Bị Gãy Xương Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Phục Hồi?
Người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, hiểu rõ hơn về vấn đề bị gãy xương nên ăn gì, kiêng gì để sớm phục hồi, xương lành nhanh và chắc khỏe hơn. Bởi một số thành phần trong chế độ ăn uống có khả năng kích thích sự tái tạo của các mô, giúp liền xương. Đồng thời củng cố sự vững chắc và cải thiện chức năng vận động.
Bị gãy xương nên ăn gì nhanh phục hồi?
Tùy thuộc vào lực tác động, người bệnh có thể bị gãy xương kín hoặc gãy xương hở kèm theo những tổn thương mô mềm. Sau phẫu thuật cố định xương gãy, xương và mô mềm cần thêm thời gian để xây dựng và phục hồi hoàn toàn (khoảng 3 – 6 tháng tùy vào từng trường hợp).
Tuy nhiên quá trình phục hồi sau gãy xương có thể được đẩy nhanh nếu người bệnh thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thành phần dinh dưỡng và cân bằng. Vậy bệnh nhân bị gãy xương nên ăn gì nhanh phục hồi? Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên được thêm vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
1. Thực phẩm giàu Canxi
Canxi là một khoáng chất quan trọng, giúp con người tăng mật độ xương, xây dựng và củng cố hệ xương chắc khỏe. Chính vì thế sau khi bị gãy xương, người bệnh cần bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh (khoảng 1000 – 1200mg canxi/ ngày).
Tại vết nứt/ gãy, khi được bổ sung đủ hàm lượng canxi, các tế bào xương sẽ nhanh chóng tái tạo và phát triển, vết gãy mau lành, khung xương chắc khỏe và sớm phục hồi chức năng. Ngoài ra canxi cũng giúp ổn định huyết áp, chống ung thư và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Do đó bệnh nhân có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi để thúc đẩy quá trình điều trị gãy xương và ổn định sức khỏe.
Những loại thực phẩm giàu canxi giúp đáp ứng nhu cầu của cơ thể:
- Sữa
- Pho mát
- Sữa chua
- Rau cải xanh
- Củ cải
- Bông cải xanh
- Cải xoăn
- Đậu nành
- Cá hồi, cá ngừ có xương
- Hạnh nhân
- Các loại hạt
2. Gãy xương nên ăn gì? Thực phẩm giàu Vitamin D
Để giúp vết gãy mau lành, người bệnh nên thường xuyên tắm nắng sớm và tiêu thụ những loại thực phẩm giàu vitamin D (đặc biệt là vitamin D3). Đây là một loại vitamin quan trọng, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiếp nhận, sử dụng canxi và đưa khoáng chất này vào xương. Từ đó tăng mật độ xương, kích thích quá trình tái tạo và liền vết nứt gãy.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào da, cơ thể sẽ nhận được một số loại vitamin D. Vì thế bệnh nhân bị gãy xương nên dành khoảng 15 phút tắm nắng vào mỗi sáng (6h30 – 9h sáng) để nhận vitamin D.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhận vitamin D bằng cách tiêu thụ một số loại thực phẩm lành mạnh. Điển hình như:
- Lòng đỏ trứng
- Sữa và những chế phẩm của sữa
- Tôm
- Cá béo (cá hồi, cá mòi…)
- Dầu gan cá tuyết
- Nấm
- Hàu
- Nước cam
Người lớn nên bổ sung ít nhất 600IU vitamin D/ ngày và ít nhất 800IU vitamin D/ ngày ở những người trên 70 tuổi.
3. Thực phẩm chứa nhiều chất Đạm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất đạm cũng tham gia vào quá trình hoàn thiện cấu trúc xương. Chính vì thế khi bị gãy xương, người bệnh cần bổ sung đủ hàm lượng đạm cần thiết để xây dựng xương mới. Đồng thời nhanh chóng phục hồi cấu trúc và chức năng của khung xương.
Ngoài ra khi được đưa vào cơ thể, chất đạm còn có tác dụng tăng khả năng hấp thu và sử dụng canxi hiệu quả. Điều này giúp khung xương được xây dựng nhanh và khỏe mạnh hơn, vết gãy mau lành, ngăn ngừa loãng xương do giảm mật độ xương.
Một số loại thực phẩm lành mạnh và chứa nhiều chất đạm:
- Sữa
- Sữa chua
- Các sản phẩm từ đậu nành
- Các loại hạt
- Đậu
- Thịt
- Cá
- Phô mát
4. Thực phẩm giàu Vitamin C
Nếu có thắc mắc bị gãy xương nên ăn gì, người bệnh nên thêm thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống. Loại vitamin này có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra collagen. Trong khi đó đây là một loại protein tham gia vào quá trình xây dựng xương và giúp vết gãy xương mau lành.
Ngoài ra vitamin C là một thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe tổng thể, phù hợp với những người bị gãy xương hở, có tổn thương mô mềm. Loại vitamin này có tác dụng tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi, tăng khả năng chống viêm và giảm nguy cơ nhiễm trùng (biến chứng thường gặp do gãy xương).
Vitamin C thường được tìm thấy trong các loại rau và trái cây tươi. Cụ thể:
- Cam và một số loại trái cây thuộc họ cam quýt khác
- Các loại quả mọng (dâu tây, quả mâm xôi đỏ, việt quất…)
- Cà chua
- Quả kiwi
- Đu đủ
- Ớt chuông
- Khoai tây
- Các loại rau xanh
5. Gãy xương nên ăn gì? Thực phẩm giàu Kali
Bệnh nhân bị gãy xương được khuyên ăn nhiều thực phẩm giàu kali. Bởi thành phần dinh dưỡng này giúp cơ thể không mất nhiều canxi khi đi tiểu. Từ đó duy trì hệ xương chắc khỏe, các mô được tái tạo, xương liền nhanh.
Ngoài ra kali cũng mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể. Cụ thể khoáng chất này giúp cải thiện trí não và thần kinh, cân bằng chất lỏng, phòng ngừa sỏi thận, giảm các bệnh lý ở tim mạch và điều hòa co thắt cơ bắp.
Để bổ sung đủ hàm lượng kali cần thiết, người bệnh có thể thêm những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống:
- Chuối
- Nước cam
- Khoai tây
- Các loại quả hạch
- Rau lá xanh
- Măng tây
- Bông cải xanh
- Trái cây tươi (dưa hấu, cà chua, cam, nước dừa, nước ép bưởi, dưa lưới, quả bơ, mơ)
6. Thực phẩm giàu chất Sắt
Quá trình liền xương thường chậm hơn ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Bởi cơ thể không đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để chữa lành tổn thương. Chính vì thế người bệnh cần một lượng vừa đủ chất sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu. Đồng thời đưa oxy và dinh dưỡng vào xương, giúp xương mau lành.
Ngoài ra chất sắt có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh collagen – thành phần giúp xây dựng lại xương và củng cố khung xương chắc khỏe. Chính vì thế, để tăng tốc độ liền xương, bệnh nhân bị gãy xương nên thêm thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.
Những loại thực phẩm lành mạnh và giàu chất sắt:
- Thịt đỏ
- Thịt gà
- Trứng
- Trái cây sấy khô
- Rau lá xanh
- Cá nhiều dầu
- Đậu xanh
- Bông cải xanh
7. Thực phẩm giàu Magie
Magie đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và xây dựng tế bào xương mới, tăng tốc độ liền xương gãy, cải thiện mật độ khoáng xương, giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương. Do đó những bệnh nhân bị gãy xương được khuyên ăn nhiều thực phẩm giàu magie để rút ngắn thời gian phục hồi và chữa lành xương gãy.
Mặt khác, magie còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ và sử dụng canxi, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi dẫn đến xương yếu. Ngoài ra khi bổ sung đủ hàm lượng magie cần thiết, người bệnh còn cảm nhận thêm nhiều lợi ích khác. Bao gồm: Chống viêm, bơm máu đến tim giúp bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đột quỵ, ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Những loại thực phẩm lành mạnh và giàu magie:
- Quả bơ
- Chuối
- Rau lá xanh
- Các loại hạt
- Sôcôla đen
- Các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng…
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Đậu phụ
8. Thực phẩm giàu Axit folic
Axit folic là vitamin B9 – một thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp. Cụ thể thành phần dinh dưỡng này có tác dụng vận chuyển oxy và dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng các tế bào, duy trì và sản xuất những tế bào mới. Từ đó phục hồi và tái tạo nhanh vết nứt/ gãy ở các xương, người bệnh sớm trở về với đời sống bình thường.
Ngoài ra bổ sung đủ hàm lượng axit folic cần thiết còn giúp người bệnh giảm dấu hiệu lão hóa, giảm nguy cơ loãng xương, tăng cường trí nhớ, cải thiện giấc ngủ, chống ung thư, giảm đau thần kinh và đau nhức cơ bắp.
Để bổ sung đủ hàm lượng axit folic cần thiết, người bệnh có thể duy trì chế độ ăn uống chứa những loại thực phẩm sau:
- Bông cải xanh
- Bắp cải tí hon
- Các loại trái cây thuộc họ cam quýt
- Rau lá xanh
- Củ dền
- Trứng
- Măng tây
- Đậu lăng
9. Thực phẩm giàu Vitamin B12
Gãy xương nên ăn gì? Những người bị gãy xương được khuyên thêm thực phẩm giàu vitamin B12 vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi đây chính là một nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
Cụ thể việc duy trì nồng độ vitamin B12 hợp lý giúp tăng mật độ khoáng xương, xương gãy nhanh chóng liền và chắc khỏe. Đồng thời giảm nguy cơ loãng xương trong tương lai.
Ngoài ra tương tự như chất sắt, vitamin B12 cũng có vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu và giúp chúng phát triển đúng cách trong cơ thể. Điều này giúp oxy được vận chuyển đến những cơ quan quan trọng (bao gồm cả xương). Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành xương gãy.
Danh sách những loại thực phẩm giàu vitamin B12, tốt cho hệ xương khớp và sức khỏe:
- Thịt bò
- Cá mòi
- Gan động vật
- Cá hồi
- Ngao
- Cá ngừ
- Sữa và những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…
- Trứng
Bị gãy xương nên kiêng gì?
Về chế độ ăn uống, ngoài việc lưu ý “bị gãy xương nên ăn gì?”, người bệnh cũng cần hiểu rõ và hạn chế một vài nhóm thực phẩm không tốt cho quá trình phục hồi. Bởi việc tiêu thụ có thể làm giảm tốc độ lành xương, tăng phản ứng viêm và nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.
1. Thức ăn quá mặn
Các nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều muối có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chữa lành xương gãy. Bởi loại thực phẩm này thúc đẩy quá trình đào thải canxi qua nước tiểu, khiến xương yếu, mất vững chắc, không thể tái tạo các mô.
Ngoài ra thường xuyên tiêu thụ thức ăn quá mặn còn kích thích một số phản ứng viêm trong cơ thể, tăng cảm giác đau nhức khó chịu. Chính vì thế chỉ nên ăn 6 gram muối hoặc một thìa cà phê mỗi ngày. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, luôn kiểm tra thành phần trước khi dùng.
2. Đồ ăn quá ngọt
Trong thời gian điều trị gãy xương, người bệnh không nên thêm quá nhiều đường khi chế biến thức ăn hoặc tiêu thụ những loại thực phẩm quá ngọt. Điển hình như bánh kem, kẹo dẻo, bánh quy, bánh mì đường…
Bởi các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đường làm chậm quá trình liền xương, cản trở quá trình sản sinh và phát triển tế bào xương mới. Đồng thời tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp.
3. Thức ăn chiên nhiều mỡ và chất béo
Không nên tiêu thụ thức ăn chiên hoặc xào có nhiều dầu mỡ và chất béo trong khi điều trị gãy xương. Bởi dầu mỡ và chất béo kém lành mạnh có thể làm giảm khả năng hấp thụ và sử dụng canxi trong cơ thể. Điều này khiến xương suy yếu, giảm mật độ khoáng xương, kéo dài thời gian tái tạo mô và chữa lành xương gãy.
4. Nước trà đặc
Người bệnh cần loại bỏ thói quen uống nước trà đặc trong thời gian điều trị gãy xương. Bởi một số thành phần trong loại thức uống này có khả năng làm giảm tốc độ chữa lành xương gãy, ảnh hưởng đến quá trình sản sinh và nuôi dưỡng các mô.
5. Cà phê
Không nên uống trên bốn tách cà phê mạnh mỗi ngày để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị gãy xương. Bởi tốc độ liền xương sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tiêu thụ nhiều caffeine trong một ngày.
Bên cạnh đó hàm lượng caffeine trong cà phê còn gây buồn tiểu nhiều hơn và tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Vì thế bạn chỉ nên uống cà phê khi cần thiết và chỉ uống với một lượng vừa đủ.
6. Đồ uống có cồn
Bệnh nhân bị gãy xương nên cắt bỏ đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu. Bởi những loại đồ uống này làm tăng tốc độ thải trừ canxi, khiến xương mới không được xây dựng nhanh chóng, quá trình cố định chỗ gãy và liền xương bị cản trở. Từ đó kéo dài thời gian điều trị gãy xương.
Ngoài ra tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn còn gây ra tình trạng mất nước, thiếu dịch nhờn bôi trơn khớp xương. Điều này kích thích và làm tăng mức độ đau nhức.
7. Thuốc lá
Cần kiêng hút thuốc lá nếu có hệ xương khớp suy yếu và bị gãy xương. Bởi những thành phần trong sản phẩm này khiến cơ thể kém hấp thụ và kém sử dụng canxi. Đồng thời tăng tốc độ đào thải canxi trong xương. Lâu ngày dẫn đến loãng xương, hệ xương khớp suy yếu, quá trình lành xương diễn ra chậm.
Ngoài ra thường xuyên hút thuốc lá còn cản trở quá trình vận chuyển oxy nuôi dưỡng và tái tạo các mô, tăng phản ứng viêm và kích thích cơn đau. Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa lành gãy xương, đặc biệt là những người bị gãy xương hở.
Với những thông tin trên, người bệnh có thể giải đáp “Bị gãy xương nên ăn gì, kiêng gì nhanh phục hồi?”. Điều này giúp xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, giàu chất dinh dưỡng và cân bằng, kích thích xương phát triển và liền nhanh. Từ đó rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi, người bệnh sớm trở về với đời sống bình thường.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!