Biến Chứng Tràn Dịch Khớp Gối Và Cách Phòng Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Biến chứng tràn dịch khớp gối thường bao gồm mất cơ, hình thành u nang Baker, hỏng khớp gối… Những biến chứng này khiến người bệnh đau đớn, sưng tấy nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ bại liệt đầu gối. Chính vì thế người bệnh cần sớm điều trị tích cực kết hợp các biện pháp chăm sóc để ngăn ngừa biến chứng.

Biến chứng tràn dịch khớp gối
Thông tin cơ bản về các biến chứng tràn dịch khớp gối nghiêm trọng và cách ngăn ngừa hiệu quả

Tổng quan về tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối là tình trạng chất lỏng dư thừa tích tụ xung quanh hoặc ở trong khớp gối. Điều này khiến đầu gối sưng tấy kèm theo cảm giác đau đớn, cứng khớp, giảm khả năng vận động, bệnh nhân không thể uốn cong hoặc duỗi thẳng chân hoàn toàn. Một số trường hợp còn có đầu gối đỏ và ấm.

Tràn dịch ở đầu gối thường là kết quả của một chấn thương do sử dụng đầu gối quá mức, viêm khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch khớp gối…), nhiễm trùng hoặc một tình trạng có từ trước. Thông thường bệnh nhân được chụp X-quang kết hợp xét nghiệm phân tích chất lỏng trong khớp để xác định nguyên nhân.

Dựa trên mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân, bệnh nhân bắt đầu điều trị với những phương pháp thích hợp. Chẳng hạn như dùng thuốc, chọc hút dịch khớp để giảm cứng, đau và sưng đầu gối.

Điều trị tràn dịch sớm và đúng cách có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, ngăn tình trạng tiết dịch bất thường dẫn đến tích tụ chất lỏng. Những trường hợp chậm trễ thường gặp khó khăn trong quá trình điều trị, cần chọc hút dịch khớp nhiều lần. Hơn thế người bệnh còn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng của tràn dịch khớp gối.

Biến chứng của tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối không thể tự khỏi. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân có đáp ứng tốt với thuốc và chọc hút dịch khớp. Việc áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn chất lỏng tích tụ trong và quanh khớp. Đồng thời phòng ngừa một số rủi ro nghiêm trọng.

Ngược lại, những trường hợp trì hoãn hoặc không điều trị tích cực có thể gặp các biến chứng của tràn dịch khớp gối. Chúng thường bao gồm:

1. Hạn chế chức năng khớp, mất xương dưới sụn

Hạn chế vĩnh viễn về chức năng khớp, hỏng hoặc mất xương dưới sụn là những biến chứng tràn dịch khớp gối thường gặp khi trì hoãn điều trị. Những biến chứng này thường liên quan đến sự xâm nhập của vi khuẩn.

Việc trì hoãn điều trị khiến vi khuẩn phát triển làm tổn thương vĩnh viễn cho sụn khớp và mất xương sụn. Điều này khiến người bệnh khó phục hồi chức năng vận động, không thể uốn cong cũng như duỗi khớp gối hoàn toàn, đi lại và sinh hoạt khó khăn.

Hạn chế chức năng khớp, mất xương dưới sụn
Nhiễm trùng lan rộng do tràn dịch khớp gối có thể làm hạn chế chức năng khớp và mất xương dưới sụn

2. Nhiễm trùng

Tràn dịch khớp gối có thể khởi phát do nhiễm trùng trong ổ khớp. Điều này được phát hiện thông qua xét nghiệm phân tích dịch khớp. Thông thường bệnh nhân được chọc hút dịch khớp kết hợp dùng kháng sinh giúp khắc phục tình trạng.

Tuy nhiên điều trị không kịp thời có thể khiến vi khuẩn phát triển, phá hủy khớp gối, lây lan đến nhiều bộ phận khác. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan quan trọng như gan, phổi… Trong nhiều trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiễm trùng máu và tăng nguy cơ tử vong.

Ở bệnh nhân thay khớp gối, nhiễm trùng cục bộ không được kiểm soát có thể lây lan đến chân giả theo đường máu. Điều này dẫn đến nhiễm trùng khớp giả. Thông thường bệnh nhân được yêu cầu dùng kháng sinh kết hợp phẫu thuật loại bỏ khớp giả và mô hỏng để điều trị.

Nhiễm trùng có thể xảy ra do chọc hút dịch khớp nhiều lần. Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối không được điều trị tích cực, dịch khớp tăng tiết liên tục khiến khớp sưng to và đau đớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn và phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

3. Teo cơ

Teo cơ (mất cơ) là một trong những biến chứng tràn dịch khớp gối thường gặp. Biến chứng này khởi phát do tình trạng sưng và cứng khớp gối khiến người bệnh thiếu vận động, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ. Lâu ngày khiến cơ đùi yếu và teo đi.

4. Hình thành u nang Baker

U nang Baker (túi chứa đầy dịch) hình thành ở phía sau đầu gối do sự tích tụ của chất lỏng trong và xung quanh đầu gối của bạn. Những người có u nang Baker phát triển và sưng to thường có cảm giác đau đớn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng co – duỗi đầu gối, bệnh nhân khó đi lại và thực hiện các hoạt động.

Tuy nhiên đau do u nang Baker thường được cải thiện bằng liệu pháp chườm đá. Nếu u nang sưng tấy nghiêm trọng, người bệnh cần phải chọc hút nang (hút dịch).

Hình thành u nang Baker
Hình thành u nang Baker khi chất lỏng tích tụ lâu ngày ở trong và xung quanh đầu gối

5. Liệt khớp gối

Liệt khớp gối là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của tràn dịch khớp gối. Biến chứng này khởi phát do nhiều nguyên nhân. Trong đó nhiễm trùng, hạn chế chức năng khớp, mất xương dưới sụn và teo cơ liên quan đến tích tụ chất lỏng là những nguyên nhân chính.

Hiếm khi tràn dịch khớp gối dẫn đến liệt khớp. Tuy nhiên nếu không được điều trị trong thời gian dài, sự tích tụ chất lỏng khiến khớp xương hư hỏng (mất sụn và xương dưới sụn), teo cơ do hạn chế chức năng khớp và thiếu vận động, cuối cùng dẫn đến liệt khớp.

Cách phòng ngừa biến chứng tràn dịch khớp gối

Điều trị tích cực và áp dụng các biện pháp chăm sóc thích hợp là những cách phòng ngừa biến chứng tràn dịch khớp gối hiệu quả.

1. Điều trị sớm và tích cực

Biện nhân bị tràn dịch khớp gối cần được điều trị sớm và tích cực để ngăn ngừa biến chứng. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, đầu gối sưng to kèm theo cứng và đau, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được xét nghiệm hình ảnh và phân tích dịch khớp.

Dựa trên mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân, bệnh nhân thường được chọc hút dịch khớp và dùng thuốc trị tràn dịch khớp gối. Trong đó thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, corticosteroid đường uống hoặc tiêm, thuốc kháng sinh… là những thuốc thường được sử dụng.

Điều trị sớm giúp ngừa biến chứng tràn dịch khớp gối
Điều trị sớm và tích cực với thuốc, chọc hút dịch khớp có thể ngăn biến chứng của tràn dịch khớp gối

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối thường được áp dụng sau khi nhiễm trùng và sưng khớp được kiểm soát. Khi điều trị, bệnh nhân chủ yếu được vận động trị liệu với những bài tập thích hợp. Những bài tập này có thể giúp cải thiện các quanh khớp gối, tăng cường sức mạnh, phục hồi chức năng vận động và phạm vi của đầu gối.

Ngoài ra vận động trị liệu còn giúp giảm đau, hạn chế tình trạng tiết dịch bất thường, tăng lưu thông máu nuôi dưỡng sụnxương. Từ đó kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng tràn dịch khớp gối như hỏng khớp, teo cơ, liệt khớp gối.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được hướng dẫn điện trị liệu và nhiệt trị liệu để giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

3. Nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng

Người bệnh cần nghỉ ngơi khi bị sưng và đau đầu gối. Điều này giúp khớp gối có thời gian hồi phục và nghỉ ngơi, tránh tăng cảm giác đau và những tổn thương khác. Ngoài ra nghỉ ngơi giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. Đây là một trong những cách ngăn ngừa và làm dịu cơn đau hiệu quả.

Người bệnh cần tránh thực hiện những hoạt động chịu nhiều sức nặng. Sau 24 giờ nghỉ ngơi, nên ưu tiên những hoạt động và bài tập nhẹ nhàng, giúp đầu gối thư giãn trong quá trình điều trị.

Nếu tràn dịch khớp gối nghiêm trọng và kéo dài, hãy cân nhắc việc từ bỏ những môn thể thao có cường độ mạnh hoặc vất vả. Đồng thời tránh những động tác lặp lại thường xuyên với đầu gối.

Nghỉ ngơi khi bị sưng ngừa biến chứng tràn dịch khớp gối
Nghỉ ngơi để khớp gối có thời gian hồi phục, tránh tăng mức độ đau và các tổn thương khác

4. Giảm cân

Người bệnh cần duy trì trọng lượng hợp lý, áp dụng những biện pháp giảm cân khi bị thừa cân, béo phì. Điều này giúp tránh gây căng thẳng cho đầu gối, hạn chế đau và tổn thương đầu gối tiến triển.

5. Tập thể dục chân

Nếu muốn ngăn ngừa các biến chứng tràn dịch khớp gối, người bệnh nên tập thể dục chân thường xuyên với những bài tập thích hợp. Biện pháp này có thể giúp xây dựng và làm mạnh các cơ hỗ trợ xung quanh đầu gối, cải thiện tính linh hoạt. Từ đó giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tình trạng teo cơ.

Khi luyện tập, người bệnh nên thử những bài tập có tác động thấp không gây đau và căng thẳng cho đầu gối. Chẳng hạn như tập thể dục nhịp điệu dưới nước, yoga và bơi lội.

Ngoài ra có thể thực hiện một số bài tập dưới đây:

Bài tập căng cơ tứ đầu khi đứng

Bài tập này giúp tăng cường cơ tứ đầu, cải thiện khả năng co duỗi đầu gối linh hoạt. Đồng thời hỗ trợ điều chỉnh quá trình tiết dịch, tăng lưu thông máu, giảm đau và ngăn biến chứng mất cơ.

Căng cơ tứ đầu khi đứng ngừa biến chứng tràn dịch khớp gối
Bài tập căng cơ tứ đầu khi đứng giúp tăng cường sức cơ, cải thiện khả năng co duỗi đầu gối linh hoạt
  • Đứng thẳng, đặt một tay lên tường hoặc ghế để giữ thăng bằng
  • Uốn cong đầu gối phải và đưa chân ra sau. Dùng tay phải nắm lấy mắt cá chân
  • Dùng lực từ bàn tay kéo mắt cá chân về phía mông trong khi dùng sức ở chân để kéo căng và đưa chân xa mông
  • Hít thở đều và hóp khung xương chậu để cột sống được giữ ở vị trí trung tính
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 giây
  • Lặp lại động tác với chân còn lại
  • Thực hiện động tác 5 lần mỗi bên.

Bài tập căng cơ hông

Bài tập căng cơ hông giúp tăng cường cơ hỗ trợ đầu gối, giảm đau nhức và giúp đầu gối linh hoạt hơn. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng của tràn dịch khớp gối.

Bài tập căng cơ hông ngừa biến chứng tràn dịch khớp gối
Bài tập căng cơ hông có tác dụng giảm đau nhức và giúp đầu gối vận động linh hoạt hơn
  • Khuỵu gối chân phải với cẳng chân áp sát sàn nhà
  • Mở rộng chân trái về phía trước, uốn cong đầu gối, lòng bàn chân phẳng trên sàn nhà
  • Đặt tay lên đầu gối chân trái, hơi nghiêng về phía trước, đầu gối giữ góc 90 độ
  • Giữ cột sống ở vị trí trung tính, hóp khung xương chậu
  • Giữ nguyên tư thế trong 20 giây
  • Thực hiện động tác với chân còn lại
  • Lặp lại động tác 3 lần mỗi bên.

Bài tập căng gân cơ khi nằm

Bài tập này giúp giảm co thắt gân cơ, giảm đau, khớp gối vận động linh hoạt, tăng phạm vi chuyển động. Đồng thời giúp ngăn ngừa những rủi ro do bệnh tràn dịch khớp gối.

Bài tập căng gân cơ khi nằm ngừa biến chứng tràn dịch khớp gối
Cải thiện khả năng vận động linh hoạt, tăng phạm vi chuyển động và ngăn biến chứng với bài tập căng gân cơ khi nằm
  • Nằm ngửa với hai chân duỗi thẳng
  • Vòng quanh chân phải một đoạn dây vải, nắm chặt hai đầu dây
  • Hóp bụng, nâng cao chân với đầu gối thẳng, kéo dây vải về phía thân người để làm căng đầu gối
  • Giữ nguyên tư thế từ 10 – 20 giây, hạ chân xuống
  • Lặp lại động tác 3 lần mỗi chân.

6. Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp

Để giảm biến chứng tràn dịch khớp gối và kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, chứa nhiều dinh dưỡng và cân bằng. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nên thêm nhiều rau xanh, trái cây, cá, dầu thực vật và các loại hạt. Bởi những loại thực phẩm này có thể giúp bổ sung vitamin A, C, E, axit béo omega-3.

Những dưỡng chất nêu trên có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, nuôi dưỡng xương và sụn, kiểm soát tình trạng tiết dịch bất thường. Đồng thời giúp kháng viêm, giảm đau, làm chậm lão hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Từ đó kiểm soát tốt bệnh tràn dịch khớp gối và hạn chế các biến chứng.

Ngoài ra nên tăng cường bổ sung canxi và vitamin D từ rau xanh, nấm, tôm, trứng, thịt, các loại đậu, hạt, sữa và các chế phẩm của sữa. Những dưỡng chất này giúp củng cố hệ xương chắc khỏe, ngăn tổn thương xương dưới sụn do tràn dịch khớp gối. Đồng thời giúp người bệnh vận động dễ dàng.

Bên cạnh tràn dịch khớp gối nên ăn gì, người bệnh lưu ý cắt giảm những loại thực phẩm, thức uống có thể làm tăng phản ứng viêm. Cụ thể như những loại thực phẩm quá nhiều đường, muối, dầu mỡ… Điều này giúp kiểm soát bệnh và tránh phát triển biến chứng của tràn dịch khớp gối.

Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp ngừa biến chứng tràn dịch khớp gối
Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát các triệu chứng và giảm biến chứng tràn dịch khớp gối

Việc không điều trị sớm và tích cực có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng của tràn dịch khớp gối, bệnh nhân khó đi lại, hỏng khớp, nhiễm trùng lan rộng và tăng nguy cơ bại liệt. Chính vì thế người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay khi bị sưng đau đầu gối. Đồng thời chăm sóc và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá
Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất? ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua