh chóng. Việc thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe và cảm thấy thoải mái hơn. Ngược lại các thực phẩm kém lành mạnh có thể tăng nguy cơ viêm và đau đớn.
Mổ thay khớp háng kiêng ăn gì?
Trong thời gian hậu phẫu, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống phù hợp. Một số thành phần dinh dưỡng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành, giảm đau và viêm. Trong khi một số loại thực phẩm có khả năng làm trầm trọng hơn các triệu chứng. Đồng thời cản trở quá trình hồi phục sau phẫu thuật thay khớp háng.
Vậy mổ thay khớp háng nên kiêng ăn gì? Dưới đây là những loại thực phẩm và thức uống cần tránh:
1. Đồ ăn chứa nhiều muối
Để có sức khỏe tốt, bạn cần cắt giảm lượng muối, tiêu thụ ít hơn 5 gram muối mỗi ngày. Ăn quá nhiều muối làm tăng lượng canxi bị thải trừ khỏi xương. Điều này khiến xương yếu và làm chậm quá trình liền xương.
Ngoài ra ăn quá mặn trong thời gian hậu phẫu làm tăng phản ứng viêm bên trong, đặc biệt là những vùng có vết thương. Điều này khiến người bệnh đau nhức, tăng mức độ viêm sưng và khiến vết thương chậm lành.
2. Đồ ăn chứa quá nhiều đường
Tương tự như muối, người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm chứa quá nhiều đường, chẳng hạn như các loại kẹo, bánh quy, bánh kem, nước ngọt có ga… Bởi những loại thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng viêm dẫn đến sưng và đau đớn.
Ngoài ra ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì, tăng áp lực lên các khớp (bao gồm cả khớp háng nhân tạo). Từ đó làm giảm tuổi thọ của khớp. Tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài còn dẫn đến tiểu đường. Bệnh lý này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vận động, đặc biệt là xương.
3. Món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
Món ăn nhiều dầu mỡ và chất béo kém lành mạnh như đồ ăn rán (gà rán, khoai tây chiên…), những món ăn chiên xào, nội tạng động vật… giúp giải đáp thắc mắc “Mổ thay khớp háng nên kiêng ăn gì?“. Việc thường xuyên tiêu thụ những món ăn này làm tăng nguy cơ viêm sưng tại vết mổ.
Ngoài ra ăn nhiều dầu mỡ/ chất béo còn gây đầy bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thành phần khác. Từ đó làm chậm quá trình lành lại của vết thương.
4. Thức ăn chế biến sẵn
Những loại thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, đồ ăn đóng hộp, mì gói, thịt hun khói, snack… thường chứa nhiều muối, chất béo và dầu mỡ. Việc tiêu thụ nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi từ thực phẩm, tăng thải trừ canxi trong xương. Từ đó làm chậm quá trình liền xương, khiến hệ xương khớp suy yếu và gây ra các bệnh lý như viêm khớp, loãng xương…
Ngoài ra ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn còn kích thích viêm, tăng đau và sưng, ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời làm giảm sức khỏe tổng thể và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
5. Rượu bia
Sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh không nên uống rượu bia và những loại thức uống có cồn khác. Bởi những loại thức uống này khiến cơ thể mất nước, tương tác tiêu cực với thuốc gây mê và thuốc giảm đau sau phẫu thuật. Điều này làm tăng nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể.
Ngoài ra uống rượu trong thời gian hậu phẫu khiến vết thương chậm lành, tăng thải trừ canxi khiến hệ xương khớp suy yếu. Đồng thời tăng viêm và gây đau nhức dai dẳng. Chính vì thế người bệnh cần ngừng sử dụng rượu bia cho đến khi vết thương đã lành lại hoàn toàn.
6. Trà, cafein và những chất kích thích
Trà đặc, cafein, thuốc lá và những chất kích thích là những thứ không nên sử dụng trong quá trình lành lại của xương, đặc biệt là thuốc lá. Bởi việc sử dụng có thể gây ra những vấn đề sau:
- Trà đặc: Giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này góp phần ảnh hưởng đến quá trình lành lại của xương.
- Cafein: Không nên uống cafein trong quá trình lành lại của xương, đặc biệt là sau phẫu thuật thay khớp háng. Bởi loại thức uống này có khả năng làm cản trở quá trình hấp thụ canxi.
- Thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ giảm khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm mà còn tăng nguy cơ thải trừ canxi trong xương. Đồng thời gây viêm và làm chậm sự lành lại của vết thương. Chính vì thế người bệnh không nên sử dụng thuốc lá và chất kích thích khác, ít nhất là trong quá trình lành lại của xương.
Mổ thay khớp háng nên ăn gì nhanh phục hồi?
Sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh thường không muốn ăn và cơ thể cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, người bệnh cần cố gắng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ những bữa ăn nhỏ, đồng thời ăn uống thường xuyên. Điều này giúp cung cấp cho cơ thể những thành phần dinh dưỡng thúc đẩy quá trình chữa lành.
Vậy mổ thay khớp háng nên ăn gì và uống gì nhanh phục hồi? Dưới đây là những loại thực phẩm cần thiết cho quá trình hồi phục:
1. Nước, thức ăn lỏng
Sau mổ thay khớp háng, người bệnh cần đảm bảo rằng đang uống nhiều nước. Nhiều thuốc giảm đau và thuốc mê sau phẫu thuật khiến cơ thể bị mất nước. Điều này dẫn đến một số vấn đề như choáng váng, mệt mỏi và buồn nôn.
Ngoài ra uống nhiều nước giúp lượng thuốc trong cơ thể được tống ra ngoài sớm. Điều này giúp giảm áp lực lên thận, giảm tác dụng phụ của thuốc giảm đau và thuốc gây mê (chẳng hạn như táo bón).
Tốt nhất nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống thêm nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất, nước hầm xương giàu canxi, thức ăn lỏng… Điều này giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, cơ thể khỏe mạnh.
2. Thực phẩm giàu Protein
Protein giúp cơ thể tự phục hồi, thúc đẩy quá trình liền xương, tăng mật độ xương giúp hệ xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy, bổ sung đủ protein từ chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật thay khớp.
Ngược lại thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống dẫn đến sự suy giảm hormone kích thích sản sinh tế bào xương và xây dựng xương. Điều này làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp háng.
Các chuyên gia cho biết, protein là thành phần chịu trách nhiệm xây dựng tế bào bạch cầu cũng như các tế bào máu. Tăng cường bổ sung protein từ chế độ ăn uống lành mạnh góp phần phục hồi lượng máu mất đi trong quá trình phẫu thuật. Đồng thời giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường và ngày càng khỏe mạnh. Từ đó giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn.
Những loại thực phẩm giàu protein gồm:
- Thịt bò nạc
- Ức gà
- Các loại đậu
- Sữa tách béo
- Sữa đậu nành
- Sữa chua
- Trứng
- Bông cải xanh
- Yến mạch
- Hạnh nhân
3. Thực phẩm giàu canxi
Canxi giúp tăng mật độ xương, xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe. Đồng thời kích thích quá trình liền xương sau phẫu thuật, hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng sớm. Ngoài ra khoáng chất này còn có khả năng duy trì hoạt động bình thường cho cơ và các dây thần kinh. Từ đó giúp hỗ trợ sự lành lại ở mức tối đa.
Để đạt các lợi ích nêu trên, người bệnh cần tăng cường bổ sung canxi sau phẫu thuật thay khớp háng. Dưới đây là những loại thực phẩm chứa nhiều canxi:
- Sữa và những chế phẩm của sữa (phô mai, sữa chua…)
- Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như rau bina, cải xoăn…
- Các loại đậu
- Các loại hạt, chẳng hạn như hạt chia, hạnh nhân
- Trứng
- Chế phẩm từ đậu nành
- Rau dền
- Quả sung
4. Thực phẩm giàu Vitamin D
Bên cạnh canxi, bệnh nhân cần bổ sung đủ vitamin D. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tắm nắng sáng 10 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy, ánh nắng là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất.
Ngoài ra người bệnh có thể ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D để bổ sung. Loại vitamin này giúp tăng khả năng hấp thụ và sử dụng canxi của cơ thể. Từ đó giúp tăng mật độ khoáng xương và chất lượng xương, xương liền nhanh và chắc khỏe.
Ngoài ra vitamin D cũng giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, chống mệt mỏi và giúp sức khỏe tổng thể phục hồi nhanh.
Vitamin D được tìm thấy trong những loại thực phẩm sau:
- Cá hồi
- Cá ngừ
- Phô mai
- Sữa
- Sữa chua
- Lòng đỏ trứng
- Nấm
- Tôm
5. Thực phẩm giàu Vitamin C
Để giải đáp thắc mắc “Mổ thay khớp háng nên ăn gì nhanh phục hồi?”, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống. Bởi loại vitamin này mang đặc tính kháng viêm mạnh và chống oxy hóa.
Nhờ đó ăn nhiều trái cây và rau củ quả chứa vitamin C có thể thúc đẩy chức năng miễn dịch, vô hiệu hóa các gốc tự do, giảm đau và sưng viêm. Đồng thời phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Ngoài ra vitamin C đóng vai trò tổng hợp collagen. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết mổ, sửa chữa dây chằng, gân và nhiều vết thương khác do phẫu thuật. Chính vì thế vitamin C là một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho quá trình phục hồi.
Trong thời gian hậu phẫu, lượng vitamin C được khuyến nghị là 500mg/ ngày. Bởi trong thời gian này, vitamin C cần được bổ sung nhiều hơn để chữa bệnh và phục hồi cơ thể tốt hơn.
Các nguồn bổ sung vitamin C gồm:
- Những loại trái cây thuộc họ cam quýt
- Quả kiwi
- Dâu tây
- Bông cải xanh
- Ớt chuông
- Bắp cải Brussels
6. Thực phẩm giàu Kẽm
Cùng với vitamin C và protein, kẽm có khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp háng. Cụ thể bổ sung kẽm từ thực phẩm lành mạnh giúp quá trình liền xương diễn ra nhanh chóng, chữa lành vết thương.
Ngoài ra kẽm có vai trò tổng hợp collagen. Từ đó giúp ngăn ngừa loãng xương, kết hợp xương gãy, duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Một số tác dụng khác gồm:
- Giảm viêm, ngăn viêm sau phẫu thuật
- Duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
- Ổn định lượng đường trong máu
- Hỗ trợ vị giác, kích thích ăn ngon
- Thúc đẩy quá trình tiêu hóa
Những loại thực phẩm giàu kẽm gồm:
- Các loại đậu
- Thịt
- Động vật có vỏ
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Trứng
- Hạt khô
- Các loại hạt
7. Thực phẩm giàu Omega-3
Axit béo omega-3 mang đặc tính chống viêm. Vì thế việc tăng cường bổ sung có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng sau mổ. Đồng thời giúp chống lại những tác nhân gây bệnh cho xương.
Ngoài ra omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương. Cụ thể DHA và EPA trong các axit béo giúp ngăn ngừa mất xương và tăng hình thành xương. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình liền xương, tăng sự kết nối giữa xương thật với khớp háng nhân tạo.
Omega-3 cũng thúc đẩy quá trình phục hồi các mô tổn thương và giảm nhẹ cơn đau. Những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 gồm:
- Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ…
- Trứng cá muối
- Dầu gan cá tuyết
- Đậu phụ
- Dầu hạt cải
- Hạt lanh
- Quả óc chó
- Hạnh nhân
8. Thực phẩm chứa nhiều chất Xơ
Sau phẫu thuật bệnh nhân được kê đơn thuốc giảm đau để kiểm soát đau và hỗ trợ quá trình luyện tập. Tuy nhiên thuốc này có thể gây táo bón và dẫn đến những vấn đề về hệ tiêu hóa khác. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước giúp nhuận tràng, điều trị chứng táo bón.
Trái cây và nước ép trái cây được chứng minh là hiệu quả nhất đối với chứng táo bón do dùng thuốc. Dưới đây là những loại trái cây và rau củ giàu chất xơ nhất:
- Quả táo
- Cà rốt
- Củ cải đường
- Quả mâm xôi
- Quả chuối
- Quả bơ
- Quả lê
- Quả dâu tây
- Khoai lang
- Củ khoai tây…
9. Thực phẩm chứa nhiều chất Sắt
Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do mất máu trong quá trình phẫu thuật, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu chất sắt. Đồng thời ăn nhiều nguồn protein để hoàn thành mục tiêu này.
Để bổ sung lượng chất sắt cần thiết, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:
- Động vật có vỏ (ốc, sò, trai…)
- Hạt bí ngô
- Rau bina
- Gan
- Bông cải xanh
- Gà tây
- Thịt đỏ…
Trên đây là các thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Mổ thay khớp háng nên kiêng ăn gì và ăn gì nhanh phục hồi“. Những thông tin này giúp người bệnh thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp giúp vết thương lành nhanh. Đồng thời giảm đau và sưng viêm, tăng sự liên kết giữa khớp háng nhân tạo với xương hông và đùi.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!