Thoái Hóa Khớp Ngón Tay

Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay là tình trạng lớp sụn ở các khớp ngón tay, khớp nhỏ của bàn tay bị hao mòn, khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây ra cảm giác đau nhức, khó vận động. Không có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý. Tuy nhiên các triệu chứng và quá trình tiến triển của bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc và một số biện pháp hỗ trợ khác.

Nên đọc: Bài thuốc Nam bí truyền ĐẶC TRỊ thoái hóa xương khớp CHẤM DỨT đau nhức

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay là bệnh gì?

Thoái hóa khớp còn được gọi là viêm khớp thoái hóa và viêm xương khớp. Bệnh thể hiện cho tình trạng xương dưới sụn và sụn khớp bị mài mòn, viêm, gây cứng khớp, khó vận động và dẫn đến những cơn đau nhức nghiêm trọng. Trong trường hợp nặng, thoái hóa khớp có thể khiến hai đầu xương va vào nhau và gây biến dạng khớp.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra và làm ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào của cơ thể. Tuy nhiên các khớp lớn (khớp gối, khớp háng), khớp ngón tay, bàn tay là những khớp dễ bị ảnh hưởng nhất. Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thoái hóa theo tuổi tác, chấn thương, sử dụng các khớp tay quá mức… Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bệnh tiến triển mạnh nhưng không có yếu tố tác động.

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay đi kèm với cảm giác đau nhức nghiêm trọng, cứng khớp và khó vận động. Thông thường để kiểm soát triệu chứng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị với thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Ở những trường hợp nặng, người bệnh có thể được yêu cầu phẫu thuật.

Các khớp bị ảnh hưởng

Các xương và một số khớp ngón tay kết nối lại với nhau cho phép các ngón tay cử động linh hoạt và chuyển động giống như bản lề. Tuy nhiên tình trạng viêm và thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ sự kết hợp nào. Bên cạnh đó bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc ở cả hai bàn tay. Ngoài ra một số vị trí khớp có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn những khớp còn lại.

  • Khớp IP: Có ba xương nhỏ ở mỗi ngón tay. Chúng được ngăn cách bởi các khớp được gọi là khớp IP hoặc khớp giữa. Khớp liên não gần (PIP) là khớp IP gần với khớp MCP nhất. Khớp liên não xa (DIP) là những khớp gần đầu ngón tay.
  • Khớp MCP: Xương bàn tay là các xương trong lòng bàn tay. Chúng được nối với các ngón tay bằng khớp metacarpophalangeal (MCP). Những khớp này cho phép con người duỗi thẳng và uốn cong các ngón tay.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay được phân thành hai nhóm chính. Bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

1. Nguyên nhân nguyên phát

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay xảy ra do các khớp bị hao mòn. Theo giải phẫu người, ở các đầu xương có một lớp vật liệu mịn. Lớp này được gọi là sụn. Nó có chức năng đệm các khớp, bảo vệ và cho phép các đầu xương trượt dễ dàng mà không va chạm vào nhau.

Tuy nhiên theo thời gian, sụn thoái hóa và có dấu hiệu hao mòn. Lúc này các đầu xương không được đệm và bảo vệ, chúng bắt đầu cọ xát vào nhau gây đau và làm phát sinh nhiều triệu chứng của viêm khớp khác.

Bên cạnh đó sự hao mòn của lớp sụn có thể kích thích các mô trong khớp sản sinh ra những tế bào viêm. Đồng thời làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khiến các khớp bị tổn thương nhiều hơn.

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay xảy ra do các khớp bị hao mòn
Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay xảy ra do các khớp bị hao mòn theo thời gian

2. Nguyên nhân thứ phát

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay có thể xảy ra sau khi bệnh nhân gặp những vấn đề sau:

  • Dị tật bẩm sinh: Theo kết quả nghiên cứu, các khớp xương dị tật thường có nguy cơ thoái hóa xương khớp cao hơn. Nguyên nhân là do dị tật bẩm sinh khiến khớp xương suy yếu, mất độ linh hoạt và giảm mật độ xương.
  • Chấn thương: Chấn thương được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là các khớp ngón tay và khớp nhỏ ở bàn tay. Sau khi chấn thương, sự liên kết giữa các khớp xương trở nên lỏng lẻo, khớp nhạy cảm và rất dễ tổn thương. Mặt khác, chấn thương khiến khớp xương suy yếu, chịu nhiều áp lực và tăng nguy cơ thoái hóa. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị trật khớp và gãy xương.
  • Một số tình trạng và bệnh lý liên quan: Thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay có thể xảy ra do một số bệnh lý liên quan. Điển hình như dây chằng lỏng lẻo, nhiễm trùng, rách hoặc bong gân, bệnh gút, viêm khớp, viêm và tổn thương sụn, lệch khớp…

Yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay:

  • Sử dụng quá mức các khớp ngón tay và bàn tay: Việc sử dụng quá mức các khớp ngón tay và bàn tay hoặc lặp đi lặp lại một vài cử động trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương, viêm và thoái hóa khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở những người làm công việc văn phòng, thường xuyên sử dụng chuột và bàn phím.
  • Duy trì chế độ ăn uống thiếu chất: Chế độ ăn uống thiếu chất khiến xương khớp suy yếu, mất tính ổn định và dễ rơi vào tình trạng viêm xương khớp. Ngoài ra nếu không dung nạp đủ lượng canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết, hệ thống xương có thể chậm phát triển, giảm mật độ xương. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thoái hóa khớp, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
  • Lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày: Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay thường tăng cao ở những bệnh nhân ít vận động hoặc lao động tay chân nhiều, làm việc, luyện tập gắng sức, thường xuyên bẻ khớp ngón tay, bàn tay… Đây đều là những thói quen khiến xương khớp chịu nhiều áp lực, dễ tổn thương và dễ hao mòn sụn khớp.
  • Di truyền: Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có quan hệ huyết thống gần (ông bà, cha mẹ, anh chị) bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay cao hơn so với nhóm đối tượng khác.
Sử dụng quá mức các khớp ngón tay và bàn tay
Sử dụng quá mức các khớp ngón tay và bàn tay trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tổn thương, viêm và thoái hóa khớp

Đối tượng nguy cơ của bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Đối tượng nguy cơ của bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay gồm:

  • Độ tuổi: Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay ở phụ nữ cao hơn so với nam giới. Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 1:2.
  • Tuổi tác: Tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp càng cao ở những người càng lớn tuổi. Bệnh thường xảy ra ở những người trên 55 tuổi.
  • Cân nặng: Nguy cơ thoái hóa khớp tăng cao ở những bệnh nhân bị thừa cân béo phì, bao gồm thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay.
  • Nghề nghiệp: Những người thường xuyên sử dụng bàn phím và con chuột, nhân viên văn phòng, nhân viên bốc vác, tài xế lái xe…
  • Một số đối tượng nguy cơ khác:
    • Những người có tiền sử chấn thương ở bàn tay hoặc/ và các ngón tay
    • Vận động viên hoặc những người thường xuyên chơi các môn thể thao tiếp xúc…

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay xảy ra kèm theo những triệu chứng khó chịu sau:

  • Đau khớp

Đau và cứng khớp là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay. Trong thời gian đầu, bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức âm ỉ và khó chịu ở các khớp.

Theo thời gian, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và đau liên tục. Lúc này người bệnh có thể bị đau nhói, khó uốn cong các khớp ngón tay. Ngoài ra đau khớp có thể nghiêm trọng hơn khi thời tiết lạnh, nhiễm trùng, sử dụng khớp nhiều, lặp đi lặp lại một động tác, ấn mạnh, ít vận động…

  • Cứng khớp

Cứng khớp thường xuất hiện đồng thời với tình trạng đau khớp. Cứng và đau khớp khiến người bệnh không thể uốn cong hoặc duỗi các khớp ngón tay. Cứng khớp thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc khi nghỉ ngơi và không sử dụng tay.

Tuy nhiên triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khi xoa bóp các đầu ngón tay từ 5 – 10 phút. Cứng khớp ngón tay xảy ra do tổn thương khớp khiến quá trình tiết dịch nhầy bôi trơn trong khớp giảm mạnh.

Đau và cứng khớp là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Đau và cứng khớp là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
  • Sưng và đỏ khớp

Thoái hóa khớp kích hoạt phản ứng viêm dẫn đến tình trạng sưng tấy và đỏ ửng ở các khớp. Đối với những khớp gần đầu ngón tay, nút sưng to được gọi là nút Herberden. Đối với khớp giữa của ngón tay, nút sưng to được gọi là Bouchard.

  • Xuất hiện tiếng kêu lục cục

Khi cử động người bệnh sẽ nghe thấy tiếng kêu lục cục ở các khớp. Đây chính là âm thanh các đầu xương ma sát ở khớp – nơi có sụn khớp bị thoái hóa.

  • Dị dạng khớp

Khi thoái hóa khớp bàn tay tiến triển và chuyển sang thể nặng, người bệnh có thể bị dị dạng khớp. Triệu chứng này có thể được nhìn thấy bằng mắt thường và cảm nhận khi sờ. Ở các khớp ngón tay, bàn tay, tình trạng thoái hóa khiến các khối xương cứng hình thành. Chúng phình to xung quanh hoặc trên khớp.

  • Nóng ran

Đôi khi người bệnh có cảm giác nóng rang ở các khớp bị tổn thương. Đặc biệt là khi sử dụng khớp.

  • Hạn chế khả năng vận động ở bàn tay và các ngón tay

Tình trạng thoái hóa làm mất tính linh hoạt ở các khớp. Điều này gây khó khăn trong việc uốn cong và duỗi bàn tay, khó cầm nắm đồ vật hoặc giảm độ bám.

Hạn chế khả năng vận động ở bàn tay và các ngón tay
Thoái hóa khớp khiến khả năng vận động ở bàn tay và các ngón tay bị hạn chế

Mức độ nghiêm trọng của bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Mặc dù không có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng quá trình tiến triển và các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc. Ở những trường hợp nặng, không sớm chữa trị hoặc kiểm soát không tố, bệnh có thể làm phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn. Bao gồm:

  • Viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ngón tay thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Nguyên nhân là do thoái hóa gây tổn thương và kích hoạt phản ứng sưng viêm quanh các khớp. Nếu không sớm kiểm soát, viêm khớp ngón tay có thể tiến triển thành mãn tính và gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.

  • Gai xương

Gai xương là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Chúng hình thành trong quá trình thích ứng của cơ thể với mục đích bù đắp lại khoảng trống ở khớp. Tuy nhiên gai xương xuất hiện gây chèn ép và tổn thương các mô mềm. Đồng thời gây ra cảm giác đau nhức và khiến người bệnh khó vận động.

  • Biến dạng bàn tay

Biến dạng bàn tay thường xảy ra ở những trường hợp thoái hóa nặng. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc cử động hoặc cầm nắm đồ vật.

  • Mất ngủ

Đau khớp khiến bệnh nhân khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không ngon, thường xuyên tỉnh giấc vào lúc giữa đêm. Tình trạng này xảy ra lâu ngày khiến bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính, cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và mất tập trung.

  • Tàn phế

Nếu thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay không được kiểm soát đúng cách, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị tàn phế. Điều này có nghĩ bệnh nhân không thể cử động và thực hiện các động tác cầm nắm.

  • Một số biến chứng khác
    • Gãy xương
    • Hoại tử xương
    • Nhiễm trùng khớp
    • Chảy máu
    • Suy hóa gân, dây chằng quanh khớp…

Bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường quá trình chẩn đoán thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay được phân thành hai giai đoạn. Bao gồm kiểm tra lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Người bệnh được kiểm tra tiền sử bệnh và mô tả các triệu chứng, bao gồm:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh: Bao gồm viêm khớp, chấn thương, gãy xương, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp và những bệnh lý liên quan.
  • Kiểm tra hiệu ứng động cơ: Bao gồm mức độ căng cứng, độ bám, khả năng vận động và phạm vi chuyển động của bệnh nhân.
  • Kiểm tra các nút sưng đỏ.
  • Kiểm tra cảm giác: Đau, nhức, sưng, đỏ viêm và nhức quanh các khớp ngón tay.
  • Kiểm tra những động tác làm tăng/ giảm triệu chứng đau và cứng khớp.
Bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay được chẩn đoán bằng cách kiểm tra triệu chứng
Bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay được chẩn đoán bằng cách kiểm tra triệu chứng và tổn thương

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi kiểm tra lâm sàng, người bệnh sẽ được yêu cần thực hiện một số kỹ thuật và xét nghiệm chẩn đoán. Điều này giúp bác sĩ rõ hơn về tình trạng đang gặp và mức độ phát triển của bệnh. Từ đó chỉ định thuốc và đề ra phác đồ điều trị thích hợp.

Một số kỹ thuật và xét nghiệm cần thực hiện:

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang được thực hiện với mục đích kiểm tra tổn thương và những bất thường ở các khớp, xương. Kỹ thuật này giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá mức độ tổn thương, chẩn đoán xác định. Đồng thời phân biệt thoái hóa khớp cùng với gãy xương, bệnh gout… Ngoài ra hình ảnh X-quang còn cho phép bác sĩ kiểm tra gai xương, biến dạng khớp, kiểm tra lượng sụn bị mòn và lượng sụn còn lại.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong quá trình chẩn đoán thoái hóa khớp, trong đó có thoái hóa khớp ở bàn tay. Kỹ thuật này tạo hình ảnh chi tiết về cấu trúc khớp, xương cùng với mô mềm. Từ đó giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí tổn thương, loại tổn thương, mức độ nghiêm trọng và thể bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Để phân biệt tổn thương do thoái hóa khớp cùng với bệnh gout, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh tự miễn dịch khác, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ kiểm tra yếu tố viêm và chẩn đoán phân biệt các bệnh lý.

3. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay không được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên các triệu chứng và diễn tiến của bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc, vật lý trị liệu và một số phương pháp khác.

Tùy thuộc vào tình trạng, khả năng đáp ứng với phương pháp và mức độ thoái hóa của bệnh nhân, người bệnh sẽ được yêu cầu điều trị thoái hóa khớp ngón tay bằng những phương pháp sau:

1. Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh sẽ được yêu cần chữa trị với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện cảm giác đau, nhức ở các khớp. Đồng thời phòng ngừa và kiểm soát mức độ viêm sưng.

Tuy nhiên các thuốc chống viêm không steroid thường chỉ được chỉ định cho trường hợp nhẹ đến trung bình, không có biến chứng (gai xương, biến dạng khớp), đau không quá nghiêm trọng.

Những loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng gồm:

    • Ibuprofen
    • Naproxen
    • Diclofenac (thuốc bôi ngoài)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để kiểm soát các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
  • Thuốc giảm đau thông thường

Thuốc giảm đau thông thường (như Paracetamol) được chỉ định cho những trường hợp nhẹ hơn, đau ngắt quãng hoặc không nghiêm trọng. Thuốc có tác dụng giảm đau, tăng khả năng vận động và độ linh hoạt cho người bệnh.

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Thuốc chống trầm cảm ba vòng chỉ được dùng cho những bệnh nhân bị đau nhiều gây rối loạn giấc ngủ hoặc làm ảnh hưởng đến tâm lý. Thuốc này có tác dụng xoa dịu cảm giác đau nhức, thư giãn tinh thần. Đồng thời giúp người bệnh ngủ sâu, dễ dàng hơn trong việc chìm vào giấc ngủ.

Doxepin, Imipramine hay Desipramine là những loại thuốc chống trầm cảm ba vòng thường được sử dụng.

  • Thuốc chứa Glucosamine và Chondroitin

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp thường được yêu cầu sử dụng thuốc chứa Glucosamine và Chondroitin để cải thiện tình trạng và đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương. Cả Glucosamine và Chondroitin đều là những hoạt chất có khả năng kích thích tăng tiết dịch nhầy, đẩy nhanh quá trình tái tạo sụn khớp. Từ đó giúp cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân.

  • Tiêm cortisone vào khớp

Đối với những trường hợp nặng, đau và viêm khớp không được kiểm soát bằng những loại thuốc nêu trên, bác sĩ có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân tiêm cortisone vào khớp. Thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau mạnh, xoa dịu cảm giác khó chịu trong thời gian ngắn.

Ngoài ra tiêm cortisone vào khớp còn giúp người bệnh phục hồi chức năng cho một phần cơ bị bất động do viêm khớp. Điều này giúp cải thiện khả năng vận động và cầm nắm cho bệnh nhân.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp duy trì khả năng vận động và độ linh hoạt ở các khớp bàn tay, ngón tay

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay sẽ được yêu cầu vật lý trị liệu trong thời gian sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào từng tình trạng, người bệnh có thể được yêu cầu vật lý trị liệu với những bài tập tăng cường hoặc nhiều loại chuyển động khác.

Phương pháp này có tác dụng duy trì khả năng vận động và độ linh hoạt ở các khớp bàn tay, ngón tay. Đồng thời kiểm soát cơn đau, hạn chế và giảm mức độ cứng khớp. Bên cạnh đó vật lý trị liệu còn giúp người bệnh tăng cường sức cơ, ổn định cấu trúc khớp và mô mềm, tăng phạm vi chuyển động và giúp người bệnh cầm nắm dễ dàng hơn.

3. Biện pháp kiểm soát tại nhà

Để giảm cảm giác đau nhức, cứng khớp, sưng và nhiều triệu chứng khó chịu khác của bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ dưới đây:

  • Chườm nóng

Chườm nóng mang đến hiệu quả cao đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay. Biện pháp này có tác dụng xoa dịu tình trạng cứng khớp và giảm đau. Ngoài ra nhiệt độ cao từ biện pháp chườm nóng còn giúp người bệnh giảm sưng đỏ, kích thích quá trình lưu thông máu, thư giãn mô mềm và tăng tiến độ phục hồi khớp hư tổn.

Để chườm nóng, người bệnh có thể dùng túi chườm hoặc bình thủy tinh chứa nước nóng 70 độ để chườm lên các khớp xương bị đau. Thực hiện mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút.

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh có thể được thực hiện xen kẽ với biện pháp chườm nóng để tăng hiệu quả giảm đau. Biện pháp này có tác dụng gây tê và giảm đau ở khu vực bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó chườm lạnh mỗi ngày còn giúp người bệnh giảm viêm và sưng ở các khớp.

  • Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Nếu khớp bị sưng và đau nhức nghiêm trọng, người bệnh nên nghỉ ngơi và tránh vận động nhiều ở các khớp. Sau khi cơn đau thuyên giảm, hãy duy trì các hoạt động nhẹ nhàng để tránh tình trạng cứng khớp, mất khả năng vận động.

  • Sử dụng nẹp hoặc băng thun

Trong thời gian điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay, người bệnh nên sử dụng nẹp hoặc băng thun để ổn định khớp xương tổn thương. Biện pháp này có tác dụng giảm đau và hạn chế những hoạt động làm ảnh hưởng đến khớp. Đồng thời giúp những tổn thương bên trong mau chóng lành, ngăn biến dạng khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Duy trì thói quen luyện tập

Sau chương trình vật lý trị liệu, người bệnh cần duy trì thói quen luyện tập tại nhà để duy trì hoạt động và độ linh hoạt của các khớp xương. Đối với trường hợp thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay, người bệnh cần luyện tập với động tác nắm tay và động tác uốn cong các ngón tay. Nên thực hiện mỗi khi rảnh rỗi để tăng hiệu quả.

  • Duy trì chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống góp phần làm lành tổn thương, giảm viêm, đau nhức và kiểm soát tình trạng thoái hóa hiệu quả.

Vì thế trong thời gian điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống giàu canxi, mangan, phốt pho, chất chống oxy hóa, vitamin (đặc biệt là vitamin A, B, C, D) và axit béo omega-3. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng có khả năng đẩy nhanh tiến độ phục hồi khớp xương tổn thương, giảm đau, giảm viêm hiệu quả.

Ngoài ra canxi, mangan, vitamin D đều là những chất tham gia vào quá trình cấu tạo xương, giúp tăng mật độ xương, ổn định khớp, giảm nguy cơ gãy xương, loãng xương.

4. Phẫu thuật

Nếu điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, bệnh nhân có biến chứng hoặc có nguy cơ hoại tử xương, gãy xương, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để kiểm soát tình trạng. Tùy thuộc vào khớp ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể nhận một số chỉ định sau:

  • Ghét khớp (hợp nhất)
  • Thay khớp (thay toàn bộ khớp hư tổn bằng khớp nhân tạo).
Phẫu thuật
Phẫu thuật khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, bệnh nhân có biến chứng hoặc có nguy cơ hoại tử xương, gãy xương

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Những biện pháp dưới đây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay, cụ thể:

  • Tránh lặp đi lặp lại một hoặc hai động tác trong thời gian dài.
  • Tránh làm việc nặng, không làm việc gắng sức, nên để các khớp nghỉ ngơi, đặc biệt là khi có cảm giác đau mỏi.
  • Nên duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng. Tránh để khớp bất động hoặc ít vận động trong thời gian dài.
  • Vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, bạn nên xoa bóp hoặc thực hiện những bài tập nhẹ nhàng tác động đến ngón tay, bàn tay, cổ tay. Điều này giúp hạn chế tình trạng cứng khớp, khớp dẻo dai và linh hoạt hơn.
  • Giảm cân khi cần thiết.
  • Duy trì chế độ ăn uống nhiều rau xanh, tránh cây, thịt, cá, trứng, sữa chua. Đồng thời bổ sung thực phẩm giàu vitamin, canxi, mangan, chất chống oxy hóa, axit béo omega 3 vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
  • Kiểm soát tâm trạng, tránh căng thẳng quá mức.
  • Hạn chế chấn thương bằng cách thận trọng khi chơi thể thao và tham gia vào các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu gãy xương, mắc các bệnh tự miễn…

Nhìn chung thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên việc chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển và gây ra nhiều rủi ro không mong muốn. Vì thế bệnh nhân cần thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy các ngón tay, bàn tay thường xuyên đau nhức, sưng, viêm, khó chịu.

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết

Bình luận (30)

  1. Nguyễn Nga says: Trả lời

    Khớp ngón tay của em bị tổn thương đến nỗi cử động nhẹ cũng nghe lạo xạo, co duỗi nhẹ cũng chẳng được, rất đau, em hầu như chả cầm nắm được gì. Em đã thử nhiều thuốc tây rồi và giờ muốn chuyển sang dùng thuốc đông y có ổn hơn không ạ

    1. Robusta says:

      Chữa thoái hóa khớp theo tây y thì nhanh hơn chứ đông y bao giờ mới khỏi được bạn ơi? Mình cũng bị thoái hóa khớp ngón tay, đang tính qua đa khoa chụp chiếu các kiểu rồi lấy thuốc về uống, chắc 2 toa là xong bệnh ngay ấy mà

    2. Nguyễn Nhị says:

      Thuốc tây tuy hiệu quả giảm đau nhanh nhưng uống có thể gặp nhiều tác dụng phụ nhé, đặc biệt nếu cơ địa lâu lành phải uống dài thì có thể bị suy thận, suy gan. Trước tôi cũng uống quá nhiều thuốc tây mà thận yếu đi, sau chuyển qua đông y thấy lành tính hơn hẳn, uống người khỏe lên mà vẫn hiệu quả như thường, không có gặp tình trạng phụ thuộc vào thuốc

  2. Selena Đỗ says: Trả lời

    Em sinh xong thì bắt đầu đi làm lại, làm 1 thời gian thì em thấy các khớp ngón tay bắt đầu đau, gõ bàn phím nhẹ cũng khó khăn, cảm giác nó cứ nóng rồi cứng cứng, đi khám loài ra bị thoái hóa, chắc do gõ máy tính nhiều quá. Mà em đang cho con bú dùng thuốc kháng viêm, giảm đau không được tốt cho mẹ và bé thì dùng quốc dược phục cốt khang được không

    1. Nguyễn Minh says:

      Uống tốt quá đấy chứ mom ơi, đang cho con bú mom mà đụng thuốc kháng viêm, kháng sinh giảm đau thể nào cũng dính ba cái kháng sinh dễ làm khô sữa lắm, nguy hại cực kỳ, mom nghe mình dùng thuốc quốc dược phục cốt khang tốt đấy. Thuốc này toàn bộ là thảo dược thiên nhiên nên uống an toàn, mẹ bỉm 6 tháng là dùng được rồi, lúc mình mình khám và điều trị tại trung tâm là mình cũng đã tìm hiểu rất là kỹ đó. Mình dạo sinh xong chẳng biết sao xương khớp yếu đi, cộng thêm trước đó làm công nhân dùng tay nhiều nên bị thoái hóa lúc nào chả hay, co duỗi nhẹ cũng đau nên chả bồng con được thấy tủi kinh khủng. Cũng may ngày trước mình cũng nghe qua thuốc này rồi sau đó mình tìm hiểu kỹ hơn rồi liên hệ với trung tam để đặt lịch thăm khám. Đến trung tâm thăm khám rồi bác sĩ Nhuần kê mình thuốc liệu trình 3 tháng thuốc. Mình điều trị tại trung tâm 3 tháng thuốc thì lành hẳn, dù uống lâu vậy nhưng sữa vẫn không hề bị mất nha mom, thấy người khỏe ra hẳn luôn ấy, tay chân linh hoạt không khó chịu gì cả. Mom xem bài này người ta review kỹ nè để an tâm dùng

    2. Vòng Tay Phong Thủy says:

      Chắc mình tìm mấy bài tập vật lý trị liệu tự tập ở nhà chờ con cai sữa rồi tính tiếp chứ uống thuốc đông y đun sắc mất thời gian quá, nay mình đi làm lại rồi ko có thời gian, con mình cũng gần 2 tuổi, sắp cai được rồi

    3. Hương Hòa Lê says:

      Bệnh xương khớp mà để lâu nó càng trầm trọng nhé, đừng tới lúc ngón tay liệt luôn mới hối. Chị yên tâm thuốc quốc dược phục cốt là dạng cao đặc với viên hoàn nên có thể dùng luôn chẳng cần đun sắc, tiện mà. Tôi cũng đnag uống đây, chứ để mà có thời gian sắp xếp các thứ rồi mới uống thuốc thì còn lâu bệnh mới khỏi

    4. Vũ Hà Ly says:

      Tôi nhận định là thuốc này rất an toàn và hiệu quả nhất là mấy trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nên trước đó đấy. Như mẹ tôi 72 tuổi có huyết áp cao, tiểu đường và xương khớp. Mà uống thuốc quốc dược bệnh xương khớp gần như là khỏi hẳn đó, tiểu đường và mhuyeets áp vẫn ổn định

  3. Minh Tân Trần says: Trả lời

    Đã bác nào đi tiêm cái cortison gì đó vào khớp chưa, giảm đau nhanh không ạ? Nếu nhanh em đi tiêm quách cho khỏe khỏi uống thuốc ngày này qua ngày khác

    1. Quốc Thinh says:

      Mình tiêm 1 mũi vào là thấy đỡ đau hẳn luôn đấy, mà cũng tùy, có người phải 2,3 mũi mới đỡ cơ mà cái này giảm đau thời gian ngắn thôi, tầm 2 tuần mình bắt đầu cảm nhận được cơn đau về lại

    2. Phan Như Thảo says:

      Tiêm hay ko là do bs chỉ định chứ đâu phải ưng là tiêm, bị nặng lắm mà thuốc ko xi nhê mới dùng cách này chứ tiêm chất vào ng thì chả ai khuyến khích, hại cơ thể mà chất này nó cũng chẳng giúp bạn hết đau vĩnh viễn, rồi cứ phải đi tiêm cả đời thôi, nên tìm hiểu cách gì trị luôn 1 lần dứt điểm

  4. Huyền Trang says: Trả lời

    Bị bệnh thoái hóa khớp tay này cần kiêng cử gì vậy ạ, em tìm hiểu thấy mỗi chỗ viết phải kiêng những thứ khác nhau, cuối cùng chả biết phải kiêng gì nữa. Muốn vừa uống thuốc vừa kiêng cử chút cho nhanh hết bệnh mà hoang mang quá thể

    1. Trần Nguyệt Hà says:

      Kiêng vận động tay sai tư thế, cầm nắm đồ vật nặng, hạn chế tác động quá nhiều vào nó sẽ khiến cơ xương khớp bị tác động mạnh rồi làm bạn đau hơn nữa đấy

    2. Cánh Diều says:

      Ủa tưởng bị cái bệnh này càng phải vận động chứ không xương khớp nó bại luôn chứ, thế người ta bày ra mấy bài tập vật lý trị liệu làm gì? Nghe mông lung ghê? Em định tập mấy bài này để chữa trị không dùng thuốc đấy chứ

    3. Hoàng Oanh says:

      Vật lý trị liệu khác với vận động nhiều chứ bạn, bị thoái hóa thì nên tập thể dục cho ngón tay nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, khi đó xương khớp không bị tổn thương do bị tác động mạnh. Mà mấy bài này hỗ trợ thôi nha, bạn mà nghĩ nó có thể chữa khỏi bệnh thì 100% sai lầm, lo tìm thuốc uống từ bên trong mới khỏi được

  5. Nguyễn Thị Mỹ says: Trả lời

    Đang dùng thuốc của bên đỗ minh đường mà không hiểu sao uống được tuần thấy bắt đầu khớp ngón tay nó đau hơn, tưởng càng uống càng đỡ chứ sao lại nhức nhối hơn thế này?

    1. Mẫn Mẫn says:

      Giai đoạn đầu sẽ có hiện tượng công thuốc đấy, nhiều người đều trỉa qua giai đoạn này, đó là cơ chế của đông y, bạn cứ dùng thuốc thêm tầm tuần nữa mình nghĩ sẽ đỡ đau hơn rồi sau đó nó cải thiện dần dần nè

    2. Thủy Văn says:

      Mình có tìm hiểu và đã điều trị và biết được công thuốc là lúc thuốc tác động vào cơ thể, đẩy những khí độc, chất ứ dọng trong cơ thể ra nên cảm giác sẽ đau nhức hơn, chờ mấy độc tố này thải ra hết thì bắt đầu cơ khớp nhẹ nhõm đấy. Qua được gian đoạn này là sẽ được giảm đau từ từ và nhanh khỏi

  6. Nguyễn Hương 27 tuổi says: Trả lời

    Mình đây 27 tuổi, dân văn phòng gõ máy tính lia lịa nên bị thoái hóa khớp ngón tay, mấy bà chị đồng nghiệp khuyên uống quốc dược phục cốt khang nhưng mình hơi phân vân, sơ nó ảnh hưởng,tại chưa sinh con cái

    1. Nguyễn Thị Ngọc Hà says:

      Dùng thuốc tây thì mới lo ảnh hưởng nội tiết, phủ tạng rồi tác dụng phụ này kia chứ đông y thì hoàn toàn không có chuyện đó đâu, đông y uống vào lành tính còn giúp điều hòa nội tiết tố, thêm nữa là thuốc của trung tâm thuốc dân tộc là dược liệu sạch, có kiểm nghiệm độ an toàn rồi nên an tâm

    2. Tôi Là Huệ says:

      Vậy em có thể làm châm cứu tại trung tâm thuốc dân tộc này luôn. Ngoài có thuốc thì bên trung tâm còn có cả châm cứu và bấm huyệt giúp giảm đau khá tốt. Nếu nặng thì có thể uống thêm thuốc nữa nên tác dụng càng nhanh. Cứ thuốc và châm cứu tại trung tâm thuốc dân tộc là không có cần lăn tăn gì

  7. Đoàn Thị Thu THảo says: Trả lời

    Bị thoái hóa khớp ngón tay có khi nào phải mổ ko ạ? Sao tớ nghe tới dao kéo là lại rùng mình, nghĩ cảnh mổ xong đau đớn rồi phải kiêng cử các kiểu mệt mỏi thật sự ấy

    1. Cốm Ăn Ngon Moriga says:

      Ko nghe bảo bệnh này phải mổ ấy, sẽ cho uống thuốc hoặc tiêm cortisone gì đó vào nếu bị nặng quá, đi khám đi, uống đâu 10 ngày thuốc bên đa khoa là sẽ hết đau ngay ấy mà

  8. Văn Hùng says: Trả lời

    Bác sĩ nào chữa thoái hóa khớp giỏi vậy mọi người ơi?? Đông y ấy nhé chứ thuốc tây em uống vào nóng người lắm. Giờ nhiều người tự xưng thầy thuốc đông y quá nên em sợ gặp phải lang băm thì chết em thôi ah

    1. Trương Quốc Bảo says:

      Tôi chữa bác sĩ Tuấn bên trung tâm thuốc dân tộc, bác có bằng cấp, chứng chỉ đàng hoàng, kinh nghiệm cũng lâu năm rồi, bác hay lên vtv2 chia sẻ mấy kiến thức về bệnh xương khớp ấy, bạn xem thông tin đây, có bài báo viết về bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm đây

    2. Cam Tien says:

      Bac si nay co kham tu o nha khong a vi em thay may phong kham toan het gio hanh chinh la ho nghi roi, em di lam nen kho ghe vao may khung gio do lam

    3. Huyền Anh says:

      Bác Lê Hữu Tuấn có mặt ở trung tâm thuốc dân tộc theo ca đó bạn, bạn cứ gọi điện vào số điện thoại 024 7109 6699 để hẹn đặt lịch khám bác sĩ Tuấn nhé

  9. Lý Thị Mỹ Tình says: Trả lời

    Bị thoái hóa khớp này cả nhà chườm lạnh cũng giảm đau nhanh đấy, em mỗi lần chườm cũng cả 30 phút, ngày làm cả chục lần vậy, mỗi lần xong cảm giác tay đỡ đau hẳn

    1. Không Sợ Đắt says:

      Mỗi lần chườm tầm 15p thôi bạn ơi, cứ cách khoảng 4 tiếng chườm một lần, để lâu quá không tốt mà cũng đừng chườm đá trực tiếp lên nhé, mua cái túi chườm mà đựng. Chườm lạnh tốt mà chườm sai cách thì lại tác dụng ngược bạn ạ, tổn thương mô cơ đấy

  10. Nhật Hạ says: Trả lời

    Ở Sài Gòn nhiều bệnh viện quá, em chả rõ chỗ nào khám chữa bệnh thoái hóa này ok chút mà dịch vụ được được chút để em tới khám, mọi người tư vấn giúp em với ạ

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua