Thoái Hóa Khớp Gây Tăng Cân Có Đúng Không? Cách Khắc Phục

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thoái hóa khớp gây tăng cân là tình trạng phổ biến, có thể dẫn đến đau đớn, cứng khớp, hạn chế khả năng vận động cũng như tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như tiểu đường và đau tim. Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh nằm rõ các thông tin cần thiết và có kế hoạch kiểm soát cân nặng hiệu quả. 

Thoái hóa khớp gây tăng cân
Thoái hóa khớp có thể tăng cân, gây áp lực lên các khớp và tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác

Thoái hóa khớp gây tăng cân có đúng không?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương khớp, xảy ra khi có sự hao mòn ở sụn, mô bảo vệ các đầu xương và khớp. Điều này làm lộ các dầu dây thần kinh trong xương và dẫn đến viêm, đau khớp. Các triệu chứng thoái hóa khớp sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, gây đau đớn mãn tính và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu không được điều trị, thoái hóa khớp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi, trầm cảm. Trong đó thoái hóa khớp gây tăng cân là một vấn đề phổ biến, có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Đau đớn và cứng khớp có thể làm giảm hoạt động thể chất và sinh hoạt hàng ngày. Viêm khớp có thể làm giảm khả năng tập thể dục, thậm chí là đi bộ. Việc thiếu hoạt động có thể gây hạn chế đến việc tận hưởng cuộc sống, thậm chí là dẫn đến tăng cân.

Tăng cân có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn và làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim. Một số nghiên cứu khác cho biết, thừa cân có thể làm giảm khả năng vận động và bắt đầu các hoạt động, tăng tình trạng cứng khớp và giảm sức mạnh cơ bắp. Theo thời gian, tăng cân sẽ khiến các vấn đề khớp sẽ trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn.

Do đó, nếu có dấu hiệu tăng cân do thoái hóa khớp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn kế hoạch kiểm soát cân nặng lành mạnh và kiểm soát các triệu chứng viêm, đau khớp. Ngoài ra, người bệnh cần tránh các hoạt động giảm cân cực đoan, chẳng hạn như nhịn ăn hoặc sử dụng thuốc giảm cân, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Tăng cân do thoái hoá khớp gây ảnh hưởng như thế nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra thoái hóa khớp gây tăng cân khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn và tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Tăng cân có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến khớp, chẳng hạn như:

tăng cân do thoái hóa khớp
Tăng cân có thể gây viêm khớp và khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn
  • Áp lực lên khớp: Cân nặng thêm có thể gây khó khăn cho các hoạt động bình thường của khớp. Cân nặng càng cao, các khớp càng bị căng thẳng và dễ bị tổn thương. Tình trạng viêm khớp và thoái hóa khớp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như ngồi xổm hoặc lên xuống cầu thang.
  • Viêm khớp: Chất béo có thể giải phóng các protein gây viêm, khiến khớp dễ bị tổn thương. Tăng cần cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm khớp ở nhiều vị trí khác trong cơ thể, chẳng hạn như các ngón tay và các ngón chân.
  • Tiến triển bệnh: Tăng cân do thoái hóa khớp sẽ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ cần thay khớp háng hoặc khớp gối. Ngoài ra, tăng cân cũng làm giảm khả năng phục hồi sau phẫu thuật hoặc điều trị thoái hóa khớp.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Thoái hóa khớp gây tăng cân sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và trầm cảm.

Lợi ích của việc giảm cân đối với người thoái hóa khớp

Đối với người bệnh thoái hóa khớp, việc giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Phòng ngừa tiến triển bệnh: Giảm nguy cơ tiến triển cũng như ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thoái hóa khớp.
  • Giảm đau: Trọng lượng cơ thể ít sẽ hạn chế áp lực lên các khớp, từ đó cải thiện mức độ đau và cứng khớp.
  • Tăng cường chức năng tổng thể: Giảm cân giúp giảm áp lực cơ học bên trong và xung quanh khớp, điều này có thể hỗ trợ cải thiện chức năng và chuyển động linh hoạt của khớp.
  • Chống viêm: Cân nặng quá mức sẽ dẫn đến viêm khớp, dẫn đến đau đớn cũng như khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Giảm cân có thể giảm khả năng gây viêm của cơ thể, từ đó phục hồi chức năng khớp.
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể: Tổn thương cơ thể liên quan đến cân nặng do thoái hóa khớp không chỉ giới hạn ở các khớp. Cả béo phì và thoái hóa khớp đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và trầm cảm. Do đó, người bệnh được khuyến cáo giảm cân và giữ cân nặng nặng lành để chống viêm toàn cơ thể, từ đó ổn định sức khỏe tổng thể.
  • Cải thiện giấc ngủ: Đau đớn do thoái hóa khớp là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề giấc ngủ theo thời gian. Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe cũng như bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề phát sinh.

Tình trạng thoái hóa khớp gây tăng cân có thể được khắc phục với lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh. Giảm cân cũng góp phần làm chậm, thậm chí là ngừng tiến triển thoái hóa khớp. Ngoài ra, giảm cân cũng có thể làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Kế hoạch giảm cân an toàn cho người thoái hóa khớp

Có rất nhiều kế hoạch kiểm soát cân nặng cho người thoái hóa khớp, tuy nhiên điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể. Dưới đây là một số gợi ý về kế hoạch giảm cân, người bệnh có thể tham khảo:

1. Thay đổi lối sống

Thoái hóa khớp gây tăng cân là vấn đề phổ biến và khó kiểm soát. Tuy nhiên giảm cân có thể giúp giảm đau khớp, cứng khớp và sưng tấy. Dưới đây là một số lời khuyên về lối sống để người bệnh bắt đầu giảm cân lành mạnh:

thoái hóa khớp có làm tăng cân không
Xây dựng kế hoạch giảm cân phù hợp là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng ở người thoái hóa khớp
  • Đặt mục tiêu: Điều quan trọng là đặt mục tiêu giảm cân mà người bệnh tin rằng có thể đạt được. Việc giảm một lượng lượng nhất định cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp hiệu quả.
  • Kiên trì: Để giảm cân người bệnh cần lập kế hoạch đều đặn và từ từ, khoảng 0.5 – 1 kg mỗi tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy đặt các mục đích thấp để giữ động lực giảm cân.
  • Chọn lối sống phù hợp: Nếu muốn giảm cân và duy trì cân nặng, điều quan trọng là lập kế hoạch phù hợp với lối sống để có thể gắn bó lâu dài. Các lựa chọn lối sống phù hợp có thể bao gồm ăn uống lành mạnh, lối sống năng động, không hút thuốc và kiểm soát căng thẳng.
  • Duy trì chuyển động: Để giảm cân thành công người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục. Đối với người thoái hóa khớp, duy trì vận động có thể giúp giảm viêm và đau khớp, từ đó nâng cao khả năng chuyển động linh hoạt.
  • Thực hiện các thay đổi nhỏ: Người bệnh nên thực hiện các thay đổi nhỏ, chẳng hạn như đi bộ 15 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian để cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh nhẹ nhàng bằng cách bổ sung trái cây tươi và rau xanh.
  • Giữ nước: Mất nước có thể dẫn đến cơn đói theo nhiều cách khác nhau, điều này có thể dẫn đến việc tăng cân. Do đó hãy uống đủ nước để hỗ trợ quá trình giảm cân, giúp người bệnh tràn đầy năng lượng và kiểm soát sự thèm ăn.

2. Tập thể dục

Đối với tình trạng thoái hóa khớp gây tăng cân, người bệnh cần duy trì hoạt động và tập thể dục đều đặn. Điều này có thể giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường cơ bắp và hỗ trợ phục hồi chức năng xương khớp khỏe mạnh. Các lựa chọn tốt nhất dành cho người thoái hóa khớp là đi bộ, bơi lội, đi xe đạp và sử dụng máy tập hình elip.

Người bệnh cần tránh các bài tập gây áp lực lên khớp, chẳng hạn như chạy, các hoạt động liên quan đến nhảy, xoay người nhanh hoặc dừng đột ngột. Người bệnh cũng có thể cân nhắc các bài tập kéo giãn nhắm vào phần thân dưới, chủ yếu là hông và đầu gối để nâng cao hiệu quả.

Bài tập thể dục cho người đau khớp gối
Tập thể dục theo hướng dẫn của nhà trị liệu có thể giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe xương khớp

Các bài tập phổ biến cho người thoái hóa khớp bao gồm:

  • Bài tập phạm vi chuyển động: Các bài tập này sẽ giúp độ cứng khớp, đưa các khớp vào phạm vi chuyển động linh hoạt. Hầu hết các bài tập này giúp giãn cơ, xương, khớp nhẹ nhàng và có thể thực hiện mỗi ngày.
  • Bài tập củng cố: Các bài tập này giúp xây dựng cơ bắp khỏe mạnh, giúp hỗ trợ và bảo vệ khớp. Tập tạ là một bài tập giúp xây dựng và duy trì sức mạnh cơ bắp hiệu quả. Người bệnh có thể tập tạ tay hoặc máy theo chỉ dẫn của nhà trị liệu để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh gây tổn thương khớp.
  • Bài tập aerobic: Các bài tập này giúp tăng nhịp tim, cải thiện sức khỏe tim, phổi, kiểm soát cân nặng và tăng cường năng lượng. Các bài tập phù hợp cho người thoái hóa khớp bao gồm đi bộ, đi xe đạp, bơi lội và tập thể dục nhịp điệu dưới nước. Các bài tập này có thể tập hầu hết các ngày trong tuần với cường độ phù hợp.
  • Các hoạt động khác: Bất cứ bài tập nào cũng có thể tăng cường chuyển động cũng như góp phần giảm cân hiệu quả. Các bài tập này tập trung vào cách cơ thể di chuyển, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền, có thể góp phần giữ thăng bằng, ngăn ngừa nguy cơ té ngã và giảm căng thẳng.

Tập thể dục là điều cần thiết để giảm cân cũng như tăng cường sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng các bài tập cũng như hãy lắng nghe cơ thể để ngăn ngừa các tổn thương phát sinh. Trao đổi với nhà trị liệu để được hướng dẫn phù hợp.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là một cách giảm cân hiệu quả và an toàn cho người thoái hóa khớp. Người bệnh có thể ăn bất cứ loại thực phẩm nào khi đang cố gắng giảm cân, tuy nhiên có một số loại thực phẩm có thể giúp cân bằng năng lượng và giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, chẳng hạn như:

chế độ ăn cho người thoái hóa khớp
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là cách tốt nhất để giảm cân hiệu quả
  • Thực phẩm có protein: Protein có thể giúp duy trì khối lượng cơ bắp khi giảm mỡ. Các loại protein cũng giúp đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó cải thiện và ổn định cân nặng hiệu quả. Các loại thực phẩm này bao gồm trứng, đậu xanh, các loại thịt nạc, sữa chua Hy Lạp, rau chân vịt và cá ngừ.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ góp phần kiểm soát cảm giác thèm ăn, hạn chế các bữa phụ và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong quá trình giảm cân. Các loại thực phẩm này bao gồm gạo lức, lê, củ cải, bánh mì nguyên cám.
  • Rau xanh và hoa quả: Các loại thực phẩm này không chứa chất béo, ít calo và có thể cung cấp đầu đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong quá trình giảm cân. Các loại thực phẩm này bao gồm măng tây, củ cải, bông cải xanh, bưởi, lê, việt quất, mâm xôi, dâu tây. Chọn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất cần thiết mà không gây ảnh hưởng đến cân nặng.

Việc lựa chọn thực phẩm trong quá trình giảm cân là điều cần thiết, giúp cung cấp dinh dưỡng, năng lượng và đảm bảo sức khỏe tổng thể. Nếu có kế hoạch giảm cân trong thời gian dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

Mẹo để giảm cân thành cho người thoái hóa khớp

Để kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp gây tăng cân hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo, chẳng hạn như:

  • Ăn chậm: Ăn chậm, nhai kỹ, chỉ nuốt khi nhai hết thức ăn và nhau có chủ ý là cách tốt nhất để hấp thụ thực phẩm, mang đến tín hiệu no, từ đó kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Đi bộ: Đi bộ khi thời tiết đẹp là một cách phù hợp và dễ dàng để giảm cân. Thậm chí việc đi bộ 5 phút mỗi ngày cũng góp phần cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như ngăn ngừa tình trạng tăng cân.
  • Tăng lượng chất xơ: Chất xơ giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn, từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn và kiểm soát cân nặng phù hợp.
  • Ăn cùng một thời điểm mỗi ngày: Việc xác định được thời gian của bác sĩ sẽ khiến người bệnh ít có nhu cầu ăn vặt. Cơ thể sẽ đánh giá nhịp điệu và có sự phân bố năng lượng vừa đủ cho các hoạt động.
  • Ăn nhiều thực vật: Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, như trái cây và rau xanh, có tác dụng giảm cân cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Tăng lượng protein: Tiêu thụ protein có thể giảm sự thèm ăn, giúp ngăn ngừa tình trạng mất khối lượng cơ bắp, tái tạo xương và cải thiện sức mạnh.
  • Ăn một bữa sáng đủ chất: Những người không ăn sáng có nguy cơ thừa cân và béo phì cao hơn. Ngoài ra, bỏ bữa sáng khiến cơ thể kém hấp thụ các dưỡng chất tốt cho xương khớp, chẳng hạn như vitamin D và canxi. Do đó, người tăng cân do thoái hóa khớp cần ăn sáng đầy đủ để cải thiện sức khỏe khớp.

Thoái hóa khớp gây tăng cân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tăng nguy cơ tiểu đường và bệnh tim. Do đó, nếu có dấu hiệu tăng cân, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn và có kế hoạch kiểm soát cân nặng phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua