Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Lây Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch kiểm soát bệnh phù hợp.
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Lupus ban đỏ là bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể bao gồm da, khớp, thận, phổi, tim, não, hệ thống thần kinh và các tế bào máu.
Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ là khác nhau ở mỗi người bệnh. Nhiều người có các triệu chứng nhẹ trong khi một số người khác có thể cần được điều trị phù hợp để tránh các tổn thương liên quan. Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống phù hợp.
Các triệu chứng lupus ban đỏ thường phát triển khi người bệnh bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành. Điều này có thể xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên đến độ tuổi 30.
Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu bao gồm:
- Mệt mỏi;
- Sốt;
- Phát ban;
- Sưng và đau khớp;
- Khô miệng hoặc khô mắt;
- Rụng tóc, đặc biệt là rụng thành từng mảng;
- Có các vấn đề về phổi, thận, tuyến giáp hoặc hệ thống tiêu hóa.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh lupus ban đỏ thường dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh lý khác. Do đó, đôi khi việc chẩn đoán lupus ban đỏ có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Bệnh lupus ban đỏ có lây không?
Mặc dù không xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh lupus ban đỏ, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, di truyền, nội tiết tố và môi trường sống có thể góp phần dẫn đến lupus ban đỏ.
Về vấn đề bệnh lupus ban đỏ có lây không, các bác sĩ cho biết, bệnh lupus ban đỏ không lây. Điều này có nghĩa là người bệnh không thể lây nhiễm bệnh cho người khác, ngay cả trong các tiếp xúc gần, chẳng hạn như khi quan hệ tình dục. Các chuyên gia cho biết, các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hình thành do sự kết hợp giữa yếu tố gen và môi trường.
Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô và cơ quan, bao gồm khớp, da, thận, phổi, tim và não bộ. Tình trạng này dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, bệnh lupus không thể lây lan từ người này sang người khác, dưới bất cứ hình thức nào.
Điều gì gây ra bệnh lupus ban đỏ?
Bệnh lupus ban đỏ không có tính lây nhiễm, tuy nhiên các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên gen di truyền kết hợp với các yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trong trạng thái bình thường, hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và những tác nhân gây hại bên ngoài. Tuy nhiên đối với người bệnh lupus ban đỏ, hệ thống miễn dịch có thể tấn công và gây tổn thương các mô cũng như cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể.
Các chuyên gia cho rằng có một số yếu tố khác nhau có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch và dẫn đến lupus ban đỏ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Gen di truyền: Các nhà nghiên cứu cho biết có khoảng 50 gen có thể liên quan đến tình trạng lupus ban đỏ. Mặc dù các gen này không có khả năng gây ra bệnh lupus ban đỏ, tuy nhiên khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác, có thể dẫn đến các triệu chứng lupus, chẳng hạn như viêm khớp mãn tính hoặc phát ban da.
- Môi trường tác động: Nếu mang gen lupus ban đỏ, có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh. Các yếu tố môi trường bao gồm tia cực tím từ mặt trời, nhiễm trùng virus, tiếp xúc với một số hóa chất hoặc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc.
- Nội tiết: Lupus ban đỏ thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, do đó các nhà nghiên cứu tin rằng tình trạng này có thể liên quan đến nội tiết tố nữ. Phụ nữ cũng thường có xu hướng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, không nồng độ estrogen tăng cao. Tuy nhiên mối liên hệ giữa estrogen và bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được chứng minh.
Đối tượng nguy cơ của bệnh lupus ban đỏ:
- Là phụ nữ, theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ cao hơn nam giới đến 9 lần;
- Ở độ tuổi từ 15 – 44 tuổi;
- Có người thận, đặc biệt là cha mẹ hoặc anh chị em bị lupus ban đỏ;
- Là người gốc Phi, người Tây Ban Nha, người Châu Á hoặc người Đảo Thái Bình Dương.
Làm sao phòng ngừa bùng phát lupus ban đỏ?
Lupus ban đỏ không có biện pháp điều trị, tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau có thể kiểm soát các triệu chứng. Nhưng việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa phù hợp là điều quan trọng và cần thiết để ngăn chặn các đợt bùng phát của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để phòng ngừa lupus ban đỏ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:
1. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ, bao gồm mệt mỏi và đau khớp. Dựa theo một số nghiên cứu, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời được xem là một tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ.
Không phải tất cả người bệnh lupus ban đỏ đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều phát triển tình trạng này. Do đó, đối với người nhạy cảm với tia UV (tia cực tím) việc tránh nắng có thể hỗ trợ phòng ngừa bùng phát các triệu chứng.
Nếu cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, người bệnh nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ để bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Ngoài ra, mặc quần áo che kín cơ thể cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa lupus ban đỏ.
2. Tránh sử dụng một số thuốc
Sử dụng một số loại thuốc có thể góp phần dẫn đến bệnh lupus ban đỏ. Các loại thuốc này có thể bao gồm:
- Thuốc hỗ trợ cải thiện giấc ngủ melatonin hoặc có tác dụng tương tự như melatonin;
- Các loại thuốc kháng sinh như Bactrim hoặc Septra.
Theo các nghiên cứu, có ít nhất 80 loại thuốc có thể gây bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ. Do đó, người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc mới để tránh các rủi ro không mong muốn.
3. Tránh các chất độc hại
Một số chất độc được tìm thấy trong thuốc lá, rượu và một số hóa chất công nghiệp có thể kích hoạt các triệu chứng lupus ban đỏ. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tránh tiếp xúc với các chất độc này để phòng ngừa nguy cơ bùng phát bệnh.
4. Quản lý cảm xúc
Lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, do đó quản lý căng thẳng là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ bùng phát các triệu chứng.
Để quản lý cảm xúc, người bệnh có thể:
- Dành thời gian để thực hiện các công việc yêu thích để tăng cường sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng ngừa lupus ban đỏ hiệu quả.
- Quản lý căng thẳng, áp lực và stress trong cuộc sống để tránh gây ảnh hưởng đến các cơn đau hoặc khiến tình trạng lupus ban đỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập hít thở sâu và các kỹ thuật thư giãn khác, chẳng hạn như thiền định, để kiểm soát căng thẳng.
- Theo dõi các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như suy giảm trí nhớ, hay quên, khó suy nghĩ rõ ràng, khó tập trung hoặc đặt đồ vật sai vị trí, để hỗ trợ phòng ngừa lupus ban đỏ. Trong một số trường hợp, lupus ban đỏ có thể dẫn đến suy giảm trí tuệ hoặc lú lẫn theo thời gian.
5. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với các bệnh lý tự miễn dịch, chẳng hạn như lupus ban đỏ, việc tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch có thể gây kích ứng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc dù có rất ít nghiên cứu về chế độ ăn uống trong việc phòng ngừa lupus ban đỏ, tuy nhiên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:
- Tăng cường lượng cá béo: Cá béo có chứa nhiều omega 3, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, có thể hỗ trợ chống viêm và phòng ngừa đột quỵ liên quan đến lupus ban đỏ.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa các triệu chứng lupus ban đỏ bùng phát. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa ít béo, phô mai, sữa chua, đậu hũ, các loại đậu, rau lá xanh đậm, chẳng hạn như rau bina và bông cải xanh.
- Hạn chế các chất béo chuyển hóa: Các chất béo chuyển hóa có thể khiến các triệu chứng lupus ban đỏ bùng phát nghiêm trọng. Do đó,người bệnh nên hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa và thay thế bằng các chất béo lành mạnh, chẳng hạn như bơ, dầu hạt cải hoặc các loại hạt.
- Tránh tiêu thụ tỏi: Tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinates, có thể gây bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ. Người bệnh lupus tiêu thụ tỏi cũng có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đau cơ, mệt mỏi và có những thay đổi về xét nghiệm máu.
- Muối: Ăn quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gây tổn thương thận. Lupus ban đỏ khiến người bệnh có nguy cơ bệnh tim cao hơn những người khác, do đó người bệnh nên tránh tiêu thụ quá nhiều muối. Để tăng cường hương vị, người bệnh có thể thay thế muối với chanh, các loại thảo mộc, tiêu, bột nghệ hoặc quế.
6. Thường xuyên tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục có thể tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế tình trạng mệt mỏi, viêm khớp và hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng lupus ban đỏ bùng phát. Tập thể dục cũng có thể tăng cường tính linh hoạt của xương khớp, tăng cường phạm vi chuyển động và hỗ trợ các khớp tốt hơn.
Các bài tập thể dục được khuyến cáo để phòng ngừa lupus ban đỏ bao gồm:
- Các bài tập giãn cơ, kéo căng có thể giảm độ cứng khớp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến hệ thống xương khớp;
- Các bài tập tăng cường sức mạnh, chẳng hạn như nâng tạ, có thể giúp cơ bắp trở nên khỏe mạnh hơn;
- Các bài tập thể dục nhịp điệu, chẳng hạn như đạp xe đạp, thể dục nhịp điệu dưới nước, có thể tăng cường sức khỏe tim và phổi.
Các bài tập nâng cao nhận thức và tăng cường sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền, có thể hỗ trợ khả năng cân bằng và kiểm soát tình trạng lupus ban đỏ.
Thường xuyên tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, duy trì hoạt động của khớp, tăng tính linh hoạt và hỗ trợ phòng ngừa lupus ban đỏ hiệu quả. Ngoài ra, vận động phù hợp cũng có thể giảm căng thẳng, một nguy cơ bùng phát lupus ban đỏ.
7. Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng
Lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn do đó nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh thường cao hơn. Nhiễm trùng có thể khiến các triệu chứng lupus ban đỏ bùng phát.
Do đó, người bệnh có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng thông qua một số lưu ý, chẳng hạn như:
- Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và thường xuyên tập thể dục;
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tiêu thụ đồ ăn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ;
- Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và một số loại hạt;
- Rửa tay, trái cây và rau xanh sạch sẽ trước khi ăn;
- Tiêm phòng và tắm cho thú cưng thường xuyên. Ngoài ra, rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với thú cưng, đặc biệt là trước khi ăn.
8. Không hút thuốc lá
Thuốc lá được cho là nguyên nhân gây bùng phát nhiều bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ. Ngoài ra, thuốc lá cũng gây tác động tiêu cực đến hệ thống tim mạch và mạch máu.
Do đó để phòng ngừa lupus ban đỏ, người bệnh nên bỏ hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Nếu gặp khó khăn khi bỏ thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
9. Nhận biết các dấu hiệu bùng phát
Các triệu chứng bùng phát lupus ban đỏ ở mỗi người bệnh là khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Viêm khớp, đau, cứng hoặc sưng;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Phát ban hình cánh bướm trên má;
- Tăng sự nhạy cảm với ánh nắng mặt trời;
- Ngón tay chuyển sang màu trắng hoặc màu xanh lam khi gặp lạnh;
- Rụng tóc;
- Tức ngực;
- Khó thở;
- Có vết loét trong mũi hoặc miệng.
Điều quan trọng là người bệnh cần chú ý các triệu chứng nghiêm trọng liên quan, chẳng hạn như đau cơ xơ hóa hoặc viêm khớp dạng thấp.
Bệnh lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, tuy nhiên bệnh không có tính chất lây nhiễm. Mặc dù không có biện pháp điều trị, tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện nhiều biện pháp cải thiện và phòng ngừa, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống hoặc tránh ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, tuân thủ kế hoạch điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát nghiêm trọng.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!