Bệnh Gút Có Được Ăn Đậu Phụ Không? Chuyên Gia Tư Vấn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gút có được ăn đậu phụ không là vấn đề nhiều người quan tâm. Bởi đây là thực phẩm chứa hàm lượng protein cao cùng nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên việc cung cấp một lượng lớn chất đạm có thể tiềm ẩn những rủi ro cho quá trình kiểm soát bệnh gút.

bệnh gút có ăn được đậu phụ không
Tìm hiểu bệnh gút có được ăn đậu phụ không? Nên bổ sung thế nào?

Đậu phụ là gì? Giá trị dinh dưỡng

Đậu phụ là thực phẩm được chế biến từ sữa đậu nành đặc ép thành từng khối màu trắng đặc. Quy trình sản xuất đậu phụ khá giống với cách làm phô mai. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc vào khoảng hơn 2000 năm trước, được phát hiện bởi một đầu bếp do tình cờ trộn 1 mẻ sữa đậu nành tươi với nigari.

Đậu phụ chứa một lượng lớn protein và rất nhiều các acid amin thiết yếu cho cơ thể con người. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp chất béo, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất.

Một khẩu phần ăn khoảng 100 gram đậu phụ có chứa:

  • Năng lượng: 73 Kcal
  • Chất béo: 4.2 gram
  • Protein: 8.1 gram
  • Carbohydrate: 0.7 gram
  • Chất béo bão hòa: 0.5 gram
  • Chất xơ: 1 gram
  • Canxi: 20% lượng tiêu thụ hằng ngày
  • Sắt: 9% lượng tiêu thụ hằng ngày
  • Selenium: 14% lượng tiêu thụ hằng ngày
  • Đồng: 11% lượng tiêu thụ hằng ngày
  • Phốt pho: 12% lượng tiêu thụ hằng ngày
  • Kẽm: 6% lượng tiêu thụ hằng ngày
  • Magiê: 9% lượng tiêu thụ hằng ngày

Tuy nhiên, hàm lượng các vi chất dinh dưỡng từ đậu phụ có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào chất làm đông được sử dụng trong quá trình chế biến. Nigari có thể bổ sung thêm magiê trong khi đó canxi kết tủa lại làm tăng hàm lượng canxi.

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Bệnh gút là bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến cho nồng độ acid uric tăng quá mức làm lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp. Để kiểm soát tốt tiến triển của bệnh cần chú ý hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng purin cao và quá nhiều chất đạm.

Đậu phụ là một loại thực phẩm giàu protein cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy người bị bệnh gút có được ăn đậu phụ không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Trước đây, việc bổ sung đậu phụ vào chế độ ăn uống của bệnh nhân gút thường không được khuyến khích. Nguyên nhân là do hàm lượng protein cao trong thực phẩm này khiến nhiều người lo ngại rằng có thể làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu. Từ đó khiến bệnh gút tiến triển nặng nề và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

người bị bệnh gút có ăn được đậu phụ không
Đậu phụ là thực phẩm an toàn trong chế độ ăn uống của bệnh nhân gút

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng protein trong đậu phụ là dạng chất đạm có nguồn gốc thực vật. Do đó, việc tiêu thụ đậu phụ với một lượng phụ hợp hoàn toàn không làm tăng nồng độ acid uric máu.

Hơn nữa, đậu phụ được xếp vào nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng nhân purin trung bình, không quá cao với khoảng 68mg/ 100g. Hàm lượng này vẫn nằm trong mức an toàn cho những người bị bệnh gút.

Để khẳng định bệnh gút vẫn ăn được đậu phụ, một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore đã thực hiện việc kiểm tra chế độ ăn uống của khoảng 63.000 người trong độ tuổi 40 tại quốc gia này. Kết quả cho thấy rằng, việc ăn đậu phụ không làm ảnh hưởng tới lượng acid uric trong máu. Thậm chí nhiều người mắc bệnh gút cũng không bị ảnh hưởng khi thêm đậu phụ vào khẩu phần ăn.

Các lợi ích sức khỏe khác từ đậu phụ

Như đã phân tích, người bị bệnh gút có thể ăn được đậu phụ. Thực phẩm này không gây ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát bệnh. Hơn nữa còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe từ đậu phụ:

1. Tốt cho tim mạch

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đậu phụ với giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Isoflavone trong đậu phụ có tác dụng làm giảm viêm mạch máu, đồng thời cải thiện độ đàn hồi của chúng.

Việc bổ sung khoảng 80mg isoflavone/ ngày trong 12 tuần có thể giúp cải thiện lưu lượng máu lên tới 68% ở những người có nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra việc tiêu thụ protein trong đậu phụ còn có khả năng cải thiện lượng chất béo trong máu. Đồng thời có thể làm giảm tới 10% nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó, đậu phụ còn chứa saponin – hợp chất được cho là có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Riêng với phụ nữ ở thời kỳ mãn tinh, tiêu thụ isoflavone trong đậu phụ có liên quan tới một số yếu tố bảo vệ tim. Bao gồm cải thiện chỉ số khối của cơ thể, insulin lúc đói và cholesterol HDL tốt.

2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có khả năng hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết. Tiêu thụ khoảng 100mg isoflavone trong đậu phụ mỗi ngày sẽ làm lượng đường trong máu giảm 15% và lượng insulin giảm 23%.

Riêng với phụ nữ sau mãn tính mắc bệnh tiểu đường thì bổ sung 30 gram protein trong đậu phụ có thể làm giảm mức insulin lúc đói 8.1%, kháng insulin 6.5% và giảm cholesterol xấu 7.1%. Điều này đặc biệt hữu ích cho quá trình kiểm soát bệnh.

lợi ích của đậu phụ
Hàm lượng isoflavone có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

3. Ngăn ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm chỉ ra rằng, hàm lượng genistein và isoflavone dồi dào trong đậu phụ có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Điều này sẽ giúp ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Việc tiêu thụ một lượng phù hợp đậu phụ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Đặc biệt là ung thư vú, ung thư ở hệ thống tiêu hóa và ung thư tuyến tiền liệt.

4. Các lợi ích tiềm năng khác

Ngoài tốt cho tim mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì đậu phụ còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Bao gồm:

  • Cải thiện chức năng thận: Đậu phụ chứa hàm lượng protein cao, khi tiêu thụ vào cơ thể có khả năng làm giảm nồng độ lipid trong máu. Từ đó mang đến nhiều lợi ích tốt cho những người mắc bệnh thận mãn tính.
  • Tốt cho sức khỏe xương khớp: Bổ sung khoảng 80mg isoflavone trong đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ mất xương. Từ đó giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, nhất là ở phụ nữ đang trong thời kỳ đầu mãn kinh.
  • Tăng độ đàn hồi của da: Bổ sung khoảng 40mg isoflavone đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi của da và giảm đáng kể các nếp nhăn.
  • Giảm triệu chứng mãn kinh: Hàm lượng phytoestrogen và genistein trong đậu phụ rất dồi dào. Đây là 2 dưỡng chất có thể giúp làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh, nhất là tình trạng bốc hỏa.
  • Tăng cường chức năng não: Hàm lượng isoflavone trong đậu phụ được chứng minh là có thể giúp cải thiện trí nhớ và chức năng não. Điều này đặc biệt đúng với phụ nữ trên 65 tuổi.

Bị gút nên ăn bao nhiêu đậu phụ mỗi ngày?

Sau khi có được lời giải cho vấn đề bệnh gút ăn được đậu phụ không thì người bệnh còn quan tâm nên ăn bao nhiêu thì đủ. Đậu phụ mặc dù lành mạnh trong chế độ ăn uống của bệnh nhân gút nhưng cần biết bổ sung đúng cách.

Để cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và tránh gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát bệnh, chỉ nên bổ sung tối đa 200 gram đậu phụ mỗi ngày. Đồng thời không nên ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi tuần. Việc bổ sung quá nhiều đậu phụ có thể sẽ tiềm ẩn một số vấn đề rủi ro gây hại cho sức khỏe.

bệnh gút nên ăn bao nhiêu đậu phụ
Người bị bệnh gút chỉ nên ăn tối đa 200 gram đậu phụ mỗi ngày

Cách chế biến đậu phụ cho người bị gút

Đậu phụ mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng riêng với bệnh nhân gút thì cần thận trọng trong việc chế biến. Cần đảm bảo thành phần dưỡng chất của thực phẩm nhưng lại không gây cản trở cho quá trình kiểm soát bệnh.

Dưới đây là một số cách chế biến đậu phụ phù hợp với người bị gút:

1. Đậu phụ hấp gừng

Với những người bị gút thì đậu phụ hấp gừng là món ăn rất bổ dưỡng. Bởi bản thân đậu phụ đã đem lại nhiều lợi ích lại được kết hợp với gừng cũng là một nguyên liệu tốt cho quá trình kiểm soát bệnh.

Thành phần gingerols và shogaols có khả năng hỗ trợ làm hạ acid uric trong máu. Hơn nữa các hoạt chất chống oxy hóa này còn có tác dụng làm giảm đau và sưng viêm tại khớp do bệnh gút gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

– Chuẩn bị:

  • 150 gram đậu phụ non
  • 50 gram gừng
  • 2 – 3 thìa nước tương

– Cách chế biến:

  • Đậu phụ non thái miếng vuông vừa ăn
  • Gừng đem cạo vỏ, rửa sạch rồi thái sợi
  • Cho đậu phụ vào nồi hấp, rưới nước tương lên
  • Sau đó rắc gừng sợi lên trên hấp trong khoảng 10 phút
  • Lấy ra đĩa, rắc hành ngò thái nhỏ lên là có thể thưởng thức

2. Canh đậu phụ rau củ

Canh đậu phụ rau củ là món ăn rất phù hợp với những người bị gút. Người bệnh có thể nấu đậu phụ cùng với bắp, cà rốt và su su. Đây đều là những thực phẩm có chứa hàm lượng purin thấp an toàn cho quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh gút.

Hướng dẫn thực hiện:

– Chuẩn bị:

  • 100 gram đậu phụ
  • 1 trái bắp
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ su su
  • Hành ngò và gia vị thông thường

– Cách chế biến:

  • Đậu phụ đem cắt thành miếng vuông vừa ăn
  • Các loại củ còn lại cần gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn
  • Đổ vào nồi 1.5 lít nước, cho bắp vào đun sôi
  • Sau đó cho su su và cà rốt vào đun sôi trong 5 phút
  • Thả đậu phụ vào nồi canh, nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Sau đó đun thêm khoảng 3 phút là có thể tắt bếp
  • Múc canh ra tô, rắc hành ngò thái nhỏ lên trên và thưởng thức

3. Canh đậu phụ lá hẹ

Lá hẹ là một loại rau ăn tốt cho người bị gút có thể kết hợp cùng với đậu phụ để nấu món canh. Lá hẹ ngoài chứa các hoạt chất chống viêm giúp làm giảm viêm đau do bệnh gút thì còn chứa canxi và vitamin. Các thành phần này có tác dụng thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương và tăng cường sức khỏe xương khớp.

người bị gút nên chế biến đậu phụ thế nào
Canh đậu phụ lá hẹ là món ăn thanh mát dành cho người mắc bệnh gút

Hướng dẫn thực hiện:

– Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị 100 gram đậu phụ non
  • 1 bó rau hẹ
  • Các gia vị thông thường

– Cách chế biến:

  • Rau hẹ đem rửa sạch với nước muối loãng rồi cắt khúc vừa ăn
  • Đậu phụ non cắt thành từng miếng vuông vừa ăn
  • Đập dập 1 củ hành rồi cắt nhỏ và cho vào nồi phi thơm cùng 1 ít dầu ăn
  • Đổ vào 1 tô nước đun sôi lên rồi thả đậu phụ vào
  • Đun cho canh sôi trở lại rồi thêm lá hẹ vào và nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Múc canh ra tô, rắc ngò cắt nhỏ lên trên rồi thưởng thức trong bữa cơm hằng ngày

4. Đậu phụ cuốn lá lốt

Thỉnh thoảng, bạn có thể thay đổi khẩu vị cho bữa cơm bằng cách làm món đậu phụ cuốn lá lốt. Tuy nhiên món ăn này được làm theo hình thức chiên nên tránh chế biến và thưởng thức thường xuyên. Bởi việc sử dụng nhiều dầu có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình kiểm soát bệnh gút.

Hướng dẫn thực hiện:

– Chuẩn bị:

  • 150 gram đậu phụ
  • 10 – 15 chiếc lá lốt (nên chọn lá to)
  • 1 ít nấm hương và mộc nhĩ
  • Các loại gia vị thông thường

– Cách chế biến:

  • Nấm hương đem rửa sạch rồi cắt nhỏ
  • Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở ra rồi rửa sạch và thái sợi nhỏ
  • Đậu phụ nghiền nhuyễn sau đó trộn với nấm hương và mộc nhĩ
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi trộn đều lên
  • Lá lốt đem rửa sạch rồi để ráo
  • Sau đó trải ra đĩa, cho hỗn hợp nhân đậu phụ vào cuộn chặt lại
  • Cuốn đến khi hết nguyên liệu rồi cho lên chảo chiên vàng
  • Có thể chấm kèm nước tương hoặc nước mắm chua ngọt để món ăn đậm đà hơn

Người bị gút cần lưu ý gì khi bổ sung đậu phụ?

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là giải pháp lâu dài và an toàn giúp kiểm soát tiến triển của bệnh gút. Bệnh nhân gút có thể bổ sung đậu phụ vào chế độ ăn uống nhưng cần chú ý đến các vấn đề sau:

lưu ý cho người bị gút khi bổ sung đậu phụ
Bệnh nhân gút nên bổ sung đậu phụ đúng cách để đảm bảo lợi ích
  • Mỗi ngày chỉ nên bổ sung tối đa 200 gram đậu phụ, tuyệt đối không được ăn quá nhiều.
  • Khi đã bổ sung đậu phụ thì cần hạn chế bớt việc tiêu thụ các loại thịt giàu đạm khác và tuyệt đối không nên ăn hải sản.
  • Chế biến đậu phụ bằng cách hấp, luộc hay nấu canh. Tránh ăn đậu phụ chiên hay chế biến cùng với các thực phẩm có hàm lượng nhân purin cao.
  • Nếu bị gút kèm theo các bệnh sỏi thận, bệnh tuyến giáp, thiếu i-ốt hay yếu sinh lý thì không nên ăn đậu phụ.
  • Nên bổ sung thêm các loại rau củ quả tươi khi ăn đậu phụ để đảm bảo cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Đậu phụ và các chế phẩm khác từ đậu nành đều có thể sử dụng khi bị bệnh gút. Tuy nhiên người bệnh có thể dùng sữa đậu nành thay vì dùng đậu phụ để làm loãng protein có trong thực phẩm.

Đậu phụ mặc dù rất hữu ích trong chế độ ăn uống của người bị bệnh gút nhưng cần bổ sung đúng cách. Để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về thực phẩm và hàm lượng nên bổ sung. Ngoài ra cần sinh hoạt điều độ, dành thời gian cho hoạt động thể chất và dùng thuốc đúng chỉ định để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh gout có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và một số yếu tố liên quan. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua