Top Các Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Cổ Chân Được Dùng Phổ Biến

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân giúp cải thiện các triệu chứng, chẳng hạn như giảm đau, hạn chế cứng khớp và phục hồi chức năng vận động bình thường cũng như ngăn ngừa các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và cũng như rủi ro không mong muốn, do đó cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân
Thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân được sử dụng để chống viêm, giảm đau và phục hồi chức năng khớp

Gợi ý 5 nhóm thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân phổ biến

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân. Bác sĩ và bệnh nhân có thể thảo luận về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tiền sử bệnh và lối sống của người bệnh để xác định loại thuốc phù hợp nhất.

Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn và nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân, có một một số loại thuốc được chỉ định như sau:

1. Thuốc bôi ngoài da

Thuốc thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân bôi ngoài da có dạng kem, thuốc xịt, gel và miếng dán, được sử dụng bằng cách tác động trực tiếp lên khớp cổ chân. Hầu hết các loại thuốc này có chứa thành phần giảm viêm, giảm đau, gây cảm giác ấm / nóng hoặc tê trên da, từ đó làm người bệnh mất tập trung vào cảm giác đau.

Nhiều loại thuốc thoa tại chỗ được sử dụng mà không cần toa thuốc. Trong khi một số loại thuốc khác được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Điều quan trọng là đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Một số loại thuốc điều trị thoái hóa khớp cổ chân được sử dụng ngoài da bao gồm:

  • Gel Salonpas được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp ngoài da, nhằm giảm đau nhức, kháng viêm ở người thoái hóa khớp cổ chân.
  • Voltaren Emugel 1% có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp, điều trị các tổn thương do thoái hóa khớp ở các khớp nhỏ, chẳng hạn như khớp cổ chân.
  • Fastum Gel 2.5% mang lại hiệu quả cao trong việc kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp, cải thiện các chứng tổn thương cơ liên quan đến thoái hóa khớp.
  • Counterpain là kem bôi da, được sử dụng để cải thiện các trường hợp đau cơ, đau gân do thoái hóa khớp, thấp khớp hoặc chấn thương.
  • Neotica Balm được sử dụng để giảm đau, giảm sưng và viêm liên quan đến thoái hóa khớp cổ chân.

Các loại thuốc bôi ngoài da được kê đơn để cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp từ nhẹ đến trung bình. Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Paracetamol – Thuốc giảm đau thoái hóa khớp cổ chân

Paracetamol là thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân phổ biến, mang lại hiệu quả cao và thường được bác sĩ chỉ định để cải thiện cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình giải phóng các chất làm tăng cơn đau ở não bộ, từ đó giúp giảm đau nhanh chóng chỉ sau một liều.

Phác đồ điều trị viêm khớp cổ chân
Paracetamol mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện cơn đau và cứng khớp liên quan đến thoái hóa khớp cổ chân

Thuốc được sử dụng bằng đường uống với một lượng chất lỏng vừa đủ. Theo khuyến cáo, người bệnh nên uống một viên hàm lượng 500 mg mỗi lần và có thể sử dụng thêm liều sau 4 – 6 giờ, từ nhiên không vượt quá 8 viên trong vòng 24 giờ.

Người bệnh có thể uống Paracetamol khi cần thiết hoặc có thể uống thường xuyên để kiểm soát cơn đau. Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong hầu hết các trường hợp, Paracetamol an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu sử dụng ở liều cao hoặc lạm dụng, thuốc có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong. Do đó, không được lạm dụng thuốc. Ngoài ra, có một số loại thuốc khác có chứa thành phần là Paracetamol, do đó không tự ý kết hợp các loại thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo.
  • Người bệnh gan cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
  • Không sử dụng Paracetamol với rượu và các loại đồ uống có cồn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Paracetamol có thể sử dụng an toàn đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, tuy nhiên các đối tượng này chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

3. Thuốc chống viêm không Steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân phổ biến, thường được kê đơn cho các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn cyclooxygenase (COX), từ đó giảm viêm trong cơ thể.

Các loại NSAID phổ biến bao gồm:

  • Etoricoxia được sử dụng cải thiện cơn đau cấp tính và mãn tính liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp cổ chân. Thuốc này được sử dụng bằng đường uống, có thể uống cùng thức ăn hoặc không. Liều lượng đề nghị là 60 mg mỗi ngày, sử dụng một lần. Nếu cần thiết có thể tăng lên 90 mg mỗi ngày.
  • Celecoxib là thuốc giảm đau xương khớp ở người lớn, cải thiện các cơn đau khớp cổ chân từ nhẹ đến trung bình. Thuốc được sử dụng cùng với thức ăn để cải thiện khả năng hấp thụ. Liều lượng đề nghị là 200 mg mỗi lần, sử dụng 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Diclofenac được sử dụng để cải thiện các triệu chứng đau khớp, viêm dây thần kinh ở người thoái hóa khớp cổ chân. Sử dụng thuốc bằng đường uống, với liều 50 mg mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.
  • Piroxicam có tác dụng kháng viêm, giảm đau do thoái hóa khớp cổ chân. Liều lượng đề nghị thường là 20 mg mỗi ngày, sử dụng một lần.

Tất cả các loại NSAID đều có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên NSAID làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ , đặc biệt là ở liều cao hơn. Đôi khi các loại thuốc này cũng có thể gây ra chảy máu dạ dày.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của NSAID thường bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Ợ nóng
  • Loét đường tiêu hóa
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Phản ứng dị ứng như phát ban, thở khò khè, sưng cổ họng
  • Các vấn đề về gan, thận
  • Chân sưng tấy

Hầu hết các loại NSAID an toàn khi sử dụng với liều thấp trong thời gian ngắn. Nếu cần sử dụng thuốc ở liều cao, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

4. Thuốc tiêm điều trị thoái hóa khớp cổ chân

Thuốc tiêm được sử dụng để cải thiện các cơn đau, viêm do thoái hóa khớp cổ chân nghiêm trọng. Việc tiêm thuốc thường được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện dưới sự hướng dẫn của hình ảnh y tế, chẳng hạn như siêu âm hoặc thuốc cản quang nhằm đảm bảo kim tiêm đúng vị trí.

Viêm khớp cổ chân uống thuốc gì
Các loại thuốc tiêm được sử dụng để giảm viêm, từ đó cải thiện tình trạng sưng, đau và cứng khớp

Các loại thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân dạng tiêm phổ biến nhất bao gồm:

  • Corticosteroid: Tiêm Corticosteroid vào khớp có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng, đau và cứng khớp. Tuy nhiên, thuốc này chỉ mang lại hiệu quả giảm đau trong thời gian ngắn nhưng không có tác dụng làm chậm hoặc ngăn ngừa thoái hóa khớp cổ chân tiến triển.
  • Hydrocortison acetat: Thuốc này thường được sử dụng thay thế cho người bệnh suy vỏ thương thận tiên phát và thứ phát. Thuốc được sử dụng thông qua đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch để giảm viêm và điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân. Ngoài thuốc tiêm, Hydrocortison acetat cũng có sẵn ở dạng kem bôi và thuốc đường uống.
  • Acid hyaluronic (AH): Mục đích khi tiêm Acid hyaluronic là giúp cung cấp một lượng chất nhờn cần thiết ở khớp cổ chân, từ đó bôi trơn khớp mắt cá chân một cách tự nhiên. Điều này góp phần làm giảm các triệu chứng sưng, viêm, đau và cứng khớp lâu dài hơn so với việc tiêm Corticosteroid.
  • Methylprednisolon: Thuốc tiêm Methylprednisolon được chỉ định để chống viêm, điều trị thoái hóa khớp cổ chân và góp phần phục hồi chức năng di chuyển linh hoạt. Mỗi mũi tiêm cách nhau từ 6 – 8 tuần và không tiêm quá 3 đợt mỗi năm để tránh gây tổn thương sụn khớp.
  • Betamethasone dipropionate: Thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân, chẳng hạn như viêm, sưng, đau và cứng khớp. Thuốc được hấp thụ nhanh sau khi tiêm và dự trữ trong cơ thể, giúp mang lại hiệu quả kéo dài trong một thời gian nhất định. Mỗi mũi tiêm cách nhau khoảng 6 – 8 tuần và không được tiêm quá 3 đợt mỗi năm để tránh gây tổn thương các khớp.

Hầu hết các loại thuốc tiêm mang lại hiệu quả kéo dài và ít tác dụng phụ. Không được tiêm thuốc vào khu vực nghi ngờ nhiễm trùng, điều này có thể kích thích sự lây lan của vi khuẩn sang các vùng khác của cơ thể.

5. Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa khớp

Các loại thuốc làm chậm quá trình thoái hóa khớp nên được chỉ định sớm, sử dụng kéo dài, đặc biệt là khi có các đợt viêm khớp, đau khớp cấp. Có thể sử dụng kết hợp với các loại thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Piascledine: Piascledine là thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm các triệu chứng thoái hóa, kháng viêm, giảm đau và góp phần phục hồi khả năng vận động linh hoạt của người bệnh. Thuốc được sử dụng bằng đường uống với liều 300 mg mỗi ngày, nên uống với nhiều nước và tránh nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.
  • Glucosamine sulfate: Hoạt chất này được sử dụng để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân từ nhẹ đến trung bình. Thuốc hoạt động bằng cách tái tạo lại các mô đệm, sụn khớp, tăng cường sức khỏe xương và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Sử dụng thuốc theo đường uống với liều lượng 750 mg mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.
  • Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate: Các loại thuốc này mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm và cứng khớp. Bên cạnh đó, thuốc cũng cải thiện các âm thanh lạo xạo, lục cục khi di chuyển khớp, góp phần ngăn ngừa nguy cơ biến dạng khớp và ổn định khả năng chuyển động linh hoạt. Thuốc được sử dụng bằng đường uống, sau bữa ăn, với nhiều nước để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Diacerein: Loại thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân này hoạt động bằng cách làm chậm quá trình thoái hóa khớp, ngăn ngừa nguy cơ mất sụn khớp và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm, cải thiện tình trạng cứng khớp. Thuốc được sử dụng bằng đường uống, cùng với thức ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hầu hết các loại thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân được sử dụng để cải thiện các triệu chứng, chống viêm và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.

Sống chung với các triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân

Bên cạnh các loại thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân, người bệnh cần chú ý thay đổi lối sống, chẳng hạn như thay giày dép, thường xuyên tập thể dục, có thể mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao và góp phần làm giảm nguy cơ cần phẫu thuật điều trị.

thoái hóa khớp cổ chân nên uống thuốc gì
Thường xuyên tập thể dục và duy trì hoạt động góp phần nâng cao sức khỏe khớp cổ chân

Một số lưu ý khi chăm sóc thoái hóa khớp cổ chân bao gồm:

  • Thay đổi hoạt động: Một số môn thể thao và hoạt động thể chất có thể dẫn đến đau khớp cổ chân, chẳng hạn như chạy bộ đường dài. Do đó, thay vì chạy bộ, người bệnh có thể đạp xe, bơi lội, để ít gây ảnh hưởng đến khớp cổ chân.
  • Sử dụng giày hỗ trợ: Người bệnh thoái hóa khớp cổ chân cần tránh sử dụng giày cao gót hoặc dép xỏ ngón. Hãy sử dụng giày cao cổ để bảo vệ và ổn định cổ chân.
  • Giảm cân: Giữ cân nặng lành mạnh là cách tốt nhất để giảm áp lực lên các khớp, góp phần chống viêm, giảm đau và ổn định khớp cổ chân.
  • Nghỉ ngơi phù hợp: Bất cứ khi nào cảm thấy đau cổ chân hoặc khó chịu, người bệnh nên ngừng các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi. Nếu cơn đau không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra phù hợp.
  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh: Chườm lạnh và chườm nóng khớp mắt cá chân trong 15 hoặc 20 phút có thể làm giảm sưng và giảm đau tức thời.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung: Các chất bổ sung chẳng hạn như chiết xuất nghệ, có thể góp phần chống viêm, giảm đau và ổn định sức khỏe xương khớp.

Sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để làm chậm quá trình lão hóa cũng như phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua