Tê bì chân tay sau khi uống rượu cảnh báo điều gì?

Theo dõi IHR trên goole news

Tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể là dấu hiệu dị ứng rượu, nhiễm độc hoặc liên quan đến bệnh thần kinh do rượu. Tổn thương thần kinh cần được nhận biết và có biện pháp điều trị sớm để ngăn ngừa nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.

Tê bì chân tay sau khi uống rượu
Tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh ngoại vi

Tổng quan về tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu

Tê bì tay chân sau khi uống rượu có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và gây tàn tật.

Khi uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng rượu trong thời gian dài, người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy ngứa ran ở tay và chân. Điều này xảy ra khi rượu gây tổn thương đến các dây thần kinh ngoại biên. Các dây thần kinh này kết nối tủy sống với các cơ ở tay, chân và các cơ quan cảm giác khác. Thông qua dây thần kinh ngoại biên, não có thể nhận biết các thông tin cảm giác và điều khiển cơ thể.

Uống quá nhiều rượu và lâu dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cũng như tổn thương các dây thần kinh. Điều này dẫn đến bệnh thần kinh do rượu.

Rượu cản trở các quá trình sản xuất, vận chuyển và hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Một số người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu cũng có thể liên quan đến tình trạng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như thiếu hụt vitamin E, vitamin B6 và B12 hoặc thiamine và folate. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể, khiến các dây thần kinh ngừng hoạt động và gây tê bì chân tay.

Bệnh thần kinh do rượu là một trong những hậu quả phổ biến nhất và ít có dấu hiệu nhận biết nhất ở người lạm dụng rượu. Ngoài ra, những người có tiền sử lạm dụng rượu lâu dài có thể bị đau, ngứa ran, yếu, tê hoặc mất thăng bằng do tổn thương các dây thần kinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thần kinh do rượu

Tê bì chân tay sau khi uống rượu là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thần kinh do rượu. Các dấu hiệu thường tiến triển chậm và nghiêm  trọng theo thời gian. Thông thường, người nghiện rượu có thể không nhận thức được các triệu chứng cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Uống rượu xong bị tê tay chân
Người thường xuyên uống rượu có thể bị tê, đau, nhức hoặc cứng khớp tay chân

Cụ thể, các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân, cẳng chân, ngón tay, bàn tay và cánh tay;
  • Cứng khớp, đau, ngứa ran hoặc có cảm giác bất thường ở tay và chân;
  • Yếu bàn tay hoặc bàn chân;
  • Thiếu khả năng phối hợp của bàn tay và bàn chân;
  • Mất thăng bằng hoặc không thể đứng vững;
  • Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc các vết loét, nhiễm trùng ở ngón chân, bàn tay hoặc ngón tay;
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi nhắm mắt;
  • Gặp khó khăn khi đi trên đường thẳng, ngay cả khi không sử dụng rượu trong thời gian gần;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Rối loạn chức năng tình dục.

Nguyên nhân gây tê bì chân tay sau khi uống rượu

Các dây thần kinh ngoại vi giúp cơ thể thực hiện các chức năng vận động và cảm giác, chẳng hạn như:

  • Đào thải phân và nước tiểu;
  • Kích thích chức năng tình dục;
  • Di chuyển tay và chân.

Lạm dụng rượu, đặc biệt là sử dụng rượu trong thời gian dài, có thể gây tổn thương các dây thần kinh và gây tê bì tay chân. Tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

– Dị ứng bia:

Bia, rượu và các loại đồ uống có cồn có thể gây kích ứng đối với cơ thể. Do đó, người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm có thể dễ bị dị ứng sao khi uống rượu bia và dẫn đến tình trạng tê bì chân tay.

Trong trường hợp dị ứng rượu, tình trạng tê bì chân tay có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, dị ứng rượu có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác, do đó nếu thường xuyên bị tê bì chân tay, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Uống rượu bị tê chân tay
Uống rượu bị tê chân tay có thể là dấu hiệu của tình trạng dị ứng rượu

– Thiếu hụt vitamin sau khi sử dụng rượu:

Lạm dụng rượu và uống rượu mãn tính có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin trong cơ thể. Điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng cục bộ, đặc biệt là vitamin E và vitamin B. Thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B-12 là nguyên nhân phổ biến có thể gây tê bì tay chân sau khi uống rượu.

– Nhiễm độc tố:

Rượu, bia và các đồ uống chứa cồn chứa nhiều độc tố, chằng hạn như asen, chì hoặc thủy ngân, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh ngoại vi. Do đó, người sử dụng rượu trong thời gian dài có thể bị nhiễm độc trong cơ thể, điều này dẫn đến tê bì chân tay.

– Tắc nghẽn mạch máu:

Sử dụng quá nhiều rượu có thể gây tắc nghẽn mạch máu cục bộ. Điều khiến máu không thể lưu thông bình thường đến các chi và gây tê bì chân tay sau khi uống rượu.

– Nhiễm trùng do lạm dụng rượu:

Trong một số trường hợp không phổ biến, tình trạng tê bì chân tay có thể là dấu hiệu nhiễm trùng trong cơ thể.

Ngoài ra, những người nghiện rượu bia kéo dài thường có các mối liên kết xã hội và lối sống bất thường. Điều này có thể gây thay đổi thói quen sống của người bệnh, chẳng hạn như giao tiếp kém, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, chán ăn, viêm dày hoặc thường xuyên nôn mửa. Điều này có thể kích thích hệ thống tiêu hóa và thần kinh, và là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu.

Tê bì chân tay sau khi uống rượu cảnh báo điều gì?

Uống rượu bị tê bì chân tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên bệnh thần kinh do rượu có thể liên quan đến một số vấn đề, chẳng hạn như:

1. Giảm cảm giác

Tê bì chân tay sau khi uống rượu là dấu hiệu tổn thương các dây thần kinh cảm giác, dẫn đến giảm hoặc mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân. Tình trạng này có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:

Nhức tay chân sau khi uống bia
Tê bì tay chân sau khi uống rượu có thể gây choáng váng, mất cân bằng và dẫn đến té ngã
  • Thường xuyên va chạm và trầy xước: Giảm cảm giác và tê tay hoặc chân có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết cơn đau do chấn thương nhỏ hàng ngày. Điều này khiến người bệnh dễ bị tổn thương hơn.
  • Nhiễm trùng và chảy máu: Do thiếu hụt cảm giác đau đớn và khó chịu thông thường, các vết thương và vết loét có thể không được chăm sóc phù hợp. Điều này khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng và nhiễm trùng.
  • Suy giảm khả năng cảm giác: Tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể khiến người bệnh mất thăng bằng và các kỹ năng vận động bình thường, chẳng hạn như đi bộ hoặc cử động các ngón tay. Ngoài ra, tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng mất thăng bằng, đặc biệt là khi nhắm mắt, điều này có thể dẫn đến té ngã và gây nguy hiểm.

2. Yếu cơ

Tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể hạn chế khả năng vận động của người bệnh, điều này dẫn đến yếu cơ bắp.

Các cơ cần nhận được tín hiệu từ các dây thần kinh để hoạt động bình thường. Do đó, người bệnh thần kinh do sử dụng rượu, có thể khiến các dây thần kinh bị tổn thương và không thể hoạt động bình thường. Điều này thường được biểu hiện ở bàn tay và bàn chân.

3. Đau đớn và quá mẫn cảm

Tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể là dấu hiệu của tình trạng quá mẫn cảm. Đây là tình trạng người bệnh sử dụng rượu quá mức và bị đau đớn hoặc khó chịu khi nghỉ ngơi. Đôi khi chỉ cần chạm nhẹ cũng có thể dẫn đến đau đớn và căng thẳng, đặc biệt là ở các ngón tay và ngón chân.

Khi các triệu chứng tiến triển, người bệnh có thể nhận thấy các cơn đau với nhiều cường độ khác nhau. Trong một số trường hợp, tình trạng tê bì chân tay sau có thể được cải thiện và tái phát nghiêm trọng hơn.

4. Bệnh thần kinh tự chủ

Các dây thần kinh tự chủ trong cơ thể, chẳng hạn như bàng quang, dạ dày và ruột. Bệnh thần kinh do rượu có thể làm suy yếu các dây thần kinh tự chủ, dẫn đến suy giảm chức năng ruột, bàng quang hoặc rối loạn chức năng tình dục.

5. Các bệnh lý tiềm ẩn

Trong một số trường hợp, tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn khác, chẳng hạn như:

Uống rượu bị đau nhức tay
Uống rượu bị tê bì tay chân có thể dấu hiệu cảnh báo của một cơn gout cấp
  • Bệnh gout: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và dẫn đến các cơn gout cấp. Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên bệnh gout có thể dẫn đến tình trạng tê bì tay chân, đặc biệt là sau khi uống rượu.
  • Hội chứng ống cổ tay: Tình trạng này gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ống cổ tay, dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, hạn chế khả năng vận động và tê bì tay. Nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn khi người bệnh sử dụng rượu bia thường xuyên.
  • Thoái hóa khớp: Đôi khi tình trạng tê bì chân tay có thể là dấu hiệu thoái hóa khớp. Cụ thể, rượu có thể làm gián đoạn quá trình phục hồi và tái tạo sụn khớp, điều này dẫn đến cứng khớp, tê mỏi và ngứa ran ở tay hoặc chân.
  • Bệnh tiểu đường: Uống rượu, bia thường có nguy cơ tiểu đường cao, do không thể kiểm soát lượng đường trong máu. Uống rượu bị tê bì chân tay có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường.

Tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu thường là do tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Ngoài ra, thiếu hụt các vitamin cần thiết hoặc một số bệnh lý nguy cơ cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân liên quan và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Chẩn đoán tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu

Để chẩn đoán tình trạng tổn thương thần kinh do rượu, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, tiền sử bệnh lý, sức khỏe tổng thể và thực hiện xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm thần kinh, chẳng hạn như đo điện cơ.

Cụ thể, chẩn đoán tình trạng uống rượu dẫn đến tê bì chân tay bao gồm các thủ tục như sau:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất và thần kinh để xác định các phản xạ, sức mạnh cơ bắp, cảm giác và sự phối hợp tứ chi. Thông thường, người bệnh có phản xạ và cảm giác kém. Ở các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị yếu cơ bắp hoặc mất kiểm soát hoạt động của tay chân.
  • Các nghiên cứu về điện cơ và dẫn truyền thần kinh: Các xét nghiệm này có thể kiểm tra chức năng thần kinh một cách chi tiết nhất. Thông qua kiểm tra thần kinh, bác sĩ có thể xác định tình trạng mất chức năng ở bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên các xét nghiệm thần kinh không thể xác định được nguyên nhân mà chỉ có thể xác định được mức độ tổn thương thần kinh.
  • Sinh thiết dây thần kinh: Trong một số trường hợp không phổ biến, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết dây thần kinh để xác định nguyên nhân gây tê bì chân tay sau khi uống rượu.
  • Soi thực quản: Bác sĩ có thể sử dụng một ống dài mỏng, có camera ở đầu đưa xuống cổ họng để xác định các tổn thương do rượu.
  • Các xét nghiệm khác: Các xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc nghiên cứu hình ảnh về não hoặc tủy sống để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến tê bì chân tay khi uống rượu.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra chức năng thận, gan và tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định các thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách xử lý tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu

Cách tốt nhất để cải thiện và tránh tình trạng uống rượu bị tê bì chân tay là tránh sử dụng rượu. Tuy nhiên cai nghiện rượu là điều khó khăn và cần nhiều thời gian. Do đó, đôi khi người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

1. Cách xử lý tại nhà

Trong một số trường hợp, tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể được cải thiện tại nhà với các biện pháp như:

tê bì chân tay sau khi uống rượu phải làm sao
Hạn chế hoặc tránh uống rượu là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Đôi khi tình trạng tê bì chân tay sau có thể liên quan đến áp lực lên các dây thần kinh. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên khu vực bị tê có thể giảm sưng các mô và làm giảm áp lực lên các dây thần kinh. Người bệnh có thể chườm lạnh bằng cách quấn một túi đá trong vải mỏng và chườm lên khu vực bị tê trong 15 phút mỗi lần và nhiều lần mỗi ngày.
  • Chườm nóng: Trong một số trường hợp, việc chườm nóng có thể giúp thư giãn các dây thần kinh bị ảnh hưởng và cải thiện tình trạng tê bì chân tay. Tuy nhiên, khi chườm nóng cần lưu ý về nhiệt độ để tránh gây tổn thương các mô. Ngoài ra, nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến viêm da hoặc dây thần kinh và khiến tình trạng tê bì chân tay nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Đối với người bệnh Hội chứng ống cổ tay hoặc chấn thương, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như nẹp cổ tay để ngăn ngừa tình trạng tê bì.
  • Xoa bóp: Xoa bóp tay và chân bị tê có thể cải thiện lưu lượng máu lưu thông và cải thiện tình trạng tê bì chân tay.
  • Tập thể dục: Lối sống thiếu vận động có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu. Do đó, thường xuyên tập thể dục, chẳng hạn như yoga hoặc thái cực quyền có thể tăng cường bơm máu đến tứ chi và hạn chế nguy cơ bị tê bì tay chân.
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là thiếu hụt vitamin B12, có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh và gây tê bì chân tay. Do đó, bổ sung đầy đủ lượng vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết có thể giảm viêm và ngừa tình trạng tê bì tay chân.
  • Giảm hoặc tránh rượu: Rượu có chứa chất độc có thể gây tổn thương thần kinh và gây tê bì chân tay. Rượu cũng khiến các triệu chứng đau mãn tính và tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn và thậm chí có thể gây bùng phát các triệu chứng. Do đó, hạn chế rượu để cải thiện tình trạng tê bì chân tay và tăng cường sức khỏe tổng thể.

2. Điều trị y tế

Tình trạng tê bì chân tay sau khi uống rượu có thể trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị y tế. Cụ thể, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

phương pháp điều trị tê bì chân tay
Sử dụng thuốc điều trị tê bì chân tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như duloxetine, có thể được chỉ định để điều trị đau cơ xơ hóa và cải thiện tình trạng tê bì chân tay.
  • Thuốc corticoid: Một số corticosteroid có thể giúp giảm viêm mãn tính và tê bì tay chân, đặc biệt là tình trạng liên quan đến bệnh đa xơ cứng.
  • Thuốc thay đổi tín hiệu thần kinh: Thuốc ngăn chặn hoặc thay đổi tín hiệu thần kinh, chẳng hạn như Gabapentin và pregabalin, có thể giúp giảm tê bì tay chân khi sử dụng rượu, đặc biệt là tình trạng liên quan đến bệnh đa xơ cứng.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng khó chịu nhẹ liên quan đến bệnh thần kinh do rượu.
  • Thuốc giảm đau theo toa: Các loại thuốc chẳng hạn như kem capsaicin, tramadol, thuốc chống co giật và gabapentin có thể được chỉ định để cải thiện tình trạng tê bì chân tay.
  • Vật lý trị liệu: Một số bài tập và hoạt động nhẹ nhàng có thể cải thiện các vấn đề về cơ, chống tê bì và hỗ trợ vấn đề thăng bằng.

Hầu hết các trường hợp tê bì chân tay sau có thể được cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên bệnh thần kinh do rượu có thể dẫn đến tê bì, đau mãn tính và tàn tật vĩnh viễn. Do đó, nhận biết các triệu chứng là cách tốt nhất để giảm thiểu tác động của tình trạng này.

Từ bỏ rượu, bia là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng này. Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp và thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe tổng thể. Những người bị tê bì chân tay sau khi uống rượu thường có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn, tùy theo kế hoạch điều trị, chăm sóc và phòng ngừa.

Thông tin thêm: 6 cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân hiệu quả, dễ kiếm

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết
Khô Khớp Có Ảnh Hưởng Đến Chiều Cao Không
Khô khớp có ảnh hưởng đến chiều cao không và làm thế nào để kiểm soát các triệu chứng khô khớp cũng như đảm bảo chiều cao bình thường? Thông tin trong bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh ...
Xem chi tiết
Rách Dây Chằng Chéo Trước Có Tự Lành Không
Người bị rách dây chằng chéo trước có tự lành không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính ổn định ...
Xem chi tiết
Rách Sụn Chêm Có Đá Bóng Được Không
Nếu thắc mắc rách sụn chêm có đá bóng được không, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ y học thể thao để được tư vấn phù hợp nhất. ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua