Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối mau khỏi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối được thiết kế phù hợp với từng bệnh nhân nhằm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và mang lại hiệu quả phục hồi tốt nhất. Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh xác định các thông tin cơ bản và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất. 

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối được xây dựng để cải thiện các triệu chứng và phục hồi chức năng khớp

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, thay đổi hình dạng, gây viêm, dẫn đến đau đớn, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nếu không được điều trị, thoái hóa khớp gối có thể trở nên nghiêm trọng, gây mất chức năng, bại liệt và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Các dấu hiệu thoái hóa khớp thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi hơn, đặc biệt là những người có chấn thương trước đó. Thông thường, thoái hóa khớp gối phát triển chậm, dần dần theo thời gian. Tuy nhiên đối với các trường hợp có chấn thương, thoái hóa khớp có thể diễn tiến nhanh chóng, chỉ trong vòng vài năm.

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác cao, đặc biệt là người trên 50 tuổi
  • Tổn thương khớp trong quá khứ, chẳng hạn như gãy xương, tổn thương sụn hoặc dây chằng
  • Lạm dụng khớp gối, sử dụng lặp lại thường xuyên trong hoạt động hàng ngày
  • Béo phì, cân nặng quá mức dẫn đến tăng áp lực lên khớp
  • Bất thường về cơ xương, chẳng hạn như sai lệch khớp, có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp
  • Cơ yếu không thể hỗ trợ khớp, dẫn đến tăng áp lực và thoái hóa
  • Nữ giới có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới
  • Thoái hóa khớp có tính di truyền và có nhiều khả năng phát triển trong cùng gia đình
  • Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống, môi trường sống, lối sống, có thể góp phần dẫn đến thoái hóa

Thoái hóa khớp là một căn bệnh lão hóa không thể tránh khỏi. Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng này, tuy nhiên có nhiều cách khác nhau để quản lý các triệu chứng, giảm thiểu cơn đau, duy trì hoạt động thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mục tiêu của kế hoạch phục hồi thoái hóa khớp gối

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối là điều cần thiết để đánh giá quá trình phục hồi và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Các mục tiêu của kế hoạch điều trị thường bao gồm giảm đau, cải thiện khả năng vận động khớp, tăng cường hoạt động thể chất, tăng sự độc lập và giúp kiểm soát các triệu chứng lâu dài.

Sau đây là những vấn đề ưu tiên khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối:

  • Quản lý cơn đau hiệu quả, kiểm soát cơn đau dưới mức 3 – 4 trên thang điểm 10
  • Hạn chế khả năng cần sử dụng thuốc để giảm đau và tăng cường các chiến lược giảm đau an toàn, tự nhiên
  • Tăng cường khả năng vận động của khớp và hoạt động thể chất
  • Hướng dẫn người bệnh về kế hoạch tự chăm sóc, bảo vệ khớp và ngăn ngừa các chấn thương phát sinh
  • Ngăn ngừa các biến chứng do bất động, chẳng hạn như viêm tắc tĩnh mạch, mất khả năng kiểm soát hoặc bại liệt
  • Thúc đẩy sự độc lập, kỹ năng tự quản lý và làm chậm quá trình thoái hóa
  • Phối hợp điều trị cũng như kiểm soát các vấn đề sức khỏe phát sinh

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn sau khi đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cuối cùng, dựa vào kinh nghiệm lâm sàng và phán đoán của nhân viên y tế có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng bệnh nhân, ưu tiên sức khỏe cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối giúp phục hồi nhanh

Các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối được thực hiện tại nhà, thường mang lại hiệu quả cao và an toàn đối với hầu hết các trường hợp bệnh. Tuy nhiên, người bệnh và người chăm sóc cần lưu ý và phản ứng của cơ thể, nếu nhận thấy các bất thường, cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

Dưới đây là kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối tiêu chuẩn, người bệnh có thể tham khảo:

1. Kiểm soát cơn đau

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ trải qua những cơn đau cấp tính khi sụn khớp bị tổn thương, khiến các đầu xương ma sát khi vận động. Sự ma sát này gây viêm và kích ứng, có thể gây khó chịu và đau đớn nghiêm trọng đến mức hạn chế khả năng chuyển động linh hoạt.

Để kiểm soát cơn đau hiệu quả, người bệnh cần xác định mức độ nghiêm trọng của cơn đau, các hoạt động gây đau và các hoạt động giúp cải thiện cơn đau. Ngoài ra, người bệnh cần cân nhắc về độ tuổi cũng như giới tính và tiền sử chấn thương, bệnh lý để có kế hoạch giảm đau hiệu quả. Tuổi tác càng cao, tình trạng thoái hóa càng nghiêm trọng và khó phục hồi.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp
Chườm lạnh và chườm nóng có thể giúp giảm đau khớp gối hiệu quả

Kế hoạch kiểm soát cơn đau ở người thoái hóa khớp gối như sau:

  • Chườm nóng: Nhiệt độ có thể làm tăng lưu lượng máu đến đầu gối, từ đó giảm phản xạ đau. Tuy nhiên không nên chườm quá nóng để ngăn ngừa nguy cơ bỏng da.
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp có thể làm giảm đau, viêm và cơ cứng cơ bằng cách giảm sự giải phóng các hoạt chất gây đau, thậm chí là làm chậm dẫn truyền xung động đau. Tránh chườm trực tiếp đá lạnh lên da, điều này có thể gây bỏng lạnh.
  • Thay đổi vị trí thường xuyên: Việc giữ một tư thế có thể gây co thắt cơ, dẫn đến đau đớn và khó chịu gia tăng. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần thường xuyên thay đổi vị trí, tư thế, tránh ngồi lâu.
  • Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng: Các cơn đau mãn tính do thoái hóa khớp gối có thể gây tổn hại nghiêm trọng về mặt tinh thần đối với người bệnh. Do đó, việc giảm thiểu các yếu tố căng thẳng có thể giúp tăng cường năng lượng dự trữ, từ đó kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn.
  • Uống thuốc giảm đau trước hoạt động thể chất: Tập thể dục và duy trì hoạt động thể chất là điều cần thiết để điều trị các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất vận động. Do đó, người bệnh được khuyến cáo chườm lạnh và sử dụng thuốc giảm đau trước khi vận động để ngăn ngừa các biến chứng. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định để tránh các tác dụng phụ phát sinh.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Mệt mỏi làm suy yếu khả năng chịu đựng cơn đau. Do đó, người bệnh cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và suy nghĩ tích cực để kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Có một số thiết bị hỗ trợ chuyển động, chẳng hạn như khung tập đi, gây, có thể giảm căng thẳng lên khớp gối. Điều này giúp giảm đau, tăng cường khả năng vận động và hỗ trợ quá trình phục hồi thoái hóa khớp gối.
  • Giảm cân: Giảm cân làm giảm căng thẳng cho đầu gối, hỗ trợ chống viêm, cải thiện các triệu chứng viêm khớp, từ đó giúp giảm đau. Ngoài ra, giảm cân cũng giúp làm chậm quá tình mất sụn và ngăn ngừa thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Châm cứu: Châm cứu là một lựa chọn giảm đau ngày càng phổ biến, hiệu quả cao và phù hợp với tình trạng thoái hóa khớp gối. Trong thủ thuật này người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên môn để được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

2. Tăng cường vận động

Suy giảm chức năng vận động do cứng khớp và đau có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm giảm sức mạnh cơ bắp và tăng nguy cơ té ngã, chấn thương. Do đó, việc duy trì hoạt động thể chất và thường xuyên tập thể dục là điều cần thiết trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Điều quan trọng khi xây dựng kế hoạch vận động là đánh giá khả năng chuyển động linh hoạt, chịu trọng lượng, tình trạng uốn cong đầu gối hoặc dáng đi khập khiễng. Ngoài ra, cần cân nhắc đến độ tuổi của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tiền sử bệnh lý để xây dựng kế hoạch phục hồi tốt nhất.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau khớp gối
Thường xuyên tập thể dục và duy trì hoạt động thể chất góp phần tăng cường sự linh hoạt ở khớp

Một số hoạt động thể chất được khuyến khích ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối như sau:

  • Tăng cường các hoạt động thể chất ở nhà, chẳng hạn như đi bộ, lên xuống cầu thang hoặc làm việc nhà với cường độ vừa phải để duy trì chức năng chung và sự độc lập. Tuy nhiên, cần hoạt động ở mức vừa phải, tránh gây áp lực nhiều lên các khớp.
  • Thực hiện các bài tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn và khả năng vận động tự do của khớp, tăng cường trương lực cơ, phát triển khả năng phối hợp cũng như ngăn ngừa co cứng cơ. Các bài tập phổ biến chẳng hạn như đạp xe, bơi lội, máy tập hình elip hoặc giãn cơ theo hướng dẫn của nhà trị liệu.
  • Thực hiện các bài tập bổ sung, tăng cường sự linh hoạt cho khớp gối, chẳng hạn như yoga hoặc thái cực quyền. Các bài tập này có thể giúp giảm lo lắng, căng thẳng, tăng cường khả năng chuyển động mà không gây căng thẳng quá mức lên khớp gối. Ngoài ra, thái cực quyền có thể giúp người bệnh thiền định, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và ngăn ngừa nguy cơ té ngã.
  • Di chuyển với các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như gậy, nạng và khung tập đi. Điều này có thể giúp giảm tải áp lực lên khớp và tăng sự an toàn khi di chuyển. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng nẹp hoặc đai đầu gối để giảm đau và ngăn ngừa tổn thương tủy xương.
  • Nghỉ ngơi giữa các hoạt động mệt mỏi để bảo toàn năng lượng. Nếu nhận thấy cơn đau đầu gối, người bệnh cần dừng hoạt động đang thực hiện và nghỉ ngơi để tránh các chấn thương phát sinh.

3. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Đối với người thoái hóa khớp, việc bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp có thể góp phần giảm đau, chống viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể. Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối, tuy nhiên người bệnh có thể lưu ý một số số vấn đề như:

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần chống viêm và nâng cao sức khỏe khớp
  • Cắt giảm lượng calo dư thừa: Điều này giúp giữ cân nặng ở mức ổn định, khoa học, hạn chế gây áp lực lên các khớp, từ đó giúp giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa. Một số cách để giảm lượng calo tiêu thụ là ăn các phần thức ăn nhỏ hơn, tránh thực phẩm có đường và ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ: Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, hư hại. Một số chất chống oxy hóa có nhiều trong táo, dâu tây, hành và hẹ, có thể giúp giảm đau, viêm khớp.
  • Bổ sung acid béo Omega 3: Omega 3 có tác dụng giảm đau khớp, giảm cứng khớp vào buổi sáng và phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Cách tốt nhất để bổ sung Omega 3 là thông qua cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ và cá mòi.
  • Sử dụng dầu ô liu thay các loại dầu ăn khác: Dầu ô liu có tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả tương tự như Ibuprofen. Do đó, người bệnh có thể thêm dầu ô liu vào các món salad hoặc súp.
  • Tăng cường vitamin C: Một yếu tố quan trọng trong kế hoạch ăn uống của bệnh nhân thoái hóa khớp gối là bổ sung đầy đủ vitamin C, nhằm giúp xây dựng collagen và mô liên kết. Rất nhiều thực phẩm cung cấp vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, ớt đỏ, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải và cải xoăn.
  • Tránh nấu ăn ở nhiệt độ cao: Thịt nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các chất gây viêm trong cơ thể. Do đó, người bệnh được đề nghị cắt giảm các loại thịt nướng, chiên và nấu trong lò vi sóng. Ngoài ra, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, vì thực phẩm này thường được chế biến ở nhiệt độ rất cao.

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối, việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp là điều cực kỳ quan trọng. Mặc dù thực phẩm không giúp điều trị thoái hóa khớp nhưng có thể kiểm soát cân nặng, góp phần chống viêm, hỗ trợ tái tạo sụn, giảm áp lực lên khớp gối, từ đó ổn định sức khỏe khớp.

4. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Trọng lượng dư thừa sẽ gây áp lực lên khớp gối. Theo các nghiên cứu, mỗi Kilogram trọng lượng dư thừa sẽ tăng gấp đôi áp lực lên đầu gối. Sự căng thẳng này sẽ gây phá vỡ sụn đệm ở các khớp, gây đau đớn và khiến tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng theo thời gian.

Tuy nhiên căng thẳng cơ học không phải là vấn đề duy nhất. Các mô mỡ dư thừa sẽ tạo ra các protein được gọi là cytokine, thúc đẩy quá trình viêm khắp cơ thể. Ở các khớp, các cytokine có thể phá hủy các mô bằng cách thay đổi chức năng của tế bào sụn và dẫn đến thoái hóa khớp. Khi tăng cân, béo phì, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào gây hại và khiến các triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cần có kế hoạch giảm cân khoa học, an toàn thông qua kế hoạch tập luyện và chế độ ăn uống phù hợp. Tránh việc giảm cân quá nhanh thông qua các biện pháp cực đoan, chẳng hạn như nhịn ăn, điều này có thể làm tăng nguy cơ hình thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

5. Phòng ngừa rủi ro chấn thương

Người bệnh thoái hóa khớp gối có nguy cơ bị chấn thương cao do suy giảm khả năng vận động, đau và cứng khớp, dẫn đến té ngã, va chạm. Ngoài ra việc sử dụng thuốc giảm đau và các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối theo chỉ định, cũng có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và tổn thương thêm. Người bệnh thoái hóa khớp cũng thường có các bệnh lý kèm theo, chẳng hạn như béo phì, ngừng thở khi ngủ và trầm cảm.

Để hạn chế nguy cơ té ngã và chấn thương, người bệnh cần được đánh giá khả năng vận động, dáng đi và khả năng giữ thăng bằng. Nếu có dấu hiệu rối loạn khớp, dáng đi bất thường hoặc thường xuyên vấp ngã, mất ổn định, người bệnh cần đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Ngoài ra, có một số lưu ý để hạn chế chấn thương, chẳng hạn như:

  • Ghế nâng: Loại ghế này này giúp giảm áp lực và căng thẳng lên các khớp, từ đó giúp giảm đau, khó chịu. Người bệnh có thể sử dụng ghế nâng với độ cao thích hợp tuy nhiên cần phải đảm bảo răng chân vẫn đặt chắc chắn trên sàn nhà.
  • Sử dụng tay vịn: Việc thiếu tay vịn hoặc thanh chắn có thể gây khó khăn khi giữ thăng bằng và hỗ trợ khi đứng lên hoặc đi bộ. Do đó, người bệnh có thể lắp đặt tay vịn trong nhà tại những vị trí phù hợp, chẳng hạn như bệ toilet, cầu thang, giường ngủ.
  • Sử dụng giường thấp: Điều này có thể giảm chấn thương khi đứng dậy rời khỏi giường vào buổi sáng. Cứng khớp, kém vận động các khớp, suy giảm khả năng giữ thăng bằng, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ té ngã.
  • Dụng cụ hỗ trợ: Các thiết bị như khung tập đi, gây chống và nạng có thể giúp các khớp di động, tăng cường an toàn và duy trì chất lượng cuộc sống.

6. Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn

Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Điều trị dược lý đối với thoái hóa khớp thường liên quan đến thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và giảm viêm. Trong các trường hợp khác, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc tiêm, thuốc bôi hoặc thuốc giảm đau gây nghiện để cải thiện các triệu chứng.

Chẩn đoán thoái hóa khớp
Sử dụng thuốc giảm đau và điều trị thoái hóa khớp gối theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Paracetamol là loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất, giúp giảm đau hiệu quả nhưng không có tác dụng chống viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có chọn lọc hoạt động bằng cách giảm tổng hợp prostaglandin thông qua ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2). Các loại thuốc này mang lại hiệu quả cao tuy nhiên cần sử dụng thận trọng, theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là ở người có tiền sử loét dạ dày, bệnh gan, đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không chọn lọc thường được sử dụng khi Paracetamol không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên thuốc này có thể làm tăng nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa và các bệnh tim mạch.
  • Thuốc giãn cơ được sử dụng để giảm cơ thắt cơ gây đau. Thuốc có thể gây buồn ngủ và ức chế hệ thần kinh trung ương. Do đó chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự đồng ý, hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh mẽ nhưng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, do đó chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc Corticosteroid cũng được sử dụng để tiêm trực tiếp vào đầu gối để nâng cao hiệu quả giảm đau và phục hồi chức năng chuyển động linh hoạt.
  • Thuốc chống trầm cảm chẳng hạn như Duloxetine hoạt động bằng cách tăng mức độ của cả serotonin và norepinephrine trong não, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm đau ở người bệnh thoái hóa khớp gối gây đau mãn tính.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ, chẳng hạn như Salonpas, có thể kiểm soát cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc giảm đau opioid, chẳng hạn như Morphin và Tramadol, được chỉ định khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị. Thuốc có thể gây nghiện và phụ thuộc, do đó không tự sử dụng thuốc.
  • Tiêm axit hyaluronic có thể cung cấp các chất bôi trơn và đệm ở sụn khớp gối, từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
  • Bổ sung vitamin D góp phần làm chậm quá trình thoái hóa khớp, hỗ trợ giảm đau và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn là điều cần thiết và quan trọng trong việc điều trị, phục hồi thoái hóa khớp gối. Trao đổi với bác sĩ điều trị nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

7. Nâng cao sức khỏe tinh thần

Thoái hóa khớp gối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, với các biểu hiện như lo lắng quá mức hoặc trầm cảm. Các vấn đề sức khỏe tinh thần có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng bệnh cũng như ảnh hưởng đến kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Các nghiên cứu cho thấy lo lắng và trầm cảm có thể làm giảm ngưỡng chịu đau của người bệnh. Sau đó, cơn đau mãn tính sẽ càng khiến người bệnh lo lắng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người trầm cảm thường ít tuân thủ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối, dẫn đến đau đớn nghiêm trọng, biến chứng và nhiều tình trạng sức khỏe liên quan khác.

Để cải thiện sức khỏe tinh thần, người bệnh thoái hóa khớp gối cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Trò chuyện với người thân, bạn bè để kiểm soát căng thẳng, tăng sự tích cực về các vấn đề thể chất, tình cảm, tinh thần. Nếu cần thiết, người bệnh có thể liên hệ bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn cụ thể.
  • Chăm sóc sức khỏe thể chất, thường xuyên tập thể dục, vận động ngoài trời. Điều này có thể mang đến cảm giác thoải mái, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm và cải thiện tâm trạng.
  • Ngủ đủ giấc giúp ngăn ngừa cảm giác tức giận và bực bội. Về lâu dài, giấc ngủ chất lượng có thể góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và giảm đau nhức xương khớp.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, nhiều rau xanh và trái cây có thể giúp giảm lo lắng.
  • Thiền định là một phương pháp thực hành tâm trí và cơ thể, giúp người bệnh tập trung vào nhận thức, hỗ trợ giảm đau cũng như tạo ra sự thoải mái.

Tình trạng sức khỏe tinh thần tốt có thể tác động sâu đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm thoái hóa khớp gối. Nếu cảm thấy khó khăn khi tự điều chỉnh sức khỏe tinh thần, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối phù hợp là cách tốt nhất để phục hồi chức năng khớp và ngăn ngừa nguy cơ tàn phế. Người bệnh cần có chế độ ăn uống, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng khoa học và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc duy trì cân nặng và lối sống lành mạnh cũng góp phần nâng cao sức khỏe khớp và làm chậm quá trình thoái hóa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua