Bị Trật Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giảm Đau, Nhanh Khỏi?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe các khớp và hỗ trợ hệ xương luôn khỏe mạnh. Vậy bị trật khớp nên ăn gì để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng, hiệu quả? Người bệnh và bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

bị trật khớp nên ăn gì
Tìm hiểu bị trật khớp nên ăn gì để có kế hoạch phục hồi chấn thương phù hợp

Người bị trật khớp nên ăn gì để giảm đau?

Các bác sĩ cho biết, thực hiện chế độ ăn uống chống viêm có thể cải thiện sức khỏe khớp, hỗ trợ giảm đau và giúp người bệnh phục hồi sau khi trật khớp, sai khớp, lệch khớp nhanh hơn. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm như:

1. Các loại cá

Các loại cá, đặc biệt là cá béo có chứa nhiều axit omega 3 có tác dụng chống viêm và đặc biệt hữu ích đối với người bị viêm khớp, đau khớp và trật khớp.

Bị trật khớp chân nên ăn gì
Các loại cá nước lạnh chứa nhiều axit béo omega 3, có thể giảm viêm và hỗ trợ giảm đau khớp

Các nguồn dầu cá tự nhiên chẳng hạn như cá hồi, cá mòi, cá nục. Trong trường hợp người bệnh có chế độ ăn thuần chay có thể bổ sung hạt lanh, hạt chia và đậu nành hữu cơ để cải thiện cơn đau.

Ngoài ra các loại cá cũng chứa nhiều canxi, vitamin D và có thể giúp cho hệ xương khớp luôn khỏe mạnh. Chỉ cần một khẩu phần cá hai lần một tuần là đủ để giúp xương khớp luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên người bệnh trật khớp nên bổ sung nhiều hơn để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

2. Rau cải

Có nhiều loại rau họ cải rất tốt cho xương khớp, chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe.

Các nghiên cứu cho biết, một hợp chất chống oxy hóa có trong các loại rau họ cải có tác dụng ngăn chặn một loại enzyme gây đau và viêm khớp. Ngoài việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh viêm khớp, hợp chất này cũng có thể hữu ích cho các vận động viên, hạn chế các áp lực lên khớp, phòng ngừa chấn thương và trật khớp.

3. Các loại thịt và xương

Các loại xương và thịt có chứa canxi, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trật khớp và giúp các khớp phục hồi nhanh hơn.

Bị trật khớp khuỷu tay nên ăn gì
Canh xương chứa nhiều canxi và khoáng chất, có thể giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe hơn

Người bệnh trật khớp, chẳng hạn như trật khớp vai hoặc trật khớp cổ tay, nên bổ sung canxi hàng ngày bằng nước hầm xương hoặc canh thịt để giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành chấn thương. Ngoài ra, các loại nước hầm xương có chứa glucosamine còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng và giúp phục hồi chức năng vận động hiệu quả.

 4. Thực phẩm có chứa Kali

Các loại thực phẩm giàu kali như chuối, bơ, nước dừa, rau xanh, có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện các cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, kali cũng có tác dụng làm mềm khớp, giúp phục hồi tình trạng trật khớp và phục hồi khả năng vận động.

5. Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc chẳng hạn như lúa mỳ, gạo lứt, lúa mạch đen, ngô nguyên hạt, chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa, cũng như tăng cường sức khỏe xương khớp.

Bột yến mạch là một loại ngũ cốc tốt cho xương khớp phổ biến, có thể giảm mức độ viêm nhiễm và phục hồi các khớp bị tổn thương. Thường xuyên bổ sung yến mạch với trái cây tươi, các loại hạt và sữa chua, có thể tăng cường sức khỏe xương, cơ bắp, cũng như giúp hệ xương khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, ngũ cốc cũng rất tốt cho hệ thống xương khớp, cải thiện các triệu chứng trật khớp, bong gân và tăng cường năng lượng trọng cơ thể.

6. Thực phẩm có chứa mangan

Nhiều loại thực phẩm có chứa mangan như hạt hướng dương, cacao, chocolate đen, hàu và các loại hải sản, cũng phù hợp cho người bị trật khớp, bong gân, viêm khớp và căng cơ.

Mangan có tác dụng phụ hồi cơ bắp, điều hòa hoạt động của các gốc tự do, điều trị viêm khớp và trật khớp rất hiệu quả. Do đó, người bệnh trật khớp hoặc đau nhức xương khớp nên thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa mangan để cải thiện các triệu chứng.

7. Trà xanh

Trà xanh là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới và được công nhận là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy, trà xanh có thể dẫn đến một số thay đổi trong hệ thống miễn dịch liên quan đến hệ xương khớp, hỗ trợ chống viêm, giảm sưng và cải thiện cơn đau hiệu quả.

Bị trật khớp khuỷu tay nên làm gì
Trà xanh có tác dụng giảm đau do trật khớp tương tự như thuốc NSAID

Hợp chất polyphenolic của trà xanh có tác dụng tương tự như NSAID trong việc giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các tổn thương thêm ở khớp. Ngoài ra, polyphenolic cũng được chứng minh là một chất bổ sung an toàn, hiệu quả mà không có tác dụng phụ như sử dụng NSAID trong thời gian dài.

Người bệnh trật khớp có thể uống 1 – 2 tách trà xanh hàng ngày để cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động.

8. Cà chua

Cà chua có chứa một lượng lớn vitamin, collagen, các chất phòng chất lão hóa và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Một số nghiên cứu cũng cho biết, thường xuyên sử dụng cà chua trong chế độ ăn uống của người trật khớp có thể hỗ trợ giảm đau, giúp các triệu chứng nhanh lành và phòng ngừa các chấn thương liên quan.

9. Các loại gia vị và thảo mộc

Nghề và gừng là những loại gia vị có lợi ích chống viêm và thường được sử dụng trong y học cổ truyền để cải thiện nhiều bệnh lý, bao gồm tình trạng trật khớp.

Bị sưng chân nên kiêng ăn gì
Các loại thảo mộc như gừng và nghệ có thể giảm viêm, chống sưng và cải thiện các triệu chứng trật khớp hiệu quả

Một số nghiên cứu cho thấy thường xuyên sử dụng các loại gia vị và thảo mộc thiên nhiên có thể phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, loãng xương và giúp hệ thống xương khớp khỏe mạnh hơn.

Người bệnh trật khớp có thể thêm nghệ và gừng vào công thức nấu ăn hàng ngày để chống viêm cũng như giúp phục hồi chức năng vận động.

Bị trật khớp nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Bên cạnh các loại thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cần tránh một số thực phẩm có thể khiến tình trạng trật khớp trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

Mẹo chữa trật khớp chân
Người bị trật khớp nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa đường để chống viêm và giảm đau
  • Đường: Đường là loại thực phẩm không tốt cho hệ xương khớp, bao gồm người bệnh trật khớp. Người bệnh có thể giới hạn lượng đường hàng ngày với 6 muỗng cà phê, ngoài ra khi sử dụng đường nên cân nhắc chọn các nguồn tự nhiên như mật ong, siro lá phong và mật hoa dừa.
  • Axit béo omega 6: Loại axit béo này có thể thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể, khiến các cơn đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Các nguồn axit béo omega 6 bao gồm dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu hạt nho và các loại dầu thực vật khác. Ngoài ra, người bệnh nên kiểm tra thành phần của các loại sản phẩm để tránh tiêu thụ quá nhiều axit béo này.
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ rất nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, điều này có thể tăng mức độ viêm nhiễm, làm trầm trọng thêm tình trạng sưng tấy, viêm và đau khớp. Các loại thịt đỏ phổ biến bao gồm thịt bò, cừu, dê.
  • Muối: Cơ thể cần muối cho nhiều chức năng, tuy nhiên quá nhiều muối có thể khiến các triệu chứng trật khớp trở nên nghiêm trong hơn. Ngoài ra, sử dụng nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tiềm ẩn khác.
  • Thực phẩm chiên: Thực phẩm chiên thường được nấu trong dầu có nhiều chất béo bão hòa và axit béo omega-6. Cả hai đều có thể dẫn đến sưng khớp và khiến các triệu chứng trật khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm đóng hộp: Người bệnh nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm đóng hộp chứa nhiều muối, đường và chất bảo quản. Các chất này có thể làm tăng tình trạng viêm và khiến tình trạng trật khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Phục hồi chức năng sau khi trật khớp

Trật khớp không thể tự khỏi và người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể, nắn điều chỉnh khớp và đề nghị các liệu pháp phục hồi phù hợp. Do đó, điều quan trọng khi bị trật khớp là đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

Mục tiêu của các phương pháp phục hồi là tăng dần sức mạnh của khớp và khôi phục phạm vi chuyển động của khớp. Điều này là cực kỳ quan trọng là phải thực hiện dần dần để tránh gây áp lực lên khớp.

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng trật khớp, người bệnh có thể lưu ý một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi để bảo vệ khớp và tránh các chấn thương thêm. Người bệnh có thể cần sử dụng đai, nẹp để giúp tổn thương lành lại hoàn toàn.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để cải thiện phạm vi hoạt động của khớp.
  • Thận trọng khi di chuyển, đi cầu thang để tránh té ngã.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực lên xương và khớp.

Hầu hết các trường hợp trật khớp đều không nghiêm trọng, có thể được cải thiện bằng cách nắn chỉnh khớp, thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và duy trì vận động phù hợp. Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Trật Khớp Ngón Tay Để Lâu Có Sao Không
Nếu thắc mắc trật khớp ngón tay để lâu có sao không người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Điều trị sớm là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không
Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Cổ Tay Có Phải Mổ Không
Gãy xương cổ tay có phải mổ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như chỉ định điều trị của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Ngành Ngồi Mu Bao Lâu Mới Lành
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn ...
Xem chi tiết
Rách Sụn Chêm Có Đá Bóng Được Không
Nếu thắc mắc rách sụn chêm có đá bóng được không, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ y học thể thao để được tư vấn phù hợp nhất. ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua