Tràn Dịch Khớp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tràn dịch khớp có thể khiến cho khả năng vận động của khớp bị hạn chế. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn gây phá hủy khớp. Cần có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách để tránh gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

Tràn dịch khớp là gì?

Tràn dịch khớp là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường bên trong khớp diễn ra sau chấn thương hay có sự tác động của nhiều nguyên nhân khác. Trong đó, tràn dịch khớp gối là bệnh phổ biến nhất. Bệnh gây sưng đau và khiến cho khả năng vận động của các khớp bị hạn chế. Trong ổ khớp luôn tồn tại một lượng dịch nhất định. Đây chính là thành phần có tác dụng bôi trơn và làm giảm ma sát khi vận động. Đồng thời giúp nuôi dưỡng các sụn ở trong khớp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lượng dịch trong ổ khớp có thể gia tăng quá mức gây ra tình trạng tràn dịch khớp. Tình trạng này gây hạn chế vận động, lâu dài còn có thể gây phá hủy khớp. Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng tới một ổ khớp nhất định. Người bệnh có thể cảm thấy nặng nề ở khớp và có cảm giác căng hơn khi so sánh với bên đầu khớp tương ứng.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp

Nắm rõ nguyên nhân chính là cách tốt nhất giúp hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tràn dịch khớp. Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này nhưng không ít người vẫn còn chủ quan, xem nhẹ.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây bệnh tràn dịch khớp:

Chấn thương

Chấn thương là vấn đề rất khó tránh khỏi trong cuộc sống. Đặc biệt thường xảy ra trong lao động, chơi thể thao hay tham gia giao thông. Rất nhiều chấn thương gây ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí các khớp.

nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối
Chấn thương là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối, nhất là ở người trẻ

Đặc biệt là các chấn thương như đứt dây chằng, trật khớp hay gãy xương còn khiến cho khớp bị tổn thương nặng nề. Mặc dù có thể được chữa lành ngay sau đó nhưng di chứng do chấn thương gây ra sẽ rất dễ gặp phải. Đây được cho là một nguyên nhân gây ra tình trạng tràn dịch khớp. Nhất là khi vận động mạnh.

Thừa cân, béo phì

Thừa cân béo phì là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của hệ thống xương khớp. Nhất là vị trí khớp gối – nơi phải chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể.

Với những người có cân nặng quá khổ, khi di chuyển, sức nặng đè nén lên khớp gối sẽ nhiều hơn. Điều này tạo áp lực và khiến các đầu xương liên tục va chạm, ma sát với nhau. Từ đó khiến cho phần sụn khớp bị bào mòn và làm tăng nguy cơ tràn dịch khớp ra bên ngoài.

Ảnh hưởng từ tình trạng viêm nhiễm

Nhiễm vi khuẩn, virus là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Đặc biệt là trẻ em – đối tượng có hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên dễ bị các yếu tố từ bên ngoài tấn công.

Tình trạng viêm nhiễm có thể ảnh hưởng tới bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Trong đó chúng hoàn toàn có thể di chuyển theo đường máu và tác động đến khớp gối.

Các phản ứng viêm phát triển sẽ khiến cho khớp gặp phải tổn thương. Tình trạng này kéo dài là một trong những nguyên nhân gây hủy hoại sụn khớp cũng như bao hoạt dịch. Điều này khiến dịch khớp bị tràn ra ngoài và làm phát sinh các triệu chứng.

Vấn đề tuổi tác

Sức khỏe của xương khớp chịu sự chi phối rất nhiều từ vấn đề tuổi tác. Tuổi càng cao thì hệ thống xương khớp sẽ càng yếu đi, thiếu linh hoạt và dễ bị tổn thương hơn trong quá trình vận động. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc bệnh tràn dịch khớp ngày càng gia tăng.

vì sao bị tràn dịch khớp gối
Số liệu thống kê cho thấy, người già là đối tượng có nguy cơ bị tràn dịch khớp tương đối cao

5. Tác động từ các bệnh lý về xương khớp

Rất nhiều bệnh lý xương khớp có thể gây ảnh hưởng tới tất cả các khớp. Đây cũng được cho là yếu tố nguyên nhân sẽ làm tăng nguy cơ kích hoạt bệnh tràn dịch khớp.

Một số bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh gout
  • Thoái hóa khớp
  • Viêm bao hoạt dịch khớp
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn

Triệu chứng tràn dịch khớp

Tràn dịch khớp (joint effusion) là tình trạng tích tụ dịch quá mức trong hoặc xung quanh khớp. Tình trạng này có thể do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc chấn thương, nhiễm trùng, viêm khớp hoặc các bệnh lý khác. Dưới đây là các triệu chứng chính của tràn dịch khớp:

Triệu chứng tràn dịch khớp thường gặp

  • Vùng khớp có biểu hiện bị sưng và nóng lên
  • Cơn đau kích hoạt kèm theo cảm giác tê mỏi
  • Khả năng vận động của khớp bị hạn chế
  • Tình trạng đau nhức có thể gây khó khăn khi gập hay duỗi thẳng khớp
  • Đôi khi xuất hiện một số vết bầm tím ở mặt trước, 2 bên hay phía sau khớp

Một số triệu chứng hiếm gặp

Trong một số trường hợp, tình trạng tràn dịch khớp có thể xuất hiện liên quan tới nhiễm khuẩn. Lúc này người bệnh có các triệu chứng:

  • Sốt
  • Tình trạng nóng sốt thường có xu hướng nặng nề hơn vào ban đêm.

Tràn dịch khớp có nguy hiểm không?

Theo đánh giá từ các chuyên gia, bệnh tràn dịch khớp ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Lúc này các biến chứng ít có nguy cơ phát sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trường hợp người bệnh chủ quan không sớm phát hiện và điều trị thì bệnh tình sẽ tiến triển rất nhanh. Điều này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

  • Khiến cho khả năng vận động của khớp bị hạn chế
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • Gây ra các biến chứng như xơ cứng, dính khớp
  • Điều trị bằng cách chọc hút dịch khớp nhiều lần có thể làm phá hủy khớp
  • Bại liệt, tàn phế là biến chứng nặng nề nhất

Chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp

Để chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Một số câu hỏi có thể được đặt ra để hỗ trợ chẩn đoán, bao gồm:

  • Các triệu chứng kích hoạt từ khi nào?
  • Tần suất của triệu chứng có thường xuyên không?
  • Biểu hiện cụ thể của triệu chứng ra sao?
  • Tiền sử bệnh lý cũng như tiền sử chấn thương nếu có?
chẩn đoán tràn dịch khớp gối
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ cần chẩn đoán nguyên nhân và mức độ bệnh

Các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp có thể tương tự như một số vấn đề xương khớp khác. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn và bất lợi cho việc chẩn đoán. Chính vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Bao gồm:

  • Phân tích dịch khớp
  • Siêu âm khớp
  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Xét nghiệm máu

Thông thường, kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng chính là căn cứ để bác sĩ đưa ra kết luận cụ thể. Dựa vào việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương và các yếu tố liên quan thì phác đồ điều trị phù hợp sẽ được bác sĩ chỉ định.

Phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp

Phương pháp điều trị còn phụ thuộc phần nhiều vào mức độ tổn thương, các vấn đề ảnh hưởng và nguyên nhân gây tràn dịch khớp. Phác đồ dành cho từng đối tượng người bệnh là khác nhau. Bệnh tràn dịch khớp có thể được điều trị bằng một số giải pháp sau đây:

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là giải pháp được áp dụng phổ biến với các trường hợp bị tràn dịch khớp do thoái hóa. Mục đích của việc sử dụng thuốc Tây chính là giúp khắc phục các triệu chứng. Đồng thời có khả năng hỗ trợ kiểm soát tốt hơn diễn tiến của bệnh. Từ đó sẽ tạo điều kiện để giúp các tổn thương tại ổ khớp có đủ thời gian để chữa lành.

Một số nhóm thuốc thường được kê toa khi điều trị tràn dịch khớp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Corticosteroid
  • Thuốc chống thấp khớp
  • Kháng sinh chống nhiễm trùng
điều trị tràn dịch khớp gối
Điều trị bằng thuốc có mục đích chính là cải thiện triệu chứng mà bệnh gây ra

Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng cũng như hiện trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc cũng như điều chỉnh liều dùng thích hợp. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp có các vấn đề bất thường phát sinh thì cần báo ngay cho bác sĩ được biết để được xử lý kịp thời.

Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc thì có thể áp dụng một số giải pháp tại nhà để hỗ trợ khắc phục triệu chứng tràn dịch khớp. Bạn cần căn cứ vào từng biểu hiện của triệu chứng để lựa chọn các giải pháp phù hợp.

– Massage:

Việc massage và xoa bóp trực tiếp lên khớp gối bị tổn thương là giải pháp rất dễ thực hiện. Dùng tay tác động với lực vừa phải lên khớp sẽ giúp làm giảm đau. Đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

Thực hiện massage sẽ giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng lực tay quá mạnh khi xoa bóp. Bởi điều này rất dễ gây tổn thương cho các mô mềm cũng như vùng da bên ngoài khớp.

– Tác dụng nhiệt:

Bên cạnh xoa bóp, massage thì tác dụng nhiệt cũng là giải pháp tại nhà có thể áp dụng khi bị tràn dịch khớp. Với giải pháp này cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn chườm lạnh hay chườm nóng.

Trường hợp khu vực khớp có dấu hiệu sưng nhiều thì chườm lạnh là giải pháp phù hợp. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm sẽ làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác. Đồng thời hạn chế cấp máu cho vùng khớp gối đang bị tổn thương. Từ đó sẽ hỗ trợ làm giảm đau cũng như giảm sưng hiệu quả hơn.

chữa tràn dịch khớp gối
Trường hợp khớp bị sưng viêm thì chườm lạnh có khả năng đáp ứng rất tốt

Còn với trường hợp bệnh tràn dịch khớp gây ra tình trạng tụ máu tại khu vực đầu gối thì nên áp dụng chườm nóng. Nhiệt độ cao giúp phá tan huyết ứ hiệu quả. Đồng thời còn khắc phục tốt tình trạng cứng khớp. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng vận động cho khớp gối đang bị tràn dịch.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống trong quá trình điều trị tràn dịch khớp cũng cần được chú ý. Bởi đây chính là yếu tố giúp xây dựng một kế hoạch điều trị toàn diện. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh lý này:

  • Cá béo và các nguồn thực phẩm giàu Omega-3
  • Dưỡng chất có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật
  • Các sản phẩm từ sữa

Ngoài các nhóm thực phẩm nên tiêu thụ thì người bệnh cần tránh ăn nhiều muối, đường, bột ngọt, rượu hay chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Ngoài ra, khi đang bị tràn dịch khớp thì người bệnh nên kiêng thực phẩm giàu acid béo Omega-6, mặc dù đây là một dưỡng chất lành mạnh.

Can thiệp ngoại khoa

Trong một số trường hợp, phác đồ điều trị bảo tồn sẽ không thể đáp ứng hoàn toàn với bệnh tràn dịch khớp. Lúc này, tổn thương thường trở nên nghiêm trọng, chức năng vận động của khớp bị đe dọa. Đồng thời sức khỏe tổng thể cũng bị ảnh hưởng không ít. Bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh. Hút dịch khớp hoặc nội soi khớp chính là 2 phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên cần nhớ rằng, việc can thiệp ngoại khoa có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro nguy hại. Chính vì vậy, bác sĩ chỉ nên cân nhắc chỉ định người bệnh khi thật sự cần thiết.

Tư vấn biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp

Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp là vấn đề luôn được khuyến cáo giúp bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe xương khớp. Cần chú ý đến một số giải pháp sau đây:

phòng bệnh tràn dịch khớp gối
Việc ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tràn dịch khớp
  • Thiết lập cũng như duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Nên tăng cường các thực phẩm chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong khẩu phần ăn. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị…
  • Dành thời gian mỗi ngày cho các hoạt động thể chất. Cần luyện tập với cường độ phù hợp, tránh gắng sức khi tập luyện.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và nề nếp. Tránh làm việc quá sức, chú ý đi ngủ đúng giờ giấc, đảm bảo ngủ đủ giấc. Đồng thời chú ý vận động, làm việc, nghỉ ngơi đúng tư thế.
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân ở mức độ phù hợp. Nếu đang bị thừa cân, béo phì thì bạn nên sớm có kế hoạch giảm cân khoa học. Có thể tham khảo giải pháp từ các chuyên gia dinh dưỡng nếu thấy cần thiết.
  • Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng được cho là yếu tố cần thiết giúp phòng ngừa tràn dịch khớp. Điều này giúp sớm phát hiện nếu bạn đang gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe bất thường nào.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh tràn dịch khớp. Mong rằng nguồn kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phát hiện và điều trị bệnh. Sớm nhận thấy dấu hiệu và thăm khám ngay chính là cách tốt nhất giúp làm giảm ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua