Đau khớp vai phải – trái: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau khớp vai phải – trái là bệnh xương khớp thường gặp, dễ xảy ra do những nguyên nhân cơ học như lao động gắng sức, hoạt động sai tư thế, chấn thương, stress kéo dài. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp khác, bệnh có thể xảy ra do những nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp vai… Để hạn chế rủi ro, người bệnh nên khám và điều trị đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đau khớp vai phải - trái
Thông tin cơ bản về đau khớp vai phải – trái, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và biện pháp phòng ngừa

Đau khớp vai phải – trái và nguyên nhân

Đau khớp vai là bệnh xương khớp thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác. Phần lớn cơn đau xảy ra do nguyên nhân cơ học. Những trường hợp còn lại xảy ra do bệnh lý nguy hiểm, liên quan đến khớp vai và những cấu trúc phần mềm quanh khớp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí tổn thương, người bệnh có thể bị đau khớp vai bên phải hoặc bên trái hoặc cả hai bên.

Nguyên nhân gây đau khớp vai gồm:

1. Nguyên nhân cơ học

Phần lớn bệnh nhân bị đau mỏi vai do nguyên nhân cơ học. Trường hợp này thường không phát sinh rủi ro và có thể được kiểm soát tại nhà.

  • Hoạt động sai tư thế

Hoạt động sai tư thế hoặc thường xuyên bẻ khớp vai làm tăng nguy cơ thoái hóa và tổn thương khớp. Điều này làm khởi phát cơn đau cấp tính. Cơn đau có tiến triển và chuyển sang mãn tính nếu thói quen xấu được duy trì trong thời gian dài.

  • Chấn thương

Đau khớp vai thường xảy ra sau một chấn thương va đập mạnh. Đối với trường hợp này, cơn đau thường nhói buốt hoặc âm ỉ khó chịu kèm theo tình trạng tê bì, cứng khớp, vùng da quanh khu vực tổn thương có dấu hiệu đỏ và bầm tím. Bên cạnh đó đau vai do chấn thương khiến bệnh nhân khó vận động, giảm khả năng mang vác và cầm nắm tại bên tay có vai tổn thương.

Ngoài ra những người có tiền sử chấn thương vùng khớp vai, xương đòn, bả vai… sẽ có biểu hiện đau nhức nghiêm trọng, cơn đau tái phát nhiều lần, đặc biệt là khi thời tiết lạnh và khuân vác vật nặng trên vai tổn thương.

Đau khớp vai thường xảy ra sau một chấn thương va đập mạnh
Đau khớp vai thường xảy ra sau một chấn thương va đập mạnh dẫn đến đau nhức, tê, bầm tím và khó vận động
  • Lao động gắng sức

Những người lao động gắng sức, thường xuyên mang vác vật nặng hoặc có đặc thù công việc buộc phải thực hiện tư thế giơ tay cao hơn 90 độ… sẽ có khớp vai nhạy cảm, dễ tổn thương và đau nhức. Cơn đau có thể khởi phát ở khớp vai trái, phải hoặc đau ở cả hai bên.

  • Căng thẳng kéo dài

Các nghiên cứu cho thấy, thường xuyên mệt mỏi, stress, căng thẳng kéo dài sẽ kích thích cơ thể phản ứng lại và gây ra hiện tượng đau khớp, co cứng cơ. Cơn đau có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó có vai trái và phải.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Trong nhiều trường hợp, đau khớp vai xảy ra do các bệnh lý nghiêm trọng. Thường gặp gồm:

Viêm quanh khớp vai là tình trạng đau, viêm, tổn thương và mất cân bằng ở những cấu trúc phần mềm quanh khớp vai (bao khớp, cơ, gân, dây chằng và túi thanh). Bệnh thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi và người trẻ, chủ yếu do chấn thương, viêm và thoái hóa mô mềm.

Dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, viêm quanh khớp vai được chia thành 4 thể lâm sàng, bao gồm giả liệt khớp vai, cứng khớp vai, đau vai cấp và đau vai đơn thuần (viêm gân mãn tính). Viêm quanh khớp vai có diễn biến phức tạp, người bệnh cần điều trị y tế càng sớm càng tốt để tránh phát sinh rủi ro (đứt gân, mất khả năng cử động khớp vai…)

Một số triệu chứng giúp nhận biết viêm quanh khớp vai gồm:

    • Đau nhức nhiều ở bên vai tổn thương
    • Đau nhói khi chạm vào khu vực tổn thương hoặc thực hiện một số động tác liên quan đến vai
    • Cứng vai, giảm khả năng vận động, khó thực hiện động tác giơ tay cao hoặc dang tay
    • Vai sưng to
    • Có cảm giác nóng khi sờ vào vùng da quanh khớp viêm
    • Sốt nhẹ
    • Cánh tay thường áp sát vào thân người
Viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai gây đau nhức nhiều tại bên vai tổn thương kèm theo sưng to, nóng đỏ và sốt

Đau khớp vai trái – phải có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh thoái hóa khớp vai. Bệnh thể hiện cho tình trạng thoái hóa diễn ra ở khớp vai. Thoái hóa khớp vai xảy ra khi xương dưới sụn và sụn khớp có dấu hiệu mòn đi. Từ đó kích thích phản ứng viêm tiến triển quanh khớp vai kèm theo đau nhức, sưng tấy và nóng đỏ tại khu vực tổn thương.

Đối với trường hợp nặng, thoái hóa khớp vai kích thích sự phát triển bất thường của tế bào xương và hình thành gai xương. Gai xương phát triển chèn ép vào dây thần kinh, mạch máu và cấu trúc phần mềm quanh khớp vai. Điều này làm tăng mức độ viêm và gây đau nhức nghiêm trọng.

Để nhận biết đau nhức do thoái hóa khớp vai, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng gồm:

    • Đau khớp vai. Người bệnh có thể bị đau nhức âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy theo mức độ nghiêm trọng
    • Sưng khớp vai kèm theo cảm nóng ấm
    • Cứng khớp và tê bì. Thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy
    • Hạn chế khả năng vận động
    • Xuất hiện tiếng kêu lách cách hoặc lụp cụp khi cử động khớp vai
    • Yếu vai
    • Teo cơ.
  • Viêm khớp vai

Viêm khớp vai có thể xảy ra sau một chấn thương hoặc do những bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến… Tình trạng viêm khớp khiến bệnh nhân đau nhức nhiều ở bả vai. Cơn đau có xu hướng lan rộng sang cổ và xuống cánh tay; đau nhiều hơn khi ấn vào khớp hoặc thực hiện những động tác liên quan đến vai tổn thương. Cơn đau thương giảm nhẹ khi thư giãn và nghỉ ngơi.

Ngoài đau nhức bả vai, viêm khớp vai còn gây ra một số triệu chứng sau:

    • Cứng khớp, hạn chế khả năng vận động
    • Khó dang tay hoặc giơ tay lên cao
    • Tê bì dọc theo cánh tay và các ngón tay
    • Sưng khớp kèm theo nóng đỏ tại khu vực tổn thương.
Viêm khớp vai
Viêm khớp vai do chấn thương hoặc bệnh lý tự miễn là nguyên nhân gây đau khớp vai phải – trái thường gặp

Lao xương khớp là một dạng lao thứ phát. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn lao lây lan từ phổi đến xương/ khớp, còn được gọi là bệnh lao ngoài phổi. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, lao xương khớp có thể làm ảnh hưởng đồng thời đến cột sống, khớp (bao gồm cả khớp vai) và xương dài. Trong đó những tổn thương ở cột sống thường nguy hiểm hơn, khó kiểm soát và gây ra những rủi ro nghiêm trọng. Trường hợp này còn được gọi là lao cột sống.

Lao xương khớp khiến bệnh nhân bị đau nhức nhiều tại khu vực tổn thương, đau khung xương ngoài tủy. Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị cứng khớp, không thể hoặc khó vận động, áp xe và sưng to kèm theo tiết dịch tại khu vực có xương khớp bị nhiễm khuẩn.

Mặc dù gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nhưng bệnh lao xương có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm và kịp thời điều trị bệnh lý.

  • Trật khớp vai

Trật khớp vai cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau khớp vai phải – trái. Tình trạng này xảy ra bệnh nhân bị chấn thương (do té ngã trong lao động hoặc sinh hoạt) khiến khớp vai lệch khỏi vị trí tự nhiên của nó. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức và khó vận động.

Đau nhức do trật khớp vai thường kèm theo những triệu chứng khó chịu sau:

    • Cứng khớp, khó vận động
    • Bầm tím tại khu vực tổn thương
    • Sưng to
    • Tê mỏi ở một số trường hợp.
Trật khớp vai
Đau nhức do trật khớp vai thường xảy ra sau một chấn thương trong sinh hoạt hoặc lao động
  • Gãy xương bả vai

Xương bả vai có hình tam giác. Góc nhọn gần cẳng tay kết nối với đầu xương cánh tay trên và mô mềm tạo thành khớp vai. Vì thế khi bị gãy xương bả vai (vị trí gần khớp), người bệnh có thể bị đau nhức nghiêm trọng tại khớp vai. Trên thực tế, gãy xương bả vai khó xảy ra. Tình trạng này chỉ xuất hiện sau một chấn thương nghiêm trọng khiến xương bả vai chịu áp lực lớn như chấn thương thể thao, tai nạn giao thông…

Để nhận biết đau nhức do gãy xương bả vai, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng sau:

    • Đau nghiêm trọng tại khớp vai sau một chấn thương va đập
    • Đau tăng lên khi sờ vào vị trí bị chấn thương hoặc khi di chuyển cánh tay
    • Đau nhói khi hít thở sâu
    • Không thể nâng cánh tay
    • Mất cân bằng hai bên vai
    • Sưng to và bầm tím khu vực tổn thương
    • Biến dạng vai.

Dấu hiệu đau khớp vai

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương khớp vai, bệnh nhân thường gặp những triệu chứng khó chịu sau:

  • Đau nhức nhiều ở bên vai tổn thương, đau nhói tận sâu trong khớp hoặc đau nhức âm ỉ
  • Đau nặng hơn khi chạm vào khu vực tổn thương hoặc thực hiện một số động tác liên quan đến vai
  • Cơn đau thường giảm khi khớp vai thư giãn và nghỉ ngơi
  • Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, cơn đau có thể lan rộng từ vai đến những vị trí lân cận như cổ, cánh tay và vùng ngực.

Các triệu chứng đi kèm:

  • Đau thường kèm theo cảm giác tê mỏi khó chịu
  • Cứng vai, giảm khả năng vận động
  • Bệnh nhân khó thực hiện động tác giơ tay cao hoặc dang tay
  • Vai sưng to kèm theo đỏ hoặc bầm tím tại khu vực tổn thương
  • Có cảm giác nóng rang khi sờ vào vùng da quanh khớp viêm
  • Sốt nhẹ
  • Cánh tay thường áp sát vào thân người
  • Không thể nâng cánh tay
  • Mất cân bằng hai bên vai
  • Biến dạng vai
  • Yếu vai
  • Teo cơ
  • Xuất hiện tiếng kêu lách cách hoặc lụp cụp khi cử động khớp vai
Dấu hiệu đau khớp vai
Đau khớp vai thường kèm theo cảm giác tê mỏi khó chịu, cứng vai, giảm khả năng vận động, tê và yếu vai…

Chẩn đoán đau khớp vai

Đau khớp vai, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể trên thông qua các kỹ thuật cận lâm sàng.

1. Kiểm tra triệu chứng

Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp vai và đánh giá mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được kiểm tra tiền sử chấn thương và bệnh sử. Sau đó bệnh nhân được yêu cầu mô tả triệu chứng, vị trí đau nhức và các biểu hiện đi kèm.

Ngoài ra bệnh nhân được kiểm tra triệu chứng tại khu vực tổn thương, kiểm tra khả năng vận động và xác định những động tác làm tăng hoặc giảm mức độ đau nhức.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Nếu nghi ngờ đau khớp vai do bệnh lý, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều kỹ thuật chẩn đoán được liệt kê dưới đây:

  • Chụp X-quang khớp vai: Chụp X-quang khớp vai giúp xác định những tổn thương ở xương và khớp. Ngoài ra kỹ thuật này còn cho phép bác sĩ phát hiện tình trạng gãy xương, thoái hóa khớp và gai xương (số lượng và kích thước).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ (MRI) được thực hiện khi có khi ngờ xương và những cấu trúc phần mềm quanh khớp vai bị tổn thương do viêm, thoái hóa hoặc nhiễm trùng. Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh chi tiết giúp xác định tổn thương, vị trí và đánh giá mức độ nghiêm trọng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính (CT) được sử dụng để tìm kiếm những tổn thương nhỏ và khó phát hiện thông qua hình ảnh 3 chiều. Từ đó chẩn đoán chính xác và lập phác đồ điều trị hiệu quả.
  • Xét nghiệm máu: người bệnh được yêu cầu xét nghiệm máu nếu có nghi ngờ tổn thương khớp vai do bệnh lý nhiễm trùng và các bệnh tự miễn.
Chẩn đoán đau khớp vai
Đau khớp vai và mức độ tổn thương thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể

Phương pháp điều trị đau khớp vai

Dựa vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau, đau khớp vai được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bao gồm giảm đau tại nhà, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

1. Biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà

Nếu bị đau khớp vai do nguyên nhân cơ học hoặc đau nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà để cải thiện tình trạng.

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh phù hợp với những bệnh nhân bị đau khớp do chấn thương. Nhiệt độ thấp từ biện pháp này có tác dụng gây tê, giảm đau, xoa dịu tình trạng viêm và giảm sưng nóng tại khu vực bị tổn thương.

Để chườm lạnh, người bệnh dùng miếng vải mỏng bọc một vào viên đá và áp lên khu vực bị đau trong 15 phút, thực hiện 3 lần/ ngày, liên tục 3 – 4 ngày. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên chườm lạnh trong 72 giờ đầu kể từ khi chấn thương.

  • Chườm nóng

Chườm nóng phù hợp với những người bị đau vai do căng cơ, chấn thương hoặc do bệnh lý làm ảnh hưởng đến khớp. Biện pháp này có tác dụng giảm viêm, giảm đau, thư giãn khớp xương và mô mềm, giãn căng cơ.

Ngoài ra chườm nóng còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời tăng khả năng chữa lành tổn thương do viêm khớp và thoái hóa khớp tiến triển.

Để chườm ấm chữa đau vai, người bệnh dùng chai thủy tinh chứa nước ấm áp lên vai tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần, mỗi lần 20 phút. Kiên trì trong 5 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

  • Xoa bóp

Khi bị đau khớp vai, người bệnh sử dụng một ít dầu nóng hoặc tinh dầu tràm trà thoa đều lên vai tổn thương. Sau đó thực hiện xoa bóp nhẹ nhẹ nhàng trong 10 phút để cải thiện tình trạng. Biện pháp này có tác dụng thư giãn, giảm căng cơ, kích thích lưu thông máu và giảm đau.

Ngoài ra thường xuyên xoa bóp còn giúp người bệnh giảm cảm giác tê bì, cứng khớp, cải thiện khả năng vận động và giảm sưng. Để sớm khăcs phục cơn đau, biện pháp xoa bóp nên được thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày.

Xoa bóp
Xoa bóp khớp vai tổn thương có tác dụng thư giãn cơ, giảm co cứng, kích thích lưu thông máu và giảm đau hiệu quả
  • Ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng

Bệnh nhân bị đau khớp vai được khuyên ăn uống lành mạnh và đủ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng. Cụ thể người bệnh nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi để tăng khả năng chữa lành tổn thương, tăng độ bền và chức năng xương khớp. Từ đó phòng ngừa và giảm đau nhức

Ngoài ra người bệnh nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C và axit béo omega-3. Những thành phần này có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống xương khớp, giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa, chống nhiễm khuẩn, phòng ngừa thoái hóa và nhiễm trùng khớp vai tiến triển.

  • Tập thể dục

Theo các chuyên gia, thường xuyên luyện tập và chơi thể thao có thể giúp duy trì sức khỏe tổng thể, tăng độ bền và chức năng hệ xương khớp. Đồng thời giảm đau và giảm cứng khớp hiệu quả.

Đối với bệnh nhân bị đau khớp vai, người bệnh có thể bơi lội hoặc thực hiện một số bài tập yoga dưới đây:

    • Bài tập tư thế xỏ kim
      • Hai chân dang rộng bằng hông, đồng thời chống tay xuống sàn
      • Đùi và cánh tay song song với nhau, vuông góc với mặt sàn
      • Từ từ hạ cánh tay và bả vai chạm đất, lưu ý hướng về phía ngược lại
      • Tiếp tục dùng lực ấn vai và tay xuống sàn đến khi nhận thấy có cảm giác căng tại vùng cổ và vai
      • Sau 10 giây, thả lỏng cơ thể và quay về vị trí ban đầu
      • Lặp lại động tác 3 – 5 lần.
    • Tư thế con bò
      • Quỳ gối, lòng bàn tay đặt xuống, giữ lưng và vai thẳng
      • Từ từ đẩy cong lưng lên trần nhà, đầu cúi xuống, cằm sát vào hõm ngực
      • Duy trì tư thế trong 10 giây
      • Thả lỏng cơ thể và quay về vị trí ban đầu
      • Lặp lại động tác 3 – 5 lần.
Bài tập tư thế con bò
Bài tập tư thế con bò có tác dụng giảm đau, giảm cứng khớp, tăng độ bền và cải thiện chức năng hệ xương khớp

2. Sử dụng thuốc

Nếu đau khớp vai kéo dài từ 3 – 4 ngày, đau không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp chăm sóc, người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Paracetamol: Paracetamol phù hợp với những người bị đau khớp vai ở mức độ nhẹ, có hoặc không kèm theo sốt. Thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Paracetamol thường được sử dụng với liều 500mg Paracetamol/ lần x 3 – 4 lần/ ngày, dùng thuốc bằng đường miệng.
  • Thuốc kháng viêm: Phần lớn bệnh nhân bị đau khớp vai được sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. Trong đó Ibuprofen, Naproxen và Aspirin là những thuốc sử dụng phổ biến. Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm toàn diện và giảm đau nhức xương khớp, phù hợp với những bệnh nhân bị đau do viêm khớp vai.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được chỉ định cho những trường hợp đau khớp kèm căng cơ. Thuốc này có tác dụng giảm đau do khả năng cứng cơ và co thắt cơ.
  • Thuốc chống lao: Trong trường hợp đau vai do lao xương khớp, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc chống lao để cải thiện tình trạng. Thuốc này có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn lao.
  • Corticoid: Tùy thuộc vào từng trường hợp, Corticoid có thể được sử dụng ở dạng viên uống (chống viêm toàn thân) hoặc đường tiêm (chống viêm tại chỗ). Thuốc này có tác dụng giảm đau và giảm viêm ở trường hợp nặng.

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được áp dụng trong quá trình sử dụng thuốc, phù hợp với những bệnh nhân bị đau khớp vai kèm theo cứng khớp, khó hoặc không thể vận động. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, thư giãn khớp xương, cải thiện tình trạng căng cơ và khó vận động.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm tê bì, duy trì sức độ bền và chức năng hệ xương khớp. Đồng thời phòng ngừa đau khớp tái phát. Vì thế người bệnh nên vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên viên để sớm cải thiện tình trạng.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp nặng và cần điều trị y tế ngay lập tức, điển hình như gãy xương bả vai. Ngoài ra phương pháp này còn được xem xét và chỉ định khi:

  • Điều trị nội khoa không đạt hiệu quả sau 6 – 12 tuần
  • Đau nhức nghiêm trọng và kéo dài
  • Gai xương lớn chèn ép vào các mô mềm quanh khớp
  • Xuất hiện biến chứng yếu vai hoặc có nguy cơ bại liệt.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể được mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường được xem xét và áp dụng cho những trường hợp nặng, cần điều trị y tế ngay lập tức

Biện pháp phòng ngừa đau khớp vai

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa đau khớp vai và hạn chế cơn đau tái phát.

  • Thận trọng trong sinh hoạt để phòng ngừa chấn thương dẫn đến đau khớp vai.
  • Không nên lao động gắng sức hoặc thực hiện những bài tập/ môn thể thao cơ cường độ mạnh làm ảnh hưởng đến khớp vai.
  • Hạn chế mang vác vật nặng hoặc thường xuyên lặp lại tư thế giơ tay cao hơn 90 độ…
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh lo âu và stress kéo. Bởi đây là một trong những nguyên nhân kích hoạt cơn đau và khiến đau nhức nghiêm trọng hơn. Một số biện pháp kiểm soát căng thẳng gồm: Ngồi thiền, tập yoga, đọc sách, du lịch, nghe nhạc, trò chuyện với người thân hoặc bạn bè…
  • Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C, axit béo omega-3, canxi và chất chống oxy hóa để duy trì chức năng và độ bền xương khớp, tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện khả năng chống viêm.
  • Duy trì thói quen chơi thể thao hoặc tập thể dục 30 – 60 phút/ ngày. Biện pháp này giúp duy trì sức khỏe tổng thể, giảm tổn thương, tăng độ bền và chức năng hệ xương khớp.
  • Khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ ngay khi có bệnh lý hoặc chấn thương va đập mạnh xảy ra.
  • Kiểm tra sức khỏe và đánh giá chức năng xương khớp định kỳ để sớm phát hiện bất thường và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bài viết là thông tin cơ bản về nguyên nhân gây đau khớp vai phải – trái, dấu hiệu, điều trị và biện pháp phòng ngừa. Tình trạng này thường xảy ra do nguyên nhân cơ học. Tuy nhiên đau khớp vai cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế người bệnh nên sớm thăm khám và chẩn đoán với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách, hạn chế phát sinh rủi ro.

Câu hỏi liên quan
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua