Tê Bì Tay Chân

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tê bì tay chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường là lành tính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, điều này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị y tế.

Tê bì tay chân là gì?

Tê bì tay chân là tình trạng gây ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một thời điểm nhất định. Điều này có thể xảy ra khi ngồi khoang chân hoặc nằm đè lên cánh tay trong một thời gian dài. Tình trạng này có thể gây khó chịu nhưng thường không nguy hiểm.

Cảm giác tê bì tay chân thường được mô tả như kim châm hoặc bỏng rát. Ngoài tê bì, người bệnh cũng có thể cảm thấy ngứa, đau hoặc yếu ở tay, chân và các bộ phận xung quanh. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố hoặc tình trạng khác nhau có thể dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như chấn thương, áp lực hoặc tổn thương các dây thần kinh.

Hầu hết các trường hợp tê bì tay chân không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách loại bỏ áp lực tác động. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tình trạng tê bì tay chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương thần kinh, nhiễm vi khuẩn hoặc virus, tiếp xúc với chất độc hại hoặc các bệnh lý toàn thân, như bệnh tiểu đường.

Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đi khám để được đánh giá y tế kịp thời nếu có cảm giác ngứa ran dai dẳng ở tay, chân hoặc ở cả hai. Điều trị nguyên nhân cơ bản có thể kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây tê bì tay chân

Tê bì (mất cảm giác hoặc thay đổi cảm giác) ở tay và chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như:

1. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên, chiếm khoảng 30% các trường hợp. Tê bì tay chân, ngứa ran và một số triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến hai bàn chân, sau đó hai chân và ảnh hưởng đến bàn tay và cánh tay.

là triệu chứng bệnh gì
Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là nguyên nhân gây tê bì tay chân phổ biến

Trong bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, dây thần kinh bị tổn thương do lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu do dây thần kinh. Khi không nhận được lượng oxy cần thiết, các dây thần kinh có thể hoạt động không bình thường.

Theo thống kê, có khoảng 2/3 người bệnh tiểu đường có triệu chứng tổn thương thần kinh từ nhẹ đến nặng. Trong nhiều trường hợp, tê bì tay chân có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường.

2. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Cơ thể cần vitamin B12 để giữ cho dây thần kinh luôn khỏe mạnh và hoạt động đúng cách. Sự thiếu hụt vitamin có thể gây tê ngứa.

Các triệu chứng khác khi cơ thể thiếu hụt các khoáng chất cần thiết bao gồm:

  • Mất sức mạnh
  • Mệt mỏi
  • Vàng da hoặc mắt
  • Khó đi bộ hoặc giữ thăng bằng
  • Gặp ảo giác

3. Bệnh xơ cứng bì

Tê bì tay chân có thể là dấu hiệu phổ biến và sớm nhất của bệnh xơ cứng bì. Xơ cứng bì có thể gây tê từ nhẹ đến nặng ở nhiều bộ phận cơ thể, chẳng hạn như:

  • Cánh tay và bàn tay
  • Chân và bàn chân
  • Mặt
  • Cơ thể, gây ảnh hưởng đến toàn thân hoặc một bên cơ thể
tê bì chân tay là gì
Bệnh xơ cứng bì có thể gây tê ở cánh tay, bàn tay hoặc chân

Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể khiến người bệnh khó sử dụng phần cơ thể bị tê và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Chẳng hạn như tê tay có thể gây khó khăn khi đánh máy vi tính hoặc cầm nắm đồ vật, tê chân có thể gây ảnh hưởng đến việc đi bộ hoặc đứng thẳng. Ngoài ra, những người bị tê ở mặt có nguy cơ cắn nhầm vào lưỡi.

Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể không thể phân biệt được nóng và lạnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị bỏng hoặc tê cóng.

4. Tổn thương đĩa đệm cổ

Đĩa đệm là phần mềm ngăn cách xương (các đốt sống) của cột sống. Nếu đĩa đệm bị rách, tổn thương hoặc vỡ có thể khiến phần mềm ở giữa đĩa đệm thoát ra ngoài. Tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm.

Tổn thương đĩa đệm có thể gây áp lực hoặc kích thích dây thần kinh cột sống. Điều này có thể gây tê bì tay chân hoặc yếu và đau ở cánh tay và chân.

5. Chấn thương

Các chấn thương nhỏ hoặc thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên có thể gây ngứa ran và tê ở tay hoặc chân. Các chấn thương này có thể xảy ra khi người bệnh thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên, trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi phù hợp.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau đớn
  • Nhức
  • Cứng khớp
  • Yếu khớp hoặc mất sức mạnh
  • Chuột rút cơ bắp

6. Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến dây thần kinh bị viêm, dẫn đến tê bì tay chân. Nhiễm trùng có thể bao gồm:

  • HIV / AIDS
  • Viêm gan B và C
  • Bệnh phong
  • Bệnh zona thần kinh
  • Bệnh Lyme

Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

7. Suy thận

Tê bì tay chân có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp có nguy cơ suy thận cao hơn những người khác.

Các triệu chứng khác của bệnh suy thận bao gồm:

Bất cứ ai nghi ngờ suy thận nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán phù hợp. Suy thận có thể được điều trị bằng cách lọc máu hoặc ghép thận.

8. Bệnh động mạch ngoại vi

Bệnh động mạch ngoại vi gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, khiến các mạch máu trở nên hẹp hơn. Điều này có thể dẫn đến lưu lượng máu kém, gây ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân.

Tình trạng này có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ do các mảng bám tích tự ở động mạch khi không được điều trị thích hợp. Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc, thay đổi phong cách sống hoặc phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

tê bì chân tay khi ngủ là bệnh gì
Bệnh động mạch ngoại vi làm hẹp các mạch máu và có thể gây tê bì tay chân

9. Nhiễm độc

Một số độc tố có trong các kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân và một số hóa chất công nghiệp khác có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, dẫn đến tê bì tay chân. Ngoài ra, một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị cho ung thư phổi, cũng có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

10. Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud hay hiện tượng Raynaud, là tình trạng xảy ra khi các mạch máu bị thu hẹp, gây thiếu máu đến tay và chân. Việc thiếu máu lưu thông có thể khiến các ngón tay, ngón chân bị tê, lạnh, xanh xao và đau đớn.

Các triệu chứng của bệnh Raynaud thường xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc cảm thấy căng thẳng.

11. Hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay là một lối đi hẹp đi qua cổ tay. Ở trung tâm ống cổ tay có một dây thần kinh, được gọi là dây thần kinh giữa. Dây thần kinh này cung cấp cảm giác cho ngón tay, bao gồm ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn.

Các hoạt động lặp lại như đánh máy vi tính hoặc thực hiện các công việc lặp lại thường xuyên có thể khiến các dây thần kinh bị sưng. Điều này có thể dẫn đến tê bì tay chân, ngứa ran, đau và yếu ở tay bị ảnh hưởng. Đây chính là triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.

12. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một loại bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm cột sống cổ. Khi các đốt sống bị tổn thương, có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh lân cận và gây tê bì tay chân.

Hầu hết các trường hợp, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ không có bất cứ triệu chứng nhận biết nào. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị đau và cứng cổ.

tê bì chân tay đau mỏi vai gáy
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến tê bì tay chân

Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân
  • Đau đầu
  • Có âm thanh khi cử động cổ
  • Mất khả năng thăng bằng và phối hợp tứ chi
  • Co thắt cơ ở cổ hoặc vai
  • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang

13. Bệnh thần kinh liên quan đến rượu

Uống quá nhiều rượu có thể làm hỏng các mô xung quanh cơ thể, bao gồm các dây thần kinh. Những người lạm dụng rượu đôi khi có thể bị tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

Các triệu chứng khác của bệnh thần kinh liên quan đến rượu bao gồm:

  • Có cảm giác như kim châm vào da
  • Yếu cơ
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ
  • Khó kiểm soát nhu cầu đi tiểu
  • Rối loạn cương dương ở nam giới

14. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng gây đau cơ và mệt mỏi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị tê và ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân và mặt.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Lo lắng, căng thẳng
  • Khó tập trung
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Bệnh tiêu chảy

15. Rối loạn tự miễn

Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách loại bỏ các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ở bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào của cơ thể.

tê bì chân tay khám ở đâu
Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp có thể gây tê tay chân

Các bệnh lý tự miễn thường gặp có thể gây tê bì tay chân bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn có thể gây sưng và đau khớp. Các triệu chứng thường ảnh hưởng đến cổ tay và bàn tay, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm mắt cá chân và bàn chân. Tình trạng viêm nhiễm có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và dẫn đến tê bì tay chân.
  • Lupus ban đỏ: Lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm cả hệ thống thần kinh. Điều này có thể gây đau đớn hoặc tê bị tay chân nếu tình trạng viêm gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
  • Bệnh Celiac: Celiac là bệnh lý tự miễn gây ảnh hưởng đến ruột non, xảy ra khi người bệnh tiêu thụ gluten. Một số bệnh nhân bệnh Celiac có thể có triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như tê bì ở chân và tay. Ngoài ra, các triệu chứng này có thể xảy ra ở bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng tiêu hóa nào.

16. Nguyên nhân hiếm gặp gây tê bì tay chân

Mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên tê bì tay chân có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như:

  • Viêm mạch máu: Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu bị viêm, dẫn đến thay đổi lưu lượng máu đến các vùng trên cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh, chẳng hạn như yếu hoặc tê bì tay chân.
  • HIV giai đoạn 4: HIV và AIDS có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh trong não và tủy sống. Tổn thương thần kinh này có thể gây tê bì hoặc mất cảm giác ở tay và chân.
  • Hội chứng Guillain-Barré: Đây là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công và làm tổn thương các dây thần kinh. Tổn thương thần kinh có thể làm tê, yếu, ngứa ran, bắt đầu ở bàn chân, sau đó là cánh tay, bàn tay và mặt.

Triệu chứng bệnh tê bì tay chân

Tê bì tay chân (paresthesia) là tình trạng cảm giác bất thường ở tay và chân, như tê, ngứa râm ran, châm chích, hoặc cảm giác khó chịu. Dưới đây là các triệu chứng chính của bệnh tê bì tay chân:

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp gồm:

  • Tê ở tay hoặc chân, thông thường tê nhiều ở các ngón giữa và ngón trỏ.
  • Ngón tay, ngón chân như bị kim đâm hoặc kiến bò, thậm chí mất cảm giác.
  • Đau mỏi vai gáy, có thể lan xuống nửa người.
  • Tay chân mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
  • Tê cánh tay sau đó lan xuống ngón tay, khi để tay chân ở một vị trí thời gian dài có cảm giác râm ran như kiến bò.
  • Có cảm giác như châm chính, nóng bỏng ở tứ chi.
  • Chuột rút ở tay, chân.

Triệu chứng nguy hiểm cần điều trị kịp thời

Người bệnh nên chủ động đi khám khi có triệu chứng tê bì tay chân dưới đây:

  • Tê bì tay chân dai dẳng trên 6 tuần.
  • Tê chân kèm theo sự thay đổi nhiệt độ, màu sắc của chân, bàn chân.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Chóng mặt.
  • Co giật.
  • Khó thở.
  • Hay quên
  • Mất kiểm soát bàng quang, ruột.

Bệnh tê bì tay chân có nguy hiểm không?

Nhiều người thường có xu hướng xem nhẹ, thậm chí bỏ qua việc điều trị tê bì tay chân, mà không biết rằng căn bệnh tưởng chừng đơn giản này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và cuộc sống:

  • Tay chân thường xuyên đau nhức, tê buốt khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ
  • Hạn chế khả năng vận động, đi lại, khó khăn trong sinh hoạt và lao động
  • Tăng nguy cơ gặp các biến chứng đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, liệt chi…
  • Cảnh báo nguy cơ các khối u, ung thư chèn ép vào dây thần kinh nguy hiểm
  • Tay chân tê bì cảnh báo các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa
  • Tình trạng này cảnh báo các chấn thương hệ thần kinh và nhiều bệnh lý khác
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nhất là người cao tuổi
  • Tê bì tay chân kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng

Cách chẩn đoán bệnh tê bì tay chân

Để chẩn đoán tình trạng tê bì tay chân, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe và lịch sử y tế của người bệnh để xác định các yếu tố nguy cơ. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như:

chẩn đoán tê bì chân tay
Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán tình trạng tê bì tay chân
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để phát hiện bệnh tiểu đường, thiếu hụt vitamin, rối loạn chức năng gan hoặc thận, rối loạn chuyển hóa và các dấu hiệu bất thường của hệ thống miễn dịch.
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Xét nghiệm này có thể xác định các kháng thể liên quan đến bệnh lý thần kinh ngoại vi.
  • Điện cơ đồ: Xét nghiệm này có thể kiểm tra chức năng thần kinh, chẳng hạn như tốc độ dẫn truyền thần kinh và xác định các bệnh lý liên quan.

Ngoài ra, tùy thuộc vào các triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm kèm theo, chẳng hạn như:

  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Sinh thiết dây thần kinh
  • Sinh thiết da để kiểm tra phần đầu của các dây thần kinh

Phương pháp điều trị tê bì tay chân

Có nhiều nguyên nhân gây tê bì tay chân, do đó các biện pháp điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Việc điều trị thường nhằm mục tiêu kiểm soát các triệu chứng và cải thiện bệnh lý tiềm ẩn. Một số biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Điều trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Điều trị các tình trạng cơ bản, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ.
  • Phẫu thuật để điều chỉnh tình trạng chèn ép dây thần kinh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cơn đau thường xảy ra với tê bì tay chân.
  • Thay đổi lối sống, chẳng hạn như ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và hạn chế uống rượu.

Bác sĩ tư vấn biện pháp phòng ngừa tê bì tay chân

Biện pháp phòng ngừa tình trạng tê bì tay chân phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, một số thói quen có thể hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như:

phương pháp điều trị tê bì chân tay
Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể phòng ngừa các triệu chứng tê bì
  • Chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều chất xơ
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với cường độ vừa phải
  • Ngủ đủ giấc
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu và hút thuốc
  • Dành thời gian thư giãn và giảm căng thẳng
  • Tê bì tay chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Mặc dù một số bệnh lý không có cách chữa trị, tuy nhiên có nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các bệnh chứng liên quan.

Một thói quen sống khoa học và luyện tập thể chất phù hợp cũng có thể ngăn ngừa các triệu chứng hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh bị tê bì tay chân mà không rõ lý do nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Điều này có thể giảm nguy cơ biến chứng nặng, đặc biệt là khả năng tàn tật.

Câu hỏi liên quan
Bị Tê Đầu Ngón Tay Đi Khám Ở Đâu
Bị tê đầu ngón tay đi khám ở đâu là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là tình trạng phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương ở tay, duy trì tư thế tĩnh quá ...
Xem chi tiết
Hay Bị Tê Chân Tay Là Thiếu Chất Gì
Khoáng chất là các chất dinh dưỡng cụ thể mà cơ thể cần thiết để đảm bảo các hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt các khoáng chất cần thiết có thể dẫn đến nhiều phản ứng khác nhau, bao ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua