Cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Để giảm nhẹ các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay. Những thao tác nhẹ nhàng lên vùng bị đau giúp cải thiện tình trạng, thư giãn khớp xương và mô, tăng lưu thông máu. Xoa bóp kết hợp với bấm huyệt có thể tăng hiệu quả điều trị.

Cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay
Hướng dẫn cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay đơn giản và các lưu ý an toàn

Nên xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay không?

Xoa bóp và bấm huyệt là một trong những liệu pháp giảm đau hữu hiệu, cải thiện chức năng vận động ở người mắc hội chứng ống cổ tay. Liệu pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị đau cổ tay âm ỉ, cứng khớp và tê bì do dây thần kinh giữa bị chèn ép.

Trong khi xoa bóp và bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay, lực tác động nhẹ nhàng giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, thư giãn mô mềm và khớp xương. Từ đó giảm cứng khớp và cải thiện tính linh hoạt cho cổ tay.

Ngoài ra xoa bóp đúng cách giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Đồng thời hỗ trợ giảm áp lực lên dây thần kinh bị nén.

Đối với bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay, tác động vào huyệt đạo phù hợp giúp đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu, thư giãn, giảm đau nhức cổ tay do chèn ép dây thần kinh.

Cách xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm nhanh triệu chứng tê yếu và đau đớn
Cách xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm nhanh triệu chứng tê yếu và đau đớn do hội chứng ống cổ tay

Một số lợi ích khác từ liệu pháp xoa bóp và bấm huyệt:

  • Hỗ trợ cải thiện không gian trong đường hầm cổ tay bằng cách tác động vào dây chằng quanh cổ tay
  • Thư giãn dây thần kinh, gân và các cơ xung quanh
  • Giảm căng cơ
  • Cải thiện phạm vi và chức năng cho cổ tay
  • Thông kinh hoạt lạc giúp điều chỉnh các rối loạn trong cơ thể, giảm cảm giác đau mỏi và tê bì
  • Đẩy tà khí ra ngoài và lưu giữ khí tốt
  • Giảm căng thẳng và lo lắng
  • Chống mệt mỏi, chữa chứng run tay
  • Giảm nguy cơ thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay, ngăn hội chứng ống cổ tay tái phát ở những người thường xuyên làm việc với bàn phím
  • Cải thiện giấc ngủ.

Chỉ định và chống chỉ định

Cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay phù hợp với những người có dây thần kinh giữa bị chèn ép dẫn đến đau nhức, cứng khớp, tê yếu và giảm chức năng. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với những cơn đau cấp tính hoặc hội chứng ống cổ tay đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra không nên xoa bóp bấm huyệt cho những trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay kèm theo một số tình trạng y tế dưới đây:

  • Loãng xương nghiêm trọng
  • Ung thư xương
  • Chấn thương nặng khiến cơ, khớp và dây chằng xung quanh bị đụng dập
  • Thần kinh không ổn định, mắc chứng huyết khối sâu ở chi

Hướng dẫn cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay

Để điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả, cần đảm bảo xoa bóp và bấm huyệt đúng cách. Ngoài ra nên dùng lực vừa phải và day ấn đúng huyệt đạo thích hợp. Điều này giúp đảm bảo an toàn, tránh gây đau thêm và hạn chế một số rủi ro khác.

Hướng dẫn cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay hiệu quả:

1. Cách tự xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay

Các bước tự xoa bóp và bấm huyệt giúp giảm nhanh các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay:

Bước 1: Chà xát

  • Tác dụng: Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau để làm ấm và tăng lưu thông máu.
  • Thực hiện: Dùng lòng bàn tay của tay này chà lên lòng bàn tay của tay còn lại cho đến khi nóng lên là được.

Bước 2: Bấm huyệt Bát tà

  • Tác dụng: Giảm sưng và tê bàn tay, tăng cảm giác ở ngón tay, giảm liệt do trúng phong.
  • Vị trí huyệt: Huyệt Bát tà nằm ở các kẽ ngón tay.
  • Thực hiện: Dùng ngón tay cái day huyệt khoảng 30 giây.
Bấm huyệt Bát tà giúp giảm nhanh triệu chứng sưng và tê yếu ở bàn tay
Bấm huyệt Bát tà 30 giây giúp giảm nhanh triệu chứng sưng và tê yếu ở bàn tay

Bước 3: Day ấn huyệt Hợp cốc

  • Tác dụng: Giảm đau, làm dịu và chống co thắt.
  • Vị trí huyệt: Huyệt Hợp cốc nằm giữa ngón cái và ngón trỏ nhưng hơi lệch về phía ngón trỏ một chút, trên nền thịt và đường giữa đi ngang qua xương bàn ngón tay.
  • Thực hiện: Dùng ngón tay cái day huyệt Hợp cốc trong khoảng 1 phút. Thực hiện với lực vừa phải.

Bước 4: Day ấn huyệt Dương trì

  • Tác dụng: Giảm sưng đau ở cổ tay (tác dụng tại chỗ); giảm đau tay, đau vai, đau mắt, đau họng, điếc tai (tác dụng theo kinh mạch); giảm đau nhức chi trên, hội chứng cổ – vai – cánh tay, sốt rét, liệt chi trên (tác dụng toàn thân).
  • Vị trí huyệt: Nằm ngang khớp cổ tay, tại chỗ lõm đường lằn đi về phía mu bàn tay, khe đầu dưới xương trụxương quay, khe giữa cơ duỗi ngón tay trỏ và gân cơ duỗi chung ngón tay.
  • Thực hiện: Dùng ngón tay cái day huyệt 30 giây. Thực hiện với lực vừa phải.

Bước 5: Day ấn huyệt Ngoại quan

  • Tác dụng: Giải nhiệt ngoại cảm, giảm đau.
  • Vị trí huyệt: Nằm ở mặt sau cẳng tay, đo lên 2 thốn từ huyệt Dương trì.
  • Thực hiện: Dùng ngón tay cái day huyệt 30 giây. Thực hiện với lực vừa phải.

Bước 6: Day ấn huyệt Nội quan

  • Tác dụng: Thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng thần kinh, phòng ngừa mất ngủ; điều trị hội chứng ống cổ tay, viêm gân cổ tay, tê tay
  • Vị trí huyệt: Huyệt Nội quan nằm phía trên cổ tay hướng về phía khuỷu tay, từ huyệt đến lằn chỉ tay cổ tay 2 thốn.
  • Thực hiện: Dùng ngón tay cái day huyệt 30 giây. Thực hiện với lực vừa phải.

Bước 7: Day ấn huyệt Khúc trì

  • Tác dụng: Tăng cường khả năng phòng thủ miễn dịch, trị các chứng đau, teo khuỷu tay và cổ tay, trị liệt chi trên hoặc khó uốn và duỗi.
  • Vị trí huyệt: Huyệt Khúc trì nằm ở đường gấp khúc khuỷu tay, ngay tại đầu bên ngoài khi để khuỷu tay gập lại.
  • Thực hiện: Dùng ngón tay cái day huyệt 30 giây. Thực hiện với lực vừa phải.

Bước 8: Xoa bóp kết hợp vận động khớp

  • Tác dụng: Tăng lưu thông máu, ngăn liệt cánh tay, giảm đau, tê cánh tay và cổ tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Đồng thời tăng phạm vi, khả năng vận động cho khuỷu taycổ tay.
  • Thực hiện:
    • Dùng tay lành bóp tay bệnh từ vai xuống các ngón tay. Thực hiện trong 1 phút. Dùng lực tương đối mạnh.
    • Nằm lấy cẳng tay bệnh và nắm hở bàn tay. Sau đó thực hiện các chuyển động ở cổ tay gồm gấp, duỗi, xoa cổ tay nhẹ nhàng từ trái sang phải, sau đó xoay ngược lại trong nửa phút. Thực hiện tương tự với tay còn lại.
    • Nắm từng ngón tay và kéo với lực mạnh để khớp phát ra tiếng kêu. Thực hiện tương tự với bàn tay còn lại.
    • Thực hiện các chuyển động cho khớp khuỷu tay gồm gấp, duỗi, xoa cổ tay nhẹ nhàng từ trái sang phải, sau đó xoay ngược lại trong 1 phút.
Xoa bóp kết hợp vận động khớp ở cánh tay và bàn tay
Xoa bóp kết hợp vận động khớp ở cánh tay và bàn tay giúp giảm đau, tăng lưu thông máu, ngăn liệt cánh tay

Bước 9: Thực hiện động tác vẫy tay

  • Tác dụng: Thư giãn gân cơ và dây thần kinh ở chi trên, giảm đau đớn, cải thiện khả năng vận động.
  • Thực hiện:
    • Đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai, thả lỏng cơ thể
    • Đưa hai tay lên phía trước, tay tạo với cơ thể một góc 45 độ và ngón tay ngang bằng rốn
    • Hạ thấp tay và ra sau nhưng ngón tay út không vượt quá mông. Thực hiện động tác 2 phút.

2. Cách xoa bóp, bấm huyệt ngón tay, bàn tay và cẳng tay

Để xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay hiệu quả, người bệnh có thể xoa bóp ở các ngón tay, bàn tay và cẳng tay. Sau đó day ấn vào những huyệt đạo thích hợp để tăng hiệu quả giảm tê yếu và đau nhức do chèn ép dây thần kinh giữa.

Bước 1: Chuẩn bị

Người bệnh nằm, thầy thuốc đứng cạnh hoặc ngồi bên tay cần xoa bóp. Hoặc người bệnh ngồi và thầy thuốc đứng phía bên tay cần xoa bóp, sau lưng.

Bước 2: Xoa bóp ngón tay

Tác dụng: Tăng tuần hoàn máu, giảm tê bì và lấy lại cảm giác cho ngón tay và bàn tay. Đồng thời phòng ngừa cứng khớp và cải thiện chức năng vận động.

Thực hiện:

  • Bóp nắn cơ khớp ngón tay, bắt đầu từ đầu ngón tay đến gốc ngón tay. Thực hiện nhẹ nhàng, lần lượt cho các ngón tay.
  • Dùng hai ngón tay để day kéo các ngón.
  • Vê ngón tay. Thầy thuốc đặt hai ngón tay ôm lấy khớp đốt ngón tay. Sau đó di chuyển theo hai chiều ngược nhau để vê ngón tay.
  • Động tác vờn với hai tay ốm lấy ngón tay. Sau đó di chuyển theo chiều ngược nhau.
  • Thực hiện những chuyển động ở khớp ngón tay.
    • Quay ngón tay: Giữ đốt ngón tay cần được quay bằng ngón cái và ngón trỏ của tay trái. Đồng thời giữ đầu ngón tay cần được quay bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ của thầy thuốc. Sau đó tiến hành quay xuôi nhẹ nhàng và ngược chiều kim đồng hồ.
    • Dang ngón tay: Cố gắng đưa các ngón tay ra xa khỏi ngón tay giữa.
    • Khép ngón tay: Cố gắng đưa các ngón tay gần với ngón tay giữa.
    • Duỗi và gập ngón tay: Duỗi thẳng các ngón tay về phía trước. Sau đó gập các ngón tay và hướng vào lòng bàn tay. Thực hiện động tác trong 30 giây.
    • Kéo giãn ngón tay: Kẹp ngón tay bằng hai ngón tay của thầy thuốc (kẹp ở giữa ngón tay). Sau đó kéo mạnh xuôi theo ngón tay, nghe thấy tiếng kêu là được.
Xoa bóp ngón tay
Xoa bóp ngón tay giúp phòng ngừa khớp, tăng tuần hoàn máu và giảm cảm giác tê bì

Bước 3: Xoa bóp và bấm huyệt ở bàn tay

Tác dụng: Giảm đau nhức, tê bì ở cổ tay và bàn tay, tăng lưu lượng máu đến cổ tay, thúc đẩy chữa lành tổn thương. Đồng thời thư giãn khớp xương và mô mềm, cải thiện khả năng vận động.

Thực hiện:

  • Xoa bóp lòng bàn tay
    • Thầy thuốc dùng hai tay nắm lấy bàn tay bệnh (bàn tay ngửa). Sau đó xoa lòng bàn tay.
    • Dùng hai ngón tay cái thực hiện động tác ấn vào lòng bàn tay.
    • Day lòng bàn tay bằng cách dùng mô ngón tay cái và ngón tay út để tác động lực lên lòng bàn tay.
    • Dùng ngón tay cái luân phiên miết vào các kẽ xương. Thực hiện trong 1 phút.
  • Xoa bóp mu bàn tay
    • Thầy thuốc dùng hai tay nắm lấy bàn tay bệnh (bàn tay úp để lộ lưng bàn tay). Sau đó tiến hành xoa lưng bàn tay.
    • Dùng đầu ngón tay cái thực hiện động tác day kẽ các xương đốt bàn tay ngón.
    • Tìm điểm đau ở bàn tay và day với lực thích hợp. Chú ý thiện án hay cự án.
  • Day ấn các huyệt, mỗi huyệt nửa phút.
    • Huyệt Hợp cốc: Huyệt này nằm trên nền thịt, được xác định ở giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về ngón trỏ. Tác dụng: Giảm đau và chống co thắt.
    • Huyệt Dương khê: Huyệt này nằm ở sát đầu mỏm trâm xương quay, hõm lào giữa ngón cái và gân cơ duỗi. Cần đưa ngón tay thẳng về phía trước và nghiêng bàn tay khi xác định huyệt. Tác dụng: Sơ tán và khu tiết hỏa ở kinh Dương Minh, trị đau bàn tay, viêm đau khớp bàn tay.
    • Huyệt Dương trì: Nằm ngang khớp cổ tay, tại chỗ lõm đường lằn đi về phía mu bàn tay. Tác dụng: Giảm sưng đau cổ tay, đau tay, đau vai.
    • Huyệt Đại lăng: Huyệt này nằm ở chỗ lõm sau bàn tay, giữa hai đường gân. Tác dụng: Chữa lòng bàn tay nóng và đau nhức cổ tay, khuỷu tay co, mất ngủ, nôn, tiêu hóa kém.
    • Huyệt Thái uyên: Huyệt này được xác định trên lằn chỉ ngang của cổ tay, nằm ở lõm trên động mạch quay và ở phía dưới ngón tay cái. Tác dụng: Chống mệt mỏi, điều trị đau nhức xương khớp, các chấn thương vùng cổ tay và bệnh thấp khớp mãn tính. Đồng thời giảm đau do hội chứng ống cổ tay.
    • Huyệt Lao cung: Huyệt này thuộc gan bàn tay, ở khe giữa của ngón tay số áp út và ngón giữa, trên đường van tim của gan. Tác dụng: Ổn định thần khí, giải phóng tâm can, thanh nhiệt, an thần, trừ thấp nhiệt, hỗ trợ giảm đau.
Day ấn huyệt Lao cung
Day ấn huyệt Lao cung giúp hỗ trợ giảm đau nhức do hội chứng ống cổ tay
  • Vận động khớp cổ tay với những động tác sau:
    • Quay cổ tay: Đan các ngón tay của thầy thuốc vào ngón tay của người bệnh, tay còn lại giữa cổ tay. Bắt đầu quay cổ tay theo kim đồng hồ và ngược lại.
    • Gập cổ tay: Một tay giữ cổ tay bệnh, tay còn lại giữ các ngón. Sau đó di chuyển để gập cổ tay.
    • Duỗi cổ tay: Một tay giữ cổ tay bệnh, tay còn lại giữ các ngón. Sau đó duỗi thẳng cổ tay, di chuyển theo hướng về phía mu bàn tay.
    • Nghiêng quay: Di chuyển bàn tay về phía xương quay.
    • Nghiêng trụ: Di chuyển bàn tay về phía xương trụ.

Bước 4: Xoa bóp và bấm huyệt ở cẳng tay

Tác dụng: Đả thông kinh mạch, tăng cảm giác, giảm tê bì và yếu chi trên, giảm đau nhức do hội chứng ống cổ tay.

Thực hiện: 

  • Đặt tay bệnh trên giường, lần lượt bóp nắn cơ ở cẳng tay theo từng ngón, cả mặt trong và mặt ngoài.
  • Tiến hành nhào các nhóm cơ ở cẳng tay theo từng vùng.
  • Dùng ngón tay cái day đường trong và đường ngoài ở mặt trước cẳng tay.
  • Dùng ngón tay cái day đường trong và đường ngoài ở mặt sau cẳng tay.
  • Dùng hai ngón tay để tác động lực, day cơ cánh tay – quay nằm ngay tại mặt ngoài cẳng tay.
  • Tìm điểm đau sau đó day ấn với lực vừa phải.
  • Day ấn các huyệt, mỗi huyệt nửa phút.
    • Huyệt Khúc trì: Phần cuối của nếp gấp khuỷu tay là vị trí của huyệt Khúc trì. Tác dụng: Cải thiện các vấn đề về thần kinh, trị teo và đau khuỷu tay, bàn – cổ tay, trị khó duỗi và uốn.
    • Huyệt Thủ tam lý: Huyệt này nằm dưới huyệt Khúc trì 2 tấc, ngay dưới khuỷu tay. Tác dụng: Điều trị đau mỏi cánh tay, liệt chi trên.
    • Huyệt Thiên lịch: Huyệt này nằm trên đường nối giữa huyệt Khúc trì và huyệt Dương khê, cách 3 thốn với huyệt Dương khê. Tác dụng: Điều trị đau cánh tay và cẳng tay, giảm tê yếu.
    • Huyệt Nội quan: Huyệt này nằm phía trên cổ tay, về phía khuỷu tay, từ huyệt đến lằn chỉ tay cổ tay 2 thốn. Tác dụng: Điều trị hội chứng ống cổ tay, viêm gân cổ tay, tê tay; thư giãn và giảm căng thẳng.
    • Huyệt Thần môn: Huyệt Thần môn nằm ở phía xương trụ, nơi giao nhau giữa điểm lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc bờ ngoài trên xương trụ. Tác dụng: An thần, điều hòa và ổn định thần kinh.
    • Huyệt Thông lý: Huyệt Thông lý nằm ở phía trong của cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay, nằm trên và cách huyệt Thần môn 1 thốn. Tác dụng: Giảm đau cánh tay và đau khớp cổ tay, trị mất ngủ, hồi hộp, lo lắng.
    • Huyệt Ngoại quan: Huyệt này nằm ở mặt sau cẳng tay, đo lên hai thốn từ huyệt Dương trì. Tác dụng: Giải nhiệt ngoại cảm, giảm đau.
  • Vận động khớp khuỷu tay: Cố định khuỷu tay. Sau đó di chuyển cẳng tay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Tiếp tục gập và duỗi khớp khuỷu tay.
Vận động khớp khuỷu tay giúp làm mạnh các cơ xung quanh, giảm tê yếu và phòng ngừa cứng khớp

Nên xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay trong 30 phút. Trong đó xoa bóp bàn tay 10 phút, cổ tay 10 phút, cẳng tay và khuỷu tay 10 phút.

Lưu ý khi xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay

Cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay mang đến hiệu quả cao trong việc giảm đau, cải thiện chức năng và tính linh hoạt cho các khớp, giảm tê bì và tăng lưu thông máu. Tuy nhiên liệu pháp này cần được thực hiện với lực vừa phải và đúng cách để tránh đau nhói.

Ngoài ra nên xác định đúng huyệt đạo. Tránh tác động sai vị trí làm ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị và tăng nguy cơ phát sinh rủi ro. Tốt nhất nên xoa bóp và bấm huyệt với thầy thuốc giỏi, có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc vào các huyệt đạo.

Ngoài ra nên lưu ý thêm một số điều dưới đây:

  • Thăm khám kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xoa bóp và bấm huyệt. Không tự ý đánh giá tình trạng bệnh để tránh tác động sai cách.
  • Không xoa bóp và bấm huyệt khi bị đau cấp tính, đau nhức nghiêm trọng. Nên chườm nóng hoặc dùng thuốc để làm dịu cơn đau trước khi thực hiện.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tối đa.
  • Trong khi xoa bóp bấm huyệt, không nên dùng lực quá mạnh để tránh gây đau. Không dùng lực quá nhẹ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu đau đớn nhiều khi áp dụng các liệu pháp hoặc các triệu chứng không giảm sau 1 – 2 tuần xoa bóp bấm huyệt.
  • Trước khi xoa bóp và bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay, có thể dùng tinh dầu thảo mộc (gừng, đinh hương, tràm trà, bạc hà…) hoặc dầu xoa bóp xương khớp. Điều này giúp làm ấm vùng ảnh hưởng và tăng hiệu quả của các liệu pháp giảm đau.

Cách xoa bóp, bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị và đẩy lùi triệu chứng. Tuy nhiên cần thực hiện đều đặn và đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả tối đa, tăng độ an toàn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không
Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Sinh Con Được Không
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua