Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không? Bác Sĩ Chia Sẻ
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch phòng ngừa phù hợp.
Thông tin cần biết về bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô bình thường, khỏe mạnh của cơ thể. Đây là một tình trạng mãn tính có thể gây tổn thương nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm khớp, da, thận, máu, tim và phổi.
Hầu hết các trường hợp lupus ban đỏ được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 – 44 tuổi và thường phổ biến ở phụ nữ. Lupus ban đỏ không phải là bệnh truyền nhiễm, điều này có nghĩa là người bệnh không thể lây truyền bệnh cho người khác, bao gồm các tiếp xúc thân mật, như quan hệ tình dục.
Các triệu chứng lupus ban đỏ khác nhau ở mỗi người bệnh và có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau và sưng khớp;
- Sốt;
- Rụng tóc;
- Đau ngực;
- Loét miệng hoặc mũi;
- Sưng hạch bạch huyết;
- Cảm thấy mệt mỏi;
- Phát ban hình cánh bướm trên mặt.
Lupus ban đỏ thường có các giai đoạn bùng phát bệnh và các giai đoạn thuyên giảm, khi các triệu chứng được cải thiện.
Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng lupus ban đỏ. Tuy nhiên người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi phong cách sống.
Lupus ban đỏ là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro liên quan. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?
Lupus ban đỏ là một bệnh lý phức tạp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tuy nhiên nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, gen và tác động của môi trường là các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lupus ban đỏ.
Về vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không, các bác sĩ cho biết không có gen đơn lẻ nào được xác định là có thể dẫn đến bệnh lupus ban đỏ. Thay vào đó, nhiều gen có thể gây ảnh hưởng đến cơ hội phát triển bệnh lupus ban đỏ khi được kích hoạt bởi các yếu tố môi trường.
Các gen HLA I, II và III đều có liên quan đến bệnh lupus ban đỏ. Ngoài ra, các gen biến thể có thể dẫn đến bệnh lupus ban đỏ, bao gồm BANK1, TNFSF4, ITGAM, BLK, IRF5, PTPN22, STAT4, và CDKN1A. Tuy nhiên, mang gen gây bệnh lupus ban đỏ không nhất định sẽ gây ra các triệu chứng lupus ban đỏ.
Theo các nghiên cứu di truyền về tỉ lệ mắc bệnh lupus ban đỏ trong gia đình cho biết hệ số di truyền là > 66%. Các cặp song sinh đơn hợp tử (giống hệt nhau) được phát hiện là có chung tính nhạy cảm với lupus ban đỏ, với tỷ lệ khoảng > 35% so với các cặp song sinh dị hợp tử và các anh chị em khác, với tỷ lệ khoảng 2 – 5%.
Nói chung có hơn 50 gen liên quan đến bệnh lupus đã được xác định. Ngoài ra, có tiền sử gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ có thể khiến một người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Mặc dù có tính chất di truyền, tuy nhiên các gen đơn lẻ không thể gây ra lupus ban đỏ mà không có các yếu tố tác động.
Lupus ban đỏ di truyền như thế nào?
Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn dịch. Thông thường hệ thống miễn dịch hoạt động để bảo vệ cơ thể và chống lại các kháng nguyên, chẳng hạn như virus, vi khuẩn và một số loại vi trùng.
Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra các loại protein, được gọi là kháng thể. Các kháng thể này được sản xuất bởi tế bào bạch cầu và tế bào lympho B.
Đối với người bệnh mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus ban đỏ, hệ thống miễn dịch không thể phân biệt được các tác nhân gây hại, các kháng nguyên và mô khỏe mạnh trong cơ thể. Điều này khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh và các kháng nguyên. Điều này dẫn đến sưng, đau, viêm khớp mãn tính và tổn thương các mô.
Loại tự kháng thể phổ biến nhất ở người bệnh lupus ban đỏ là kháng thể kháng nhân ANA. ANA phản ứng với phần nhân của tế bào, là trung tâm chỉ huy của tế bào. Các tự kháng thể này lưu thông trong máu, tuy nhiên một số tế bào của cơ thể có màng tế bào cho phép các kháng thể này đi qua.
Sau đó, các tự kháng thể này có thể tấn công DNA trong nhân của các tế bào. Điều này khiến bệnh lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể.
Gen và yếu tố di truyền có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tình trạng lupus ban đỏ. Một số gen trong cơ thể có thể hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên ở người bệnh lupus ban đỏ, các gen này có thể ngăn ngừa hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường và dẫn đến các triệu chứng lupus ban đỏ.
Ngoài ra, đôi khi tình trạng lupus ban đỏ có thể liên quan đến sự chết đi của tế bào. Đây là một quan trình tự nhiên xảy ra khi cơ thể đổi mới tế bào. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, do yếu tố di truyền, cơ thể không đào thải các tế bào đã chết. Các tế bào này còn sót lại trong cơ thể, điều này khiến hệ thống miễn dịch hoạt động không đúng và dẫn đến lupus ban đỏ.
Các nhà nghiên cứu không xác định được bất cứ yếu tố di truyền cụ thể nào có thể dẫn đến bệnh lupus ban đỏ, mặc dù tình trạng này có thể phổ biến trong gia đình.
Ngoài ra, một số yếu tố liên quan đến tính di truyền có thể dẫn đến lupus ban đỏ bao gồm:
- Chủng tộc: Mặc dù lupus ban đỏ có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, tuy nhiên tình trạng này thường phổ biến ở những người màu, tỷ lệ thường cao gấp 2 đến 3 lần người da trắng. Bệnh cũng phổ biến ở người ở phụ nữ có gốc Tây Ban Nha, châu Á và người Mỹ bản địa.
- Tiền sử gia đình: Một số người có người thân mắc bệnh lupus ban đỏ thường có nguy cơ phát triển các triệu chứng cao hơn. Có hơn 50 gen được cho là có thể góp phần dẫn đến lupus ban đỏ. Tuy nhiên, gen gây bệnh chỉ dẫn đến các biểu hiện bệnh khi có các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tác động của môi trường.
Lupus ban đỏ có thể phát triển ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ, nhưng có tiền sử mắc các bệnh tự miễn khác, chẳng hạn như thiếu máu tan máu, viêm tuyến giáp hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
Cụ thể về vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không, các bác sĩ cho biết bệnh có thể di truyền. Tuy nhiên việc mang gen di truyền có thể không gây ra các biểu hiện bệnh, trừ khi người bệnh có các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như hút thuốc lá, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng một số loại thuốc hoặc nhiễm virus.
Các câu hỏi liên quan về gen và bệnh lupus
1. Có thể phát triển bệnh lupus ban đỏ nếu có mẹ hoặc người thân mắc bệnh không?
Về lý thuyết, mọi người dễ mắc bệnh lupus ban đỏ hơn nếu có người thân mắc bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết mọi người đều không phát triển các triệu chứng lupus ban đỏ nếu có người nhà mắc bệnh. Ngay cả khi người bệnh lupus ban đỏ mang thai và sinh ra một cặp song sinh giống hệt nhau, chỉ có khoảng 50% khả năng các cặp song sinh được chẩn đoán có nguy cơ phát triển lupus ban đỏ.
2. Trẻ được sinh ra từ mẹ bệnh lupus có cần điều trị không?
Nếu trẻ được sinh ra từ người mẹ bệnh lupus ban đỏ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa thấp khớp khi trẻ đến tuổi dậy thì. Trẻ cần được xét nghiệm máu và kiểm tra nồng độ kháng thể tự miễn dịch. Trẻ em bệnh lupus ban đỏ cần được chẩn đoán và theo dõi sức khỏe bởi bác sĩ chuyên môn và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Ngoài ra, có nhiều thành viên trong gia đình mang các kháng thể bất thường và không phát triển thành các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên các tự kháng thể này vẫn có khả năng di truyền và dẫn đến bệnh lupus ban đỏ.
Thông thường, những phụ nữ trẻ tuổi và mắc bệnh lupus ban đỏ có thể di truyền tình trạng này cho con của họ, tuy nhiên nguy cơ thường rất nhỏ, khoảng 1:5.
3. Nên làm gì khi có người nhà mắc bệnh lupus ban đỏ?
Hiện tại không có xét nghiệm sàng lọc hoặc xét nghiệm di truyền cho bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên các bác sĩ thường khuyến cáo các thành viên trong gia đình giữ lối sống năng động và lành mạnh.
Ngoài ra, tránh các động của ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng và che chắn khi cần ra ngoài trời.
Nếu phát triển các triệu chứng viêm khớp, sưng, đau hoặc phát ban không rõ nguyên nhân, các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá các triệu chứng. Điều quan trọng là người bệnh cần đề cập đến tiền sử gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ để được chẩn đoán và tư vấn phù hợp.
Di truyền lupus ban đỏ có thể ngăn ngừa không?
Mặc dù có hơn 50 gen được xác định là có thể dẫn đến bệnh lupus ban đỏ, tuy nhiên các gen đơn thuần không thể dẫn đến các biểu hiện bệnh. Do đó, trong một số trường hợp, người bệnh có thể phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ bằng cách hạn chế các yếu tố liên quan, chẳng hạn như tác động của môi trường.
Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguy cơ gây bệnh lupus ban đỏ, tuy nhiên người bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh với một số lưu ý, chẳng hạn như:
1. Các yếu tố môi trường
Việc mang gen di truyền không thể dẫn đến đến bệnh lupus ban đỏ nếu người bệnh không có các yếu tố nguy cơ. Do đó, để phòng ngừa các triệu chứng bệnh, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Tránh khói thuốc lá: Hút thuốc lá có thể tác động đến hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng lupus ban đỏ.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trời: Mặc dù không phải tất cả người bệnh đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tuy nhiên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể kích hoạt các triệu chứng bệnh.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Có khoảng 10% các trường hợp lupus ban đỏ có liên quan đến một số loại thuốc. Do đó, người mang gen di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và không sử dụng thuốc nếu không được chỉ định.
- Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng: Nhiễm virus, vi khuẩn và nấm đôi khi có thể kích hoạt các triệu chứng lupus ban đỏ. Do đó, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng, chẳng hạn như xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và thường xuyên tập thể dục.
2. Tăng cường acid béo omega 3
Tăng cường bổ sung acid béo omega 3 được cho là có thể hạn chế tình trạng viêm trong cơ thể và hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng lupus ban đỏ. Người bệnh có thể tăng cường lượng axit béo omega 3 bằng cách bổ sung nhiều cá béo chẳng hạn như cá hồi và cá mòi. Hạt lạnh và quả óc chó cũng là một lựa chọn phổ biến co thể bổ sung nồng độ omega 3 trong cơ thể.
Ngoài ra người bệnh có thể bổ sung omega 3 thông qua các viên uống bổ sung để đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ bùng phát. Mặc dù bổ sung omega 3 có thể mang lại một số lợi ích nhất định, tuy nhiên người bệnh không nên tiêu thụ các sản phẩm bổ sung mà không nhận được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
3. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ. Do đó người bệnh có thể hạn chế nguy cơ phát triển các triệu chứng lupus ban đỏ bằng cách hạn chế căng thẳng.
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tập thể dục để ngăn ngừa căng thẳng. Ngoài ra, dành thời gian để trò chuyện với bạn bè, gia đình hoặc thực hiện các công việc yêu thích, chẳng hạn như thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc để phòng ngừa các triệu chứng lupus ban đỏ.
Lupus ban đỏ là một tình trạng phức tạp, có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, nội tiết tố và các yếu tố tác động của môi trường. Không có gen hoặc nhóm gen đơn lẻ nào có thể dẫn đến bệnh lupus ban đỏ mà không có sự kết hợp của các yếu tố liên quan. Do đó, người mang gen di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh lupus có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống.
Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!