Sưng Đầu Gối

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Chuyên môn: Đau nhức xương khớp, Tê Bì Tay Chân | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Sưng đầu gối là một tình trạng phổ biến, có thể hạn chế tính linh hoạt và chức năng của đầu gối. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng không mong muốn, chẳng hạn như mất cơ hoặc hình thành khối u.

Sưng đầu gối
Sưng đầu gối có thể liên quan đến chấn thương hoặc các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

Sưng đầu gối là bệnh gì?

Sưng đầu gối có thể là tình trạng cấp tính do chấn thương hoặc bệnh lý mãn tính phát triển theo thời gian. Vị trí sưng đôi khi cũng có thể khác nhau, chẳng hạn như ở khớp hoặc các mô mềm xung quanh đầu gối. Có nhiều nguyên nhân và vấn đề khác nhau có thể dẫn đến đầu gối bị sưng, chẳng hạn như:

1. Chấn thương đầu gối

Các chấn thương ở xương, khớp, dây chằng, gân, bao khớp hoặc sụn khớp của đầu gối có thể gây đau và sưng. Các chấn thương nghiêm trọng có thể khiến máu tràn vào các khoang khớp gối, dẫn đến sưng, nóng, cứng khớp hoặc bầm tím ngoài da. Tình trạng này đôi khi có thể cần điều trị y tế khẩn cấp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Người bệnh cũng nên đến bệnh viện để được chăm sóc y tế nếu cơn đau đầu gối trở nên nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến khả năng chịu trọng lượng. Ngoài ra, tình trạng nghi ngờ gãy xương cũng nên được chăm sóc y tế để tránh các rủi ro liên quan.

2. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa sụn khớp gối. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sản xuất quá nhiều dịch khớp, khiến khớp gối sưng tấy. Sưng đầu gối do thoái hóa khớp gối thường đi kèm các cơn đau đớn, cứng khớp hoặc khó chịu.

thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp có thể dẫn đến tăng sản xuất dịch khớp và gây sưng đầu gối

Trên thực tế, người bệnh thoái hóa khớp gối thường có nhiều nguy cơ bị sưng đầu gối. Tuy nhiên tình trạng sưng thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Do đó, nếu sưng đầu gối nghiêm trọng, nguyên nhân có thể liên quan đến các nguyên nhân khác.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến và có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, các triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp chăm sóc tại nhà, vật lý trị liệu hoặc tiêm thuốc điều trị.

3. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch khớp gối là túi trong suốt, nhỏ, mỏng, chứa đầy dịch. Túi này làm nhiệm vụ đệm, làm giảm ma sát giữa xương và mô mềm xung quanh, chẳng hạn như da, cơ. Ở đầu gối có 11 bao hoạt dịch, trong đó có 2 bao hoạt dịch dễ bị viêm và dẫn đến sưng đầu gối.

Trong hầu hết các trường hợp, viêm bao hoạt dịch có thể được điều trị bằng cách chăm sóc tại nhà hoặc điều trị  y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, đôi khi viêm bao hoạt dịch có thể bị nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm và chứa đầy mủ. Tình trạng này có thể dẫn đến cảm giác nóng, khiến người bệnh bị sốt và cần chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh gây đe dọa đến tính mạng.

4. Bệnh gout

Gout là tình trạng tích tụ các tinh thể axit uric cực nhỏ ở bên trong khớp, dẫn đến sưng tấy và đau đớn dữ dội. Tình trạng này được gọi là cơn gout cấp tính và thường phổ biến vào ban đêm. Cơn gout cấp tính thường xảy ra nhanh chóng, kèm theo đau đớn đột ngột, đỏ và nóng da.

bệnh gout ở đầu gối
Gout là tình trạng tích tụ các tinh thể nhỏ dẫn đến sưng khớp

Bệnh gout thường gây ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến đầu gối. Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến gót chân, mắt cá chân và mu bàn chân. Ngoài ra, các triệu chứng gout thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp tại một thời điểm nhất định.

Một cơn đau do gout thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và các biện pháp điều trị y tế khác để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp có thể hỗ trợ ngăn ngừa cơn gout trong tương lai.

5. Bệnh giả gout

Bệnh giả gout (Pseudogout) là tình trạng hình thành các triệu chứng tương tự như bệnh gout. Tình trạng này cũng liên quan đến sự tích tụ các tinh thể cực nhỏ (tinh thể canxi pyrophosphat) bên trong các khớp. Các tinh thể này có thể tích tụ bên trong đầu gối, dẫn đến sưng đầu gối và đau đớn dữ dội. Ngoài ra, da ở khớp gối cũng có thể bị đổi màu.

Bệnh giả gout thường gây ảnh hưởng đến đầu gối, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến vai, khuỷu tay, mắt cá chân, cổ tay, các khớp ngón tay, hông và cột sống. Các triệu chứng bệnh cũng có xu hướng ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc và có thể bị nhầm thành viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp.

Trong một số trường hợp, bệnh giả gout được gọi là bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat dihydrat (CPPD) hoặc viêm khớp do tinh thể canxi pyrophosphat cấp tính. Các triệu chứng bệnh giả gout có thể tự cải thiện sau vài tuần. Người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị y tế khác để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

6. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến lớp lót của khớp, dẫn đến sưng, cứng khớp, đau, mềm và đỏ khớp. Mặc dù các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường biểu hiện ở bàn tay, cổ tay và bàn chân, tuy nhiên bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp lớn, bao gồm đầu gối.

viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp dẫn đến sưng và đau ở cả hai bên đầu gối

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể xu hướng đối xứng. Do đó, các triệu chứng thường có xu hướng gây ảnh hưởng đến cả hai đầu gối.

Ngoài việc gây đau và sưng khớp, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như mệt mỏi, sốt nhẹ và cảm giác không khỏe. Chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp kịp thời có thể giúp giảm thiểu tổn thương khớp lâu dài.

7. Nhiễm trùng

Một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn (chẳng hạn như Chlamydia và nhiễm trùng đường tiêu hóa) có thể kích thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến đau và sưng khớp. Đôi khi, các triệu chứng này có thể tự biến mất hoặc được điều trị bằng thuốc chống viêm không kê đơn. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc mãn tính, người bệnh có thể cần được chăm sóc y tế.

Ngoài ra, một số bệnh lý nhiễm trùng khác có thể gây sưng đầu gối, bao gồm:

  • Lupus ban đỏ: Đây là một tình trạng mãn tính, khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh, bao gồm các mô ở khớp.
  • Bệnh Lyme: Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng tương tự như bệnh cúm, phát ban và gây sưng các khớp.

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây sưng đầu gối. Tình trạng này có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như đối với bệnh Lyme.

Các yếu tố rủi ro gây sưng đầu gối

Ngoài ra, các nguyên nhân cơ bản, một số yếu tố rủi ro có thể dẫn đến sưng đầu gối bao gồm:

  • Độ tuổi: Tình trang sưng khớp và thoái hóa khớp hoặc viêm khớp thường tăng lên theo độ tuổi.
  • Chơi thể thao: Một số môn thể thao có thể liên quan đến các hoạt động như xoay đầu gối, chẳng hạn như bóng rổ, có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và dẫn đến sưng tấy.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây căng thẳng cho khớp gối, góp phần khiến các mô và sụn khớp bị thoái hóa, dẫn đến sưng đầu gối. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến sưng đầu gối.

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi tình trạng sưng đầu gối có thể liên quan đến các khối u lành tính hoặc ác tính. Vết sưng có thể kèm theo cảm giác đau nhức âm ỉ. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị sốt, sụt cân và đổ mồ hôi vào ban đêm.

Chân đoán và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp là cách tốt nhất để tránh các rủi ro liên quan.

Sưng đầu gối có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, sưng đầu gối có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Mất cơ: Sưng đầu gối có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ, điều này có thể khiến cơ đùi suy yếu và bị teo.
  • Hình thành u nang: Tình trạng tích tụ chất lỏng ở bên trong đầu gối có thể dẫn đến việc hình thành u nang ở phía sau đầu gối. U nang có thể bị sưng, dẫn đến đau đớn, nhưng thường được cải thiện sau khi chườm đá hoặc chăm sóc y tế phù hợp. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được chọc hút dịch để tránh các rủi ro liên quan.

Chẩn đoán tình trạng sưng đầu gối

Bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh lý và khám sức khỏe tổng quát để xác định các triệu chứng liên quan. Sau đó, người bệnh có thể cần thực hiện các xét nghiệm để xác định các vấn đề cơ bản dẫn đến sưng đầu gối.

Xét nghiệm hình ảnh: 

Các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp bác sĩ xác định vị trí cơn đau và các nguyên nhân dẫn đến sưng khớp gối. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang có thể được sử dụng để loại trừ nguyên nhân gây gãy xương, trật khớp hoặc xác định tình trạng viêm khớp.
  • Siêu âm: Siêu âm khớp có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm khớp hoặc các rối loạn ảnh hưởng đến dây chằng và gân.
  • Chụp MRI: Hình ảnh MRI có thể xác định các chấn thương dây chằng, gân và các mô mềm không thể xác định ở hình ảnh X – quang.
chẩn đoán sưng đầu gối
Bác sĩ có thể kiểm tra đầu gối và chỉ định các xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán tình trạng

Chọc hút dịch khớp:

Để chẩn đoán nguyên nhân gây sưng đầu gối, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch khớp. Xét nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của:

  • Máu, có thể liên quan đến chấn thương hoặc các rối loạn chảy máu ở khớp
  • Vi khuẩn, là dấu hiệu nhiễm trùng khớp
  • Các tinh thể ở khớp trong tình trạng bệnh gout hoặc giả gout

Cách điều trị sưng đầu gối

Các biện pháp điều trị tình trạng sưng khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân gây sưng đầu gối, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tiền sử của người bệnh. Việc điều trị bao gồm sử dụng thuốc giảm đau và áp dụng các thủ thuật loại bỏ chất lỏng từ khớp.

1. Chăm sóc tại nhà

Trong nhiều trường hợp, đầu gối bị sưng nhẹ hoặc trung bình có thể được điều trị tại nhà. Các biện pháp phổ biến thường được áp dụng bao gồm:

chườm đá giảm sưng đầu gối
Chườm đá có thể hỗ trợ giảm đau và giảm sưng đầu gối
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi có thể cho khớp có thời gian hồi phục và sửa chữa các tổn thương. Người bệnh nên ngừng thực hiện các hoạt động thể thao và các hoạt động tác động đến đầu gối trong 24 giờ hoặc lâu hơn. Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng gập và duỗi thẳng đầu gối nhẹ nhàng nhiều lần trong ngày để duy trì phạm vi chuyển động.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giảm lưu lượng máu đến đầu gối và hạn chế tình trạng viêm, sưng. Ngoài ra, điều này cũng làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp và ngăn ngừa các tín hiệu đau từ não bộ. Người bệnh có thể chườm lạnh lên đầu gối 20 phút mỗi lần và nhiều lần trong ngày để cải thiện các triệu chứng. Không chườm trực tiếp đá lên da để tránh bỏng lạnh.
  • Băng nén: Băng đầu gối bằng băng rộng 8 – 10 cm có thể hạn chế hoặc giảm sưng. Tuy nhiên không băng đầu gối quá chật, điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nâng cao đầu gối: Biện pháp này có thể giảm lưu lượng máu đến đầu gối, giúp giảm viêm, sưng và khó chịu. Người bệnh có thể ngồi và kê cao chân bị tổn thương hoặc nằm và kê chân cao hơn tim để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Áp dụng các biện pháp cải thiện tình trạng sưng đầu gối tại nhà trong 1 – 3 ngày. Nếu tình trạng sưng không được cải thiện hoặc cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

2. Thuốc điều trị

Một số loại thuốc không kê đơn có thể được sử dụng để giảm sưng đầu gối và các cơn đau liên quan. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID, bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể hỗ trợ giảm đau và sưng hiệu quả.
  • Acetaminophen có thể cải thiện các cơn đau cấp tính, nhưng không có tác dụng giảm sưng.
  • Thuốc salicylat tại chỗ, được sử dụng để bôi trực tiếp lên da bị ảnh hưởng, nhằm mục đích giảm đau và sưng. Thuốc bôi được chỉ định để điều trị cơn đau do viêm khớp và không được sử dụng ở vùng da tổn thương, cơ vết nứt, nhiễm trùng hoặc phát ban.

3. Phẫu thuật

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không được cải thiện với các biện pháp tại nhà, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc các biện pháp xâm lấn khác. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

điều trị tình trạng sưng đầu gối
Người bệnh có thể cần chọc hút dịch khớp để hỗ trợ giảm sưng
  • Chọc hút dịch: Bác sĩ có thể hút dịch, chất lỏng từ khớp để giảm áp lực lên khớp. Sau khi hút dịch khớp, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào khớp để chống viêm.
  • Nội soi khớp: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi đưa vào một vết rạch nhỏ ở khớp gối để loại bỏ các mô bị tổn thương và điều trị các vấn đề gây ảnh hưởng đến đầu gối.
  • Thay khớp: Trong các trường hợp tổn thương khớp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để cải thiện chức năng và sức mạnh của đầu gối.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Trong một số trường hợp, sưng đầu gối có thể cần được điều trị y tế chuyên nghiệp để tránh các rủi ro liên quan. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn nếu xuất hiện các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Đầu gối bị sưng nghiêm trọng hoặc có bất thường rõ rệt
  • Đầu gối không thể duỗi thẳng hoặc không thể uốn cong hoàn toàn
  • Đau đầu gối nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị không kê đơn
  • Da đầu gối thay đổi màu, nóng hoặc đỏ
  • Sốt trên 38 độ C
  • Sưng đầu gối kéo dài hơn 3 ngày

Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và đề nghị các xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán nguyên nhân. Chẩn đoán và điều trị sớm và cách tốt nhất để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Phòng ngừa sưng đầu gối

Sưng đầu gối thường liên quan đến chấn thương hoặc các tình trạng sức khỏe liên quan. Để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro liên quan, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa chấn thương.

Cụ thể, người bệnh có thể ngăn ngừa nguy cơ sưng đầu gối bằng các biện pháp như:

  • Tăng cường các cơ xung quanh đầu gối có thể hỗ trợ khớp và giảm áp lực tác động lên đầu gối.
  • Thực hiện các bài tập tác động thấp, chẳng hạn như thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc bơi lội để tránh các tổn thương ảnh hưởng đến đầu gối.
  • Duy trì cân nặng hợp lý có thể hạn chế các hao mòn, tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ sưng đầu gối.

Sưng đầu gối có thể liên quan đến chấn thương hoặc là các triệu chứng điển hình của các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ làm hạn chế tính linh hoạt và chức năng của đầu gối mà còn có thể tiến triển gây ra những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời. Người bệnh nền tìm đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và được bác sĩ chuyên môn tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể được chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trong trường hợp bị sưng đầu gối do mắc các bệnh lý xương khớp, các triệu chứng sưng đau đã diễn ra trong thời gian dài dài, chữa trị nhiều cách không khỏi, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, người bệnh nên tìm đến các bài thuốc YHCT được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Bình luận (30)

  1. Nguyễn Quốc says: Trả lời

    Đầu gối bên phải của tôi bị sưng nhẹ hơn 1 tháng nay, vận động và đi lại cảm giác đau nhức bên trong, tôi có ở nhà tự chườm lạnh nhưng không thấy đỡ mấy, xin hỏi có ai bị giống tôi không và nên điều trị bằng cách nào

    1. Lê Thắng says:

      Tốt nhất là đi khám để biết bệnh gì rồi mới tìm được phương pháp giải quyết phù hợp, nhưng tôi nghĩ khả năng cao bị thoái hóa khớp gối giống tôi rồi, bệnh thoái hóa này không sưng nặng nhưng cứ đau nhức âm ỉ bên trong, ở nhà chườm với đắp lá mãi không khỏi tôi mới đi khám thì biết bị thoái hóa, giờ đang dùng thuốc tây bệnh viện cho mà không thấy khả quan lắm, đang tìm hiểu qua đông y xem thế nào

    2. Huỳnh Lâm says:

      Nếu muốn điều trị qua sang bên đông y thì bác tham khảo thuốc quốc dược phục cốt khang này xem .Thuốc này của trung tâm thuốc dân tộc, tôi dùng rồi thấy ổn lắm, đỡ được hơn 1 năm nay chưa thấy đau trở lại, tôi bị thoái hóa khơp này từ năm 2017 lúc đầu nó chỉ nhức mỏi bên trong, đi khám thì biết bệnh. hồi đó tôi cũng điều trị bằng thuốc tây, đợt nào đau lại uống thuốc một đợt thuốc khỏi lại ngưng, nhưng đến năm ngoái thì khớp có dấu hiệu bị sưng, đêm nào cũng đau không tài nào ngủ được, đi khám lại thì bác sĩ nói tình trạng của tôi bị nặng rồi, kê thuốc cho tôi dùng nhưng thấy không ăn thua mấy nữa, nghĩ bụng dùng đến 3 năm trời thuốc tây bệnh đã không đỡ nó còn nặng thêm nên tôi quyết định chuyển qua đông y điều trị và được giới thiệu đến trung tâm thuốc dân tộc khám và lấy thuốc quốc dược phục cốt khang về dùng tại nhà, dùng được khoảng 2 tuần thì giảm đau dần, cảm giác khớp cũng bớt sưng, đến hết 3 tháng thì khỏi hoàn toàn, không sưng không đau gì nữa, đi đứng vận động trở lại bình thường, và như tôi nói khỏi một cái cho đến bây giờ luôn

    3. Trần Minh Tuấn says:

      Thuốc quốc dược bạn dùng có thể khỏi dứt điểm được thoái hóa khớp luôn ah, nếu thế thì quá tốt , tôi đi tây y năm lần bảy lượt bác sĩ đều nói bệnh này không chữa được phải học cách sống chung với bệnh thôi

    4. Phi Hùng says:

      Đúng như bác sĩ nói là bệnh thoái hóa không thể nào chữa khỏi được vì nó là tổn thương ở trong xương khớp của mình rồi nhưng bên tây y chữa bệnh này chủ yếu là chữa triệu chứng tạm thời, tôi dùng nhiều rồi nên không lạ gì nữa, toàn là thuốc giảm đau kháng viêm thôi, uống thì đỡ mà hết thuốc mấy bữa nó lại đau lại, còn đông y nó lại đánh vào gốc bệnh, có giai đoạn củng cố xương khớp giúp bệnh ổn định lâu dài, tôi dùng thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc đến gần 2 năm nay chưa bị tái phát lại rồi đấy, chỉ cần khi ngưng thuốc cố gắng luyện tập thể dục thể thao theo lời bác sĩ dặn là được, nói chung được như bây giờ cũng đã là quá tốt rồi

  2. Trần Hạnh says: Trả lời

    Bệnh gout tôi tưởng chỉ đau mỗi khớp ngón chân thôi chứ liên quan gì đế đau khớp gối nhờ ?

    1. Lê Văn Thu says:

      Gout nó đau tất, không trừ một khớp nào, tôi ban đầu phát bệnh là chỉ đau mỗi ngón chân cái, sau nó đau cả khớp ngón tay, cổ tay rồi cả khớp gối

    2. Nguyễn Chí says:

      Tôi bị đau khớp gối mấy tháng nay cứ nghĩ do bệnh tuổi già, hôm trước đau quá không chịu được mới đi khám thì phát biện bị gout, bác nên đi khám xem thế nào, bệnh gout này phát hiện càng sớm càng tốt, để lâu nó biến chứng hỏng hết xương khớp

  3. Thành Béo says: Trả lời

    Nếu bị gout thì có thuốc nào có thể chữa khỏi được không ? Tôi không chỉ sưng đầu gối mà các khớp ngón tay ngón chân đều bị sưng viêm, đau nhức kinh khủng

    1. Phạm Hưng says:

      Gout phải điều trị theo phác đồ thuốc của bác sĩ, tôi 4 năm nay không ngày nào là không dùng thuốc, rời ra là y như rằng nó hành cho đau đến mất ăn mất ngủ, thuốc thì nhiều loại lắm, tôi thấy có bài này viết khá chi tiết, bạn xem thử

    2. Bùi Hải Đăng says:

      Tôi trước uống thuốc tây có tác dụng tốt mà hình như uống lâu quá nó bị nhờn thuốc giờ uống chẳng thấy xi nhê gì, chỉ số acid uric vẫn cao hơn 500, các khớp nó sưng đau biến dạng cong queo hết cả rồi

    3. Tuấn says:

      Bác nào chữa gout bằng thuốc tây không đỡ thì dfung sang thuốc tôi đang dùng xem thế nào. Tôi đang điều trị thuốc quốc dược phục cốt khang đến nay tròn 2 tháng thấy đáp ứng khá tốt, các khớp xương đỡ sưng đau, hôm trước mới thử đi xét nghiệm lại thì chỉ số acid uric từ 520 giảm xuống còn 453, đang mong hết liệu trình nó về mức bình thường

    4. Lê Đạt says:

      Sao có một bài thuốc mà chữa nhiều bệnh thế, tôi vừa thử lên mạng tra thì thấy thuốc này chữa cả thoái hóa, thoát vị, viêm khớp. Những thuốc như này sợ người ta có trộn thêm giảm đau tân dược vào không ?

    5. Nguyễn Hải Anh says:

      Bài thuốc này là của trung tâm thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, đã có kiểm định đầy đủ rồi nên bạn yên tâm. Bài thuốc quốc dược phục cốt khang là tên gọi chung của bài thuốc điều trị xương khớp còn bên trong nó sẽ gồm nhiều bài thuốc nhỏ điều trị từng bệnh riêng biệt chứ không chỉ có duy nhất 1 thuốc đâu, tôi đi lấy thuốc trị gout bác sĩ kê cho tận 3 loại, thuốc đặc trị gout, thuốc bổ thận, thuốc giải độc, còn bác đi khám thoái hóa cùng tôi thì lại 3 loại thuốc khác

  4. Lê Minh Hương says: Trả lời

    Viêm khớp dạng thấp có thể chữa khỏi được không ?

  5. Văn Hiệp says: Trả lời

    Mình hôm rồi đi đá bóng bị ngã về đau khớp gối bữa giờ không khỏi, khớp chỉ hơi sưng chứ không bầm dập xây xát chắc không phải ảnh hưởng gì đến xương khớp đâu nhỉ

    1. Tính Chelsea says:

      Có khi là giãn dây chằng thôi, tôi trước cũng từng bị một lần rồi, nghỉ ngơi 1 tuần hạn chế vận động là khỏi

    2. Xuân Hùng says:

      Nếu gãy hay rạn xương là đau dữ lắm nên bị nhẹ thế có khi chỉ bị phần mềm thôi, kiếm ít lá tướng quân rang nóng rồi băng ép lại

  6. Thanh Thúy says: Trả lời

    Mẹ mình bị thoái hóa khớp gối nặng, một tuần nay thời tiết giờ giời mẹ đau đến mất ăn mất ngủ, do chỗ mình ở đang có dịch nên chưa thể đi khám được không biết có thuốc nào giảm đau tại nhà tốt không ah ?

    1. Võ Trang says:

      Mua paracetamon cho mẹ uống, nhớ mua loại sủi mới tốt, nhưng thuốc này chỉ để uống cầm chừng thôi, tốt nhất vẫn nên thu xếp cho mẹ đi khám, uống thuốc giảm đau nhiều hại gan thận dạ dày lắm

    2. Nguyễn Thanh says:

      Bạn tìm xương rồng loại bẹ, bỏ vỏ thì lấy thân trong, một nửa sắc nước uống, nửa còn lại xào nóng rồi bỏ vào khăn chườm, tôi hay áp dụng cách này thấy hiệu quả rất tốt

    3. Phương Linh says:

      Xương rồng bóng được không, chỗ tôi không có xương rồng bẹ ????

  7. Phạm Na says: Trả lời

    Đau khớp gối thì tốt nhất vẫn là điều trị theo phương pháp vật lý trị liệu , vừa hiệu quả lại an toàn

    1. Lê Tiền says:

      Nhưng tốn kém lắm, tôi thoái hóa khớp gối chạy chữa thuốc không khỏi cũng phải theo đi châm cứu bấm huyệt, đỡ thì có đỡ nhưng vài tháng lại phải điều trị một lần vì bị đau trở lại, phương pháp này không có hiệu quả về lâu về dài được

    2. Sim Số Đẹp says:

      Nếu ở hà nội thì các bác lại chỗ trung tâm thuốc dân tộc nhé, điều trị kết hợp cả thuốc đông y và vật lý trị liệu song song, tôi đang điều trị ở đây được gần 2 tháng, khớp gối đỡ đến 80% rồi,thấy ông bạn tôi cũng chữa ở đây bảo khỏi đến gần 2 năm nay nên mới mách cho tôi đến

    3. Trương Hường says:

      Bố tôi ngày trước cũng điều trị thoái hóa khớp ở trung tâm thuốc dân tộc nhưng bố tôi bị thoái hóa khớp sưng lâu ngày khớp bị cứng hết lại, co duỗi khó khăn, đi không thẳng người được nữa thế mà chữa đâu hơn 3 tháng cũng châm cứu bấm huyệt với dùng thuốc đông y giống bác ở trên là đi đứng vận động lại bình thường, bác sĩ nói bệnh này châm cứu bấm huyệt giúp giảm đau và phục hồi vận động còn thuốc vẫn là cốt yếu điều trị vào nguyên nhân giúp bệnh ổn định lâu dài

    4. Phùng Hà says:

      Trung tâm này ở địa chỉ ở đâu ở hà nội ?

  8. Nguyễn Hồng Anh says: Trả lời

    Nếu trẻ nhỏ bị sưng đau đầu gối thì là bệnh gì ah ? Con em mới 7 tuổi thôi, trước đã bị một lần như vậy nhưng để mấy hôm rồi tự khỏi không cần dùng thuốc gì, không hiểu sao nay lại bị lại

    1. Minh Tâm says:

      Bị viêm khớp rồi, con trai mình cũng bị viêm khớp từ bé, ra cả bệnh viện nhi khám lấy thuốc uống rồi mà vẫn bị tái đi tái lại suốt không có khỏi hẳn được

    2. Bùi Ngọc says:

      Mình nghĩ tốt hơn hết bạn nên đưa con đến bệnh viện khám cho yên tâm, trẻ nhỏ mà bệnh liên quan đến xương khớp là nguy hiểm lắm

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua