Đau Khớp Gối Ở Người Già

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau khớp gối ở người già thường ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi, đặc biệt là ở những người béo phì và lạm dụng khớp. Cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn đứng hoặc đi bộ. Nếu không được điều trị các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây mất chức năng của khớp gối.

Đau khớp gối ở người già
Đau khớp gối ở người già có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh

Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người già

Khớp gối là một khớp lớn và chịu nhiều trọng lượng trong cơ thể, đặc biệt là khi chạy bộ, đi hoặc leo cầu thang. Khớp gối cũng rất dễ bị chấn thương và thoái hóa, đặc biệt là ở người cao tuổi. Theo thống kê, cứ 3 người trên 45 tuổi sẽ có một người có dấu hiệu đau khớp gối và tình trạng này tăng dần theo độ tuổi.

Đau khớp gối ở người già thường là tình trạng đau mạn tính, gây sưng hoặc nhạy cảm kéo dài ở một hoặc cả hai đầu gối. Nguyên nhân của cơn đau đầu gối có thể liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm chấn thương, bệnh lý hoặc do thoái hóa tự nhiên.

Cụ thể, các nguyên nhân và điều kiện sức khỏe có thể dẫn đến đau khớp gối ở người cao tuổi bao gồm:

1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối hoặc viêm khớp thoái hóa là tình trạng gây đau, viêm và phá hủy khớp gối do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra. Tình trạng này xảy ra khi các sụn khớp bảo bệ các đầu xương bị hào mòn hoặc bị vỡ, điều này khiến các xương cọ xát với nhau, dẫn đến đau đớn, cứng khớp và một số triệu chứng khác.

Thoái hóa khớp gối thường liên quan đến các tổn thương khớp tích tụ theo thời gian. Do đó, tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Tuổi càng cao, khớp càng có nguy cơ bị hao mòn.

nguyên nhân gây đau khớp gối ở người già
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau khớp gối ở người già

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tổn thương khớp gối bao gồm:

  • Rách sụn khớp
  • Trật khớp
  • Chấn thương dây chằng
  • Dị tật khớp
  • Béo phì
  • Sử dụng tư thế xấu trong thời gian dài

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân chính có thể dẫn đến đau khớp gối ở người già. Bên cạnh đó, các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Cứng khớp gối
  • Đau khi dùng tay ấn vào khớp
  • Viêm, sưng hoặc tấy đỏ

Khi viêm xương khớp phát triển, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của đầu gối. Tổn thương khớp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến dạng khớp và nhiều rủi ro liên quan khác.

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm khớp thoái hóa ở người cao tuổi. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo nhiều biện pháp để quản lý các triệu chứng, cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, chẳng hạn như quản lý tại nhà, sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thay đổi lối sống.

2. Viêm gân

Viêm gân ở đầu gối hay viêm gân xương bánh chè là chấn thương ở gân nối xương bánh chè và xương đầu gối. Gân bánh chè chịu trách nhiệm để mở rộng đầu gối và giúp người bệnh có thể đá, chạy và nhảy.

Viêm gân thường ảnh hưởng đến những người thường xuyên hoạt động, chẳng hạn như chơi bóng rỗ hoặc nhảy thường xuyên. Tuy nhiên, ở người lớn tuổi, gân có thể bị thoái hóa theo thời gian và tăng nguy cơ bị viêm.

Đau đầu gối là dấu hiệu viêm gân xương bánh chè phổ biến nhất. Cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện các hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang. Ở người lớn tuổi, cơn đau có thể xảy ra khi thay đổi tư thế, chẳng hạn như đứng lên từ tư thế ngồi.

Ở người cao tuổi, viêm gân thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, thực hiện kéo giãn và tăng cường cơ bắp ở chân. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật cho các trường hợp cần thiết.

3. Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng nằm gần khớp gối. Bao hoạt dịch chịu trách nhiệm giảm má sát và đệm ở giữa xương, gân, cơ và da ở gần khớp.

Người già bị đau khớp gối
Viêm bao hoạt dịch có thể gây đau đớn và sưng ở khớp gối

Bất cứ bao hoạt dịch nào ở đầu gối cũng có thể bị viêm. Tuy nhiên, tình trạng này thường ảnh hưởng đến bao hoạt dịch gần xương bánh chè. Các triệu chứng thường bao gồm đau đớn và hạn chế khả năng vận động ở đầu gối.

Viêm bao hoạt dịch là nguyên nhân phổ biến có thể gây đau khớp gối ở người già. Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Thường xuyên tạo áp lực lên khớp
  • Sử dụng khớp quá mức
  • Tác động lực trực tiếp vào khớp gối
  • Nhiễm trùng bao hoạt dịch
  • Biến chứng từ các bệnh xương khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout ở đầu gối

Viêm bao hoạt dịch thường được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị cụ thể, chẳng hạn như dùng thuốc, tiêm thuốc hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hoặc chườm đá để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

4. Bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp đau đớn, thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng có thể phát triển ở bất kỳ khớp nào, bao gồm một hoặc cả hai đầu gối. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể có nồng độ axit uric cao, dẫn đến hình thành các tinh thể axit bên trong khớp. Điều này có tạo thành các tinh thể axit làm tổn thương các khớp, gây sưng và đau đớn đột ngột.

Khi ảnh hưởng đến đầu gối, bệnh gout có thể gây ảnh hưởng đến các cử động hàng ngày, chẳng như đi bộ hoặc đứng. Triệu chứng chính của bệnh gout ở đầu gối là đau nhức và khó chịu ở khu vực xung quanh. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Sưng đầu gối
  • Da đầu gối chuyển sang màu đỏ
  • Đầu gối ấm hoặc nóng khi chạm vào
  • Cứng khớp gối hoặc hạn chế phạm vi chuyển động

Mặc dù, hiện tại không có cách điều trị dứt điểm bệnh gout, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo nhiều biện pháp để ngăn ngừa các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng gout.

5. Viêm khớp dạng thấp

Đau đầu gối ở người già có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh lý tự miễn có thể dẫn đến sưng, cứng, nóng và đau ở cả hai bên đầu gối. Theo thời gian, nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến tổn thương khớp gối vĩnh viễn.

Bệnh xương khớp ở người già
Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương niêm mạc khớp và dẫn đến đau khớp

Ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch tấn công lớp niêm mạc và làm hỏng các tế bào hoặc mô xung quanh khớp. Điều này có thể dẫn đến tổn thương sụn và dây chằng khớp. Khi khớp bị hư hỏng, sụn mòn đi và xương bắt đầu ma sát với nhau. Điều này dẫn đến đau đớn và tổn thương xương. Tổn thương do viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ gãy hoặc mòn xương. Nếu xương bị tổn thương, người bệnh có thể gặp khó khăn khi đứng dậy hoặc không thể đi lại.

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc, thay đổi lối sống hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ để cải thiện các triệu chứng. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

6. Trật khớp gối

Đầu gối là một khớp phức tạp và là sự kết nối của ba xương, xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Trật khớp gối xảy ra khi xương đùi lệch vị trí so với xương ống chân (xương chày). Chấn thương này thường xảy ra do té ngã, chấn thương thể thao và tai nạn xe hơi.

Trật khớp do té ngã là nguyên nhân phổ biến có thể gây đau đầu gối ở người già. Tình trạng này tương đối hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Trật khớp gối có thể làm tổn thương một số dây chằng, mạch máu và dây thần kinh quan trọng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của khớp.

Các triệu chứng trật khớp gối có thể nhận biết ngay lập tức và thường nghiêm trọng theo thơi giàn. Đau đớn dữ dội, sưng và mất ổn định khớp là dấu hiệu trật khớp phổ biến nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Biến dạng khớp gối
  • Hạn chế phạm vi chuyển động khớp
  • Sưng đầu gối
  • Không có khả năng cử động đầu gối

Trật khớp gối cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng hoặc nghi ngờ trật khớp gối, người bệnh nên gọi cho cấp cứu để được hướng dẫn cụ thể.

7. Các yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đau khớp gối ở người già. Cụ thể, các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:

Thoái hóa khớp gối ở người già
Béo phì có thể gây áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau khớp
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá mức có thể tạo áp lực và căng thẳng lên đầu gối. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau, khó chịu và tăng nguy cơ viêm khớp theo thời gian.
  • Lạm dụng quá mức: Phản ứng viêm của cơ thể có thể xảy ra khi thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên, khiến khối cơ bị mòn. Phản ứng viêm này có thể gây hại cho các tế bào xung quanh. Nếu cơ thể không có thời gian phục hồi sẽ dẫn đến các chấn thương lặp lại thường xuyên và gây đau đầu gối mãn tính.
  • Cơ bắp yếu: Không có khối lượng cơ bắp hoặc cơ bắp yếu có thể dẫn đến chấn thường và gây đau khớp gối ở người  già. Các mô căng quá mức không thể hỗ trợ cho hoạt động của khớp gối và dẫn đến đau đầu gối.
  • Có các vấn đề cơ học: Các vấn đề chẳng hạn như đầu gối cong, vẹo, một chân ngắn hơn chân kia có thể dẫn đến đau đầu gối.

Chấn thương trong quá khứ: Các chấn thương trong quá khứ có thể làm tăng nguy cơ đau đầu gối ở người lớn tuổi. Ngoài ra, chấn thương cũng khiến đầu gối không được hỗ trợ đầy đủ và gây đau đớn sau khi hồi phục.

Các triệu chứng đau khớp gối ở người già

Các triệu chứng đau đầu gối mãn tính ở người già thường khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh và phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến cơn đau. Cơn đau thường có một số đặc điểm như:

  • Đau đớn liên tục
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng khớp
  • Khó chịu âm ỉ
  • Người bệnh cũng có thể bị đau đớn và sưng đầu gối mãn tính.

Chẩn đoán đau khớp gối ở người già

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối ở người già, mỗi nguyên nhân có phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm khác nhau. Các xét nghiệm phổ biến thường bao gồm xét nghiệm máu, khám sức khỏe tổng thể, chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm liên quan khác.

Do đó, cách tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cách chữa đau khớp gối ở người già

Các phương pháp điều trị đau khớp gối ở người già phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật hoặc hướng dẫn người bệnh các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Cụ thể, để cải thiện cơn đau khớp gối, người bệnh có thể:

1. Chườm lạnh

Chườm lạnh vào đầu gối là một trong những cách tốt và đơn giản nhất để giảm đau đầu gối ở người già. Nhiệt độ lạnh làm thu hẹp các mạch máu, giảm lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng và hỗ trợ giảm sưng. Chườm lạnh cũng có thể hỗ trợ giảm đau  hiệu quả.

Người bệnh có thể bọc một vài viên đá trong một chiếc khăn mỏng, sau đó chườm lên vùng đầu gối bị đau trong 10 đến 20 phút. Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau biến mất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chườm nóng xen kẽ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả hơn.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Mặc dù không có chế độ ăn uống điều trị tình trạng đau đầu gối ở người già, tuy nhiên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Người gia bị đau khớp gối nên ăn gì
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau khớp gối

Chế độ ăn uống được khuyến nghị để cải thiện tình trạng đau khớp gối ở người già bao gồm:

  • Ăn nhiều cà rốt: Cà rốt tốt cho dây chằng và có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau ở đầu gối.
  • Ăn nhiều hành tây: Hành tây có chứa chất chống viêm và có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các hợp chất lưu huỳnh trong hành tây có thể cải thiện cơn đau ở đầu gối một cách nhanh chóng.
  • Tăng lượng magiê: Magiê làm giảm nhiều phản ứng cơ sinh học trong cơ thể. Điều này có thể giúp thư giãn các cơ và dây thần kinh, hỗ trợ giảm độ cứng khớp và giảm đau hiệu quả. Thường xuyên bổ sung các loại rau lá xanh, các loại hạt và đậu để tăng cường lượng magiê trong cơ thể. Ngoài ra, dầu magiê thoa tại chỗ cũng có thể làm dịu cơn đau đầu gối ở người già.
  • Uống mật mía: Mật mía có chứa canxi, kali và magiê. Cả ba khoáng chất này đều có tác dụng điều trị cơn đau khớp gối ở người già và kiểm soát các triệu chứng viêm khớp. Ngoài ra, uống mật mía cũng có thể điều chỉnh hoạt động của các dây thần kinh và giúp cơ bắp chắc khỏe hơn. Để pha mật mía, người bệnh có thể đun nóng 450 ml nước và thêm hai muỗng cà phê mật mía, dùng uống mỗi ngày.
  • Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi chứa nhiều axit béo omega 3, được chứng minh là có tác dụng chống viêm mạnh. Các cũng cung cấp nguồn vitamin D dồi dào, có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau khớp gối.
  • Tỏi: Tỏi là gia vị tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống viêm và phòng ngừa các bệnh viêm khớp. Tỏi cũng được chứng minh là có thể tăng cường chức năng của đầu gối và ngăn ngừa các cơn đau hiệu quả.
  • Các loại hạt: Các loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất có thể giảm viêm liên quan đến bệnh viện khớp. Bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giảm viêm và đau đầu gối.

Bên cạnh các loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu gối, người bệnh cần tránh sử dụng nhiều đường và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Các loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và khiến các cơn đau đầu gối ở người già trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: 15 thực phẩm tốt cho người thoái hóa khớp, giúp chắc khỏe

3. Áp dụng các phương pháp tự nhiên

Có một số phương pháp tự nhiên có thể cải thiện các triệu chứng đau đầu gối ở người già, chẳng hạn như:

  • Gừng: Gừng có thể làm giảm sưng và đau ở đầu gối. Người bệnh có thể giã nhỏ gừng tươi, sau đó cho vào cốc nước nóng và đun sôi trong 10 phút. Thêm một ít mật ong và nước cốt chanh, dùng uống 2 – 3 tách mỗi ngày để cải thiện cơn đau.
  • Nghệ: Củ nghệ có chứa một chất hóa học gọi là curcumin có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Sử dụng nghệ thường xuyên cũng có thể làm chậm tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp (một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối ở người già). Người bệnh có thể xay nhuyễn gừng và nghệ, cho vào một cốc nước, đun sôi trong 10 phút, cho thêm mật ong, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
  • Chanh: Axit citric trong chanh hoạt động như một chất dung môi hòa tan các tinh thể axit uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Người bệnh có thể cắt chanh thành các lát nhỏ, cho vào vải mỏng và nhúng vào dầu mè ấm, dùng chườm lên đầu gối trong 5 đến 10 phút. Thực hiện biện pháp 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
  • Giấm táo: Giấm táo có tính kiềm, có thể loại bỏ khoáng chất tích tụ và độc tố có hại trong khớp gối. Giấm táo cũng có thể hỗ trợ tăng cường chất nhờn ở khớp gối, giảm đau và thúc đẩy khả năng vận động. Người bệnh có thể 1 thìa cà phê giấm táo và một cốc nước lọc, dùng uống trong ngày để cải thiện các cơn đau.

Các biện pháp điều trị đau khớp gối tại nhà thường không mang lại hiệu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, các phương pháp này thường không có tác dụng phụ, đơn giản và dễ thực hiện.

4. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục hàng ngày có thể giúp các cơ chắc khỏe và duy trì khả năng vận động. Điều này cần thiết để điều trị các bệnh viện khớp và ngăn ngừa các cơn đau khớp gối ở người già.

Các chuyên gia khuyến khích người lớn tuổi nên duy trì các hoạt động thể lực, chẳng hạn như:

  • Đi xe đạp
  • Đi dạo
  • Bơi lội hoặc tập thể dục dưới nước
  • Tập thái cực quyền hoặc yoga

Tuy nhiên để tránh các chấn thương hoặc rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5. Điều trị y tế

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế để cải thiện các cơn đau khớp gối ở người già.

Cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
  • Thuốc điều trị: Các loại thuốc, chẳng hạn như Acetaminophen hoặc các loại thuốc giảm đau không kê đơn (NSAIDS) thường được chỉ định để giảm đau đầu gối ở người già. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau theo toa để cải thiện cơn đau. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Tiêm nội khớp: Các phương pháp tiêm nội khớp, chẳng hạn như tiêm corticosteroid, chất nhờn hoặc huyết tương giàu tiểu cầu, có thể giảm đau đầu gối và điều trị một số bệnh viêm khớp.
  • Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp đau khớp gối ở người già thường không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khớp gối bị tổn thương không thể phục hồi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Phòng ngừa đau đầu gối ở người già

Người lớn tuổi có thể phòng ngừa một số nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối hoặc ngăn ngừa cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

  • Khởi động trước và khi tập thể dục
  • Thử các bài tập ít tác động, chẳng hạn như bơi hoặc đi xe đạp
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Đi bộ xuống dốc thay vì chạy
  • Tập thể dục, đi bộ trên các bề mặt cân bằng, tránh các đường sỏi đá, gồ ghề
  • Sử dụng miếng lót giày hỗ trợ có thể góp phần gây đau đầu gối
  • Thay thế giày thường xuyên để đảm bảo giày hỗ trợ tốt cho khớp gối

Đau khớp gối ở người già, đặc biệt là cơn đau do thoái hóa khớp là cơn đau vĩnh viễn không thể điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để hạn chế các cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng.

Tham khảo thêm: 11 cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam tốt nhất

Câu hỏi liên quan
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua