Tập Gym Bị Đau Khuỷu Tay Và Bí Quyết Giúp Mau Hồi Phục

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tập gym bị đau khuỷu tay là tình trạng thường gặp, thường do chấn thương trong quá trình vận động. Một số trường hợp khác có bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến đau đớn. Thông thường dành thời gian nghỉ ngơi kết hợp chườm lạnh có thể giảm nhẹ cơn đau. Những trường hợp nặng hơn cần chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tập gym bị đau khuỷu tay
Tìm hiểu tập gym bị đau khuỷu tay do đâu, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả

Tập gym bị đau khuỷu tay và dấu hiệu

Tập gym bị đau khuỷu tay là tình trạng đau khuỷu tay (đau nhói hoặc âm ỉ) ở những người tập gym. Phần lớn bệnh nhân bị đau do chấn thương trong khi tập luyện, lạm dụng khớp quá mức. Đôi khi đau liên quan đến một số tình trạng viêm ở khuỷu tay.

Ở người tập gym, đau khuỷu tay có những đặc điểm sau:

  • Đau nặng và đột ngột
  • Cảm thấy nhói ở trong, không thể tiếp tục luyện tập
  • Cố gắng chuyển động khiến đau tăng
  • Chườm ám và bất động vài ngày giúp đau giảm
  • Đôi khi đau âm ỉ kéo dài gây khó chịu

Tập gym bị đau khuỷu tay thường kèm theo cứng khớp, giảm tính ổn định do những thương tổn ở khớp và mô mềm xung quanh. Ngoài ra người bệnh còn gặp thêm một số triệu chứng sau (tùy thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân):

  • Giảm phạm vi vận động, khó gấp duỗi khuỷu tay
  • Sưng khớp
  • Co thắt trong vùng khuỷu tay
  • Đổi màu da quanh khớp

Vì sao tập gym bị đau khuỷu tay?

Đau khuỷu tay khi tập gym thường do những nguyên nhân sau:

nguyên nhân Tập gym bị đau khuỷu tay
Chấn thương trong quá trình luyện tập là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau khuỷu tay khi tập gym
  • Chấn thương trong quá trình luyện tập: Giãn dây chằng khuỷu tay, căng cơ, trật khớp khuỷu tay… thường gặp ở người lạm dụng khớp khuỷu tay, luyện tập cường độ cao, nâng tạ không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng tạ quá nặng.
  • Lạm dụng khuỷu tay: Đau khuỷu tay khi luyện tập với cường độ cao trong thời gian dài hoặc thường xuyên lặp đi lặp lại một vài chuyển động. Lạm dụng khuỷu tay làm tăng áp lực lên khớp xương, kéo căng cơ và sử dụng dây chằng không đúng cách. Từ đó dẫn đến đau khuỷu tay khi tập gym.
  • Tạo lực ép lên khuỷu tay: Nâng tạ có trọng lượng quá nặng hoặc giữ thói quen khóa khớp khuỷu tay khi tập gym (đặc biệt là những bài tập dùng tạ) có thể tạo lực ép lên khuỷu tay và dây chằng xung quanh. Điều này thường gây đau và dẫn đến chấn thương.
  • Bệnh xương khớp: Khi không được phát hiện và điều trị tốt, một số bệnh xương khớp có thể khiến người tập gym bị đau khuỷu tay. Một số bệnh thường gặp gồm viêm khớp khuỷu tay, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khuỷu tay

Tập gym bị đau khuỷu tay có nguy hiểm không?

Phần lớn trường hợp tập gym bị đau khuỷu tay không quá nghiêm trọng. Nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách có thể giảm nhẹ triệu chứng, sớm trở lại hoạt động bình thường.

Đôi khi tập gym bị đau khuỷu tay do chấn thương và bệnh lý. Những trường hợp này cần được điều trị y tế sớm để ngăn biến chứng. Một số biến chứng có thể gặp gồm:

  • Đau khuỷu tay mãn tính
  • Teo cơ tay do thiếu vận động
  • Giảm hoặc mất khả năng vận động
  • Cứng khớp nghiêm trọng ở khuỷu tay

Khi nào tập gym bị đau khuỷu tay cần khám bác sĩ?

Tập gym bị đau khuỷu tay thường không cần thăm khám. Các triệu chứng có thể khỏi dần theo thời gian hoặc giảm nhanh khi có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Tuy nhiên người bệnh cần đến bệnh viện nếu:

  • Đau đớn nghiêm trọng
  • Đau không giảm sau 3 ngày hoặc tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian
  • Có chấn thương khi luyện tập
  • Đau kèm theo các triệu chứng khác, bao gồm:
    • Biến dạng ở khuỷu tay
    • Không thể di chuyển hay gập duỗi khớp
    • Có vết thương hở
    • Sưng tấy không cải thiện
    • Cứng khớp
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt và sưng tấy ở vùng bị thương.

Chẩn đoán đau khuỷu tay khi tập gym

Các bước chẩn đoán xác định và đánh giá nguyên nhân gây đau khuỷu tay khi tập gym:

Chẩn đoán Tập gym bị đau khuỷu tay
Kiểm tra lâm sàng kết hợp hình ảnh giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đau khuỷu tay khi tập gym
  • Kiểm tra lâm sàng
    • Kiểm tra mức độ đau, vị trí đau, các triệu chứng đi kèm
    • Cơ chế chấn thương/ bệnh sử
    • Phạm vi và chức năng của khuỷu tay
    • Tính linh hoạt
  • Kiểm tra cận lâm sàng
    • Chụp X-quang: Kiểm tra và đánh giá tổn thương xương và khớp (chẳng hạn như gãy xương, hao mòn sụn khớp), phát hiện tình trạng trật khớp khuỷu tay.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra tổn thương ở mô mềm (dây chằng, sụn khớp, cơ, dây thần kinh, mạch máu…)
    • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nhiễm trùng và viêm.

Cách khắc phục tập gym bị đau khuỷu tay

Ít khi tập gym bị đau khuỷu tay cần được điều trị y tế. Phần lớn các trường hợp có thể giảm đau nhanh bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Dựa trên tình trạng, đau khuỷu tay khi tập gym được điều trị bằng những phương pháp sau:

1. Nghỉ ngơi

Khi tập gym bị đau khuỷu tay, cần ngừng hoặc hạn chế vận động trong 48 giờ đầu. Đồng thời tránh những hoạt động có thể gây khó chịu hoặc tăng mức độ đau đớn.

Nên nghỉ ngơi và giữ khuỷu tay ở vị trí tốt. Điều này giúp ngăn ngừa tổn thương thêm, khớp xương và mô mềm lành lại đúng cách. Đồng thời giúp giải phóng áp lực và giảm đau khuỷu tay.

Lưu ý: Không bất động hoàn toàn trên 48 giờ.

2. Chườm lạnh

Đặt một túi đá hoặc túi chườm lạnh lên khuỷu tay bị thương, giữ trong 20 phút, lặp lại mỗi 2 – 4 giờ 1 lần. Nhiệt độ thấp từ biện pháp này giúp sưng và đau nhanh chóng thuyên giảm.

Chườm lạnh chữa Tập gym bị đau khuỷu tay
Chườm lạnh lên vùng khuỷu tay bị thương để giảm sưng và đau nhanh chóng

3. Nén và nâng cao

Nén và nâng cao trong khi nghỉ ngơi giúp giảm sưng hiệu quả.

  • Nén: Dùng băng thun (có độ co giãn thích hợp) quấn quanh khuỷu tay bị thương. Điều này giúp khuỷu tay được giữ ở vị trí ổn định, hạn chế tổn thương thêm. Ngoài ra nén còn giúp giảm đau và sưng, tạo điều kiện cho mô mềm quanh khớp tự chữa lành.
  • Nâng cao: Nâng cánh tay bị thương cao hơn mức tim. Biện pháp này giúp giảm sưng bằng cách ngăn máu và dịch tích tụ ở khớp bị thương.

4. Xoa bóp

Thử xoa bóp nhẹ nhàng nếu tập gym bị đau khuỷu tay. Biện pháp này giúp thư giãn, tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy chữa lành các mô bị thương. Ngoài ra xoa bóp thường xuyên còn giúp giảm đau, giảm co thắt cơ, kích thích sản sinh dịch nhờn bôi trơn, ngăn cứng khớp.

Lưu ý:

  • Xoa bóp nhẹ nhàng, không gây đau hay quá khó chịu.
  • Dùng dầu xoa bóp xương khớp hoặc tinh dầu thảo dược (gừng, bạc hà, tràm trà…) trước khi xoa bóp. Điều này giúp tăng hiệu quả giảm đau.

5. Vận động nhẹ nhàng

Khi đau giảm, cần vận động nhẹ nhàng để ngăn cứng khớp. Những bài tập kéo căng cổ tay và khuỷu tay có thể giúp thư giãn, cải thiện sự dẻo dai và duy trì khối lượng cơ bắp. Đồng thời cải thiện phạm vi vận động.

Ngoài ra luyện tập nhẹ nhàng giúp các cơ co thắt được giải phóng, ngăn sưng đau, cải thiện phạm vi và chức năng của khuỷu tay. Từ đó sớm trở lại với các hoạt động bình thường.

6. Thuốc

Nếu đau không giảm, một số thuốc giảm đau sẽ được chỉ định.

Sử dụng thuốc trị đau khuỷu tay do tập gym
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định nếu đau khuỷu tay kéo dài, đau nhiều hoặc không giảm
  • Acetaminophen: Đây là thuốc giảm đau dành cho trường hợp nhẹ, tập gym bị đau khuỷu tay do nguyên nhân đơn giản. Thuốc có tác dụng giảm đau và sốt, hiệu quả thường sau 1 – 2 liều dùng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID được chỉ định cho bệnh nhân bị đau khuỷu tay ở mức độ vừa hoặc liên quan đến viêm. Thuốc có tác dụng giảm sưng đau và trị viêm hiệu quả. Một số loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng gồm Ibuprofen, Naproxen/ Naproxen Natri.
  • Thuốc giảm đau giãn cơ: Nhóm thuốc này được chỉ định cho những trường hợp đau cơ hoặc đau kèm theo co thắt/ cứng cơ. Thuốc mang đến hiệu quả điều trị co thắt và co cứng cơ, đồng thời giúp giảm đau hiệu quả.
  • Tiêm corticoid vào khớp: Corticoid có thể được dùng để tiêm vào khớp. Thuốc phù hợp với cơn đau nặng và không đáp ứng với NSAID. Corticoid có tác dụng trị viêm và giảm đau nhanh chóng.

7. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được áp dụng cho những trường hợp tập gym bị đau khuỷu tay do bệnh lý/ chấn thương nghiêm trọng. Trong đó, các bài tập giúp kéo giãn khuỷu tay nhẹ nhàng, tăng phạm vi và tính ổn định cho khớp xương bị thương. Đồng thời giảm nhẹ cảm giác đau đớn.

Sau 2 – 4 tuần, bệnh nhân được tập vận động chủ động, gập – duỗi khớp toàn phần… Những bài tập này giúp tăng khối lượng cơ bắp, cải thiện tính dẻo dai cho dây chằng. Ngoài ra luyện tập đều đặn có có thể giúp phục hồi chức năng hoàn toàn.

Phòng ngừa tập gym bị đau khuỷu tay

Tập gym bị đau khuỷu tay chủ yếu do luyện tập sai tư thế, gắng sức và lạm dụng khớp xương. Để ngăn ngừa, các nguyên nhân cần được loại bỏ kết hợp với một số biện pháp bảo vệ khác.

Phòng ngừa tập gym bị đau khuỷu tay
Lựa chọn bài tập phù hợp và tập gym đúng kỹ thuật để phòng ngừa chấn thương và đau khuỷu tay
  • Luôn khởi động 10 – 15 phút trước khi tập luyện. Nên khởi động cho khuỷu tay, cổ tay, cơ lưng, cổ và các khớp ở chân. Biện pháp này giúp cải thiện tính linh hoạt, làm nóng cơ thể và tăng lưu thông máu. Từ đó giảm nguy cơ chấn thương hiệu quả.
  • Không đột ngột tăng cường độ luyện tập hoặc bắt đầu với bài tập có cường độ cao.
  • Lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng. Tuyệt đối không luyện tập gắng sức.
  • Tránh gắng sức, không lặp đi lặp lại một vài chuyển động gây bất lợi để tránh tăng áp lực lên khớp xương và gây đau.
  • Tập gym đúng kỹ thuật, tránh kéo căng cơ và sử dụng dây chằng không đúng cách.
  • Sử dụng tạ có trọng lượng thích hợp và nâng tạ đúng cách để tránh chấn thương dẫn đến đau khuỷu tay khi tập gym.
  • Trong khi nâng tạ, không giữ thói quen khóa khớp khuỷu tay vì nó có thể tạo lực ép lên khuỷu tay và dây chằng xung quanh.
  • Dùng băng quấn khuỷu tay hoặc một số đồ dùng bảo hộ khác khi tập gym.
  • Căng cơ sau luyện tập để cơ bắp có thời gian phục hồi và thư giãn khớp xương.
  • Điều trị khỏi chấn thương và các bệnh lý gây đau khuỷu tay khi luyện tập. Đồng thời tập phục hồi chức năng tích cực trước khi trở lại các hoạt động.
  • Bổ sung canxi, omega-3, vitamin C, D, A, E… từ các loại hạt, trái cây, đậu, rau lá xanh, sữa, cá béo và các loại thực phẩm lành mạnh khác. Đây là những thành phần dinh dưỡng giúp giảm viêm đau, chống thoái hóa khớp sớm và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh – một cách giúp phòng ngừa tập gym bị đau khuỷu tay hiệu quả.

Tập gym bị đau khuỷu tay chủ yếu do gắng sức hoặc tập sai tư thế dẫn đến chấn thương trong quá trình luyện tập. Đôi khi đau liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn. Để điều trị an toàn, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu đau nhức dai dẳng hoặc đau nặng.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua