Hội chứng ống cổ tay là gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Hội chứng ống cổ tay là một trong những vấn đề phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, nẹp cổ tay hoặc phẫu thuật để cải thiện.

Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa và gây đau, tê ngứa ở tay

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Ống cổ tay là một ống dài hẹp ở cổ tay, hỗ trợ các dây thần kinh và gân kết nối bàn tay với cẳng tay. Ống cổ tay bao gồm xương cổ tay và dây chằng. Bên trong ống cổ tay là các dây thần kinh giữa và các gân.

Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) tình trạng đau, tê, ngứa ran và yếu ở bàn tay, cánh tay. Nó xảy ra khi có áp lực tác động lên các dây thần kinh giữa trong ống cổ tay. Các triệu chứng thường có xu hướng bắt đầu dần dần và trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả hai tay.

Đây là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở người thành và phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp tình trạng này có thể được cải thiện trong vòng 1 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Triệu chứng hội chứng ống cổ tay

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường bắt đầu dần dần và trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Cụ thể các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc tê: Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran và tê ở bàn tay hoặc các ngón tay. Thông thường các triệu chứng thường ảnh hưởng đến ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy giống như điện giật ở các ngón tay.
  • Sức mạnh ở tay yếu: Hội chứng này có thể làm tê hoặc yếu các cơ liên quan, đặc biệt là ở ngón tay cái. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức mạnh ở tay, khiến tay yếu và khiến người bệnh dễ bị rơi đồ đạc.

Các triệu chứng thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, người bệnh có thể cảm thấy tê và ngứa ran ở tay và cả vai. Trong ngày, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh cầm, nắm đồ vật, đọc sách hoặc lái xe.

Khi hội chứng ống cổ tay trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cảm thấy có ít lực cầm nắm hơn do các cơ ở tay co lại. Người bệnh cũng có thể bị đau và chuột rút nhiều hơn.

dấu hiệu bệnh hội chứng ống cổ tay
Đau, tê, ngứa và mất sức mạnh là dấu hiệu phổ biến của tình trạng này

Ngoài ra, các dây thần kinh giữa không thể hoạt động không bình thường do bị kích thích bởi các lực tác động xung quanh. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Xung thần kinh chậm hơn
  • Ít có cảm giác ở ngón tay
  • Sức mạnh và khả năng phối hợp kém, đặc biệt là khi sử dụng ngón tay để cầm nắm hoặc kẹp đồ vật

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi không gian (ống cổ tay) bị thu hẹp. Điều này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh giữa và dây chằng bên trong ống cổ tay, dẫn đến sưng tấy, gây mất cảm giác ở các ngón tay và bàn tay.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng ống cổ tay không được xác định. Tuy nhiên, các chuyển động lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như đánh máy vi tính hoặc các chuyển động cổ tay được thực hiện lặp đi lặp lại, đặc biệt là khi người bệnh làm việc với bàn tay thấp hơn cổ tay. Đôi khi, tình trạng này có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ, góp phần phát triển các triệu chứng bệnh.

nguyên nhân hội chứng ống cổ tay
Các bệnh lý viêm trong chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp có thể có thể tăng nguy cơ hội chứng ống cổ tay

Bên cạnh đó, một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mặc dù không trực tiếp dẫn đến hội chứng ống cổ tay, tuy nhiên một số tổn thương hoặc kích ứng có thể gây tổn thương dây thần kinh giữa, chẳng hạn như:

  • Giới tính: Hội chứng này thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Điều này là do ống cổ tay của phụ nữ nhỏ hơn nam giới, do đó dễ gây kích thích các dây thần kinh hơn nam giới.
  • Tổn thương thần kinh: Một số bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương các dây thần kinh, bao gồm dây thần kinh giữa.
  • Tình trạng viêm: Một số bệnh lý viêm trong cơ thể, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc xung quanh gân cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
  • Yếu tố giải phẫu: Một số tình trạng liên quan đến cấu trúc xương, chẳng hạn như gãy tay, viêm khớp hoặc biến dạng các xương nhỏ ở cổ tay có thể làm thay đổi không gian bên trong ống cổ tay và gây áp lực lên các dây thần kinh giữa. Bên cạnh đó, những người có ống cổ tay nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Béo phì: Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của hội chứng này.
  • Thay đổi các chất lỏng trong cơ thể: Việc tích nước trong cơ thể có thể làm tăng áp lực trong ống cổ tay và gây kích ứng các dây thần kinh trung ương. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và đã mãn kinh. Ở phụ nữ mang thai, các triệu chứng có thể được cải thiện sau khi sinh.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như anastrozole (thuốc điều trị ung thư vú) có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này.
  • Các điều kiện sức khỏe khác: Một số điều kiện sức khỏe nhất định, chẳng hạn như mãn kinh, rối loạn tuyến giáp, suy thận và phù bạch huyết có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tính chất công việc: Một số công việc yêu cầu sử dụng cổ tay liên tục và lặp lại có thể tạo ra áp lực lên cổ tay và gây kích thích các dây thần kinh giữa.

Ngoài ra có một số đánh giá mối liên hệ của hội chứng ống cổ tay và công việc đánh máy vi tính. Tuy nhiên, hiện tại không có đủ bằng chứng để chứng minh mối liên quan này, mặc dù đánh máy thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp hội chứng ống cổ tay có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Trong trường hợp cần điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật điều trị.

Tuy nhiên, hội chứng ống cổ tay mãn tính (phổ biến ở người lớn tuổi) có thể gây tổn thương các dây thần kinh vĩnh viễn, không thể phục hồi được. Bên cạnh đó, những người trải qua phẫu thuật ống cổ tay có thể phát triển nguy cơ ngón tay lò xo và một số rủi ro liên quan khác.

Ngoài ra, nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro khác, chẳng hạn như:

  • Gây tổn thương các dây thần kinh dẫn đến suy giảm chức năng và tàn tật vĩnh viễn
  • Đau cổ tay mãn tính và tăng nguy cơ phát triển tình trạng loạn dưỡng giao cảm phản xạ

Mặc dù hội chứng ống cổ tay thường không nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa để tránh các nguy cơ rủi ro.

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Để xác định hội chứng ống cổ tay, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để gõ vào mặt bàn tay của cổ tay hoặc đề nghị người bệnh gập cổ tay hoàn toàn với cánh tay mở rộng để quan sát các triệu chứng.

Ngoài ra để chẩn đoán xác định tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang cổ tay có thể được chỉ định nếu cử động cổ tay của người bệnh bị hạn chế hoặc có dấu hiệu viêm khớp hoặc chấn thương ở cổ tay.
  • Điện cơ (EMG) và dẫn truyền dây thần kinh: Các xét nghiệm này có thể xác định mức độ hoạt động của dây thần kinh giữa và cách dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ.

Điều trị hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có thể được điều trị theo hai cách bao gồm không phẫu thuật và phẫu thuật. Thông thường, biện pháp không phẫu thuật được sử dụng để cải thiện các triệu chứng ít nghiêm trọng và giúp người bệnh có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày. Điều trị phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng và thường đáp ứng tốt.

1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Phương pháp điều trị không phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp được chẩn đoán sớm và các triệu chứng không nghiêm trọng. Các phương pháp có thể bao gồm:

chữa hội chứng ống cổ tay tại nhà
Nẹp cố định cổ tay có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tại nhà
  • Thay đổi lối sống: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tránh thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cần làm việc liên tục, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi thường xuyên hơn đến tránh gây áp lực lên cổ tay.
  • Nẹp cổ tay: Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một thanh nẹp cổ tay để cố định cổ tay và giảm các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như ngứa ran, tê, đặc biệt là vào ban đêm. Phụ nữ mang thai thường được đề nghị nẹp cổ tay để hạn chế khả năng cần dùng thuốc điều trị hội chứng ống cổ tay.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID chẳng hạn như ibuprofen có thể cải thiện các cơn đau trong thời gian ngắn, tuy nhiên thuốc không có hiệu quả điều trị tình trạng này. Ngoài ra, sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tiêm corticoid vào cổ tay: Biện pháp này được sử dụng để giảm đau, chống viêm, sưng và giảm áp lực lên các dây thần kinh giữa.

Nếu tình trạng hội chứng ống cổ tay có liên quan đến viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh viêm khớp khác, bác sĩ có thể đề người bệnh áp dụng các biện pháp nội khoa để điều trị nguyên nhân cơ bản.

2. Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được đề nghị nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Mục tiêu của phẫu thuật ống cổ tay là giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.

Các phương pháp điều trị phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện một vết cắt nhỏ ở cổ tay sau đó sử dụng dụng cụ phẫu thuật nội soi (dạng ống) để tiến hành cắt các dây chằng gây áp lực lên dây thần kinh. Phẫu thuật có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm để hạn chế các rủi ro. Phẫu thuật nội soi thường ít đau và có thời gian hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật mở.
  • Phẫu thuật mở: Bác sĩ phẫu thuật có thể rạch một đường nhỏ ở lòng bàn tay qua ống cổ tay và cắt dây chằng để giải phóng các dây thần kinh.
phẫu thuật hội chứng ống cổ tay
Phẫu thuật được chỉ định khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả

Lưu ý sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay:

  • Lưu ý các rủi ro sau phẫu thuật chẳng hạn như nhiễm trùng, giải phóng không hoàn toàn dây thần kinh bị chèn ép, hình thành sẹo và tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu.
  • Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu trong khoảng 24 – 72 giờ sau phẫu thuật. Các triệu chứng bệnh thường được cải thiện gần như ngay lập tức sau khi phẫu thuật.
  • Vết khâu có thể lành sau 10 – 14 ngày và các hoạt động ở bàn tay được phục hồi bằng cách sử dụng các chương trình phục hồi chức năng.
  • Người bệnh không thể thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng đến cổ tay bị ảnh hưởng trong 4 – 6 tuần. Thời gian hồi phục có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên người bệnh có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách tham khảo một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

  • Thả lỏng cổ tay và giảm lực khi cầm, nắm đồ vật. Nếu công việc liên quan đến máy tính, người bệnh nên ấn các phím nhẹ nhàng nhất có thể để tránh gây áp lực lên cổ tay.
  • Thường xuyên nghỉ giải lao và nhẹ nhàng uốn cong hoặc duỗi cổ tay để hạn chế căng thẳng.
  • Giữ cổ tay ở tư thế thoải mái, không uốn cong quá mức hoặc nâng cổ tay lên cao. Nếu đánh máy vi tính, người bệnh nên giữ bàn phím cao bằng hoặc thấp hơn khuỷu tay một chút.
  • Cải thiện tư thế chẳng hạn như không cuộn vai về phía trước, rụt cổ hoặc chèn ép các dây thần kinh ở cổ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến cổ tay, ngón tay và bàn tay. Ngoài ra, điều này cũng có thể gây đau vai gáy.
  • Giữ ấm bàn tay vào mùa đông, đặc biệt là những người có bàn tay lạnh. Nếu không thể kiểm soát nhiệt độ ở nơi làm việc, người bệnh nên mang găng tay để giữ ấm cổ tay và bàn tay.
  • Giữa thẳng cổ tay khi sử dụng dụng cụ hoặc khi nằm ngủ. Tránh uốn cong và mở rộng cổ tay nhiều lần.
  • Theo dõi và điều trị các tình trạng bệnh lý liên quan đến hội chứng ống cổ tay.

Tiên lượng cho hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay thường không nghiêm trọng và có tiên lượng tốt, đặc biệt là khi chẩn đoán sớm. Phẫu thuật điều trị có tỷ lệ thành công rất cao, thường trên 90%. Nhiều triệu chứng thuyên giảm ngay sau khu phẫu thuật và hiếm khi tái phát.

Nếu không được điều trị phù hợp, hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh vĩnh viễn, tàn tật và mất tay. Tuy nhiên tình trạng này hiếm khi xảy ra.

Tham khảo thêm: Phục hồi chức năng là gì? Các bệnh cần thực hiện

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Chữa Ở Đâu
Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó kiểm soát. Ngoài ra nếu không sớm khám chữa bệnh đúng cách, lupus ban ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không
Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua