Bị lupus ban đỏ nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lupus ban đỏ. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bị lupus ban đỏ nên ăn gì để có kế hoạch bổ sung phù hợp.

Bị lupus ban đỏ nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Tìm hiểu thông tin bị lupus ban đỏ nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh

Tác dụng của chế độ ăn uống đối với bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến viêm, sưng, tổn thương các khớp và các quan khác trong cơ thể, bao gồm thận, tim, da,…

Có nhiều loại lupus ban đỏ khác nhau, trong đó lupus ban đỏ hệ thống là loại phổ biến nhất. Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng này, tuy nhiên các triệu chứng bệnh có thể được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Không có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, nhiều trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá có dầu và thịt nạc với liều lượng phù hợp. Ngoài ra, người  bệnh cũng có thể cần kiêng một số loại thực phẩm để ngăn ngừa các triệu chứng lupus trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh có thể mang lại một số lợi ích nhất định, chẳng hạn như:

  • Giảm viêm và các triệu chứng bệnh: Lupus ban đỏ là một tình trạng gây viêm, do đó sử dụng thực phẩm chống viêm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lupus ban đỏ. Bên cạnh đó, tránh các loại thực phẩm gây viêm có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế các tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị lupus ban đỏ, chẳng hạn như corticosteroid, có thể dẫn đến loãng xương. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc, bao gồm ngăn ngừa loãng xương, tích nước trong cơ thể và tăng huyết áp.
  • Tăng cường sức khỏe xương và cơ: Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ duy trì sức mạnh của xương và cơ. Chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D rất quan trọng cho sức khỏe của xương và ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc điều trị lupus ban đỏ lên hệ thống xương khớp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Các loại thuốc và phương pháp điều trị lupus ban đỏ có thể góp phần giảm hoặc tăng cân mà không rõ nguyên nhân. Tăng cân có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân lupus ban đỏ. Do đó, duy trì chế độ ăn uống phù hợp là cách tốt nhất để duy trì cân nặng hợp lý và tránh gây tác động đến các triệu chứng lupus ban đỏ.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan: Lupus ban đỏ có thể kèm theo một số bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh tim, loãng xương, bệnh tuyến giáp và Hội chứng Sjogren. Thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng, lành mạnh và duy trì các hoạt động thể chất có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đi kèm.

Bị lupus ban đỏ nên ăn gì để cải thiện các triệu chứng?

Người bệnh lupus ban đỏ thường được đề nghị sử dụng nhiều trái cây, rau quả, thực phẩm ít calo và ít chất béo cũng như thường xuyên bổ sung chất chống oxy hóa, canxi, vitamin D, chất xơ và axit béo omega 3.

Cụ thể, người bệnh lupus ban đỏ có thể tham khảo một số loại thực phẩm nên bổ sung, chẳng hạn:

1. Các loại cá béo

Các loại cá béo, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, có chứa Axit béo omega-3 – axiteicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). EPA và DHA được chứng minh là có thể giảm triệu chứng viêm và hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tim và viêm khớp do viêm trong cơ thể.

Bị lupus ban đỏ nên ăn gì
Các loại cá béo có thể hỗ trợ chống oxy hóa và cải thiện các triệu chứng lupus ban đỏ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thường xuyên tiêu thụ cá hồi hoặc bổ sung EPA và DHA có thể hỗ trợ giảm các dấu hiệu của phản ứng C- các protein kích thích viêm trong cơ thể. Do đó, người bệnh lupus ban đỏ được khuyến khích, cố gắng tiêu thụ các béo ít nhất 2 lần mỗi tuần để hỗ trợ chống viêm trong cơ thể.

Tiêu thụ nhiều cá béo trong tuần có thể hỗ trợ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và cân bằng trong chế độ ăn uống dành cho người bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại cá béo.

2. Tăng cường axit béo dành cho người ăn chay

Bởi vì bệnh lupus ban đỏ là một tình trạng gây viêm trong cơ thể, do đó bổ sung các loại thực phẩm chống viêm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Axit béo omega 3 là một nguồn thực phẩm chống viêm hiệu quả và có thể hỗ trợ cải thiện các chức năng thần kinh.

Có ba dạng axit béo omega 3 được tìm thấy trong chế độ ăn uống bao gồm axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) được tìm thấy trong các loại cá béo và axit alpha-linolenic (ALA) được tìm thấy trong thực vật. Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh sử dụng các loại cá béo để bổ sung EPA và DHA cần thiết.

Bệnh tự miễn nên ăn gì
Bổ sung nguồn axit béo từ thực vật có thể cải thiện các triệu chứng lupus ở người có chế độ ăn thuần chay

Tuy nhiên đôi với người có chế độ ăn uống thuần chay hoặc không thể tiêu thụ cá, người bệnh có thể bổ sung axit béo cần thiết thông qua một số loại thực vật, chẳng hạn như:

  • Hạt lanh: Hạt lanh có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, phytosterol và axit alpha-linolenic. Do đó, người bệnh lupus ban đỏ có thể bổ sung các hạt nguyên chất, hạt lanh xay hoặc dầu hạt lạnh để hỗ trợ chống viêm trong cơ thể.
  • Hạt chia: Hạt chia là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Hạt chia cũng có hàm lượng ALA cao và hỗ trợ cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bệnh lupus ban đỏ.
  • Dầu hạt cải: Dầu hạt cải là một nguồn axit alpha-linolenic dồi dào, với hương vị nhẹ và chịu được nhiệt độ cao. Do đó, dầu hạt cải được đề nghị sử dụng để nấu ăn, nướng hoặc bổ sung vào nước sốt cho người bệnh lupus ban đỏ.
  • Quả óc chó: Óc chó là một loại hạt tốt cho sức khỏe và có hàm lượng axit alpha-linolenic cao. Ngoài ra, óc chó cũng chứa một hàm lượng protein cao và một số vitamin, khoáng chất cần thiết để sử dụng cho người bệnh lupus ban đỏ. Người bệnh có thể sử dụng óc chó như món ăn nhẹ, thêm vào salad, ngũ cốc, sữa chua hoặc thêm vào món nướng hoặc món mặn để tăng cường hương vị.
  • Hạt bí ngô: Hạt bí ngô là một món ăn nhẹ có thể tăng cường nồng độ ALA và hỗ trợ chống viêm trong cơ thể. Ngoài ra, hạt bí cũng có chứa canxi, magie, protein và các chất xơ cần thiết. Do đó, người bệnh lupus ban đỏ nên thường xuyên tiêu thụ hạt bí ngô để tăng cường sức khỏe.
  • Đậu hải quân: Đậu hải quân là một trong những nguồn axit béo omega 3 có nguồn gốc thực vật tốt nhất. Loại đậu này cũng chứa nhiều chất xơ và magie, có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể.

3. Trái cây và rau quả

Các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc, chẳng hạn như rau bina, rau diếp cá, cà rốt hoặc cam, có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm. Do đó, người bệnh lupus ban đỏ thường được đề nghị tiêu thụ ít nhất là năm khẩu phần lupus ban đỏ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.

trái cây cho người lupus ban đỏ
Trái cây và rau quả nhiều màu sắc có thể hỗ trợ chống viêm và điều trị các triệu chứng lupus ban đỏ

Cụ thể, một số loại trái cây và rau phù hợp cho người bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

  • Màu đỏ: Cà chua, dưa hấu, bưởi và ổi hồng, chứa nhiều kali, folate, vitamin A, C và K1. Các loại thực phẩm này có thể hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, làm giảm tổn thương da dưới ánh nắng mặt trời và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim ở bệnh nhân lupus ban đỏ.
  • Màu cam và vàng: Khoai lang, cà rốt, ớt vàng, chuối, dứa, quýt, bí ngô và ngô, chứa nhiều vitamin A, chất xơ, folate, kali và vitamin C. Thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe của mát và ngăn ngừa bệnh tim ở người lupus ban đỏ.
  • Màu xanh lá: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, bơ, măng tây, bắp cải xanh, có chứa nhiều chất xơ, folate, magie, kali, vitamin A, vitamin K1, chất diệp lục và carotenoid. Bổ sung các loại thực phảm này có thể chống oxy hóa, chống viêm, giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim ở người bệnh lupus ban đỏ.
  • Màu tím và xanh: Quả việt quất, dâu đên, nho, cắp cải tím, cà tím,. mận, có chứa nhiều chất xơ, mangan, kali, vitamin C, vitamin B6 và vitamin K1. Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này có thể hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ rối loạn thần kinh và cải thiện chức năng não ở người bệnh lupus ban đỏ.
  • Màu đỏ sẫm: Củ dền, củ cải đỏ, thường có chứa nhiều chất xơ, folate, mangan, kali và vitamin B6. Bổ sung nhóm thực phẩm này có thể hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, giảm nguy cơ huyết áp cao và phòng ngừa bệnh tim mạch ở người bệnh lupus ban đỏ.
  • Trắng và nâu: Các loại nấm, súp lơ trắng, tỏi, hành baro, củ cải trắng và khoai tây có chứa nhiều magie, folate, chất xơ, kali, vitamin B6 và vitamin K1. Bổ sung nhóm thực phẩm này có thể hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đại tràng và các loại bệnh ung thư ở người bệnh lupus ban đỏ.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc có ba phần bao gồm cám (lớp bên ngoài giàu dinh dưỡng), mầm (phôi giàu dinh dưỡng của hạt) và nội nhũ (nguồn cung cấp thức ăn của mầm, chứa nhiều tinh bột). Ngũ cốc nguyên hạt đơn giản là loại ngũ cốc có cả ba thành phần nguyên vẹn, thường chứa nhiều sắt, magiê, mangan, phốt pho, selen, vitamin B và chất xơ.

Các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh lupus ban đỏ nên thường xuyên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt và tránh sử dụng ngũ cốc tinh chế. Ngoài ra, sử dụng ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim, tiểu đường loại 2, ung thư và một số biến chứng khác của bệnh lupus ban đỏ.

lupus ban đỏ hệ thống nên ăn gì
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống miễn dịch

Các loại ngũ cốc nguyên hạt phù hợp cho người bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

  • Yến mạch: Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh nhất có thể sử dụng cho người bệnh lupus ban đỏ. Yến mạch chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và gluten tự nhiên. Bên cạnh đó, yến mạch cũng giàu chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ chống viêm và phòng ngừa một số biến chứng của bệnh lupus ban đỏ.
  • Kiều mạch: Hạt kiều mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như như mangan, magiê, đồng, phốt pho, sắt, vitamin B và chất xơ. Kiều mạch tự nhiên không chứa gluten. Hơn nữa vỏ kiều mạch có chứa thành phần kháng tinh bột, có thể cung cấp vi khuẩn cho đường ruột và hỗ trợ giảm cân.
  • Hạt diêm mạch: Diêm mạch là một loại ngũ cốc có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất béo lành mạnh và chất xơ cần thiết. Thường xuyên bổ sung hạt diêm mạch được cho là có thể chống lại các bệnh viêm mãn tính, bao gồm lupus ban đỏ, bệnh tim và ung thư.
  • Gạo lứt: Gạo lứt là một loại thực phẩm lành mạnh có thể thay thế cho gạo trắng, nhằm cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
  • Bắp (ngô): Bắp là một loại ngũ cốc phổ biến có chứa nhiều mangan, magie, kẽm, đồng, photpho, kali, vitamin B và chất chống oxy hóa. Thường xuyên bổ sung bắp có thể hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề về thị lực, bao gồm thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở người bệnh lupus ban đỏ.

Ngũ cốc nguyên hạt được chế biến tối thiểu và giàu chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống của người bệnh lupus ban đỏ. Người bệnh có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để thay thể hoặc giảm nhu cầu sử dụng ngũ cốc tinh chế.

5. Sữa chua và sữa

Nhiều nghiên cứu về việc bị lupus ban đỏ nên ăn gì cho biết, sữa và sữa chua có chứa một loại vi khuẩn lành mạnh có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng lupus ban đỏ. Ngoài ra, bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D rất quan trọng đối với những người mắc bệnh lupus để giảm nguy cơ loãng xương.

lupus ban đỏ hệ thống nên uống sữa gì
Sử dụng các loại sữa ít béo có thể hỗ trợ phòng ngừa loãng xương ở người lupus ban đỏ

Khi sử dụng các sản phẩm sữa, người bệnh cần chọn các sản phẩm sữa ít béo hoặc không có chứa chất béo. Nếu không thể uống sữa, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm sữa không có chứa lactose, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, nước trái cây bổ sung canxi và vitamin D.

Mặc dù không có chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người lupus ban đỏ, tuy nhiên các nghiên cứu về việc lupus ban đỏ nên ăn gì khuyến cáo người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, chất béo thực vật, cá và protein nạc.

Tuy nhiên trước khi tiến hành thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Bị lupus ban đỏ nên kiêng gì tốt cho bệnh?

Có một số loại thực phẩm có thể làm bùng phát các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ.  Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu lupus ban đỏ nên ăn gì, người bệnh cần chú ý một số sản phẩm cần kiêng, chẳng hạn như:

1. Cỏ linh lăng

Cỏ linh lăng (Alfalfa) được cho là có thể kích ứng bệnh lupus ban đỏ bằng cách tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Có nhiều nghiên cứu cho biết, bổ sung mầm cỏ linh lăng có thể gây ra Hội chứng lupus ban đỏ ở những người không bị lupus hoặc kích hoạt lupus ban đỏ ở những người bệnh lupus ban đỏ không hoạt động.

Do đó, bác sĩ sĩ khuyến khích người bệnh nên hạn chế sử dụng mầm cỏ linh lăng.

2. Tỏi

Tỏi được chứng minh là có thể khiến các triệu chứng lupus ban đỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Tỏi có ba thành phần chính là allicin, ajoene và thiosulfinate, có thể tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và gây ra các phản ứng hoạt động quá mức ở những người bệnh lupus ban đỏ.

lupus ban đỏ nên tránh ăn gì
Người bệnh lupus ban đỏ nên tránh tiêu thụ tỏi để hạn chế các hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch

Tuy nhiên sử dụng một lượng tỏi nhỏ sẽ không gây hại cho cơ thể và có thể hỗ trợ chống viêm. Tuy nhiên người bệnh nên nên sử dụng tỏi với số lượng phù hợp để tránh gây kích thích các triệu chứng lupus ban đỏ.

3. Thực phẩm chế biến và tinh chế

Các loại thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn đóng hộp, thường chứa nhiều chất béo, đường và muối. Các loại thực phẩm tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, mì ống, gạo, cũng chứa nhiều chất béo, đường và muối. Có nhiều nghiên cứu cho biết, việc sử dụng các loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, theo khuyến cáo, người bệnh lupus ban đỏ nên hạn chế tiêu thụ sản phẩm chế biến và tinh chế. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm tươi và lành mạnh.

4. Rượu

Rượu có thể gây kích thích hệ thống miễn dịch và gây ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc điều trị lupus ban đỏ.

lupus ban đỏ nên tránh uống nước gì
Rượu có thể phản ứng với các loại thuốc điều trị lupus ban đỏ và khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn

Chẳng hạn như methotrexate là một loại thuốc thường được chỉ định để điều trị lupus ban đỏ, được chuyển hóa ở gan. Do đó, sử dụng kết hợp methotrexate và rượu có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về gan không thể phục hồi được. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như prednisone và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), khi sử dụng kết hợp với rượu có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Người bệnh lupus ban đỏ có thể không cần cắt giảm toàn bộ rượu ra khỏi co thể. Thỉnh thoảng uống 1 – 2 ly rượu hoặc bia không có thể không gây kích ứng bệnh. Tuy nhiên sử dụng rượu thường xuyên hoặc lạm dụng rượu có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Muối

Tiêu thụ quá nhiều muối không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ở người có các bệnh mãn tính, chẳng hạn như lupus ban đỏ. Tiêu thụ nhiều muối cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng của bệnh lupus ban đỏ, chẳng hạn như huyết áp cao và bệnh tim. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh lupus ban đỏ nên cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày để tránh các rủi ro không mong muốn.

Người bệnh có thể thay thế muối với nhiều loại thảo mộc, chẳng hạn như húng quế, bạc hà, các loại gia vị, chẳng hạn như tiêu, để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Mặc dù không có kế hoạch ăn uống cụ thể cho người bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu bị lupus ban đỏ nên ăn gì, kiêng gì có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả.

Mẹo nấu ăn cho người bệnh lupus ban đỏ

Nấu ăn và ăn ở nhà có thể tránh các loại thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Khi nấu ăn tại nhà, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Sử dụng chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu, bơ hoặc các loại hạt có thể được sử dụng để thay thế các chất béo bão hòa như bơ và bơ thực vật.
  • Hạn chế đường và muối có thể góp phần cải thiện các triệu chứng lupus ban đỏ và ngăn ngừa một số biến chứng liên quan chẳng hạn như bệnh tim và huyết áp cao.
  • Bổ sung vitamin D và viên uống vitamin D có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lupus ban đỏ.
phòng tránh bệnh lupus ban đỏ
Không hút thuốc lá có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lupus ban đỏ hệ thống

Bên cạnh các mẹo nấu ăn, người bệnh lupus ban đỏ có thể lưu ý một số vấn đề về lối sống, chẳng hạn như:

  • Tránh hút thuốc: Thuốc lá được cho là nguyên nhân đẩy nhanh các triệu chứng lupus ban đỏ và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên tránh hút thuốc lá hoặc trao đổi với bác sĩ về các biện pháp bỏ thuốc lá để cải thiện các triệu chứng.
  • Duy trì hoạt động thể chất: Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên thường xuyên hoạt động thể chế nhẹ nhàng để kiểm soát các triệu chứng lupus ban đỏ. Người bệnh có thể thử đi bộ nhanh, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu dưới nước, đi xe đạp hoặc sử dụng máy chạy bộ để duy trì hoạt động.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Đảm bảo người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc (khoảng 7 – 9 giờ mỗi đêm) để hỗ trợ thư giãn.
  • Quản lý căng thẳng: Căng thẳng cảm xúc có thể gây bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ. Do đó, dành thời gian thư giãn mỗi ngày có thể hỗ trợ cải thiện căng thẳng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh lupus ban đỏ.

Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau. Thay đổi chế độ ăn uống có thể mang lại hiệu quả đối với mỗi đối tượng bệnh khác nhau. Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm và kế hoạch ăn uống để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện thay đổi chế độ ăn uống.

Tham khảo thêm: Bệnh lupus ban đỏ theo đông y và điều cần biết

Câu hỏi liên quan
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Sinh Con Được Không
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Chữa Ở Đâu
Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó kiểm soát. Ngoài ra nếu không sớm khám chữa bệnh đúng cách, lupus ban ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua