Bệnh Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu? Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để kéo dài tuổi thọ? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu
Bị lupus ban đỏ sống được bao lâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các biến chứng

Người bị bệnh lupus ban đỏ có chết không?

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn, mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô và cơ quan trong cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến di truyền, môi trường sống và nội tiết tố.

Triệu chứng chính của lupus ban đỏ là mệt mỏi, đau khớp và phát ban. Một số người có triệu chứng rất nhẹ, trong khi một số người bệnh khác, triệu chứng có thể nghiêm trọng.

Cụ thể, lupus ban đỏ thường dẫn đến một số đặc điểm, chẳng hạn như:

  • Phát ban có hình bướm trên má;
  • Nổi mẩn đỏ có hình bầu dục hoặc dạng tròn nổi trên da;
  • Phát ban khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời;
  • Lở miệng hoặc mũi kéo dài hơn 1 tháng;
  • Viêm khớp;
  • Viêm phổi hoặc đau tim dẫn đến đau đớn khi hít thở sâu;
  • Có máu hoặc protein trong nước tiểu;
  • Co giật, đột quỵ và rối loạn tâm thần.

Những người nghi ngờ mắc bệnh lupus ban đỏ hoặc có từ bốn triệu chứng kể trên, nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể và tăng nguy cơ dẫn đến tử vong.

Có khoảng 90% những người bệnh lupus ban đỏ là phụ nữ từ 15 – 45 tuổi. Trong quá khứ, bệnh lupus ban đỏ là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh chết trẻ, thường là do suy thận. Tuy nhiên, đến ngày nay, việc chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, có khoảng 80 – 90% những người được chẩn đoán lupus ban đỏ có một cuộc sống và tuổi thọ bình thường.

Do đó, điều quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tử vong ở người bệnh lupus ban đỏ là chẩn đoán và điều trị kịp lúc.

Bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn mãn tính, không có biện pháp điều trị. Do đó, bị lupus ban đỏ sống được bao lâu, là thắc mắc của hầu hết người được chẩn đoán bệnh.

Lupus ban đỏ từng là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Theo thống kê, chỉ có hơn 50% người được chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ vào năm 1955 có thể sống nhiều hơn 4 năm kể từ lúc phát triển các triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên hiện tại, nhờ sự phát triển của y học, hơn 90% người mắc bệnh lupus ban đỏ có thể sống sót sau hơn 10 năm hoặc hơn, trong đó có nhiều người bệnh có thể sống đến tuổi thọ bình thường.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu thường rất khó xác định, do các triệu chứng, ảnh hưởng và biến chứng là khác nhau ở mỗi người  bệnh. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm và có biện pháp điều trị phù hợp là cách hiệu quả nhất để tránh nguy cơ tử vong cho người bệnh lupus ban đỏ.

Những người có triệu chứng nghiêm trọng hoặc bùng phát dữ dội thường có nguy cơ đe dọa đến tính mạng cao hơn, do tổn thương mô và các mô. Tuổi thọ của bệnh nhân lupus phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, đáp ứng miễn dịch với điều trị và một số yếu tố khác.

Tuy nhiên có một số trường hợp, các phương pháp điều trị có thể làm nguy cơ nhiễm trùng và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, hiện tại, hầu hết người bệnh lupus ban đỏ có tuổi thọ tương tự như người trưởng thành.

Nhiều nghiên cứu cho biết, nếu được điều trị phù hợp, nhiều người bệnh có thể sống chung với bệnh lupus ban đỏ đến hơn 40 năm.

bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu
Hiện tại người bệnh lupus ban đỏ có thể có tuổi thọ như người bình thường

Điều quan trọng trong tuổi thọ của người bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

  • Chẩn đoán sớm và các cải tiến trong các biện pháp điều trị;
  • Điều trị tích cực, bao gồm sử dụng các chất có thể gây ức chế miễn dịch hoặc gây độc cho tế bào, chẳng hạn như prednisone liều cao;
  • Điều trị các biến chứng liên quan, chẳng hạn như tăng huyết áp, tổn thương thận, nhiễm trùng thận, suy thận và thực hiện lọc máu hoặc ghép thận khi cần thiết.

Ngoài ra, hiện tại các phương pháp điều trị lupus ban đỏ vẫn đang được nghiên cứu và phát triển. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng và nâng cao tuổi thọ của người bệnh lupus ban đỏ.

Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến cơ thể và gây tử vong như thế nào?

Bệnh lupus ban đỏ gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể, dẫn đến đau đớn, sưng tấy và tổn thương các mô. Việc xử lý các tổn thương và biến chứng liên quan là cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ và hỗ trợ tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cụ thể, lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể theo một số cách như:

1. Phát ban da

Lupus ban đỏ thường dẫn đến một số tình trạng viêm da, chẳng hạn như phát ban hình cánh bướm trên mặt. Đôi khi bệnh có thể bùng phát khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là gây viêm khớp, phát ban khắp cơ thể, tổn thương nội tạng, đặc biệt là biến chứng ở thận.

mắc bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu
Phát ban da hình cánh bướm là đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ

Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên tái khám để ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển và gây tổn thương các cơ quan nội tạng.

2. Não bộ và hệ thống thần kinh

Theo các thống kê, khoảng hơn một nửa người mắc bệnh lupus ban đỏ gặp khó khăn về nhận thức. Cứ năm người bệnh lupus ban đỏ sẽ có một người thường xuyên bị đau đầu, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng và có nguy cơ đột quỵ cao. Tình trạng đau đầu có thể được cải thiện bằng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, đôi khi thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị. Trong trường hợp này, người  bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Trong một số trường hợp, cơn đau đầu có thể là dấu hiệu của viêm mạch, viêm mạch máu hoặc phát triển các cục máu đông gây đột quỵ.

3. Thận

Lupus ban đỏ biến chứng thận là một tình trạng phổ biến, nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong do suy thận nếu không được điều trị phù hợp.

Lupus ban đỏ sống được bao lâu
Lupus ban đỏ biến chứng thận là nguyên nhân gây tử vong phổ biến

Theo thống kê, cứ 3 người bệnh lupus ban đỏ sẽ có 1 người bị tổn thương thận. Những người bệnh thận do lupus ban đỏ thường có một số đặc trưng, chẳng hạn như:

  • Tăng cân;
  • Xuất hiện bọng nước ở chân, mắt cá chân, cẳng tay và bàn tay;
  • Có máu hoặc protein trong nước tiểu;
  • Huyết áp cao.

Thận là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất của bệnh lupus và hầu hết các nguyên nhân tử vong do lupus ban đỏ là suy thận. Ngoài ra, bệnh thận cũng làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng gây tử vong, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ.

Do đó, theo dõi tình trạng bệnh, phát hiện sớm các cơn bùng phát và điều trị bằng thuốc phù hợp, người bệnh có thể bảo vệ thận khỏi các tổn thương không mong muốn. Điều này có thể ngăn ngừa nguy cơ cần ghép thận và kéo dài tuổi thọ.

4. Mắt

Người bệnh lupus ban đỏ có thể gặp một số vấn đề về mắt, chẳng hạn như:

  • Thay đổi vùng da xung quanh mắt;
  • Mắt khô, thường ảnh hưởng đến 25% người bệnh;
  • Viêm lớp bảo vệ màu trắng của mắt;
  • Thay đổi các mạch máu bên trong võng mạc, ảnh hưởng đến 28% người bệnh;
  • Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của mắt và ảnh hưởng đến thị lực;
  • Phát triển Hội chứng Sjogren, đây là một tình trạng tiết nước mắt không tự chủ, xảy ra ở 20% người bệnh lupus ban đỏ;
  • Bệnh đục thủy tinh thể;
  • Suy giảm thị lực;
  • Mất thị lực.

5. Máu

Người bệnh lupus ban đỏ thường có nguy cơ rối loạn máu cao, bao gồm rối loạn hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Cụ thể, các vấn đề về máu bao gồm:

  • Thiếu máu hoặc thiếu các tế bào hồng cầu;
  • Huyết khối, chẳng hạn như hình thành cục máu đông;
  • Viêm mạch máu;
  • Suy giảm tiểu cầu, là một tình trạng dẫn đến lượng tiểu cầu trong máu thấp;
  • Suy giảm bạch cầu.

Cục máu đông có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm phổi, chân, thậm chí là não. Cục máu đông hình thành ở não bộ có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong.

6. Tim

Bệnh tim mạch là một trong những biến chứng phổ biến có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh lupus ban đỏ. Ngoài ra, bệnh tim cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người mắc bệnh.

bệnh lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu
Lupus ban đỏ có thể gây bệnh động mạch vành và dẫn đến tử vong

Có hơn một nửa người bệnh lupus ban đỏ phát triển các bệnh lý về tim mạch ở một số giai đoạn nhất định.

Người bệnh lupus thường dễ mắc bệnh động mạch vành do có nhiều yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tiểu đường loại 2 và cholesterol cao.

7. Phổi

Có khoảng 50% người bệnh lupus ban đỏ gặp các vấn đề về phổi, chẳng hạn như viêm phổi. Viêm có thể ảnh hưởng đến phổi, niêm mạc phổi, mạch máu phổi, cơ hoành. Điều này có thể dẫn đến một số tình trạng, chẳng hạn như:

Viêm màng phổi hoặc sưng màng bao quanh phổi;

  • Viêm phổi và viêm mô phổi;
  • Bệnh phổi kẽ lan tỏa mãn tính, xảy ra khi các mô sẹo ngăn cản oxy trong máu đến phổi;
  • Thuyên tắc phổi, là tình trạng hình thành các cục máu đông ngăn dòng chảy của máu từ tim đến phổi.

Nếu không được điều trị đứng cách, các bệnh lý này có thể dẫn đến hình thành mô sẹo ở phổi. Sẹo phổi có thể dẫn đến giảm lượng oxy trong máu và gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng.

8. Hệ thống tiêu hóa

Tình trạng viêm trong cơ thể do bệnh lupus ban đỏ có thể tấn công các cơ quan, chẳng hạn như tuyến tụy và gan. Lupus ban đỏ cũng có thể khiến ruột bị rò rỉ protein, tình trạng này được gọi là bệnh ruột mất protein. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy và giảm lượng chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được.

Ngoài ra, nhiều người bệnh lupus ban đỏ có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị.

9. Thai kỳ

Phụ nữ bệnh lupus ban đỏ có nguy cơ biến chứng và tử vong cao trong thai kỳ. Các biến chứng thường bao gồm sẩy thai, sinh non và tiền sản giật. Ngoài ra, thuốc corticosteroid điều trị lupus ban đỏ ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.

bị bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu
Mang thai và sinh con có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh lupus ban đỏ

Bên cạnh đó, bệnh lupus ban đỏ bị ảnh hưởng bởi hormone sinh dục nữ. Do đó, mang thai có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo thống kê, khoảng 1/3 người bệnh lupus ban đỏ bùng phát các triệu chứng lần đầu khi mang thai, 1/3 không thay đổi các triệu chứng và 1/3 trường hợp có thể cải thiện các triệu chứng.

Nhiều phụ nữ bệnh lupus ban đỏ có thể mang thai đủ tháng và sinh con mà không gặp bất cứ rủi ro nào. Tuy nhiên, trên thực tế, mang thai và sinh con có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Các biến chứng của bệnh lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các biến chứng càng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong càng cao. Do đó, chẩn đoán sớm và có kế hoạch điều trị phù hợp là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

Cách sống chung với bệnh lupus ban đỏ

Hiện tại nhiều người bệnh lupus ban đỏ có tuổi thọ bình thường, tuy nhiên điều quan trọng là đảm bảo chất lượng cuộc sống ở mức tối đa.

Sống chung với bệnh lupus ban đỏ bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng và thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng. Thuốc là một phần quan trọng để kiểm soát các triệu chứng lupus ban đỏ, tuy nhiên người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ với một số lưu ý như:

bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể chống viêm và phòng ngừa lupus ban đỏ
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm độ cứng khớp, ngăn ngừa loãng xương, giảm căng thẳng và bảo vệ tim mạch;
  • Ngừng hút thuốc có thể phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng và đau tim. Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá có thể giảm nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản và bệnh động mạch vành;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, hạn chế nguy cơ bùng phát và giảm độ nhạy cảm với cơn đau;
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ánh sáng huỳnh quang để bảo vệ da dưới tia cực tím;
  • Bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa loãng xương;
  • Rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng ở những người có hệ thống miễn dịch nhạy cảm;
  • Kiểm soát cơn đau bằng cách tắm nước ấm hoặc các biện pháp khác, chẳng hạn như châm cứu, thái cực quyền, yoga hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn;
  • Kiểm soát sức khỏe tâm thần và ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm.

Lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng và không có cách điều trị. Mặc dù không thể xác định bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu, tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa các rủi ro liên quan và có biện pháp điều trị phù hợp.

Hiện tại hầu hết người bệnh lupus ban đỏ có tuổi thọ bình thường. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, phòng ngừa phù hợp.

 Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Chữa Ở Đâu
Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó kiểm soát. Ngoài ra nếu không sớm khám chữa bệnh đúng cách, lupus ban ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không
Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Sinh Con Được Không
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua