Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Trật Khớp Vai Tại Nhà

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Phục hồi chức năng trật khớp vai cần được thực hiện sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật điều chỉnh khớp trật. Hầu hết bệnh nhân được tập vận động để hỗ trợ giảm đau, ổn định khớp, tăng cường sức mạnh. Đồng thời phục hồi chức năng và tầm vận động của khớp vai.

Phục hồi chức năng trật khớp vai tại nhà
Hướng phục hồi chức năng trật khớp vai tại nhà và những điều cần lưu ý

Mục tiêu phục hồi chức năng trật khớp vai

Sau chấn thương hoặc phẫu thuật điều trị trật khớp vai, người bệnh được chăm sóc đặc biệt kết hợp luyện tập. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được thiết lập chương trình phục hồi chức năng trật khớp vai với các bài tập thích hợp.

Quá trình luyện tập nhằm vào những mục tiêu sau:

  • Phục hồi chức năng vận động của khớp vai, giúp người bệnh sớm sinh hoạt và vận động bình thường
  • Hỗ trợ giảm đau, ngăn tổn thương tiến triển hoặc gia thêm
  • Tăng cường sức mạnh cho các nhóm hỗ trợ khớp vai. Cụ thể: Cơ tròn, cơ bậc thang, cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ deltoid, cơ tam đầu (sau cánh tay) và cơ nhị đầu (trước cánh tay).
  • Tăng sự dẻo dai cho các dây chằng
  • Tăng tính ổn định của khớp vai bằng cách phục hồi vận động cơ
  • Cải thiện tính linh hoạt cho khớp vai tổn thương.

Tập phục hồi chức năng trật khớp vai cần được thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp lựa chọn các bài tập phục hồi phù hợp dựa trên tình trạng. Đồng thời luyện tập đúng cách, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sau một thời gian nhất định, người bệnh được hướng dẫn phục hồi tại nhà với các bài tập thích hợp. Việc luyện tập đều đặn mỗi ngày giúp kiểm soát triệu chứng, phục hồi và ngăn tổn thương tái diễn trong tương lai.

Hướng dẫn phục hồi chức năng trật khớp vai tại nhà

Khi tập phục hồi chức năng trật khớp vai, người bệnh thường được hướng dẫn những bài tập sau:

1. Bài tập dao động cánh tay

Thực hiện bài tập dao động cánh tay giúp cải thiện sức mạnh cho cơ dưới gai, cơ trên gai, cơ deltoid và cơ dưới vai. Từ đó tăng tính ổn định cho ổ khớp. Đồng thời mở rộng tầm vận động cho khớp vai.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng, đặt một chiếc bàn hoặc ghế chắc chắn bên tay lành
  • Chống tay lành lên bàn hoặc ghế, hơi khom người, tay bệnh thả lỏng
  • Nhẹ nhàng dao động tay bệnh theo chuyển động sang ngang, trước sau và vòng tròn
  • Thực hiện trong 3 phút.

Lưu ý:

  • Tránh để tay bị giới hạn bởi khớp gối.
  • Không dao động tay ra sau lưng.
Bài tập dao động cánh tay
Dao động cánh tay giúp tăng tính ổn định cho ổ khớp, cải thiện cơ dưới gai và trên gai, cơ deltoid, cơ dưới vai

2. Bài tập xoay trong

Xoay trong là một trong những bài tập phù hợp nhất cho người cần phục hồi chức năng trật khớp vai. Bài tập này chủ yếu tác động lên cơ dưới vai, tăng tầm vận động cho khớp vai bị trật. Đồng thời tăng sự dẻo dai cho các dây chằng.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Chuẩn bị một thanh gậy nhỏ có chiều dài phù hợp
  • Đặt thanh gậy ở phía sau lưng
  • Nắm cuối gậy bằng tay đau trong khi tay lành đặt vào vị trí gần tay đau nhất
  • Kéo gậy về phía tay lành theo chiều dọc, kéo xa hết mức có thể nhưng không gây khó chịu hay đau khớp vai
  • Giữ nguyên động tác trong 30 giây
  • Thả lỏng và thư giãn trong 30 giây.

3. Bài tập xoay ngoài

Bài tập xoay ngoài giúp tăng cường sức mạnh cơ tròn nhỏ và cơ trên gai, tăng tính ổn định cho khớp vai bị trật. Đồng thời hỗ trợ giảm đau.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Chuẩn bị một thanh gậy nhỏ có chiều dài phù hợp
  • Đặt thanh gậy ở phía trước
  • Dùng hai tay nắm hai đầu gậy, khuỷu tay co một góc 90 độ
  • Di chuyển gậy theo chiều dọc để tay đau di chuyển ra phía ngoài, kéo xa hết mức có thể nhưng không gây khó chịu hay đau khớp vai
  • Giữ nguyên động tác trong 30 giây
  • Thả lỏng và thư giãn cơ tay. Lặp lại động tác 5 lần.
Bài tập xoay ngoài
Bài tập xoay ngoài giúp giảm đau, tăng tính ổn định cho khớp vai bị trật

4. Bài tập kéo căng tư thế nằm

Khi tập phục hồi chức năng trật khớp vai tại nhà, người bệnh không nên bỏ qua bài tập kéo căng tư thế nằm. Bài tập này giúp ổn định khớp sau trật khớp vai, cải thiện khả năng vận động và giảm đau. Ngoài ra bài tập kéo căng tư thế nằm còn làm mạnh cơ tròn nhỏ và cơ trên gai.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Nằm nghiêng trên thảm tập với vai đau ở phía dưới, đầu đặt trên gối
  • Đặt cánh tay vuông góc với thân người, uốn cong khuỷu tay tạo góc 90 độ
  • Ép tay khỏe xuống giường, dùng tay lành hỗ trợ. Ép tay hết mức có thể nhưng không tạo cảm giác khó chịu hay đau nhức.
  • Giữ nguyên động tác trong 30 giây. Thư giãn trong 30 giây.

 Lưu ý:

  •  Không đè ép lên khớp cổ tay và không co cổ tay.

5. Bài tập vắt chéo tay dưới ngực

Bài tập vắt chéo tay dưới ngực giúp tăng tầm vận động cho khớp vai tổn thương, giảm đau mỏi cơ bắp. Bài tập này chủ yếu tác động lên cơ deltoid phần sau.

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Đứng thẳng trên sàn, vắt chéo cánh tay đau trước ngực, ngang qua cánh tay đau
  • Dùng bàn tay của cánh tay lành bám vào tay bệnh, bàn tay đặt trên khuỷu tay
  • Từ từ kéo tối đa tay đau về tay lành. Lúc này có thể thấy căng cơ deltoid. Lưu ý không kéo vào vị trí khớp khuỷu
  • Giữ nguyên động tác trong 30 giây
  • Thả lỏng và thư giãn trong 30 giây.
Bài tập vắt chéo tay dưới ngực
Bài tập vắt chéo tay dưới ngực tác động lên cơ deltoid phần sau, giúp tăng tầm vận động cho khớp

6. Bài tập chèo thuyền

Đây là một bài tập giúp phục hồi sức mạnh và chức năng vận động hiệu quả. Ngoài ra thực hiện bài tập mỗi ngày còn giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ tổn thương. Bài tập chèo thuyền tác động vào cơ bậc thang giữa và dưới.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cột dây thun vào một vị trí chắc chắn
  • Đứng cách xa vị trí cột dây thun 3 bàn chân. Đứng thẳng
  • Dùng tay đau cằm chặt dây tập. Sau đó từ từ kéo dây thun về phía sau, giữ tay sát thân mình. Cố định lực để giữ chắc vai khi tập
  • Giữ trong 20 giây. Thư giãn trong 30 giây.
  • Lặp lại động tác 10 lần.

7. Bài tập xoay ngoài với tay gấp 90 độ

Khi thực hiện bài tập xoay ngoài với tay gấp 90 độ, cơ dưới gai và cơ ngực lớn sẽ chịu tác động lực. Từ đó giúp tăng cường sức mạnh và khả năng hỗ trợ khớp vai của cơ. Ngoài ra phục hồi chức năng trật khớp vai với bài tập này còn giúp phục hồi vận động cho khớp vai, giảm nguy cơ phát sinh chấn thương trong tương lai.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cột dây thun vào một vị trí chắc chắn
  • Đứng thẳng, cách xa vị trí cột dây thun 3 bàn chân
  • Tay bệnh nắm chặt thun
  • Uốn cong tay sao cho cánh tay 90 độ so với cẳng tay, vai 90 độ so với thân
  • Từ từ xoay khuỷu tay và cánh tay hết mức có thể. Bàn tay nắm hướng lên trần nhà
  • Luôn giữ khuỷu tay ngang bằng với vai
  • Giữ trong 20 giây. Thư giãn trong 30 giây.

8. Bài tập duỗi khuỷu tay

Bài tập duỗi khuỷu tay tác động vào cơ tam đầu, giúp phục hồi chức năng trật khớp vai, tăng sức mạnh. Từ đó vận động dễ dàng và linh hoạt hơn. Ngoài ra bài tập này còn tay khả năng xoay và mở rộng khớp vai về phía sau.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngồi hoặc đứng trên sàn, giữ lưng và vai thẳng
  • Tay bệnh nắm tạ tay với trọng lượng vừa đủ
  • Giơ tay bệnh lên cao. Từ từ co duỗi khuỷu tay về phía sau. Lưu ý không để tạ chạm vào lưng và giữ chắc cơ bụng
  • Duy trì động tác này trong vòng 2 giây
  • Duỗi thẳng tay. Lặp lại động tác vài lần.
Bài tập duỗi khuỷu tay
Bài tập duỗi khuỷu tay với tạ giúp tăng sức mạnh, phục hồi chức năng của vai tổn thương

9. Bài tập xoay ngoài với băng thun

Bài tập xoay ngoài giúp tăng cường sức mạnh cho cơ deltoid phần trước, cơ tròn nhỏ và cơ trên gai. Ngoài ra khớp vai có thể phục hồi sau quá trình luyện tập.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cột dây thun vào một vị trí chắc chắn. Đứng ngang vị trí cột thun 3 bước chân (với tay lành gần nhất), lùi xuống 1 bước
  • Dùng tay bệnh giữ dây thun, ngang qua tay lành. Dùng lực kéo dây thun ra phía ngoài. Cánh tay ép sát người
  • Giữ trong 30 giây. Thư giãn và trở lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 5 – 7 lần.

10. Bài tập xoay trong với băng thun

Bài tập xoay trong tác động vào cơ dưới gai và cơ ngực lớn. Điều này giúp tăng cường sức mạnh và tăng chức năng hỗ trợ khớp vai của các cơ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cột dây thun vào một vị trí chắc chắn. Đứng ngang vị trí cột thun 3 bước chân (với tay đau gần nhất), lùi xuống 1 bước
  • Dùng tay đau giữ dây thun, khuỷu tay vuông gốc và cánh tay ép sát người
  • Dùng lực từ từ kéo dây thun vào thân mình, xoay khuỷu tay khi kéo
  • Giữ trong 30 giây. Thư giãn và trở lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác 10 lần.

11. Bài tập kéo căng cơ thang

Khi thực hiện bài tập kéo căng cơ thang, người bệnh có thể phục hồi khả năng vận động và tính linh hoạt cho khớp. Đồng thời tăng cường sức mạnh và phục hồi chức năng cho cơ trên gai, cơ deltoid và cơ thang.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngồi hoặc quỳ gối trên giường, cúi lưng
  • Tay bệnh cằm tạ tay khoảng 1 – 3 kg
  • Từ từ dang ngang cánh tay
  • Duy trì động tác trong vòng 5 giây
  • Đưa tay bệnh về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác.
Bài tập kéo căng cơ thang
Phục hồi chức năng trật khớp vai tại nhà và cải thiện sức mạnh với bài tập kéo căng cơ thang

12. Bài tập co, kéo khớp vai

Để phục hồi chức năng trật khớp vai, người bệnh có thể thử bài tập co, kéo khớp vai. Bài tập này giúp tăng phạm vi mở rộng cho khớp vai. Đồng thời phục hồi chức năng cho cơ răng cưa và cơ bậc thang giữa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên giường với tay đau thả tự do bên mép giường
  • Tay đau cằm tạ
  • Nâng vai lên tối đa, giữ trong 2 giây. Lưu ý không nhún vai về phía tay
  • Hạ tay xuống. Lặp lại động tác 5 lần.

13. Bài tập co duỗi vai

Bài tập co duỗi vai có tác dụng tăng sức mạnh cho cánh tay, mở rộng khớp vai giúp các chuyển động dễ dàng và linh hoạt hơn. Các cơ chịu tác động gồm cơ deltoid ngực, cơ tròn nhỏ, cơ trên gai, cơ thang giữa và dưới.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên giường với tay đau thả tự do bên mép giường. Đảm bảo vai có thể vận động tự do
  • Từ từ nâng cánh tay trong khi khuỷu tay giữ thẳng. Cánh tay sau khi nâng ngang với vai và mắt
  • Giữ tư thế trong 5 giây.
  • Hạ tay xuống và thư giãn để trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 5 lần.

Thời gian tập phục hồi chức năng trật khớp vai

Thông thường, người bệnh được yêu cầu tập phục hồi chức năng trật khớp vai từ 4 đến 6 tuần. Luyện tập đều đặn để đảm bảo hiệu quả. Sau hồi phục, bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập thích hợp hơn, tập từ 3 – 5 lần/ tuần. Điều này giúp duy trì sức khỏe và bảo vệ khớp vai. Đồng thời duy trì sức mạnh và chức năng vận động của vai.

Lưu ý khi phục hồi chức năng trật khớp vai tại nhà

Một số lưu ý khi phục hồi chức năng trật khớp vai:

  • Lắng nghe ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi tập phục hồi chức năng trật khớp vai tại nhà.
  • Luyện tập đúng kỹ thuật. Tập đều đặn mỗi ngày đến khi khớp vai phục hồi hoàn toàn thì giảm tần suất.
  • Lựa chọn bài tập thích hợp với tình trạng. Tăng dần cường độ luyện tập theo thời gian, không gấp rút.
  • Có thời gian luyện tập thích hợp, không tập gắng sức.
  • Nghỉ ngơi và nói với chuyên gia vật lý trị liệu nếu cảm thấy đau nhức nhiều khi luyện tập.
  • Nên tập phục hồi chức năng trật khớp vai kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để tăng tốc độ phục hồi.
  • Tái khám định kỳ để theo dõi khả năng và tốc độ phục hồi  khớp vai tổn thương. Từ đó có cách xử lý phù hợp nhất.
Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia nếu cảm thấy đau nhức nhiều khi luyện tập
Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia nếu cảm thấy đau nhức nhiều khi luyện tập

Tập phục hồi chức năng trật khớp vai mỗi ngày có thể giúp giảm đau, phục hồi chức năng vận động và tính linh hoạt của khớp vai. Đồng thời cải thiện các nhóm cơ hỗ trợ, giảm nguy cơ chấn thương tái diễn.Tuy nhiên các bài tập cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả tối đa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Gãy Xương Ngành Ngồi Mu Bao Lâu Mới Lành
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn ...
Xem chi tiết
Đứt Dây Chằng Đầu Gối Để Lâu Có Sao Không
Đứt dây chằng đầu gối là một chấn thương cực kỳ phổ biến, thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp lúc và đúng cách. Vậy đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không và xử lý ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Khi Nào Đi Lại Bình Thường
Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường là câu hỏi chung của nhiều người bệnh. Thông thường người bệnh có thể đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp háng vài tuần, khi cơn đau được kiểm ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua