Hay Bị Chuột Rút Uống Thuốc Gì Cải Thiện Nhanh?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thuốc làm bền – giãn mạch, thuốc uống bổ sung khoáng chất và vitamin… là những loại dược phẩm giúp giải đáp vấn đề thường xuyên bị chuột rút uống thuốc gì giúp giảm nhanh. Những loại thuốc này có tác dụng bổ sung dưỡng chất ngăn chặn co rút cơ. Đồng thời xoa dịu cảm giác khó chịu. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hay bị chuột rút uống thuốc gì cải thiện nhanh?
Tìm hiểu người hay bị chuột rút uống thuốc gì cải thiện nhanh? Những điều cần lưu ý

Thế nào là chuột rút?

Chuột rút (co thắt cơ) thể hiện cho những đợt co thắt không tự nhiên và khó thư giãn của các cơ sinh học. Điều này khiến người bệnh đột ngột đau đớn, nhói lên và cảm nhận được sự căng cứng của mô cơ.

Ngoài ra tùy thuộc vào phân loại (chuột rút cơ xương/ cơ trơn, chuột rút về đêm, chuột rút do thuốc) và mức độ nghiêm trọng, người bệnh còn có dấu hiệu co giật, khu vực chuột rút có hình dạng bất thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể như chuột rút bắp chân, chuột rút bụng… là những vị trí thường gặp.

Cơn co thắt có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, tái phát nhiều lần với mức độ nặng nhẹ khác nhau trước khi biến mất hoàn toàn. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như mất nước, lạm dụng cơ, giảm khoáng chất, chèn ép dây thần kinh… Với mỗi nguyên nhân người bệnh sẽ được hướng dẫn cách cách giải quyết khác nhau.

Hay bị chuột rút uống thuốc gì mau khỏi?

Hầu hết các trường hợp chuột rút không cần sử dụng thuốc. Cơn co thắt có thể nhanh chóng qua đi khi xoa bóp, chườm ấm hoặc kéo căng cơ. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng hoặc đối tượng thường xuyên bị co thắt (mang thai, mất nước, người lớn tuổi…) có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm tầng suất và cường độ.

Để giải đáp “Hay bị chuột rút uống thuốc gì?”, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc sau:

1. Thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn

Nếu thường xuyên bị chuột rút khi ngủ khiến giấc ngủ và tâm trạng bị ảnh hưởng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn như Ibuprofen hoặc Paracetamol. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhẹ các cơ đau do co thắt cơ.

+ Paracetamol

Paracetamol được dùng cho những trường hợp đau nhẹ. Thuốc có tác dụng giảm đau tốt và tạo cảm giác buồn ngủ cho người bệnh. Ngoài ra Paracetamol còn có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên thường xuyên dùng loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn, điển hình như dị ứng, đau miệng, buồn nôn, chán ăn, vàng da… Để phòng ngừa bạn cần dùng thuốc đúng liều và chỉ sử dụng khi cần thiết.

Chống chỉ định

  • Dị ứng với thành phần của thuốc
  • Nghiện rượu/ đang say rượu
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase hoặc thiếu máu
  • Có vấn đề về phổi, thận, gan và tim mạch

Liều dùng

  • Liều dùng khuyến cáo: Uống 325 – 600mg Paracetamol/ lần mỗi 4 – 6 giờ. Không dùng thuốc quá 4 ngày.

+ Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Thuốc này có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu, giảm đau do chuột rút, căng cơ hoặc viêm khớp, chống viêm và hạ sốt. Thuốc được dùng cho những trường hợp bị chuột rút gây đau từ nhẹ đến vừa và không có đáp ứng với Paracetamol.

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng Ibuprofen có thể gây một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Vì thế người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng đúng liều lượng. Tác dụng phụ thường gặp:

  • Viêm dạ dày – tá tràng
  • Rối loạn chức năng thận
  • Phản ứng dị ứng (phát ban trên da, khó thở, phù mặt…)
  • Gây cơn hen giả
  • Suy nhược
  • Buồn nôn, chán ăn
  • Chóng mặt
  • Rối loạn tiêu hóa

Chống chỉ định

  • Suy gan, suy thận
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Xuất huyết
  • Có tiền sử dị ứng với thuốc nhóm NSAID
  • Mang thai/ cho con bú, hen suyễn, bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường… cần thận trọng.

Liều dùng

  • Liều dùng khuyến cáo: Uống 200 – 400mg Ibuprofen/ lần mỗi 4 – 6 giờ. Không dùng thuốc quá 4 ngày.
Bị chuột rút uống thuốc gì? Ibuprofen
Ibuprofen có tác dụng giảm đau do chuột rút, đau do căng cơ hoặc viêm khớp, chống viêm, hạ sốt, chống ngưng kết tiểu cầu

2. Thuốc chứa calcium, kalium và magnesium

Đây là loại thuốc có thể giúp người bệnh giải đáp “hay bị chuột rút uống thuốc gì cải thiện”. Thuốc này được dùng cho những người bị thiếu calcium, kalium và magnesium dẫn đến chuột rút. Cụ thể như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị suy nhược cơ thể do thiếu chất, chuột rút do vận động cơ bắp quá mức.

Thuốc chứa calcium, kalium và magnesium có tác dụng bổ sung những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng do co thắt cơ.

Tuy nhiên thuốc bổ sung calcium (canxi nano, canxi corbiere), kalium và magnesium cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đảm bảo ăn uống đủ chất và lành mạnh để đảm bảo an toàn và giúp cơ thể được cân bằng.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc bổ sung để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, suy tim, đau nhói hoặc buốt ở da…
  • Không bổ sung calcium, kalium và magnesium cùng một lúc để tránh cơ thể không kịp hấp thụ.

 Chống chỉ định

  • Những người có vấn đề về thận
  • Suy tim
  • U ác tính phá hủy xương
  • Bệnh gan nặng
  • Hạ huyết áp nặng
  • Xuất huyết động mạch
  • Loét dạ dày tiến triển
  • Tăng calci niệu, tăng calci huyết
  • Bệnh loãng xương do bất động
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc

Liều dùng

Thuốc chứa calcium, kalium và magnesium cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

bị chuột rút uống thuốc gì? Calcium corbiere
Thuốc chứa calcium, kalium và magnesium để điều trị chuột rút do thiếu chất hoặc do vận động cơ bắp quá mức

3. Thuốc bổ sung vitamin B1 và B6

Thuốc bổ sung vitamin B1 và B6 là thuốc giảm chuột rút do hệ cơ, hệ mạch và hệ thần kinh bị lão hóa, phù hợp với người lớn tuổi và người vận động cơ bắp quá mức. Thuốc có tác dụng tăng cường bổ sung vitamin, hỗ trợ bảo vệ cơ xương, cải thiện hệ mạch, tăng lưu thông máu, phòng ngừa và giảm co thắt.

Ngoài ra bổ sung vitamin B1 và B6 còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, vận chuyển thần kinh, chuyển hóa năng lượng, cải thiện trí nhớ, duy trì chức năng của cơ và tim. Tuy nhiên bên cạnh sử dụng thuốc bổ sung, bạn cần ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B và các khoáng chất để tránh gây ra hiện tượng lạm dụng thuốc.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng

Sử dụng thuốc bổ sung vitamin B1 và B6 theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa (liều dùng, cách dùng).

bệnh chuột rút uống thuốc gì? Thuốc bổ sung vitamin B1 và B6
Thuốc bổ sung vitamin B1 và B6 phù hợp với những bệnh nhân bị chuột rút do hệ cơ, hệ mạch và hệ thần kinh bị lão hóa

4. Thuốc làm bền và giãn mạch

Thuốc làm bền và giãn mạch là thuốc điều trị chuột rút được sử dụng phổ biến. Thuốc này có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu thông khí huyết. Từ đó giúp cung cấp đủ chất cho cả hệ cơ và hệ thần kinh, phòng ngừa và giảm chuột rút.

Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc làm bền và giãn mạch. Bởi loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ gồm chóng mặt, đau ngực, đánh trống ngực, buồn nôn, phù, nhịp tim nhanh… Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên khoa.

Một số thuốc giãn mạch được dùng phổ biến gồm:

  • Nhóm thuốc nitrat (isosorbid mononitrat, isosorbit dinitrat…)
  • Nhóm thuốc đối kháng canxi (verapamil, diltiazem, amlodipin…)
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển…

Chống chỉ định

  • Bệnh huyết áp thấp
  • Thiếu máu nghiêm trọng
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ mang thai

Liều dùng

Liều dùng thuốc làm bền và giãn mạch dựa trên những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tình trạng bệnh.

bị vọp bẻ uống thuốc gì? Thuốc làm bền và giãn mạch
Thuốc làm bền và giãn mạch có tác dụng tăng lưu thông khí huyết, cung cấp đủ chất cho hệ cơ và thần kinh, giảm chuột rút

Lưu ý khi dùng thuốc trị chuột rút

Phần lớn các trường hợp bị chuột rút có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, thường xuyên xoa bóp, chườm ấm… để phòng ngừa và điều trị mà không cần sử dụng thuốc. Đối với những trường hợp nặng, chuột rút tái phát nhiều lần hoặc nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.

Khi sử dụng thuốc điều trị chuột rút, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết.
  • Sử dụng đúng loại thuốc được bác sĩ chỉ định. Đồng thời tuân thủ liều dùng và cách sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Lưu ý các mục quan trọng gồm thành phần, chống chỉ định, liều dùng và tác dụng trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Cần trao đổi với bác sĩ về bệnh sử, tình trạng sức khỏe và loại thuốc đang dùng. Điều này giúp lựa chọn loại thuốc trị chuột rút phù hợp.
  • Tuyệt đối không tăng liều dùng thuốc để tránh gây rủi ro (tác dụng phụ nghiêm trọng, ngộ độc, sốc thuốc…)
  • Không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều dùng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
  • Ngừng sử dụng thuốc nếu tác dụng phụ kéo dài hoặc nghiêm trọng.
  • Trao đổi với bác sĩ về hướng giải quyết khác khi cơ thể không có đáp ứng tốt với loại thuốc đang dùng.
  • Nên uống nhiều nước trong thời gian dùng thuốc trị chuột rút để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa chuột rút do mất nước.
  • Duy trì chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh. Tránh lệ thuộc vào các thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Không lạm dụng thuốc.
  • Không tự ý kết hợp thuốc chữa chuột rút với các loại thuốc khác.
  • Trong thời gian điều trị chuột rút, người bệnh cần vận động và chơi thể thao với cường độ thích hợp. Không nên lạm dụng cơ, đột ngột thay đổi tư thế hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài (nguyên nhân gây chuột rút)
  • Những trường hợp bị chuột rút liên quan đến dây thần kinh/ thuốc và chuột rút về đêm cần thường xuyên thăm khám, theo dõi diễn tiến của bệnh và đổi hướng điều trị nếu cần thiết.
Duy trì chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh để tránh tình trạng lệ thuộc vào các thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất

Bài viết là những thông tin quan trọng giúp giải đáp thắc mắc “Hay bị chuột rút uống thuốc gì cải thiện nhanh?” và một số lưu ý. Nhìn chung những loại thuốc này có khả năng phòng ngừa và điều trị chuột rút dựa trên nguyên nhân. Tuy nhiên các thuốc cần được sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không dùng thuốc bừa bãi để hạn chế tác dụng phụ và rủi ro.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không
Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Chữa Ở Đâu
Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó kiểm soát. Ngoài ra nếu không sớm khám chữa bệnh đúng cách, lupus ban ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua