Bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa (tham khảo)
Tìm hiểu bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa để xác định các triệu chứng và có hướng điều trị phù hợp. Người bệnh và bác sĩ chuyên môn có thể tham khảo bệnh án bên dưới để có kế hoạch xử lý phù hợp.
Bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa là gì?
Bệnh án là tài liệu được thiết lập từ khi bệnh nhân nhập viện, thể hiện rõ nguyên nhân, triệu chứng, kết quả xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và phác độ điều trị của bác sĩ. Dựa vào bệnh án, người nhà và bệnh nhân có thể theo dõi các triệu chứng và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa được lập khi bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y học cổ truyền, mô tả các triệu chứng, lý do đến khám bệnh và các triệu chứng liên quan. Khi khám và chữa bệnh, bác sĩ sẽ ghi lại hồ sơ chi tiết bệnh và kế hoạch điều trị.
Thông thường, bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa bao gồm thông tin của bệnh nhân, bệnh sử, lý do khám bệnh, điều kiện sức khỏe, quá trình phát triển các triệu chứng đau thần kinh tọa, biểu hiện, chẩn đoán và phương pháp điều trị.
Trong bài viết bên dưới, phần thông tin bệnh nhân sẽ được giản lược để bảo mật thông tin.
Bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa (tham khảo)
1. Đại cương đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tùy theo mức độ tổn thương mà có các biểu hiện lâm sàng và bệnh án khác nhau. Trong Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa còn được gọi là Yêu cước thống hoặc Tọa cốt phong.
Theo Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa có thể liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm lạnh, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc do khối u gây ra. Trong đó, thoát vị đĩa đệm được xem là nguyên nhân phổ biến nhất.
Bên cạnh đó, đau thần kinh tọa có thể là do ngoại tà xâm nhập, chẳng hạn như nhiễm hàn, phong, thấp, nhiệt, khiến vệ khí không vững, xâm lấn vào cơ thể và khiến kinh lạc bị bế tắc. Ngoài ra, sự suy yếu khí, rối loạn chức năng tạng phủ, đặc biệt là can thận, hoặc do huyết ứ, khí trệ, có thể làm tắt kinh khí bàng quang và dẫn đến đau đớn.
2. Bệnh sử
Lý do thăm khám:
- Đau thắt lưng lan xuống gót chân;
- Tê cứng ngón chân;
- Đùi đau âm ỉ.
Quá trình phát triển bệnh lý:
- Bệnh nhân khởi phát cơn đau khoảng 2 tháng trước khi đến bệnh viện kiểm tra, với cơn đau bắt đầu ở khu vực thắt lưng và được cải thiện khi nghỉ ngơi.
- Sau một thời gian, cơn đau xuất hiện liên tục hơn và có xu hướng lan đến hông, mông, đùi, bắp chân, cẳng chân, bàn chân và cả các ngón chân. Ban đầu cơn đau có thể nhẹ và có cảm giác hơi tê, nhói. Cơn đau nhức xuất hiện từ bên trong xương nhưng không nghiêm trọng và có thể chịu đựng được.
- Sau thời gian phát bệnh hơn 1 tháng, cơn đau trở nên nghiêm trọng, khiến người bệnh không thể đứng dậy khi thức dậy vào buổi sáng và cần nắn bóp chân trong nhiều giờ đồng hồ. Khi di chuyển hoặc ho, hắt hơi, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn, đau lan dọc từ thắt lưng đến chân, khiến người bệnh mệt mỏi nghiêm trọng.
- Người bệnh đến bệnh viện khi cơn đau trở nên nghiêm trọng, không thể tự đứng và di chuyển.
3. Kiểm tra sức khỏe khi nhập viện
- Mạch: 85 nhịp / phút;
- Nhiệt độ: 37 độ C;
- Tần số hơi thở: 17 lần / phút;
- Huyết áp: 130 / 80 mmHG;
- Tình trạng tổng thể: Tỉnh táo, khả năng giao tiếp bình thường;
- Nhịp tim đều, T1 và T2 nghe rõ;
- Không ho, không khó thở, tiểu tiện bình thường, bụng mềm;
- Ăn uống bình thường, khó ngủ về đêm;
- Đau thắt lưng tại khu vực L4 – L5. Khi ấn cạnh thắt lưng có cảm giác đau đớn, lan xuống đùi, không thể nhón và đi bằng gót chân.
4. Tiền sử bệnh án
Bệnh lý cá nhân:
- Đau thắt lưng mãn tính;
- Không mắc các bệnh lý cơ xương khớp, không chấn thương cột sống, không phẫu thuật cột sống;
- Không có tiền sử bệnh lao.
Tính chất công việc, sinh hoạt:
- Lao động nặng, thường khuân vác, vận chuyển trọng lượng nặng từ 18 – 55 tuổi;
- Không có tiền sử tai nạn lao động và tại nạn sinh hoạt.
Tiền sử gia đình:
- Không có tiền sử gia đình đau thần kinh tọa hoặc các bệnh lý liên quan.
5. Chẩn đoán
Theo Y học hiện đại:
+ Triệu chứng cơ năng:
- Đau thắt lưng, lan xuống mông, gân kheo, cẳng chân, bàn chân và đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau đôi khi âm ỉ nhưng thường đau rất dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi người, về đêm và được cải thiện khi nghỉ ngơi và với tư thế nằm co gối.
- Có cảm giác như kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm từ mu bàn chân đến ngón cái, gót chân đến ngón ít.
- Thỉnh thoảng, người bệnh đau ở hạ bộ và đau khi tiểu tiện. Đây là dấu hiệu tổn thương lan đến các rễ thần kinh thuộc đám rối đuôi ngựa.
+ Triệu chứng thực thể:
- Cột sống: Phản ứng co cứng ở cơ cạnh cột sống, mất đường cong sinh lý, vẹo cột sống nhẹ do ngồi sai tư thế để chống đau.
- Chèn ép rễ thần kinh L5: Phản ứng gân gót bình thường, giảm cảm giác ở ngón cái, teo nhóm cơ thẳng chân trước và ở mu bàn chân.
- Rễ S1: Mất cảm giác ở ngón út, không thể di chuyển bằng mũi chân, teo cơ cẳng chân và gan bàn chân.
+ Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp X – quang đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như khối u, gãy xẹp đốt sống, viêm đĩa đệm,…
- Đo mật độ xương.
Theo Y học cổ truyền:
+ Tứ chẩn:
Vọng chẩn:
- Bệnh nhân linh hoạt, tỉnh táo, không lú lẫn;
- Mắt sáng, sắc mặt hồng hào;
- Thể trạng cơ thể trung bình, không phù nề;
- Lưỡi hồng, rêu trắng mỏng;
- Di chuyển chậm, các chân di chuyển không đều nhau.
Văn chẩn:
- Tiếng nói rõ, không ngắt quãng;
- Không ho, không nấc;
- Hơi thở không có mùi hôi.
Vấn chẩn:
- Không sợ nóng, không sốt;
- Sợ lạnh;
- Ăn uống bình thường;
- Nước tiểu trong;
- Đại tiện bình thường, không táo không lỏng;
- Đau từ cột sống thắt lưng xuống mông, mặt sau của đùi, lan đến gót chân;
- Đau tăng khi trời lạnh, di chuyển nhiều;
- Cơn đau được cải thiện khi nằm và nghỉ ngơi;
- Không đau ngực, không đau bụng.
Thiết chẩn:
- Mạch trầm nhẹ với tần số 721 / phút, hòa hoãn có lực;
- Da không phù nề, không mụn nhọt;
- Ấn các huyệt đường kinh, bàng quang, khu vực thắt lưng, gây đau;
- Bụng mềm, không sờ thấy khối u.
Thông qua tứ chẩn, xác định bệnh lý như sau:
- Chẩn đoán bệnh danh: Tọa cốt phong
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư hàn (đau thần kinh tọa do lạnh)
- Chẩn đoán thể lâm sàng: Phong hàn thấp
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại tà xâm nhập
6. Điều trị
Phép điều trị: Khu phong tán hàn, đả thông kinh lạc, hoạt huyết, bổ thận can, cường gân cốt.
Bấm huyệt + châm cứu:
- Thông huyệt: Ủy trung (Bq40) và Túc lâm khấp (DA41);
- Thông kinh hoạt lạc bàng quang và kinh Đởm: Tác động các huyệt Phong thị (Đ.31), Hoàn khiêu (Đ.30), Dương lăng tuyền (Đ.34), Huyền Chung (Đ.39), Thận Du (Bq.23), Trật Biên (Bq.54), Đại Trường Du, Khí hải du và Côn lôn (Bq.60);
- Hoa Đà giáp tích vùng thắt lưng trái L4 – L5;
- Thủy châm B12 huyệt Hoa đà giáp tích hoặc A thị huyệt
Bài thuốc điều trị:
Phép trị: Hành khí hoạt huyết, khu phong tán hàn
- Tế tân, Quế chi, Phòng phong, Trần bì, Chỉ sác, Ngải cứu, mỗi vị 8 gram
- Thiên niên kiện, Ngưu tất, Kê huyết đằng, Xuyên khung, Đan sâm, Độc hoạt, Xuyên khung, Uy linh tiên, mỗi vị 12 gram
- Cẩu tích, 6 gram
- Mang các loại dược liệu sắc thành nước thuốc, dùng uống mỗi ngày.
Xoa bóp:
- Xoa bóp dọc theo thắt lưng đến mặt sau của cẳng chân 3 lần;
- Day ấn, lăn từ thắt lưng đến mặt sau của cẳng chân ba lần;
- Bóp từ mặt sau của cẳng chân đến thắt lưng ba lần;
- Bấm huyệt Giáp tích, Thận du, Trach biện, Đại trường du, Phong thị, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Ủy trung;
- Xoa bóp theo liệu trình một lần mỗi ngày, kéo dài trong 15 ngày.
Chế độ sinh hoạt:
- Hướng dẫn người bệnh ăn uống bình thường;
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh mang vác vật nặng;
- Nằm giường ngủ cứng, hạn chế di chuyển, đi lại;
- Vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.
Trên đây là bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa của bệnh nhân nam, 55 tuổi. Tùy theo tình trạng và mức độ bệnh nghiêm trọng của các triệu chứng, phương pháp điều trị có thể được thay đổi. Bệnh án này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể chính xác trong các trường hợp khác. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám tại cơ sở y tế chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Hướng dẫn phòng tránh đau thần kinh tọa
Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm hoặc té ngã, tuy nhiên người bệnh có thể giảm nguy cơ với một số bước bảo vệ, chẳng hạn như:
- Giữ tư thế tốt, thực hiện các kỹ thuật đúng khi ngồi, đứng, nâng đồ vật và kể cả khi ngủ để tránh áp lực lên thắt lưng. Đau thắt lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo tư thế không đúng. Do đó, nếu cảm thấy đau đớn, người bệnh nên điều chỉnh tư thế.
- Không hút thuốc, bởi vì Nicotine trong thuốc lá có thể làm giảm lượng máu cung cấp đến xương, làm yếu cột sống và các đĩa đệm. Điều này có thể gây căng thẳng cho cột sống, đĩa đệm, dẫn đến các vấn đề về lưng cũng như cột sống.
- Duy trì cân nặng hợp lý có thể dẫn đến tình trạng viêm và đau khớp cơ thể, bao gồm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa. Do đó, người bệnh cần đạt được và duy trị cân nặng hợp lý.
- Thường xuyên tập thể dục để kéo giãn các cơ và giữa cho cột sống linh hoạt. Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh ở lưng dưới và bụng có thể hỗ trợ cột sống. Ngoài ra, không nên ngồi trong hời gian dài.
- Chọn các hoạt động thể chất ít gây tổn thương lưng, chẳng hạn như bơi lội, yoga, đi bộ hoặc Thái cực quyền.
- Giữ an toàn và tránh té ngã bằng cách đi giày vừa vặn hoặc sử dụng dụng cụ bảo hộ trong các hoạt động thể chất.
Đau thần kinh tọa là tình trạng phổ biến nhưng không nghiêm trọng và có thể được cải thiện với nhiều phương pháp khác nhau. Hầu hết các trường hợp đều không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm: 10 bài tập giảm đau thần kinh tọa đơn giản, hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!