Cách Xoa Bóp Chữa Đau Cổ Tay Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cách xoa bóp chữa đau cổ tay được thực hiện khi có cơn đau từ nhẹ đến vừa, không kèm theo viêm khớp cấp. Biện pháp này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, cải thiện chức năng thần kinh, tăng sức mạnh cho tay và giảm đau. Tuy nhiên xoa bóp cần được thực hiện đúng cách để không làm tăng mức độ tổn thương.

Cách xoa bóp chữa đau cổ tay
Hướng dẫn cách xoa bóp chữa đau cổ tay, công dụng và những lưu ý khi thực hiện

Cách xoa bóp chữa đau cổ tay có hiệu quả không?

Xoa bóp là liệu pháp được dùng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp (bao gồm cả đau cổ tay), thường kết hợp với bấm huyệt. Liệu pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị đau cổ tay do tư thế xấu, lạm dụng khớp hay đau cổ tay do bệnh lý (chẳng hạn như viêm bao gân cổ tay, hội chứng ống cổ tay…).

Trong khi xoa bóp, khớpcổ tay, xương, mô mềm, và các huyệt đạo được tác động với lực thích hợp. Điều này mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn nhẹ nhàng, giảm đau thần kinh và đau nhức cổ tay.

Ngoài ra xoa bóp đúng kỹ thuật còn giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ chữa lành tổn thương, cải thiện chức năng và tính linh hoạt của khớp cổ tay. Đồng thời phòng ngừa tình trạng cứng khớp, điều trị co cứng cơ, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một số tác dụng khác:

  • Tăng sức bền và tính đàn hồi của cơ
  • Giảm căng cơ
  • Thư giãn gân, dây thần kinh, xương và khớp
  • Cải thiện phạm vi vận động
  • Giảm đau mỏi do lạm dụng khớp (chẳng hạn như lặp đi lặp lại một động tác, uốn cong cổ tay quá mức…)
  • Giảm nguy cơ thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay, phù hợp với người thường xuyên làm việc với bàn phím
  • Giảm đau cơ

Đánh giá vào năm 2016 cho thấy, những người bị đau cổ tay do hội chứng ống cổ tay cho biết đau đớn, tâm trạng chán nản và lo lắng thấp hơn khi được xoa bóp thường xuyên. Đồng thời cải thiện sức mạnh của tay cầm.

Một nghiên cứu ở những người bị hội chứng ống cổ tay được xoa bóp 30 phút, 2 lần mỗi tuần liên tục 6 tuần. Đến tuần thứ hai, các triệu chứng giảm và chức năng của bạn tay có sự thay đổi đáng kể. Nghiên cứu đã bao gồm những điểm kích hoạt tay.

Theo Y học cổ truyền, xoa bóp tác động lực vào lạc kinh (kinh cân) cùng với những huyệt đạo trên cơ thể. Điều này giúp đả thông kinh mạch, điều hòa dinh vệ, thông kinh hoạt lạc, điều hòa chức năng tạng phủ và đuổi ngoại. Từ đó giảm đau, phòng ngừa bệnh và nâng cao sức khỏe.

Chính vì những thông tin nêu trên mà cách xoa bóp chữa đau cổ tay có thể mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh, giúp phòng ngừa và giảm đau hiệu quả.

Cách xoa bóp chữa đau cổ tay có tác dụng giảm đau, tăng cường sức mạnh
Cách xoa bóp chữa đau cổ tay có tác dụng giảm đau, tăng cường sức mạnh, cải thiện chức năng của khớp

Khi nào nên xoa bóp chữa đau cổ tay?

Cách xoa bóp chữa đau cổ tay được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau cổ tay do những nguyên nhân dưới đây:

  • Đau do dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay
  • Liên quan đến thời tiết lạnh
  • Viêm khớp
  • Đau xương khớp
  • Đau do giãn dây chằng cổ tay hoặc đau cơ, viêm bao gân cổ tay
  • Đau cổ tay kèm theo co cứng cơ, cứng khớp, tê bì
  • Đau và bầm tím do chấn thương
  • Tuần hoàn máu kém, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, stress

Chống chỉ định

Không nên áp dụng cách xoa bóp chữa đau cổ tay cho những trường hợp sau:

  • Gãy xương
  • Chấn thương đụng dập khớp, cơ và dây chằng
  • Loãng xương nghiêm trọng
  • Ung thư xương
  • Giảm tiểu cầu nghiêm trọng hoặc mắc chứng huyết khối sâu trong tĩnh mạch
  • Thần kinh không ổn định

Ngoài ra không xoa bóp trực tiếp lên khu vực khớp viêm cấp với các biểu hiện như đỏ, đau, sưng, nóng… Không xoa bóp lên vùng da có vết thương hở hoặc có mụn nhọt lở loét. Vì điều này có thể gây nhiễm khuẩn và tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh ngoài da.

Chống chỉ định xoa bóp cho người bị gãy xương, viêm khớp cấp
Chống chỉ định xoa bóp cho người bị gãy xương, viêm khớp cấp, chấn thương đụng dập khớp, cơ và dây chằng

Hướng dẫn cách xoa bóp chữa đau cổ tay

Để chữa đau cổ tay, người bệnh cần xoa bóp đúng cách. Bởi điều này có thể giúp giảm đau an toàn và hiệu quả, không khiến tổn thương gia tăng hoặc thêm nghiêm trọng. Cách xoa bóp chữa đau cổ tay tập trung vào cổ tay. Tuy nhiên cũng cần tác động lên cả cánh tay, khuỷu tay, bàn tay và các ngón tay.

Dưới đây là cách xoa bóp chữa đau cổ tay hiệu quả ngay tại nhà:

1. Xoa bóp cổ tay kết hợp bấm huyệt

Xoa bóp cổ tay kết hợp bấm huyệt có thể làm tăng tác dụng giảm đau. Đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh lý lên quan đến tổn thương khớp cổ tay. Cách thực hiện:

Làm ấm tay

Xoa hai lòng bàn tay với nhau cho đến khi nóng lên. Tiếp tục xoa lên mu bàn tay và cổ tay. Bước này giúp làm ấm các mạch máu, tăng tuần hoàn khí huyết, thư giãn cân cốt. Đồng thời tăng hiệu quả cho cách xoa bóp chữa đau cổ tay.

Xoa bóp ngón tay

  • Nắn cơ khớp ở ngón tay, nhẹ nhàng xoa hai bàn tay vào nhau, uốn cong và day kéo các ngón tay
  • Dùng hai bàn tay ôm lấy ngón tay, sau đó di chuyển theo chiều ngược nhau (động tác vờn ngón tay)
  • Nhẹ nhàng gập, kéo, duỗi và co các ngón tay.
  • Thực hiện trong 2 phút.

Xoa bóp lòng bàn tay

  • Nhẹ nhàng xoa bóp và day lòng bàn tay bằng ngón út và ngón cái
  • Ấn ngón tay cái vào lòng bàn tay. Đồng thời miết các kẽ xương của lòng bàn tay bằng đầu ngón tay
  • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ day ấn nhẹ nhàng các khớp ngón tay ở bàn tay
  • Thực hiện trong 2 phút.
Xoa bóp lòng bàn tay
Xoa bóp lòng bàn tay giúp lực vừa phải để hỗ trợ chữa đau cổ tay

Xoa bóp cổ tay

  • Lần lượt thực hiện các động tác gồm xoa bóp, xoay, gập, duỗi để tác động nhẹ nhàng lên khớp cổ tay
  • Nhẹ nhàng nghiêng cổ tay về bên trái, tiếp tục nghiêng về nên phải
  • Thực hiện trong 5 phút.

Xoa bóp khuỷu tay

  • Nắn bóp cẳng tay. Dùng lực tác động vừa phải, nắn đều ở cả mặt trong và mặt ngoài của cẳng tay
  • Xoa bóp vùng cơ. Xoa bóp nhiều hơn ở vị trí đang bị đau nhức
  • Thực hiện trong 5 phút.

Bấm huyệt

Nhẹ nhàng tác động lực lên một số huyệt đạo dưới đây sau khi xoa bóp:

  • Bát tà

Vị trí huyệt: Huyệt Bát tà gồm 8 huyệt con. Tất cả nằm ở giữa kẽ ngón tay của cả hai bàn tay.

Tác dụng: Giảm tê mỏi, đau nhức xương khớp ở bàn tay và cổ tay do phong hàn.

  • Hợp cốc

Vị trí huyệt: Huyệt này nằm ngay tại chỗ lõm giữa ngón trỏ và ngón tay cái.

Tác dụng: Trị đau khớp ngón tay, đau khớp cổ tay, tê bì ngón tay, tê liệt cánh tay và bàn tay.

  • Nội quan

Vị trí huyệt: Nằm trên cổ tay hai thốn, ngay ở giữa khe cơ.

Tác dụng: Giảm đau cổ tay do viêm/ đau dây thần kinh.

  • Ngoại quan

Vị trí huyệt: Huyệt Ngoại quan nằm trên lằn chỉ cổ tay hai thốn, ngay lõm giữa xương trụxương quay.

Tác dụng: Ngăn ngừa và điều trị liệt chi.

  • Dương trì

Vị trí huyệt: Huyệt này nằm ngay tại vị trí lõm mặt bên ngoài cổ tay.

Tác dụng: Điều trị viêm khớp, đau khớp, viêm hoặc tổn thương những cấu trúc mô mềm xung quanh khớp.

  • Khúc trì

Vị trí huyệt: Huyệt Khúc trì nằm ngay chỗ lõm khuỷu tay. Cong khuỷu tay lại để xác định huyệt.

Tác dụng: Giảm đau cánh tay và khuỷu tay lan xuống cổ tay.

Khi thực hiện, nhẹ nhàng dùng ngón tay cái ấn và day vào huyệt, mỗi huyệt 30 giây. Bấm huyệt mỗi ngày 20 phút (1 lần) sau xoa bóp.

Bấm huyệt Bát tà giúp giảm tê mỏi, giảm đau nhức ở bàn tay và cổ tay do phong hàn
Bấm huyệt Bát tà giúp giảm tê mỏi, giảm đau nhức ở bàn tay và cổ tay do phong hàn

2. Cách tự xoa bóp chữa đau cổ tay

Nếu không có người hỗ trợ, bạn cũng có thể tự áp dụng cách xoa bóp để chữa đau cổ tay của mình. Không cần thiết bị đặc biệt nào để massage. Có thể sử dụng hoặc không xoa kem dưỡng da, tinh dầu hay dầu trước khi xoa bóp.

Hướng dẫn cách tự xoa bóp chữa đau cổ tay:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái. Đặt một tay lên bàn trong khi tay kia được sử dụng để thực hiện những động tác xoa bóp. Điều này giúp tạo một lực vừa phải.
  • Dùng lòng bàn tay nhẹ nhàng vuốt dọc cẳng tay, di chuyển từ cổ tay đến cùi chỏ và ngược lại. Thực hiện cả hai bên cẳng tay.
  • Kéo dài động tác vuốt dọc lên vai. Thực hiện ít nhất 3 lần cho cả hai bên của cẳng tay. Bước này giúp làm nóng cơ bắp và tăng hiệu quả giảm đau.
  • Dùng lòng bàn tay vuốt nhẹ nhàng từ cổ tay đến các đầu ngón tay. Thực hiện ở hai bên bàn tay ít nhất 3 lần. Sử dụng lực vừa phải.
  • Đặt bàn tay quanh cẳng tay với ngón tay cái bên dưới. Thực hiện động tác véo da bắt đầu từ bàn tay đến cổ tay. Lặp lại động tác. Thực hiện véo da ở cả hai bên của cẳng tay ít nhất 3 lần, dùng lực vừa phải.
  • Sử dụng ngón tay trỏ và ngón cái hoặc dùng ngón tay cái và tất cả những ngón tay của bạn để thực hiện động tác ấn tới lui hoặc theo chuyển động tròn. Từ từ di chuyển từ ngón tay đến bàn tay. Động tác này cần được thực hiện ở cả hai bên bàn tay và cánh tay. Thực hiện ít nhất 3 lần, dùng lực vừa phải.
  • Dùng ngón tay cái ấn lên khắp mu bàn tay đến lòng bàn tay theo chuyển động tròn, sử dụng với lực vừa phải. Tiếp tục dùng ngón tay cái ấn dọc hai bên của các ngón tay. Sau cùng sử dụng ngón tay cái để xoa bóp vùng giữa ngón trỏ và ngón tay cái.

Xoa bóp ít nhất 15 phút mỗi ngày. Cố gắng dùng lực vừa phải, không nên dùng lực quá nhẹ.

Cách tự xoa bóp chữa đau cổ tay
Cách tự xoa bóp chữa đau cổ tay giúp giảm đau và phục hồi khớp tổn thương nhanh chóng

Lưu ý khi áp dụng cách xoa bóp chữa đau cổ tay

Xoa bóp đúng cách và thường xuyên giúp chữa đau cổ tay hiệu quả, tăng sức mạnh của tay. Đồng thời giảm cảm giác lo lắng và căng thẳng, tốt cho sức khỏe của bạn (đã được chứng minh lâm sàng). Chính vì thế biện pháp này có thể được thực hiện cho những bệnh nhân bị đau cổ tay do viêm khớp cổ tay, bệnh thần kinh, hội chứng ống cổ tay hay các tình trạng khác.

Tuy nhiên để đạt lợi ích tối đa và đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi áp dụng cách xoa bóp chữa đau cổ tay:

  • Lưu ý mục chống chỉ định và chỉ định. Không tự ý đánh giá tình trạng và áp dụng cách xoa bóp chữa đau cổ tay.
  • Xoa bóp đúng kỹ thuật. Bởi việc thực hiện không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến chấn thương, co giật và nhiều vấn đề khác.
  • Đối với xoa bóp kết hợp bấm huyệt, liệu pháp này cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và có chuyên môn cao, am hiểu về kỹ thuật xoa bóp và những huyệt đạo. Điều này giúp đạt hiệu quả tối đa và đảm bảo xoa bóp an toàn. Ngược lại những trường hợp bấm huyệt sai cách hoặc sai vị trí huyệt có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng.
  • Tự xoa bóp hàng ngày để kiểm soát cơn đau và liên tục mang lại những lợi ích.
  • Tùy thuộc vào tình trạng của bạn mà nhà vật lí trị liệu hay bác sĩ có thể đề xuất những kỹ thuật xoa bóp cụ thể. Trong trường hợp bị đau cổ tay nghiêm trọng, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc bắt đầu tự xoa bóp.
  • Xoa bóp trước khi đi ngủ vừa giúp giảm đau cổ tay, vừa cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mặc dù vậy massage mang đến lợi ích và thư giãn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Thay vì dùng lực nhẹ, nên cố gắng dùng lực vừa phải để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không xoa bóp trực tiếp lên khu vực khớp viêm cấp để tránh làm nặng hơn tình trạng và gây hư hỏng khớp.
  • Có thể dùng dầu xoa bóp xương khớp, kem dưỡng da hoặc tinh dầu trước khi xoa bóp. Điều này giúp tăng hiệu quả giảm đau, thư giãn, giảm cứng khớp hiệu quả.
Có thể thoa một ít tinh dầu trước khi xoa bóp để tăng hiệu quả giảm đau cổ tay
Có thể thoa một ít tinh dầu trước khi xoa bóp để tăng hiệu quả giảm đau cổ tay

Nhìn chung cách xoa bóp chữa đau cổ tay mang đến nhiều lợi ích cho quá trình chữa trị, giúp giảm đau, giảm cứng khớp, cải thiện sức mạnh và phạm vi chuyển động. Ngoài ra liệu pháp này còn giúp thư giãn, dễ ngủ và mang đến hiệu lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên cần xoa bóp đúng cách. Những trường hợp đau nhiều cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc tự xoa bóp chữa bệnh tại nhà.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua