Các Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Thoái Hóa Khớp Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa khớp và cột sống là bệnh khớp không do viêm và dễ bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh lý khác. Do đó, tìm hiểu tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp theo ACR và có kế hoạch điều trị phù hợp

Thông tin cần biết về thoái hóa khớp và cột sống

Thoái hóa khớp là bệnh lý không do viêm, nguyên nhân chưa được xác định rõ. Bệnh khởi phát dần dần dần ở một hoặc nhiều khớp với đặc trưng bao gồm tổn thương sụn và hình thành gai xương.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra do tổn thương bên trong các khớp xương. Bề mặt của các khớp và đốt sống được lót bởi một lớp sụn nhẵn để cho phép chuyển động khi hai bề mặt khớp co xát vào nhau. Tuy nhiên, khớp có thể bị thoái hóa trong các trường hợp như:

  • Lớn tuổi: Nguy cơ bị thoái hóa khớp thường tăng lên theo thời gian.
  • Giới tính nữ: Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị thoái hóa khớp gối hoặc cột sống cao hơn nam giới, mặc dù điều này không rõ nguyên nhân.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn có thể góp phần dẫn đến thoái hóa khớp theo nhiều cách khác nhau. Trọng lượng cơ thể lớn có thể gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là hông và đầu gối. Ngoài ra, các mô mỡ có thể tạo ra protein có thể gây viêm và tổn thương xung quanh khớp.
  • Tổn thương khớp: Các chấn thương, chẳng hạn như tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Ngay cả các chấn thương đã diễn ra trong nhiều năm trước cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Di truyền: Một số người có thể mang gen di truyền thoái hóa khớp từ người thân trong gia đình.
  • Căng thẳng lặp lại: Việc thường xuyên thực hiện một số hoạt động hoặc chơi các môn thể thao gây tác động lên khớp, có thể dẫn đến thoái hóa.
  • Dị dạng xương: Một số người có thể bị dị dạng xương bẩm sinh. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Mắc các bệnh chuyển hóa: Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, có thể khiến cơ thể chứa nhiều sắt và tăng nguy cơ thoái hóa.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp thường phát triển chậm và nghiêm trọng theo thời gian. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Đau đớn: Các khớp bị thoái hóa có thể bị đau đớn khi vận động hoặc kho người bệnh không hoạt động.
  • Cứng khớp: Cứng khớp có thể xảy ra khi người bệnh thức dậy hoặc sau một thời gian dài không hoạt động.
  • Da mềm: Người bệnh có thể cảm nhận thấy mềm khi ấn vào khớp hoặc xung quanh khu vực bị thoái hóa.
  • Mất tính linh hoạt: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị mất tính linh hoạt và không thể chuyển động như bình thường.
  • Nóng rát: Người bệnh có thể cảm thấy nóng rát hoặc nghe âm thanh phát ra từ vị trí thoái hóa khớp.
  • Hình thành gai xương: Gai xương là những mô cứng, có thể được hình thành ở xung quanh khớp bị thoái hóa.
  • Sưng tấy: Nếu thoái hóa khớp gây viêm các mô mềm xung quanh, điều này có thể dẫn đến sưng ở khớp bị ảnh hưởng.

Thoái hóa khớp và cột sống có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian, gây đau mãn tính và hạn chế hoạt động của người bệnh. Đau, cứng khớp có thể trở nên nghiêm trọng và tăng nguy có gây trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hoặc tàn tật. Do đó, chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường phổ biến ở phụ nữ, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Bệnh được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp Hội thấp khớp học Mỹ-  ACR (American College of Rheumatology), năm 1991 và tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence.

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp Hội thấp khớp học Mỹ-  ACR

Tiêu chuẩn chẩn đoán ACR như sau:

  • gai xương hình thành ở rìa khớp (được nhìn thấy trên X – quang);
  • Dịch tại khớp là dịch thoái hóa;
  • Tuổi người bệnh từ 38 trở lên;
  • Cứng kéo kéo dài dưới 30 phút;
  • Có dấu hiệu lục cục hoặc có âm thanh phát ra khi cử động khớp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp dựa theo các triệu chứng và độ tuổi của người bệnh

Chẩn đoán xác định thoái hóa khớp nếu có sự kết hợp của yếu tố (1, 2, 3, 4) hoặc (1, 2, 5) hoặc (1, 4, 5).

Các dấu hiệu xác định khác trong tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp bao gồm:

  • Tràn dịch khớp, phổ biến ở khớp gối, thường là do phản ứng viêm của màng hoạt dịch;
  • Khớp biến dạng do sự hình thành các gai xương, lệch trục khớp hoặc thoát vị màng dịch.

2.  Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence áp dụng chẩn đoán thông qua xét nghiệm hình ảnh.

+ Chụp  X – quang: Áp dụng xét nghiệm hình ảnh X – quang qui ước, như sau:

  • Giai đoạn I: Hình thành các gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương;
  • Giai đoạn II: Các gai xương hình thành một cách rõ ràng;
  • Giai đoạn III: Hẹp khe khớp vừa phải;
  • Giai đoạn IV: Khe khớp hẹp nhiều và kèm theo tình trạng xơ xương bên dưới sụn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng theo ACR
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence dựa trên hình ảnh và các kiểm tra liên quan khác

+ Siêu âm khớp: Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá tình trạng gai xương, tràn dịch khớp gối, hẹp khe khớp, đo độ dày của sụn khớp, màng hoạt dịch và phát hiện các mảnh sụn bị thoái hóa bong vào bên trong ổ khớp.

+ Nội soi khớp: Phương pháp nội soi khớp được thực hiện để quan sát trực tiếp các tổn thương thoái hóa sụn khớp ở các mức độ khác nhau (chia thành 4 cấp độ theo Outbright). Có thể kết hợp nội soi khớp và sinh thiết màng hoạt dịch để thực hiện các xét nghiệm tế bào. Điều này nhằm chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý tương tự khác.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp trong không gian ba chiều một cách đầy đủ nhất. Hình ảnh MRI cũng có thể phát hiện các tổn thương ở sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch.

+ Các xét nghiệm khác:

  • Xét nghiệm sinh hóa và máu: Tốc độ máu lắng bình thường;
  • Dịch khớp: Đếm số lượng tế bào ở dịch khớp < 1000 tế bào trên 1 mm3

3. Chẩn đoán phân biệt

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp, cần chẩn đoán phân biệt tình trạng này với:

  • Tổn thương tại chỗ tại khớp, chẳng hạn như chấn thương cột sống hoặc sưng đầu gối;
  • Tình trạng viêm tại khớp và có các biểu hiện sinh học rõ ràng (chẳng hạn như tốc độ máu lắng tăng hoặc CRP tăng);
  • Yếu tố dạng thấp dương tính.

Chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp được thực hiện thông qua nội soi và sinh thiết màng hoạt dịch.

Điều trị thoái hóa khớp như thế nào?

Hiện tại không có biện pháp điều trị cho tình trạng thoái hóa khớp. Các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình có thể được cải thiện bằng cách biện pháp quản lý không dùng thuốc hoặc dùng thuốc. Các khuyến nghị y tế thường được áp dụng bao gồm:

điều trị thoái hóa khớp gối
Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ và thuốc đường uống, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID;
  • Thường xuyên tập thể dục và thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Chườm nóng và chườm lạnh luân phiên tại vị trí tổn thương;
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng đường trong máu và nồng độ cholesterol;
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như nẹp, nẹp chỉnh hình, lót giày hoặc gậy để hỗ trợ di chuyển;
  • Tiêm khớp, chẳng hạn như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc tiêm steroid để cải thiện các triệu chứng;
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe.
  • Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật để giảm đau và phục hồi chức năng. Mục tiêu của phẫu thuật thoái hóa khớp bao gồm:
  • Giảm đau, cứng khớp và trì hoãn quá trình phát triển của các triệu chứng;
  • Cải thiện tính di động và chức năng của khớp;
  • Tăng mức độ linh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Phác đồ điều trị và thuốc được kê toa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi của người bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể, các hoạt động liên quan, nghề nghiệp và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Phong cách sống và biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp

Cách tốt nhất để phòng ngừa thoái hóa khớp là xác định tình trạng bệnh, các triệu chứng liên quan và tiêu chẩn đoán. Thường xuyên tập thể dục và giảm cân (nếu thừa cân) có thể kiểm soát các triệu chứng thoái hóa khớp, cứng khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.

phòng ngừa thoái hóa khớp
Thường xuyên tập thể dục và vận động để phòng ngừa thoái hóa khớp

Không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân gây thoái hóa khớp, tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh với một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên tập thể dục: Thực hiện các bài tập tác động thấp có thể tăng cường sức bền và các cơ xung quanh khớp. Điều này giúp khớp ổn định hơn và hạn chế nguy cơ thoái hóa. Người bệnh có thể đi bộ ngắn, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu dưới nước. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau đớn khi tập luyện, người bệnh nên dừng các bài tập.
  • Giảm cân: Trong lượng cơ thể lớn có thể làm tăng áp lực lên các khớp chịu trọng lượng, đặc biệt là hông và đầu gối. Do đó, giảm cân, dù là một trọng lượng nhỏ cũng có thể giúp giảm áp lực và cải thiện các triệu chứng thoái hóa.
  • Chườm nóng và chườm lạnh: Cả nhiệt và lạnh đề có thể hỗ trợ giảm đau và sưng khớp. Nhiệt, đặc biệt là nhiệt ẩm có thể giúp giảm đau, thư giãn và phòng ngừa thoái hóa khớp. Lạnh có thể làm giảm đau nhức cơ bắp sau khi tập thể dục, điều này có thể giảm co thắt cơ bắp.
  • Các liệu pháp vận động: Các bài tập như yoga hoặc Thái cực quyền kết hợp hít thở sâu có thể hỗ trợ thư giãn, giảm căng thẳng và giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, thường xuyên vận động có thể cải thiện tính linh hoạt và giúp cột sống dẻo dai hơn.
  • Sử dụng miếng lót giày hỗ trợ: Miếng lót giày hoặc các thiết bị hỗ trợ khác có thể giúp giảm đau khi đứng và đi bộ. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ khác để giảm áp lực lên khớp.
  • Kích thích thần kinh qua da: Biện pháp này sử dụng một điện áp thấp để giảm đau ngắn hạn cho trường hợp thoái hóa khớp gối và hông.

Thoái hóa khớp là tình trạng phổ biến, xảy ra như một quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Mặc dù không có cách điều trị, tuy nhiên người bệnh có thể tìm hiểu tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể thao và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng.

Thông tin thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua