Tràn dịch khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ, đạp xe…?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả năng vận động. Ngoài ra luyện tập còn giúp duy trì sức khỏe tổng thể và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên người bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ, đạp xe không? Dưới đây là thông tin giải đáp và một số lưu ý.

Tràn dịch khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ, đạp xe
Tìm hiểu bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ, đạp xe không? Hướng dẫn luyện tập đúng và các lưu ý

Bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không?

Bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ, đạp xe không là vấn đề chung của nhiều người bệnh. Bởi đây đều là những bộ môn đơn giản, dễ thực hiện, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe xương khớp.

Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ nhưng không đi đường dài và không đi quá nhanh. Đi bộ là một bộ môn thể thao có cường độ nhẹ, phù hợp với những người đang có vấn đề về đầu gối. Ngoài ra đối với những trường hợp tràn dịch khớp gối, việc thường xuyên đi bộ có thể mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Kiểm soát quá trình tăng tiết dịch nhầy khớp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thường xuyên đi bộ có thể giúp người bệnh ổn định cấu trúc xương khớp, giảm tổn thương khớp gối. Đồng thời ổn định chức năng màng bao hoạt dịch. Từ đó kiểm soát quá trình tăng tiết dịch nhầy khớp, giúp người bệnh cải thiện tình trạng sưng và nóng đỏ ở khớp gối.

  • Kích thích quá trình lưu thông máu

Thường xuyên đi lại nhẹ nhàng hoặc thực hiện các cử động nhẹ tại khớp gối có thể giúp người bệnh kích thích quá trình lưu thông máu, tăng lưu lượng máu và chất dinh dưỡng về khớp xương tổn thương. Từ đó tăng khả năng tái tạo tế bào và đẩy nhanh tiến độ phục hồi ổ khớp hư tổn.

  • Giảm đau, tăng độ linh hoạt và duy trì khả năng vận động

Đối với tràn dịch khớp gối, việc thường xuyên ngồi yên một chỗ có thế khiến bạn dễ dàng rơi vào tình trạng cứng khớp, teo cơ và mất khả năng vận động. Vì thế người bệnh được khuyến khích đi bộ và vận động nhẹ nhàng.

Các nghiên cứu cho thấy, thường xuyên đi bộ giúp giảm tần suất và mức độ đau nhức. Đồng thời tăng cường độ bền, độ linh hoạt và duy trì khả năng vận động cho bệnh nhân. Điều này giúp người bệnh dễ dàng đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

  • Giảm áp lực lên khớp gối

Đi bộ là biện pháp giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả. Khi cân nặng được ổn định, áp lực từ trọng lượng cơ thể lên khớp gối giảm đáng kể. Từ đó giúp giảm đau, hạn chế tổn thương khớp tiến triển. Đồng thời cải thiện tình trạng sưng khớp, giảm tăng tiết dịch khớp dư thừa và tăng khả năng chữa khỏi bệnh lý.

  • Thư giãn cơ và khớp xương

Đi bộ từ 15 – 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn thư giãn cơ, thư giãn dây chằng, dây thần kinh bao quanh và khớp xương. Từ đó giúp cải thiện tình trạng căng cơ, cứng khớp và làm dịu mức độ đau nhức ở những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối.

Đi bộ mỗi ngày giúp thư giãn cơ, thư giãn dây chằng
Đi bộ mỗi ngày giúp thư giãn cơ, thư giãn dây chằng, cải thiện tình trạng căng cơ, cứng khớp và làm dịu mức độ đau nhức

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối có thể phòng ngừa và giảm viêm nếu đi bộ từ 10 – 20 phút mỗi ngày.

  • Tăng cường sức khỏe xương khớp

Việc duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày có thể giúp người bệnh ổn định cấu tạo ổ khớp, duy trì chức năng và tăng cường sức khỏe hệ xương. Từ đó tăng độ bền và độ linh hoạt của xương khớp. Ngoài ra đi bộ còn hỗ trợ tăng mật độ xương, phòng ngừa thoái hóa khớp, bệnh loãng xương và nhiều bệnh xương khớp khác.

  • Kiểm soát căng thẳng

Đi bộ từ 10 – 20 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giảm buồn phiền, lo âu. Trong khi đó thường xuyên lo âu, căng thẳng hoặc stress kéo dài có thể kích thích cơ thể sản sinh các yếu tố gây viêm, kích hoạt phản ứng viêm xuất hiện. Đồng thời làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơ đau.

  • Nuôi dưỡng sụn khớp, phòng ngừa thoái hóa khớp sớm

Nhờ khả năng kích thích lưu thông máu, đi bộ mỗi ngày sẽ giúp bạn cung cấp chất dinh dưỡng, nuôi dưỡng sụn khớp và giúp xương khớp chắc khỏe. Từ đó tăng khả năng bảo vệ và chữa lành tổn thương ở khớp gối, phòng ngừa thoái hóa khớp sớm.

  • Một số tác dụng khác

Duy trì thói quen đi bộ có thể mang đến lợi ích và nhiều tác dụng hữu hiệu khác, bao gồm:

    • Tăng cường sức khỏe tổng thể
    • Ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch
    • Nâng cao chức năng miễn
    • Thư giãn dây chằng và hạn chế những vấn đề liên quan đến chèn ép dây thần kinh
    • Bảo vệ mắt, giảm nguy cơ tăng nhãn áp
    • Tăng cường trí nhớ, phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi
    • Đảm bảo các hoạt động và tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp
    • Tăng khả năng đào thải độc tố
    • Giảm cảm giác thèm ăn
    • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Đối với trường hợp tràn dịch khớp gối gây sưng và đau khớp nghiêm trọng, người bệnh nên hạn chế đi lại. Bởi cố gắng đi bộ có thể khiến đầu gối sưng to, tăng đau nhức do ổ khớp và sụn không đủ khả năng chịu áp lực. Đồng thời làm tăng nguy cơ tổn thương và hư hỏng khớp khối. Vì thế người bệnh nên dùng thuốc kê đơn hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát triệu chứng khác nếu muốn đi bộ.

Bị tràn dịch khớp gối có nên chạy bộ không?

Về vấn đề “Tràn dịch khớp gối có nên chạy bộ?”, theo các chuyên gia, người bị tràn dịch khớp gối không nên chạy bộ, đặc biệt là những trường hợp nặng, dịch khớp tích tụ lâu ngày, đau nhức nhiều và tổn thương khớp nghiêm trọng. Bởi chạy bộ khiến lực tác động và áp lực từ trọng lượng lên đầu gối tăng cao. Từ đó khiến tổn thương lan rộng, tăng thoái hóa khớp và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Ngoài chạy bộ, người bệnh không nên nhảy lặp đi lặp lại hoặc chơi những môn thể thao có cường độ mạnh làm ảnh hưởng đến khớp gối. Cụ thể như tập tạ săn cơ chân, bóng rổ, bóng chuyền, đá banh…

Người bị tràn dịch khớp gối không nên chạy bộ
Người bị tràn dịch khớp gối không nên chạy bộ, không nhảy lặp đi lặp lại hoặc chơi những môn thể thao có cường độ mạnh

Bị tràn dịch khớp gối có nên đạp xe không?

Tương tự như đi bộ, người bị tràn dịch khớp gối có thể đạp xe. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên đạp xe chậm, không đạp xe quá nhanh và không kéo dài thời gian luyện tập. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối, việc duy trì thói quen đi xe đạp có thể mang đến những lợi ích và công dụng hữu hiệu sau:

  • Tăng sự dẻo dai và độ bền cho toàn thân người
  • Kiểm soát quá trình tăng tiết dịch nhầy khớp, hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối
  • Tăng độ bền, sự linh hoạt khớp xương và giảm đau nhức khớp gối
  • Kích thích quá trình lưu thông máu
  • Tăng khả năng chữa lành tổn thương khớp gối hư tổn, hạn chế tình trạng cứng khớp, khó vận động ở bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối
  • Hỗ trợ giảm sưng và nóng đỏ khớp gối
  • Thư giãn cơ, khớp xương và các mô mềm xung quanh
  • Tăng cường sức cơ và giúp cơ bắp săn chắc, đặc biệt là cơ đùi và cơ mông
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối tổn thương.
  • Tăng cường sức khỏe và ổn định cấu trúc xương khớp
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ bảo vệ tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể
  • Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó hạn chế phát sinh viêm khớp nhiễm khuẩn và các bệnh truyền nhiễm
  • Thư giãn tinh thần, kiểm soát căng thẳng, stress
  • Chống mệt mỏi
  • Tăng cường sức khỏe não bộ, tăng cường trí nhớ, phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi
  • Tăng tuổi thọ
  • Cải thiện giấc ngủ.
Người bị tràn dịch khớp gối có thể đạp xe
Người bị tràn dịch khớp gối có thể đạp xe để kích thích lưu thông máu, tăng độ bền, sự linh hoạt và giảm đau nhức khớp gối

Hướng dẫn đi bộ, đạp xe đúng cách cho người tràn dịch khớp gối

Đi bộ và đạp xe mỗi ngày có thể mang đến nhiều công dụng và lợi ích cho bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả, người bệnh nên luyện tập đúng cách.

1. Cách đi bộ cho người tràn dịch khớp gối

Để đảm bảo tính an toàn và lợi ích luyện tập, bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối nên lưu ý một số vấn đề dưới đây khi đi bộ. Cụ thể:

  • Mang giày tập phù hợp

Để tăng khả năng chống chịu của khớp gối, giảm đau, sưng và hạn chế phát sinh tổn thương khi đi bộ, người bệnh cần mang giày tập phù hợp. Cụ thể người bệnh cần mang giày dành riêng cho người đi bộ, giày đúng kích cỡ, mềm, ôm vào chân, có khả năng chống sốc và bảo vệ các khớp. Người bệnh tuyệt đối không đi chân đất, không mang dép lê khi đi bộ đường dài.

  • Thời gian luyện tập

10 – 20 phút/ ngày là thời gian đi bộ được khuyến cáo cho người bị tràn dịch khớp gối. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và tình trạng sưng khớp, người bệnh có thể điều chỉnh thời gian luyện tập. Lưu ý không đi bộ trên 30 phút/ ngày.

  • Khởi động trước khi đi bộ

Người bệnh nên khởi động trước khi đi bộ từ 5 đến 10 phút. Bởi những bài tập kéo giãn và khởi động nhẹ nhàng có thể giúp bạn làm ấm cơ thể, thư giãn cơ, kích thích lưu thông máu và tăng tốc độ chữa lành tổn thương. Ngoài ra khởi động trước khi đi bộ còn giúp thư giãn khớp, tăng độ linh hoạt, người bệnh đi lại dễ dàng.

  • Đi bộ chậm

Trong thời gian đầu luyện tập, người bệnh nên đi bộ chậm và đi bộ bước ngắn. Sau vài ngày thích nghi, người bệnh có thể đi với những bước dài hơn và đi nhanh hơn.

  • Giữ đều tốc độ

Người bệnh nên thả lỏng cơ thể và giữ đều tốc độ trong thời gian đi bộ, kết hợp hít thở đều và chậm để điều hòa nhịp thở và giúp cơ thể mau thích nghi. Người bệnh không nên gồng mình, không đột ngột đi bộ nhanh hoặc chạy.

  • Thời điểm đi bộ

Người bệnh nên đi bộ vào buổi sáng (từ 5h00 đến 6h30) hoặc buổi chiều (từ 4h30 đến 5h30).

  • Địa hình luyện tập

Người bệnh nên đi bộ ở những nơi có địa hình bằng phẳng, thoáng mát, có không khí trong lành và nhiều cây xanh. Không đi ở những nơi gồ ghề, có dốc cao và có nhiều xe cộ.

  • Nghỉ ngơi khi cần thiết

Nếu cơn đau đột ngột xuất hiện hoặc cảm thấy mệt mỏi trong thời gian đi bộ, người bệnh nên nghỉ ngơi tại chỗ từ 2 – 5 phút. Sau đó tiếp tục đi bộ và kết thúc quá trình luyện tập.

  • Duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày

Bệnh nhân bị tràn dịch khớp nên kiên trì đi bộ mỗi ngày để đảm bảo tính hiệu quả, tăng khả năng phục hồi tổn thương và sớm kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Không nên lười vận động và luyện ngắt quãng.

Người bệnh nên thả lỏng cơ thể và giữ đều tốc độ trong thời gian đi bộ
Người bệnh nên thả lỏng cơ thể, giữ đều tốc độ trong thời gian đi bộ, kết hợp hít thở đều và chậm để điều hòa nhịp thở

2. Cách đạp xe cho người tràn dịch khớp gối

Để đạp xe đúng cách, người bị tràn dịch khớp gối nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn phương tiện phù hợp

Trước khi đạp xe, người bệnh nên chọn phương tiện phù hợp để hạn chế những tác động xấu lên khớp gối, tránh làm ảnh hưởng đến lợi ích và hiệu quả của phương pháp này. Cụ thể người bệnh nên lựa chọn xe đạp dựa trên những tiêu chí sau:

    • Xe đạp phù hợp với thân mình, gọn, nhẹ và có độ cao phù hợp (độ cao xe và yên xe)
    • Cổ xe linh hoạt, dễ điều khiển
    • Xe đạp có tay lái ngang. Điều này giúp người bệnh giữ thẳng lưng, hai vai, cổ và hai cánh tay
    • Xe đạp có bộ phận giảm xóc để hạn chế dằn xóc tạo áp lực cho khớp gối.
  • Áp dụng tư thế chuẩn khi đạp xe

Ngồi trên xe đạp với tư thế thoải mái, thả lỏng cơ thể. Lưu ý giữ thẳng cột sống, cân bằng hai vai, hai tay, cổ và thân mình. Khi đạp xe nên thả lỏng cột sống, không gồng căng. Đồng thời phân phối đều lực giữa vai và cánh tay, nâng phần ngực, thả lỏng cổ, đầu hơi hạ thấp xuống.

  • Thời gian luyện tập

Đạp xe từ 10 đến 20 phút/ ngày là thời gian khuyến cáo cho những trường hợp bị tràn dịch khớp gối. Sau khi thích nghi, người bệnh có thể tăng dần thời gian luyện tập. Tuy nhiên không nên đạp xe quá 30 phút/ ngày.

  • Thời điểm đạp xe

Buổi sáng (từ 5h00 đến 6h30) hoặc buổi chiều (từ 4h30 đến 5h30) là thời điểm thích hợp để đạp xe.

  • Địa hình luyện tập

Tương tự như đi bộ, người bị tràn dịch khớp gối không nên đạp xe đạp ở những nơi gồ ghề, có dốc cao và có nhiều xe cộ. Người bệnh lưu ý đạp xe ở những nơi có địa hình bằng phẳng, thoáng mát, có không khí trong lành và nhiều cây xanh.

  • Đạp xe chậm rãi kết hợp hít thở đều

Trong thời gian đầu luyện tập, người bệnh nên đạp xe chậm rãi kết hợp hít thở đều để điều hòa nhịp thở, giữ sức và giúp cơ thể mau thích nghi. Sau khi quen với nhịp độ và cường độ luyện tập, người bệnh có thể tăng tốc độ đạp xe, đồng thời tăng quãng đường luyện tập.

Người bệnh tuyệt đối không đột ngột đạp xe nhanh hoặc đạp xe gắng sức. Không nên đạp xe liên tục, không tăng quãng đường và thời gian luyện tập trong thời gian đầu. Bởi điều này sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, kích hoạt cơn đau và tình trạng tổn thương khớp tiến triển.

  • Nghỉ ngơi khi cần thiết

Nên nghỉ ngơi sau mỗi 10 – 15 phút đạp xe hoặc nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, cơn đau đột ngột xuất hiện. Người bệnh được khuyên nên nghỉ ngơi tại chỗ từ 2 – 5 phút. Sau đó tiếp tục đi xe và kết thúc quá trình luyện tập.

  • Mang giày tập phù hợp

Khi đạp xe, người bệnh cần mang giày tập phù hợp để tăng khả năng chống chịu của khớp gối. Đồng thời tăng khả năng giãn cơ và hạn chế phát sinh tổn thương. Tốt nhất người bệnh cần mang giày dành riêng cho người chơi thể thao, vừa vặn, có độ mềm thích hợp, có đệm bên trong giúp bảo vệ các khớp.

Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối tuyệt đối không đi chân đất, không mang dép lê khi đạp xe để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả và tính an toàn, hạn chế phát sinh cơn đau.

Đạp xe ở những nơi có đia hình bằng phẳng, thoáng mát
Người bệnh nên đạp xe ở những nơi có địa hình bằng phẳng, thoáng mát, có không khí trong lành và nhiều cây xanh

Bài viết là thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Người bị tràn dịch khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ, đạp xe không?”, hướng dẫn cách luyện tập và một số lưu ý. Nhìn chung đi bộ và đạp xe đều là những bài tập thích hợp và mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên người bệnh cần luyện tập đúng cách để tăng hiệu quả và đảm bảo tính an toàn.

Ngoài ra trong thời gian đạp xe và đi bộ, người bệnh nên áp dụng thêm các bài tập cho người tràn dịch khớp gối. Đồng thời duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ dinh dưỡng để tăng khả năng chữa lành tổn thương, giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá
Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất? ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua