Kế Hoạch Phục Hồi Chức Năng Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối bao gồm thực thiện các bài tập vật lý trị liệu và thay đổi phong cách sống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng hiệu quả và an toàn.
Thông tin cần biết về thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp ở đầu gối bị thoái hóa, điều này khiến các xương ma sát vào nhau và gây đau. Thoái hóa khớp là tình trạng xương khớp phổ biến nhất có thể gây đau đớn và tổn thương khớp gối.
Trong hầu hết các trường hợp, đau đớn là dấu hiệu thoái hóa khớp phổ biến nhất. Cơn đau thường phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh, chẳng hạn như nghiêm trọng hơn khi thực hiện một số hoạt động trong ngày, chẳng hạn như ngồi xổm hoặc đi cầu thang. Thông thường, cơn đau đầu gối có thể được cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc chườm đá.
Các dấu hiệu khác bao gồm:
- Sưng đầu gối
- Cứng khớp và gây ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của khớp gối
- Đỏ và nóng da ở đầu gối
Các triệu chứng và dấu hiệu thoái hóa khớp gối thường xuất hiện dần dần và nghiêm trọng theo thời gian. Nhận biết sớm các triệu chứng là cách tốt nhất để điều trị và làm chậm quá tình thoái hóa khớp.
Điều trị càng sớm, khả năng tổn thương khớp gối càng thấp. Điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu, sử dụng thuốc, giảm cân hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật và thường chỉ được khuyến nghị các phương pháp điều trị bảo tồn.
Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến hoạt động của đầu gối.
Mục tiêu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Những bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần được điều trị và phục hồi chức năng khớp gối để cải thiện chất lượng cuộc sống. Chương trình phục hồi thường tập trung vào việc kiểm soát cơn đau, chữa lành các vết thương, bảo vệ khớp gối và cải thiện tính linh hoạt ở khớp.
Cụ thể, mục tiêu chính của các chường trình phục hồi chức năng khớp gối bao gồm:
- Kiểm soát cơn đau
- Hỗ trợ làm lành tổn thương ở khớp gối
- Giảm sưng và viêm ở đầu gối
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ khớp gối tốt nhất
Điều quan trọng của kế hoạch phục hồi thoái hóa khớp gối là cải thiện chức năng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Kế hoạch phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối có thể gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày. Do đó, cách tốt nhất để hạn chế các ảnh hưởng của bệnh là có kế hoạch điều trị và phục hồi chức năng hiệu quả. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn để xây dựng kế hoạch phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe cụ thể.
1. Bài tập phục hồi chức năng
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng thoái hóa khớp gối có thể được cải thiện với các bài tập phục hồi chức năng. Mục tiêu của các bài tập thường bao gồm tăng cường các cơ ở đầu gối, điều này có thể hỗ trợ khớp gối và giúp người bệnh kiểm soát đầu gối tốt hơn.
Người bệnh có thể tham khảo các bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối phổ biến như sau:
+ Siết cơ tứ đầu:
Cơ tứ đầu nằm ở phía trước đùi, chịu trách nhiệm hỗ trợ và điều khiển các hoạt động của khớp gối. Để siết cơ tứ đầu, người bệnh có thể thực hiện như sau:
- Nằm ngửa với hai chân dang rộng
- Co các cơ tứ đầu ở phía trước đùi bằng cách ép chặt đầu gối xuống sàn nhà
- Trong quá trình siết cơ, chân phải giữa thẳng và mặt sau của đầu gối giống như đang ép xuống mặt sàn
- Giữ yên tư thế trong 5 giây
Động tác ép cơ tứ đầu có thể tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu mà không cần di chuyển hoặc gây căng thẳng cho đầu gối.
+ Vẩy cổ chân:
Tập thể dục tăng cường các cơ ở cổ chân có thể hỗ trợ phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối. Để thực hiện bài tập vẩy cổ chân, người bệnh có thể thực hiện như sau:
- Người bệnh nằm ngửa, hai chân mở rộng và mắt cá chân tựa trên một chiếc khăn cuộn tròn
- Gập bàn chân, đẩy gót chân ra khỏi cơ thể và ngón chân hướng về phía trên của cơ thể
- Giữ yên trong 5 giây
- Hướng các ngón chân, di chuyển gót chân về phía bắp chân và các ngón chân hướng ra khỏi cơ thể
- Giữ yên trong 5 giây
- Động tác này có thể kích thích lưu lượng máu, hỗ trợ phục hồi chức năng ở đầu gối và giảm nguy cơ cứng khớp.
+ Mở rộng đầu gối:
Bài tập này được thực hiện khi người tập ngồi thẳng lưng trên ghế. Các bước luyện tập như sau:
- Nâng cao chân và mở rộng đầu gối cho đến khi chân thẳng
- Giữ yên trong 5 giây
- Từ từ hạ chân xuống cho đến khi bàn chân chạm sàn nhà
- Bài tập mở rộng đầu gối có thể tăng cường cơ tứ đầu và cải thiện độ linh hoạt của đầu gối.
+ Nâng chân thẳng:
- Người bệnh nằm ngửa, gập chân để đầu gối hướng lên trên và bàn chân chạm sàn nhà
- Duỗi thẳng chân và hướng mũi chân lên trần nhà
- Nhẹ nhàng hạ chân xuống giường
+ Tăng cường cơ bắp hông:
- Tăng cường cơ bắp ở hông có thể cải thiện các cơn đau đầu gối và hỗ trợ phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối hiệu quả.
- Người tập nằm nghiêng, cong chân phải về phía sau cơ thể và đặt chân trái trên mặt đất.
- Từ từ nâng cao chân trái lên cao nhất có thể mà không bị cong ở thắt lưng. Điều này có thể giúp cột sống ổn định và ngăn ngừa tình trạng đau lưng dưới.
- Giữ yên động tác trong 5 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống.
- Lặp lại 5 lần sau đó đổi chân.
+ Tăng sức bền cơ bắp:
Nhiều bác sĩ khuyến khích người bệnh phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối thông quá các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp. Trên thực tế, tăng cường sức mạnh cơ bắp có thể hỗ trợ đầu gối, ngăn ngừa các chấn thương và tăng cường tính linh hoạt ở đầu gối.
Các bài tập tăng cường sức bền cơ bắp tốt nhất là đạp xe tĩnh (xe đạp trong phòng tập) hoặc thể dục dưới nước. Đi bộ là một bài tập tác động thấp và có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh nên hạn chế các bài tập có thể gây căng thẳng cho khớp, chẳng hạn như chạy, đặc biệt là chạy xuống dốc.
Các bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối thường có tác động thấp và có thể thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên để tránh các rủi ro liên quan, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Khi lập kế hoạch phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối, người bệnh nên tham khảo các loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Không có chế độ ăn uống cụ thể cho người thoái hóa khớp gối, tuy nhiên chế độ ăn uống lành mạnh có thể kiểm soát cân nặng, xây dựng sụn khớp và cải thiện tình trạng viêm khớp.
Cụ thể, chế độ ăn uống hỗ trợ phục hồi thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Hạn chế calo tiêu thụ: Giảm lượng calo có thể giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh, điều này có thể hạn chế áp lực lên khớp gối. Người bệnh có thể chia nhỏ khẩu phần ăn, tránh tiêu thụ các loại đồ uống có đường và tăng cường tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Bổ sung trái cây và rau: Trái cây và rau xanh có chứa các chất chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ tế bào sụn khớp khỏi bị tổn thương. Một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại trái cây và rau như táo, dâu tây, hành tây, hẹ cũng có thể giảm viêm và đau khớp.
- Bổ sung chất béo omega 3: Omega 3 có thể giảm đau khớp và cứng khớp vào buổi sáng. Người bệnh có thể bổ sung omega 3 thông qua các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích và cá ngừ.
- Sử dụng dầu ô liu: Các hợp chất có trong dầu ô liu, được gọi là oleocanthal, có tác dụng chống viêm tương tự như ibuprofen. Người bệnh có thể sử dụng dầu ô liu thay cho các loại dầu khác trong các công thức nấu ăn.
- Bổ sung vitamin C: Vitamin C có thể tăng cường collagen và mô liên kết ở khớp gối. Người bệnh có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại trái cây họ cam, quýt, ớt đỏ, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải và cải xoăn.
- Tránh sử dụng nhiệt độ cao khi nấu ăn: Thịt được nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các hợp chất gây viêm trong cơ thể, điều này khiến tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sử dụng nhiệt độ cao khi nấu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp, tiểu đường và bệnh tim.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm như:
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Thực phẩm có chứa đường
- Chất béo không lành mạnh
- Các loại thịt đỏ
3. Tăng cường sức khỏe tổng thể
Nhận biết các triệu chứng và dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối. Khi được chẩn đoán, người bệnh nên tuân thủ kế hoạch điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để cải thiện các triệu chứng.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp tăng cường sức khỏe tổng thể, chẳng hạn như:
- Bảo vệ khớp: Hạn chế các hoạt động có thể gây tổn thương hoặc căng thẳng cho khớp gối. Ngoài ra, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc chỉnh hình để tránh gây ảnh hưởng đến khớp gối.
- Duy trì vận động: Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên để tăng cường hỗ trợ phục hồi chức năng của khớp gối. Người bệnh có thể thường xuyên đi bộ, đi xe đạp hoặc thực hiện các bài tập vật liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Người bệnh có thể sử dụng viên uống vitamin tổng hợp hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, bổ sung chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối.
- Giảm cân: Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giảm bớt căng thẳng cho khớp gối và tránh các chấn thương không mong muốn.
- Ngủ đủ giấc: Tăng chất lượng giấc ngủ có thể ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi và hỗ trợ phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối.
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Bên cạnh việc phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối, người bệnh nên tham khảo các biện pháp phòng ngừa để làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Cụ thể, các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Thường xuyên tập dục: Tập thể dục với cường độ vừa phải có thể ngăn chặn các triệu chứng thoái hóa khớp. Cụ thể, tập thể dục có thể duy trì sức mạnh ở khớp gối, giảm cứng khớp, giảm đau và tăng cường sức mạnh cơ xương.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng quá mức là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp gối, do tăng áp lực lên sụn khớp. Do đó, những người thừa cân béo phì nên có kế hoạch giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh để cải thiện các triệu chứng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Tập thể dục có thể tăng cường sức khỏe các khớp, tuy nhiên lạm dụng có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp. Điều quan trọng là cân bằng việc tập luyện và nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng đau nhức và phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.
- Kiểm tra lượng đường trong máu: Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp. Do đó, người bệnh nên kiểm tra lượng đường trong máu, để phòng ngừa tiểu đường và tránh tình trạng viêm sụn khớp.
Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối là điều cần thiết để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn và đảm bảo chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh nên trao đổi với người có chuyên môn để xây dựng kế hoạch phục hồi chức năng phù hợp.
Tham khảo thêm:
- Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ không?
- Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y và Lưu ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!