6 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Tê Tay Chân Hiệu Quả, Dễ Kiếm
Theo dõi IHR trênCây thuốc nam được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có tình trạng tê tay chân. Những cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân thường có tính ấm và chứa những hoạt chất có tác dụng trừ phong tán hàn, giảm viêm sưng, tăng lưu thông máu, giảm tê bại và cải thiện cảm giác đau nhức.
Các cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân hiệu quả
Tê bì chân tay là tình trạng thường gặp, chủ yếu xảy ra do dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép dẫn đến máu huyết kém lưu thông. Tình trạng này phổ biến ở những người ngồi/ đứng nhiều, ít vận động, ngồi liên tục, ngủ sai tư thế, lao động nặng, nữ giới sau sinh…
Tê bì tay chân là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Trong đó phổ biến nhất gồm thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đa xơ cứng, hẹp ống sống và chấn thương. Đối với trường hợp này tê tay chân thường đi kèm với cảm giác đau nhói tại khu vực tổn thương.
Tùy thuộc vào từng tình trạng, người bệnh có thể cảm thấy tê rần, châm chích ở các đầu ngón tay, giảm hoặc mất cảm giác ở tay và chân. Các triệu chứng có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên nếu can thiệp đúng cách, các triệu chứng có thể thuyên giảm đáng kể.
Để cải thiện tình trạng, người bệnh có thể sử dụng cây thuốc nam tác động vào những vị trí tổn thương. Những cây thuốc nam chữa tê bì chân tay thường được dùng nhiều nhất gồm:
1. Lá lốt – cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân hiệu quả
Lá lốt là cây thuốc nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, trong đó có tê tay chân do nguyên nhân cơ học và bệnh lý. Lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng và tính ấm. Loại thảo dược này có tác dụng trừ phong tán hàn, hạ khí, chỉ thống, ôn trung. Chườm đắp hoặc ngâm tay chân giúp máu huyết lưu thông, giảm sưng và giảm tê bì hiệu quả.
Chính vì thế lá lốt thường được sử dụng trong điều trị tê bì tay chân, tay chân lạnh, tê bại, phong thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt, ra nhiều mồ hôi, nhức mỏi cơ… Ngoài ra loại thảo dược này còn được sử dụng cho những người có bệnh lý ở dạ dày (đau bụng tiêu chảy, đầy hơi, sình bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa), đau đầu, thận và bàng quang lạnh.
Hướng dẫn cách sử dụng cây lá lốt chữa bệnh tê tay chân, hoạt huyết và giảm đau nhức xương khớp:
Nguyên liệu:
- Lá lốt
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, để ráo và vò nát 200 gram lá lốt
- Nấu lá lốt với 2 lít nước và một ít muối hạt trong 10 phút
- Đổ nước lá lốt vào chậu, đợi nguội bớt và tiến hành ngâm tay chân trong 20 phút
- Hoặc rửa sạch và nấu 20 gram lá lốt tươi (10 gram lá lốt khô) với 2 chén nước còn nửa chén. Lọc lấy nước lá lốt và uống hết trong ngày
- Người bệnh ngâm tay chân với nước lá lốt mỗi ngày 1 lần, nên uống thêm nước sắc lá lốt để tăng hiệu quả chữa trị.
Lưu ý:
- Không ngâm tay chân trong nước lá lốt khi bị viêm nhiễm ngoài da hoặc khi có vết thương hở.
- Không nên sử dụng lá lốt cho những người bị đái tháo đường, phụ nữ mang thai và bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân.
- Cần điều chỉnh nhiệt độ của nước trước khi ngâm chân để tránh gây bỏng da.
2. Giải pháp trị tê tay chân bằng thuốc nam với cây ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Thảo dược này có vị đắng, hơi cay, tính ấm, quy vào 3 kinh gồm Can, Tỳ và Thận. Ngải cứu có tác dụng cầm máu, làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, trị tay chân lạnh, tê bì, tâm bụng lạnh đau, nôn máu, chảy máu cam, ung nhọt lở loét, ngứa ghẻ. Chườm đắp hoặc ngâm tay chân giúp giảm đau mỏi, tê bì, thư giãn mạch máu, máu huyết lưu thông, giảm sưng viêm khó chịu.
Theo Trung dược học, ngải cứu chứa Dehydromatricaria ester, Cineol, l-Quebrachitol, Thujone, Sitosterol, a-Amyrin, Inositol, Atemose… Vì thế nước sắc thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, điều trị đau mỏi xương khớp, tê bì tay chân, cầm máu, giảm ho, hóa đờm. Ngoài ra thành phần Barbital sodium được tìm thấy trong ngải cứu còn có tác dụng an thần, phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp do căng thẳng kéo dài.
Hướng dẫn cách giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp và chữa tê tay chân bằng cây ngải cứu:
Nguyên liệu:
- 200 gram lá ngải cứu
- 2 thìa muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu và để ráo
- Cho ngải cứu và muối hạt vào nồi, đổ ngập nước
- Đun sôi đến khi lá ngải cứu mềm ra
- Vớt xác ngải cứu đắp lên tay chân để giảm tê bì
- Thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Kiên trì áp dụng đều đặn sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
3. Cách sử dụng gừng điều trị tê bì tay chân
Gừng có tính ấm, có tác dụng ôn trung, trừ phong tán hàn, giảm đau mỏi và tê bì tay chân do hàn khí xâm nhập. Ngoài ra theo Y học cổ truyền, gừng quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng đuổi hàn thấp, giảm ho, giải biểu, tiêu viêm, tăng lưu thông máu. Đồng thời điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay do dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép dẫn đến kém khí huyết kém lưu thông.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, gừng chứa gingerol, zingeron, shogaol và zingerol. Những hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm, sát trùng và giảm đau. Chính vì thế gừng thường được sử dụng trong điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp và các bệnh ở dạ dày. Một số tác dụng khác: Bảo hộ gan chống loét, lợi mật, chống ói, chống viêm, giải nhiệt.
Cách sử dụng gừng điều trị tê bì tay chân, giảm viêm sưng và đau mỏi:
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng nhỏ
- 2 thìa muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và để ráo gừng
- Thái gừng thành từng lát mỏng (để nguyên vỏ) và giã nát
- Nấu gừng với muối hạt và 2 lít nước trong 10 phút
- Đổ nước gừng và muối vào chậu
- Khi nước gừng nguội bớt, đặt tay chân vào chậu và ngâm trong 20 phút
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm
- Hoặc rửa sạch, giã nát gừng và ngâm với rượu trắng trong 2 tuần. Mỗi lần lấy một ít rượu gừng thoa lên tay chân, sau đó xoa bóp trong 10 phút để giảm đau nhức và tê bì. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ nhận thấy cơn đau, viêm và tê bì thuyên giảm đáng kể.
4. Cách chữa bệnh tê tay chân bằng cây xấu hổ
Sử dụng rễ cây xấu hổ tẩm rượu và sắc uống là một trong những cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân hiệu quả. Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ, cây mắc cỡ. Theo Y học cổ truyền, loại thảo dược này có vị ngọt, tính hơi hàn, quy vào kinh phế, có tác dụng an thần, giảm đau, chống ho, tiêu viêm, hạ nhiệt.
Ngoài ra cây xấu hổ còn có tác dụng lợi niệu, long đờm, điều trị phong thấp tê bại, tê bì tay chân, nhức mỏi xương khớp, giảm mất ngủ, suy nhược thần kinh, viêm gan, viêm phế quản, huyết áp cao, sỏi niệu. Dùng ngoài trị viêm da mủ và chấn thương.
Trong Y học cổ truyền, cây xấu hổ chứa flavonoid, alcaloid, các alcol, acid amin, acid hữu cơ. Những thành phần này có tác dụng chống oxy hóa, giảm tổn thương xương khớp do gốc tự do. Đồng thời chống trầm cảm, chống co giật, giảm đau và giảm viêm tốt.
Hướng dẫn cách điều trị phong thấp tê bại, tê bì tay chân, nhức mỏi xương khớp bằng cây xấu hổ:
Nguyên liệu:
- 30 gram rễ cây xấu hổ
- Rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cây xấu hổ, xắt thành từng khúc nhỏ và để ráo
- Mang rễ cây xấu hổ tẩm với rượu trắng
- Cho nguyên liệu vào ấm, rót thêm 3 chén nước
- Sắc thuốc đến khi nước cạn còn nửa chén thì ngưng
- Lọc lấy nước thuốc và uống hết trong ngày (lưu ý uống thuốc còn ấm để tăng hiệu quả điều trị)
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Kiên trì trong 20 ngày sẽ nhận thấy phong thấp tê bại, tê bì tay chân và nhức mỏi xương khớp thuyên giảm rõ rệt.
5. Cách sử dụng thổ phục linh điều trị bệnh tê tay chân
Dùng thổ phục linh là cách sử dụng cây thuốc nam chữa tê bì chân tay được áp dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Cách này có tác dụng giảm tê bì tay chân, điều trị đau nhức xương khớp, tay chân tê lạnh, phong thấp.
Ngoài ra thổ phục linh có tính bình, vị ngọt nhạt, quy vào kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt giải độc trừ thấp, giải độc do thủy ngân, lợi gân cốt, lợi khớp, bổ dạ dày, chủ trị chứng ác sang ung thũng, xích bạch đới, giang mai, lở ngứa.
Hướng dẫn cách sử dụng thổ phục linh điều trị bệnh tê tay chân, đau nhức xương khớp, tay chân tê lạnh:
Nguyên liệu:
- 20 gram thổ phục linh
- 8 gram thiên niên kiện
- 10 gram cốt toái bổ
- 6 gram bạch chỉ
- 8 gram đương quy.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc
- Cho thuốc vào nồi sắc cùng 600ml nước lọc còn 200ml nước thuốc
- Chia nước thuốc thành 2 lần uống và uống hết trong ngày (lưu ý uống thuốc khi còn ấm nóng)
- Mỗi ngày uống 1 thang thuốc
- Hoặc rửa sạch các vị thuốc, để ráo và ngâm với rượu trắng. Mỗi ngày lấy 40 – 60ml rượu thuốc để uống và xoa bóp tay chân.
6. Cách sử dụng cây dâu tằm chữa bệnh tê tay chân
Để điều trị tê tay bằng thuốc nam, người bệnh có thể sử dụng cây dâu tằm kết hợp với một số vị thuốc khác và sắc lấy nước uống. Theo Y học cổ truyền, cây dâu tằm có tính hàn, vị ngọt, quy vào kinh can, phế và thận. Loại thảo dược này có tác dụng bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, chữa đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay. Ngoài ra cây dâu tằm còn có tác dụng bổ huyết, an thai chữa viêm khớp sưng phù, cước khí, chân tay tê bại, chân tay phù nề.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây dâu tằm chứa cyclomulberrin, morin, dihydromorin, mulberrin, mulberrochromene… Những hoạt chất này có tác dụng ức chế các men và các loại vi khuẩn gram dương. Đồng thời giúp hạ huyết, an thần và giảm mức đường huyết.
Hướng dẫn cách sử dụng cây dâu tằm chữa bệnh tê tay chân, đau lưng mỏi gối, trừ phong thấp, mạnh gân cốt:
Nguyên liệu:
- 12 gram cành dâu
- 12 gram uy linh tiên
- 12 gram kê huyết đắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc
- Cho thuốc vào nồi, sắc với 500ml nước còn 100ml nước thuốc
- Lọc lấy nước thuốc, chia thành 2 phần và uống hết trong ngày
- Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì áp dụng đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Những lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân
Việc dùng cây thuốc nam chữa tê bì chân tay có tác dụng tán hàn, trừ phong thấp, chữa đau nhức xương khớp, tay chân tay bại hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh lưu ý không lạm dụng để tránh phản tác dụng và phát sinh rủi ro.
Ngoài ra người bệnh cần lưu ý thêm một số điều dưới đây khi sử dụng thuốc nam để đảm bảo an toàn:
- Thăm khám và xác định nguyên nhân gây tê bì tay chân trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào. Đối với trường hợp nặng, tê bì tay chân do bệnh lý chèn ép rễ thần kinh, người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân để tăng độ an toàn.
- Cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân phù hợp với người lớn tuổi và những người sinh hoạt kém lành mạnh khiến mạch máu bị chèn ép, khí huyết không lưu thông. Những trường hợp tê tay chân do bệnh lý, việc dùng thuốc nam thường không mang đến hiệu quả.
- Nếu tê tay chân không thuyên giảm sau 10 ngày áp dụng bài thuốc, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm cách điều trị thích hợp hơn.
- Hãy ngừng sử dụng thuốc nam và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có dấu hiệu bất thường trong thời gian điều trị (chóng mặt, khó chịu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, hoa mắt…)
- Không nên tự ý sử dụng thuốc nam cho những người bị đái tháo đường, phụ nữ mang thai, suy gan, suy thận và bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân.
- So với thuốc tây, việc dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân mang đến hiệu quả chậm nhưng lâu dài. Vì thế người bệnh cần kiên trì áp dụng đến khi khắc phục tình trạng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh lý và đánh giá hiệu quả điều trị của các phương pháp. Đồng thời cân nhắc đổi phương pháp điều trị khi cần thiết.
Trên đây là danh sách 6 cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân hiệu quả, dễ kiếm cùng với công dụng và cách dùng. Nhìn chung những cây thuốc này có khả năng tán hàn, trừ phong thấp, tăng lưu thông máu, chữa đau nhức xương khớp và tê tay chân. Tuy nhiên biện pháp này thường mang đến hiệu quả chậm. Vì thế người bệnh cần áp dụng đúng cách và kiên trì để đạt hiệu quả tối ưu.
Ngoài ra cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ và xảy ra do nguyên nhân cơ học. Đối với những trường hợp nặng, tê tay chân do các bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp điều trị tê tay chân với thuốc nam ngày càng được nhiều bệnh nhân ưu tiên chọn lựa. Có thể thấy, các bài thuốc được đề cập phía trên chủ yếu sử dụng đơn lẻ từng loại thảo dược điều trị cho người bệnh. Thực tế, việc sử dụng riêng lẻ dược liệu điều trị không mang lại hiệu quả. Hơn nữa, thảo dược thiên nhiên ở một số địa phương có thể tồn tại một lượng độc chất đáng kể. Nếu không biết rõ nguồn gốc hoặc không được kiểm định cẩn thận, những bài thuốc này chính là “con dao hai lưỡi” trong điều trị cho bệnh nhân.
THAM KHẢO:
- Hay tê chân tay là thiếu chất gì? Cách bổ sung
- 7 bài tập chữa tê bì chân tay hiệu quả (thể dục, yoga…)
- Điều trị tê chân tay dứt điểm tận gốc với phương pháp kết hợp Đông – Tây y
Tê bì tay chân thì cứ mua dầu gió về mà xoa bóp, vừa rẻ vừa tiện, đỡ mất công đun sắc tốn thời gian, mà hiệu quả cực kì tốt, an toàn không kém gì những bài thuốc nam này
Ba cháu một tháng nay bị tê bàn tay, cảm giác ngón tay châm chích như kiến bò là bị sao ah? Có cách nào chữa khỏi được không, mong mọi người tư vấn giúp ba cháu
Bị thoát vị đĩa đệm tê bì chân thì dùng bài thuốc nào ? Bác sĩ kê cho thuốc tây cho tôi uống nhưng mới uống được 3 hôm đã đau dạ dày nên không dám uống nữa
Mẹ mình nghe người ta bảo dùng cây xương rồng đề chữa tê chân, không biết cách này có hiệu quả không, đã ai áp dụng chưa ah ?
Không hiểu sao đêm nào tôi ngủ cũng bị tê chân tay, một đêm phải thức dậy đến dăm bảy lần phải xoa bóp mãi mới đỡ, có cách nào khắc phục tình trạng này không
Chỉ dùng mỗi cành dâu tằm sắc uống có đỡ không, tôi không biết uy linh tiên và kê huyết đằng là gì, cái này mua ở tiệm thuốc đông y hay sao ?
Nếu bị tê chân do thoái hóa cột sống thắt lưng thì có thể chữa được bằng gừng không, tôi ngày trước chỉ đau mỗi lưng thôi mà nay nó lại tê xuống cả chân, đi khám thì bác sĩ nói bị thoái hóa lâu ngày nó chèn vào dây thần kinh và mạch máu mà uống thuốc viện cho chả thấy có tác dụng gì cả