Thoái Hóa Khớp Vai
Nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp vai thường tăng cao ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở những người trẻ do có chấn thương trước đó. Bệnh xuất hiện kèm theo những cơn đau nhức nghiêm trọng, đau dai dẳng. Đồng thời gây cứng khớp, hạn chế khả năng vận động và dễ gãy xương.
Thoái hóa khớp vai là gì?
Thoái hóa khớp vai là tình trạng thoái hóa khớp xảy ra ở khớp vai. Bệnh tiến triển khi sụn khớp (phần sụn bao bọc các đầu xương) và xương dưới sụn có dấu hiệu mòn đi (thoái hóa). Điều này gây ra hiện tượng viêm quanh khớp vai kèm theo biểu hiện sưng và đau nhức nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, tình trạng thoái hóa khớp đẩy nhanh sự phát triển bất thường của những tế bào xương. Điều này khiến các gai xương hình thành, chèn ép dây thần kinh và gây đau. Đôi khi cơn đau cũng có thể xảy ra và tăng nhanh mức độ nghiêm trọng từ sự cọ xát của những đầu xương do sụn bị thoái hóa.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai
Để nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng cơ bản dưới đây:
- Đau khớp vai
Tùy theo mức độ thoái hóa, bệnh nhân có thể bị đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở khớp vai. Đau dai dẳng, đau nhiều hơn khi vận động, xoay khớp vai hoặc khi không vận động trong thời gian dài. Mức độ đau thường có xu hướng giảm nhẹ khi nghỉ ngơi hợp lý. Bệnh nhân có thể bị đau liên tục và đau tăng lên theo thời gian hoặc đau ngắt quãng và đau theo từng đợt.
Trong thời gian đầu, đau thường khu trú ở khớp vai hoặc tập trung vào đỉnh vai. Sau đó đau lan xuống bả vai, vùng cổ và ngực của bệnh nhân. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể bị đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Đồng thời làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Sưng khớp vai
Tình trạng thoái hóa khớp khiến bệnh nhân bị sưng bả vai kèm theo cảm giác nóng ấm bất thường ở vùng da bị tổn thương. Có thể nhận thấy rõ triệu chứng này khi dùng tay sờ và nắn.
Bệnh nhân thường có cảm giác tê cứng xung quanh khớp vai, đặc biệt là vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy. Triệu chứng này khiến bệnh nhân khó thực hiện những công việc hàng ngày. Tuy nhiên cảm giác tê cứng khớp có thể thuyên giảm khi khớp vai được xoa bóp và thư giãn.
- Hạn chế khả năng vận động
Bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến khớp vai. Điển hình như với tay lên, nâng vật, xoay vai, di chuyển cánh tay… Triệu chứng này xuất hiện lâu dài có thể khiến bệnh nhân bị yếu và teo cơ.
- Một số triệu chứng khác
- Có tiếng kêu lách cách khi vận động khớp vai
- Yếu vai
- Teo cơ.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai
Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai thường gặp gồm:
- Giới tính
Theo kết quả thống kê, tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.
- Tuổi tác
Bệnh thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người có độ tuổi trên 50. Bên cạnh đó độ tuổi càng cao các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do các khớp vai bị hao mòn theo thời gian. Điều này khiến sụn khớp bị bào mòn, mỏng và kém linh hoạt.
- Khiếm khuyết bẩm sinh
Khiếm khuyết bẩm sinh khiến xương phát triển không bình thường và làm giảm sự liên kết của các xương. Điều này khiến bệnh nhân dễ bị trật khớp vai và tăng nguy cơ phát triển thoái hóa khớp.
- Thoái hóa khớp vai do bệnh lý
Nguy cơ thoái hóa khớp thường tăng cao ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc có tiền sử bị viêm khớp nhiễm trùng, bệnh gout… Nguyên nhân là do những bệnh lý này có thể khiến khớp vai suy yếu, đẩy nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tổn thương khớp vai
Tổn thương khớp vai thường gặp ở những người có tiền sử phẫu thuật chỉnh hình gãy xương, trật khớp hoặc một số tình trạng nghiêm trọng khác. Khi tiến triển lâu ngày, tình trạng này sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp của bệnh nhân. Những người bị thoái hóa do tổn thương khớp vai thường không nhận thấy triệu chứng gì cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
- Chấn thương mãn tính và căng thẳng khớp vai
Việc thường xuyên sử dụng khớp vai và thực hiện các động tác có tác động mạnh như ném, nâng vật trên cao, nâng hoặc đẩy vật nặng nhiều lần… có thể tạo áp lực và gây căng thẳng cho khớp vai. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể gây chấn thương mãn tính dẫn đến đau, viêm khớp và tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp vai.
- Hoạt động thể thao
Những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao, nhất là những môn đòi hỏi di chuyển và vận động nhiều ở vai, lặp lại nhiều lần các hoạt động như bóng chuyền, bóng rổ…có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, bào mòn và mất sụn. Bên cạnh đó tình trạng này có thể dẫn đến viêm khớp sau chấn thương.
- Duy trì thói quen sinh hoạt xấu
Nguy cơ mắc bệnh thường tăng cao ở những người duy trì thói quen sinh hoạt xấu như nằm ngủ sai tư thế, đứng hoặc ngồi vẹo vai.
- Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền làm ảnh hưởng đến sức khỏe, độ bền của sụn, độ dẻo dai của xương khớp và cách sụn liên kết với các xương. Những người có sụn yếu hơn sẽ có nguy cơ viêm và mài mòn sụn cao hơn so với thông thường. Ngoài ra người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp vai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với thông thường.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Những người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dinh dưỡng sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp vai cao hơn so với người ăn uống đủ chất. Đặc biệt nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao nhóm đối tượng có chế độ ăn uống thiếu canxi, vitamin, vitamin C và phốt pho.
Nguyên nhân là do việc không bổ sung đủ chất khiến xương và sụn khớp suy yếu, giảm mật độ xương, dễ bị chấn thương, loãng xương, gãy và thoái hóa…
- Béo phì
Nguy cơ thoái hóa khớp (bao gồm khớp vai) thường tăng cao ở những người bị béo phì. Bởi cân nặng dư thừa có thể làm tăng áp lực lên các khớp xương. Đồng thời đẩy nhanh quá trình mài mòn và hư hỏng của sụn khớp.
Đối tượng nguy cơ của bệnh thoái hóa khớp vai
Bệnh thoái hóa khớp vai thường tiến triển ở nhóm đối tượng sau:
- Phụ nữ và những người có độ tuổi trên 50
- Những người lao động nặng, thường xuyên gây căng thẳng cho khớp vai
- Vận động viên hoặc những người thường xuyên chơi những bộ môn thể thao có cường độ mạnh và sử dụng khớp vai quá mức
- Những người có tiền sử chấn thương và viêm xương khớp
- Những người có khiếm khuyết bẩm sinh do di truyền.
- Thừa cân béo phì.
Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp vai
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai nghiêm trọng và xảy ra kéo dài. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu, gặp nhiều khó khăn trong việc cử động khớp vai và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra tùy thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh lý và mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể mắc phải một hoặc nhiều vấn đề sau:
- Mất ngủ
Bệnh thoái hóa khớp vai làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, đặc biệt là vào buổi tối, trong khi ngủ. Điều này khiến bệnh nhân khó chìm vào giấc ngủ, dễ thức giấc và không thể ngủ sâu. Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Trầm cảm
Mất ngủ kéo dài kèm theo cảm giác lo lắng làm ảnh hưởng đến tâm lý, khiến bệnh nhân thường xuyên cáu gắt, nóng giận. Đồng thời làm tăng nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân.
Để bù đắp cho những tổn thương và khoảng trống do phần sụn khớp bị mài mòn, cơ thể thường có xu hướng đẩy nhanh quá trình phát triển bất thường của những tế bào xương. Điều này khiến gai xương hình thành, bệnh nhân bị đau nhức nhiều và khó vận động do gai xương chèn ép vào dây thần kinh.
- Yếu cơ, teo cơ
Cơn đau khiến bệnh nhân khó cử động trong thời gian dài. Điều này làm tăng nguy cơ yếu cơ, lâu ngày dẫn đến teo cơ, thậm chí là mất chức năng vận động ở hai cánh tay.
- Biến chứng nguy hiểm khác
Bệnh thoái hóa khớp vai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác, bao gồm:
-
- Viêm khớp vai
- Đau mãn tính
- Hoại tử xương
- Chèn ép và tổn thương mô mềm (bao gồm dây thần kinh và dây chằng quanh khớp vai)
- Gãy xương bệnh lý
- Rách hoặc đứt dây chằng.
Kỹ thuật chẩn đoán thoái hóa khớp vai
Bệnh thoái hóa khớp vai được chẩn đoán bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bao gồm: Chẩn đoán lâm sàng (kiểm tra tiền sử bản thân và tiền sử gia đình, khám sức khỏe), chẩn đoán cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm), chẩn đoán phân biệt.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Để đánh giá tình trạng sức khỏe và khả năng bị thoái hóa khớp vai, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lâm sàng. Cụ thể:
Kiểm tra tiền sử bản thân và tiền sử gia đình
- Kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh lý, khiếm khuyết bẩm sinh và những đợt phẫu thuật trước đó.
- Kiểm tra tiền sử gia đình để xác định yếu tố di truyền.
- Xác định cân nặng và khả năng gây ảnh hưởng ở những người bị thừa cân béo phì.
Khám sức khỏe
- Bệnh nhân được yêu cầu mô tả thời điểm xảy ra bất thường và sự khởi đầu của những triệu chứng ở vai
- Mô tả kiểu đau và mức độ nghiêm trọng của cơn đau
- Kiểm tra triệu chứng sưng và tình trạng cứng khớp
- Kiểm tra, đánh giá phạm vi chuyển động hai tay và vai của bệnh nhân (bao gồm chủ động lẫn bị động)
- Xác định những hoạt động làm tăng hoặc giảm đau.
- Kiểm tra bệnh lý, chấn thương và tình trạng yếu cơ ở hiện tại.
- Kiểm tra tình trạng viêm ở những khớp khác để chẩn đoán phân biệt với bệnh gout và bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Đánh giá những vấn đề ở lưng giữa, cổ, khuỷu tay… có thể dẫn đến những cơn đau ở vai.
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Một số kỹ thuật dưới đây sẽ được chỉ định để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp vai và những tổn thương liên quan.
- Chụp X-quang
Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra những tổn thương xương khớp. Từ đó giúp chẩn đoán các tình trạng đang xảy ra. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai, chụp X-quang sẽ cho ra kết quả như sau:
-
- Mất không gian khớp biểu hiện cho tình trạng mất sụn
- Mất khoảng trống giữa đầu xương và ổ khớp
- Dị tật đầu xương, điển hình như gai xương.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng và hình ảnh X-quang đơn thuần không thể cung cấp thông tin chẩn đoán. Vì thế, ngoài X-quang, bệnh nhân có thể được CT, MRI, siêu âm hoặc xét nghiệm.
- Chụp MRI
Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc khớp, xương và mô mềm của vai (bao gồm cả hệ thống mạch máu, gân, cơ, sụn và dây chằng). Ngoài ra để thu về hình ảnh rõ nét hơn, giúp tìm kiếm những tổn thương nhỏ nhất, bệnh nhân có thể được tiêm chất cản quang trước khi chụp cộng hưởng từ hoặc X-quang.
Chất cản quang di chuyển và làm nổi bậc lên các khu vực và mô mềm đang bị tổn thương. Từ đó giúp chẩn đoán xác định và phân biệt tình trạng thoái hóa khớp cùng với những bệnh lý nghiêm trọng khác. Điển hình như u xương, u sụn, viêm khớp dạng thấp…
Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) cung cấp hình ảnh ba chiều với mặt cắt ngang, mặt phẳng dọc và mặt phẳng coronal. Hình ảnh này cho phép bác sĩ dễ dàng hơn trong việc quan sát cấu trúc bên trong cơ thể. Từ đó xác định chính xác những tổn thương và vấn đề bất thường.
Ngoài ra hình ảnh CT còn giúp bác sĩ hình dung ổ khớp vai, kiểm tra mô mềm, xác định khuyết tật xương, những ảnh hưởng đi kèm và hướng điều trị.
- Siêu âm
Tương tự như MRI, siêu âm được chỉ định với mục đích kiểm tra những tổn thương ở mô mềm, điển hình như vòng bít xoay. Trong thời gian thực hiện kỹ thuật này, người bệnh có thể được yêu cầu xoay vai theo nhiều hướng khác nhau. Điều này giúp bác sĩ đánh khá khả năng và phạm vi chuyển động của khớp vai. Đồng thời xác định tổn thương ở những khu vực khó phát hiện và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Xét nghiệm
Xét nghiệm được chỉ định với mục đích loại trừ những nguyên nhân có thể gây ra cơn đau ở khớp vai. Đồng thời giúp chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp với nhiều bệnh lý khác. Điển hình như bệnh gút, bệnh viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương khớp và viêm cột sống dính khớp. Tùy thuộc vào mục đích chẩn đoán, bệnh nhân có thể được xét nghiệm máu hoặc/ và chọc hút khớp vai.
3. Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt thoái hóa khớp vai với những bệnh lý sau:
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp vai
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bệnh nhân có thể được điều trị thoái hóa khớp vai bằng một hoặc nhiều phương pháp dưới đây:
1. Sử dụng thuốc
Thông thường, trong thời gian đầu điều trị, bệnh nhân được yêu cầu sử dụng thuốc để kiểm soát cơn đau, tình trạng sưng và nhiều triệu chứng bất thường khác của bệnh thoái hóa khớp vai. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:
- Thuốc giảm đau thông thường
Để giảm đau, cải thiện tình trạng co cứng khớp và khả năng vận động của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê cho bạn một đơn thuốc chứa Paracetamol, Co-codamol hoặc một số loại thuốc giảm đau khác. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh, giảm sưng và tăng phạm vi vận động của khớp vai.
Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc giảm đau dạng kem hoặc kem bôi. Thông thường nhóm thuốc này chỉ được sử dụng cho những trường hợp nhẹ, không có biểu hiện đau sâu. Để giảm đau, bệnh nhân có thể dùng thuốc bôi ngoài bôi trực tiếp lên khu vực bị đau.
- Thuốc giảm đau gây nghiện
Đối với những trường hợp bị đau nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc chứa codein, thuốc ức chế COX-2 hoặc Naproxen. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng để tránh phụ thuộc thuốc và gây ra một số tác dụng không mong muốn.
- Thuốc chống viêm không steroid
Một số loại thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Indomethacin hay Ibuprofen) được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm (hoặc có nghi ngờ) kèm theo cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Tác dụng chính của nhóm thuốc này gồm giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm tại khớp và hỗ trợ cải thiện độ linh hoạt cho khớp vai.
- Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ được sử dụng với mục đích cải thiện tình trạng co cứng khớp, phù hợp với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nhẹ. Nhóm thuốc này có tác dụng thư giãn cơ bắp và tăng khả năng vận động xương khớp cho bệnh nhân.
- Glucosamin
Những người bị thoái hóa khớp vai có thể được yêu cầu sử dụng Glucosamin để điều trị và kiểm soát triệu chứng. Thuốc này có tác dụng ức chế men enzym phá hủy proton, kích thích và làm lành tổn thương ở những tế bào sụn cần sửa chữa. Ngoài ra Glucosamin còn có tác dụng cải thiện khả năng hấp thụ canxi và nuôi dưỡng xương khớp.
- Thuốc tiêm
Tùy thuộc vào từng tình trạng và mục đích điều trị, bệnh nhân có thể được yêu cầu tiêm Cortisone, Axit hyaluronic hoặc một số loại thuốc tiêm khác.
-
- Tiêm Cortisone: Tiêm Cortisone được dùng cho những trường hợp bị viêm, cứng và sưng đau khớp vai ở mức độ nặng, thất bại khi điều trị bằng thuốc giảm đau đường uống. Thông thường Cortisone sẽ được tiêm trực tiếp vào khu vực bị đau.
- Tiêm Axit hyaluronic: Việc tiêm Axit hyaluronic có thể giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động của khớp vai, cung cấp chất bôi trơn cần thiết và hỗ trợ giảm đau.
- Một số loại thuốc tiêm khác:
- Tiêm tế bào gốc
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)…
2. Vật lý trị liệu
Trong quá trình điều trị thoái hóa khớp vai, bệnh nhân có thể được yêu cầu vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng, kiểm soát triệu chứng và phục hồi chức năng. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp. Từ đó giúp tăng cường phạm vi chuyển động và khả năng vận động cho bệnh nhân.
Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng nâng cao sức mạnh cho các cơ, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho khớp. Đồng thời phòng ngừa tình trạng yếu cơ, teo cơ và liệt hai tay. Tùy thuộc vào từng tình trạng, khả năng đáp ứng và mục đích điều trị, bệnh nhân sẽ được vận lý trị liệu với những bài tập thích hợp.
3. Biện pháp hỗ trợ
Một số biện pháp dưới đây có thể giúp cải thiện cơn đau, tình trạng viêm sưng và cứng khớp hiệu quả:
- Nghỉ ngơi
Ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ và ngừng thực hiện những động tác cần sử dụng khớp vai. Điều này sẽ giúp xoa dịu cơn đau và tránh tổn thương tiến triển. Sau khi cơn đau thuyên giảm, bệnh nhân cần di chuyển cánh tay một cách nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh và vận động quá sức.
- Luyện tập
Bệnh nhân cần thực hiện những bài tập tăng phạm vi chuyển động khớp vai để hạn chế đau, tránh co cứng khớp và phòng ngừa tình trạng teo yếu cơ. Bên cạnh đó những bài tập này có thể giúp người bệnh tăng tính linh hoạt của khớp.
- Chườm ấm
Chườm ấm phù hợp cho những bệnh nhân có biểu hiện sưng, đau và co cứng khớp khớp vai. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, giảm sưng và thư giãn cơ. Ngoài ra nhiệt độ cao từ biên pháp chườm ấm còn có tác dụng tăng cường quá trình tuần hoàn máu. Từ đó giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng xương khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.
- Chườm lạnh
Biện pháp chườm lạnh được áp dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện sưng, viêm và đau khớp vai, không kèm theo căng cơ. Nhiệt độ thấp từ biện pháp này có tác dụng làm tê và giảm đau xương khớp. Đồng thời giúp cải thiện tốt tình trạng sưng, phòng ngừa và giảm viêm.
- Cố định khớp
Trong trường hợp bị đau nhiều, bệnh nhân có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để cố định khớp. Điển hình như băng hoặc đai cố định. Những dụng cụ hỗ trợ này có tác dụng hạn chế các chuyển động xấu làm ảnh hưởng đến xương khớp, phòng ngừa tổn thương tiến triển và giảm đau.
Ngoài ra việc cố định khớp còn giúp bệnh nhân rút ngắn quá trình làm lành tổn thương và hạn chế gãy xương bệnh lý. Thông thường bệnh nhân sẽ được cố định khớp từ 3 – 7 ngày để cải thiện tình trạng.
4. Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp vai
Nếu không có đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị nêu trên, bệnh nhân sẽ được yêu cầu phẫu thuật để giải quyết tình trạng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nhu cầu chữa trị của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một trong những phương pháp phẫu thuật sau:
- Phẫu thuật thay khớp vai
Phẫu thuật thay khớp vai còn được gọi là phương pháp phẫu thuật tạo hình thay khớp vai toàn phần. Khi thực hiện bác sĩ sẽ sử dụng khớp nhân tạo để thay toàn bộ vai, kết hợp với vật lý trị liệu để khôi phục khả năng vận động cho bệnh nhân.
Thông thường phẫu thuật thay khớp vai sẽ được chỉ định cho những trường hợp bị thoái hóa nặng, có biểu hiện hoại tử hoặc liệt và có khả năng thất bại khi điều trị bằng cách phương pháp phẫu thuật khác.
- Phẫu thuật thay thế vai ngược
Phẫu thuật thay thế vai ngược được áp dụng cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai dẫn đến hư hỏng vòng bít quay và không thể cải thiện được. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chuyển đổi vị trí của ổ cắm và bóng của khớp dựa vào cơ delta. Lúc này vòng bít quay yếu sẽ được bù đắp và hỗ trợ.
- Phẫu thuật cắt xương vai
Khi thực hiện phẫu thuật cắt xương vai, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành loại bỏ những mỏm xương khỏi khớp vai. Điều này giúp làm giảm mức độ và tần suất ma sát giữa màng xương và đỉnh xương quai xanh trong thời gian di chuyển hoặc vận động vai.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được cấy ghép xương tự thân hoặc nhân tạo sau khi cắt xương. Đồng thời sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ để kích thích quá trình liền lại của xương. Từ đó giúp cải thiện chức năng và khả năng vận động của khu vực tổn thương.
- Phẫu thuật loại bỏ sụn
Đối với những trường hợp có sụn bị mài mòn và tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ một hoặc nhiều sụn bị tổn thương, lỏng lẻo. Đồng thời thay thế bằng sụn nhân tạo và làm phẳng phần sụn hiện có. Phương pháp điều trị này có tác dụng làm giảm ma sát khớp vai, hạn chế đau, cứng khớp và cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân.
- Phẫu thuật tái tạo sụn
Phẫu thuật tái tạo sụn được chỉ định cho những trường hợp có tổn thương xương sụn nhỏ, tổn thương riêng lẻ và không quá nghiêm trọng. Phương pháp này có tác dụng kích thích quá trình phát triển mô sụn mới và thúc đẩy tiến trình chữa lành tổn thương.
Để kích thích sự phát triển của xương sụn mới, bác sĩ sẽ tạo một hoặc nhiều vết cắt nhỏ ở xương bên dưới sụn bị thương. Lúc này máu từ xương bị tổn thương sẽ kích thích và giúp quá trình phát triển tế bào sụn mới diễn ra suôn sẻ.
Trong nhiều trường hợp khác, tế bào gốc hoặc huyết tương giàu tiểu cầu có thể được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tế bào sụn mới. Thông thường phẫu thuật tái tạo sụn sẽ được sử dụng đồng thời với phẫu thuật cắt xương và cắt sụn.
- Phẫu thuật tạo hình nhân tạo máu
Phẫu thuật tạo hình nhân tạo máu được chỉ định cho những trường hợp sau:
-
- Người trẻ tuổi
- Bệnh nhân mong muốn tiếp tục tham gia vào những bộ môn thể thao cường độ mạnh hoặc lao động thể chất
- Thoái hóa khớp vai nhẹ, có thể được kiểm soát.
Phẫu thuật tạo hình nhân tạo máu có tác dụng chữa lành tổn thương bên trong khớp vai và bảo tồn nhiều mô xương hơn.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị thoái hóa khớp vai
Người bị thoái hóa khớp vai nên lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
1. Chế độ sinh hoạt
- Không hút thuốc lá
- Nên tắm với nước ấm
- Tránh sử dụng khớp vai quá mức hoặc lao động nặng
- Tránh lao động quá sức và nên nghỉ ngơi khi cần thiết
- Luyện tập nhẹ nhàng.
2. Chế độ ăn uống
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai cần bổ sung những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Cá ngừ, cá hồi, hàu, cá trích, trứng cá muối, hạnh nhân…
- Rau xanh và trái cây:Các loại quả mọng, cà chua, bông cải xanh, bắp cải, ớt chuông, cam, quýt, quả bơ…
- Thực phẩm giàu axit folic: Các loại đậu, ớt chuông, rau diếp, xà lách, trái cây, bắp cải, súp lơ, nấm, bí đao…
- Thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt vitamin D): Lòng đỏ trứng, hàu, tôm, nấm, cá hồi, dầu gan cá tuyết…
- Thực phẩm giàu canxi: Sữa chua, hạnh nhân, rau lá xanh, phô mai, cá mòi, các loại hạt…
- Uống nhiều nước.
Thực phẩm cần kiêng:
- Thịt đỏ
- Thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ
- Thức ăn đóng hộp
- Rượu bia.
Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người có độ tuổi trên 50. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do một số nguyên nhân. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần ăn uống đủ chất, tránh tổn thương, không lao động nặng hoặc sử dụng khớp vai quá mức. Nếu bị đau hoặc có biểu hiện bất thường, bạn cần sớm trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị, tránh tổn thương tiến triển nặng.
Mình hồi cấp 1 bị trật khớp vai 1 lần có đi nắn lại rồi, nhưng sau đó cứ hễ thay đổi thời tiết là bị nhức ấy thì có cách nào chữa được không, chứ đi viện khám rồi không bị thoái hóa đâu, nhưng bác sĩ có cho thuốc giảm đau thì uống cũng không hiệu quả mấy
Tôi năm nay 56 tuổi, bị đau khớp vai, hay bị mỏi vùng cánh tay, mà giơ cánh tay lên là nghe tiếng khớp kêu lục khục, ấn chỗ mỏm vai thì bị đau thì bị làm sao và có cách nào chữa được không. Bây giờ làm việc gì cần sức cầm cũng thấy đau không làm được
Cô đã đi khám ở đâu chưa, cháu thấy triệu chứng của cô khả năng cao là bị thoái hóa khớp vai rồi, mới bị thì chỉ cần uống thuốc là được thôi
Có tuổi thì xương khớp vậy thôi chị, em cũng thế được con gái mua cho mấy lọ glucosamin hàng ngoại uống mấy tháng nay cũng thấy đỡ hơn đấy, chị có thể mua về mà uống
Glucosamine không phải là thuốc chính điều trị thoái hóa khớp đâu, nó có tác dụng bổ sung thành phần sụn khớp thôi, nếu dùng liên tục và lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến cơ thể như bệnh lý tiểu đường, tim mạch… Nên nếu muốn uống thì hỏi bác sĩ chứ đừng tự ý chữa, khéo lại rước thêm bệnh thì mệt đấy
Mọi người có thể tham khảo về quốc dược phục cốt khang nhé, tôi thấy vtv2 đưa tin giới thiệu cái thuốc này nên đã tin tưởng đưa ông tôi đi khám rồi lấy về uống. Uống hơn 3 tháng thì ông tôi khỏi được khoảng 8 phần bệnh thôi nhưng đỡ vậy còn hơn không, giờ không hay bị đau nữa, cơ thể ông cũng càng ngày càng khỏe, bế con bế cháu cũng không còn nặng nề như trước, nên cả nhà tôi cũng mừng. Thuốc này được vtv2 đưa tin thì tốt mà
Bị tăng huyết áp thì có uống chung thuốc này được không, tôi thường phải duy trì uống hạ áp vào buổi sáng thì có sợ bị tương tác thuốc không
thời gian uống cách nhau ra là được ấy, mẹ tôi cũng đang điều trị cao ha, đi khám bác sĩ hướng dẫn thời gian uống quốc dược phục cốt khang cách thời gian uống thuốc ha khoảng 1 tiếng là được
Tiêm chất nhờn khớp hyluronic đó có tốt không thế, tại tôi đi khám ngoài được ở đây họ tư vấn cho mà chưa rõ ra làm sao nên cũng chưa dám thử
Tiêm cái này vừa có tác dụng bôi trơn khớp vừa có tác dụng kích thích tạo chất nhờn khớp, nói chung khá tốt nhưng cần được bác sĩ có chuyên môn và có chứng nhận đủ khả năng tiêm hay sao ấy, vì cái tiêm nội khớp này nó cũng có nhiều nguy cơ nếu bác sĩ không chắc tay nghề
Khám ngoài mà không chắc như nào thì đừng có tiêm, với cả tiêm cái này không khỏi hoàn toàn được đâu, giảm đau nhanh nhưng chỉ được một thời gian thôi
Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp vai thì tỉ lệ thành công có cao không ạ, bà em trước bị đột quỵ nên liệt 1 bên, bây giờ đi khám mới phát hiện khớp vai có vấn đề, mà bà em cũng cao tuổi rồi thì không biết có nên phẫu thuật không, không thì có cách khác điều trị cho bà không nhờ mọi người tư vấn
Nếu bác sĩ khuyên phẫu thuật thì hỏi nhờ người ta xem, nếu bác sĩ viện lớn thì sẽ phẫu thuật tốt thôi không cần lo đâu, mà có hỏi vấn đề mổ miếc thì hỏi bác sĩ người có chuyên môn họ tư vấn, chứ ở đây vấn đề ngoại khoa thì bệnh nhân như nhau biết đường nào mà tư vấn
Mình nghĩ không nên đâu, vì như bạn nói thì bà bạn cũng có tuổi, mà còn di chứng liệt nên phẫu thuật xong thì có vận động được không lại là chuyện khác. Nếu cần thì lấy thuốc, tây y không được thì đông y
Thoái hóa khớp vai thì châm cứu cấy chỉ có chữa được không chứ thuốc đông tây nam bắc gì đấy tôi cũng uống không biết bao nhiêu lần rồi nhưng lần nào cũng chỉ đỡ thôi chứ không khỏi, dừng thuốc là lại âm ỉ đau
Châm cứu cấy chỉ thì chữa triệu chứng thôi, giảm đau thì có giảm chứ để triệt để hẳn và không tái phát lại thì vẫn cần phải có thuốc điều trị từ bên trong đó, kiểu thoái hóa là do khớp bên trong bị tổn thương mà. Tôi điều trị bằng quốc dược phục cốt khang thấy cũng khá tốt này, bạn tham khảo thuốc rồi mà chữa xem thế nào, chứ hiện tại tôi kết thúc điều trị mấy tháng rồi thì không bị đau lại, mấy tháng lạnh vừa rồi cũng không có bị nhức hay gì cả, không biết sau này như nào chứ bây giờ được vầy là tôi thấy quá tốt rồi. Nếu bạn muốn kết hợp thêm cả châm cứu bám huyệt thì bên trung tâm thuốc dân tộc họ cũng làm luôn đó. Thuốc thang bạn chưa yên tâm thì đọc thêm bài này
Chi phí tầm bao nhiêu vậy, tôi có đi tra thử nhưng không tìm được giá cụ thể từng loại thuốc, đơn thuốc cũng không có luôn
Khoang tren duoi 3 trieu 1 thang nhe, chu khong co gia cu the dau, don gian la vi bac si kham xong can cu theo benh nang hay nhe, the trang the nao thi moi gia giam thuoc duoc, the nen don thuoc cung khong giong nhau dau. Goi vao so nay de tu van ky nay 024 7109 6699
Mấy tháng nay tôi thấy đau mỏi cánh tay trái, tê từ trên vai xuống dưới các ngón tay thì có phải là do thoái hóa khớp vai hay không
Giống thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh nhiều hơn là thoái hóa khớp vai ấy, như này thì đi chụp phim xquang là biết thôi. Đi chuẩn đoán sớm mà chữa sớm cho nhanh khỏi, để lâu là chữa mệt đó
Bố tôi năm nay gần 60 tuổi, bị bệnh xương khớp nhiều năm nay rồi, ngoài khớp vai bố tôi còn bị thoái hóa cột sống, khớp gối. Đã đi viện điều trị nhiều lần nhưng vẫn thường xuyên tái phát, tôi muốn cho bố tôi chuyển qua chữa bằng đông y xem thế nào, thấy trong này có bảo quốc dược phục cốt khang chữa thoái hóa khớp vai hiệu quả thì liệu có chữa được các thoái hóa khớp khác không
Thoái hóa đa khớp thì uống quốc dược phục cốt khang tốt đấy, tôi đang uống dù chỉ mới 1 tháng thôi nhưng đã đỡ hơn nhiều rồi. Đỡ đau hẳn, mà uống vào không bị mệt mỏi như uống thuốc tây
Cô có đơn thuốc không ạ, cháu muốn xem đơn như nào rồi mua cho người nhà ạ, vì cháu có tìm hiểu về thuốc thì thấy có khá nhiều loại khác nhau, không biết bị đa khớp từ cột sống đến khớp vai thì nên dùng loại nào ạ
Nguoi nha ban bi lam sao thi di bac si kham roi chi dinh cho, chu ban co biet don thuoc thi cung khong tu y mua duoc dau, vi quoc duoc phuc cot khang la bai thuoc doc quyen cua trung tam thuoc dan toc ay, nen chi co tai trung tam thoi, ma muon mua thi phai kham
Không ở gần thì làm sao được, thấy địa chỉ trung tâm có 2 chỗ đầu bắc đầu nam thế thì những người ở miền trung không mua được à
Bn gọi vào số 0987173258 nhé, mk cũng ko có đến trực tiếp đc nên có gọi qua số này để đk khám onl, rồi tt sẽ hộ trợ gửi thuốc về tận nơi cho luôn, sđt trên cũng có zalo đấy, nhắn trên đấy có kết quả phim chụp j gửi cho bs cũng tiện hơn
Nghe nói thoái hóa khớp mà đi bơi thì cũng đỡ phải không ạ, ai biết thêm môn thể thao nào tốt cho người bị khớp vai nữa không ạ
Thoái hóa thoát vị cột sống người ta mới đi bơi bạn ơi, chứ thoái hóa khớp vai mà đi bơi có khi còn nặng hơn do phải vận động nhiều í
Tôi thấy thk vai thì chú ý sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng hay có tác động trực tiếp lên khớp các kiểu thôi, chứ cũng ít nghe thấy ai khuyên là bị thk vai thì nên tập cái gì cả, chỉ có đi viện khám thì bs chỉ định cho làm vật lý trị liệu rồi chỉ cho cách làm sao mà tăng phạm vi chuyển động của khớp nhưng hạn chế đau, tránh co cứng với teo cơ thôi
Chồng tôi cách đây nửa năm có bị tai nạn giao thông, ngã đập nghiêng người bên phải xuống đường, do lúc đấy không có hiện tượng gì nên không đi kiểm tra. Vừa rồi thấy bên tay phải yếu đi, vận động giơ nhấc tay khó khăn mới đi chụp phim thì thấy có hiện tượng thoái hóa. Mọi người có ai bị tương tự vậy mà chữa được rồi không, chỉ giúp chúng tôi với
Em thì không phải tai nạn mà do đi đường trơn nên ngã, cũng chủ quan không đi khám. Nó đau suốt 3 tháng trời, nhiều đêm không tài nào ngủ được, rấm rứt trong xương ấy rồi đi viện uống thuốc tây không ăn thua. Sau có được người quen chỉ đến chỗ trung tâm thuốc dân tộc, đến đây khám rồi lấy thuốc quốc dược phục cốt khang uống và vật lý trị liệu thì mới đỡ. Mà thuốc đông y nên thời gian điều trị khá lâu, nhưng kiên trì uống thì mới có hiệu quả được nhưng kết hợp thêm vật lý trị liệu nên tác dụng giảm đau cũng nhanh. Em uống hết tháng đầu thì mới đỡ đau, cánh tay cũng có sức hơn. Mà ngoài uống thuốc thì em còn có đến trung tâm làm 1 đợt châm cứu bấm huyệt nữa nên cũng đỡ khá nhanh. Liệu trình 2 tháng thôi mà hết đau luôn, bây giờ cầm nắm vận động bình thường rồi. Hơn năm rồi cũng không có hiện tượng tái phát nên cũng yên tâm đấy. Chị có thể đưa anh nhà đến khám rồi bác sĩ chỉ định hướng dẫn cụ thể cho
Thuốc bên này là thuốc đông y hoàn toàn hả bạn, uống luôn mấy tháng liên tục hay có thời gian ngưng dùng gì không, chứ uống thuốc mà uống liên tục sợ hại dạ dày lắm, đặc biệt là mấy loại thuốc chữa bệnh khớp kiểu này ấy
Quốc dược phục cốt khang được bào chế bằng thảo dược 100% nên uống lâu cũng không sợ có tác dụng phụ đâu, chứ có phải thuốc tây hay tân dược gì mà lại gây ảnh hưởng đến dạ dày được. Tôi uống tận 3 tháng liên tục thì khỏi bệnh, hết liệu trình thì ngưng cũng không bị làm sao, sau cũng không cần uống thêm cái gì cả, cần thiết bạn vào đây mà đọc thêm này
Thời gian chữa bằng quốc dược này không cố định à hay sao vậy, người thì uống 2 tháng người thì 3 tháng mới khỏi?
Mỗi ng mỗi bệnh, bs trung tâm họ khám xong thì mới kê đơn, dựa theo tình trạng từng bn cụ thể mà phối hợp thuốc rồi coi độ đáp ứng thuốc của từng ng nữa mà, như vậy mới có td lâu dài đc, lt cũng vì thế mà chả ai giống ai cả, nhưng mà tb thì trong khoảng 2-3 tháng thôi