Đau Khớp Háng Khi Mang Thai Tháng Cuối

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối là tình trạng xảy ra phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu. Ngoài do thói quen sinh hoạt và ảnh hưởng từ bệnh lý xương khớp thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sắp sinh. Hãy theo dõi triệu chứng đi kèm để thăm khám bác sĩ khi cần thiết.

đau khớp háng khi mang thai tháng cuối
Tìm hiểu tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Mô tả tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Đặc biệt trong tháng cuối thai kỳ (trước khi sinh). Thời điểm này các cơn đau và triệu chứng đi kèm thường có biểu hiện rất rõ nét. Nó gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống thường ngày của mẹ bầu.

Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thắt lưng và xương chậu. Nó có thể xuất hiện âm ỉ sau đó sẽ tăng dần cường độ đau. Cơn đau có thể lan tỏa ở cả 2 bên khớp háng, xương mu hay kéo xuống 2 bên chi dưới.

Bà bầu có thể bị đau rõ nét hơn khi ngủ hay khi di chuyển, vận động háng nhiều. Càng cận kề ngày dự sinh thì bụng bầu càng to và tình trạng đau nhức sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể gặp phải các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi: Đau nhức khớp háng và các vùng xung quanh cùng với áp lực ngày càng lớn từ bụng bầu sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi.
  • Căng tức bụng dưới: Cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến khớp háng và xương mu mà còn lan sang vùng bụng dưới. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu bị căng tức bụng dưới kéo dài.
  • Di chuyển khó khăn: Tình trạng đau nhức khớp háng cuối thai kỳ sẽ cản trở việc di chuyển và vận động của mẹ bầu. Đặc biệt là động tác nhấc chân sẽ trở nên rất khó khăn.

Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Mang thai tháng cuối là thời điểm rất nhạy cảm. Lúc này bụng bầu phát triển rất lớn gây ra nhiều áp lực cho hệ thống xương khớp, nhất là khớp háng. Do đó, tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối diễn ra phổ biến.

Mẹ bầu thường bị đau khớp háng vào thời điểm cuối thai kỳ do các nguyên nhân sau đây:

1. Khung xương chậu mở rộng

Theo cấu tạo của cơ thể nữ giới, phần xương chậu sẽ kết nối với xương mu và khớp háng để tạo ra một khung vững chắc. Điều này giúp nâng đỡ tốt cho thân trên và bảo vệ tử cung.

Càng về thời điểm cuối thai kỳ thì thai nhi sẽ càng lớn dần. Đồng thời có khuynh hướng quay đầu xuống phía dưới cổ tử cung.

Lúc này, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều relaxin và progesterone hơn để kích thích khung xương chậu giãn nở to hơn. Khung xương chậu mở rộng quá mức là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối.

vì sao mẹ bầu tháng cuối bị đau khớp háng
Thai nhi phát triển lớn khiến khung xương chậu giãn ra sẽ gây đau khớp háng ở mẹ bầu

2. Tăng cân quá nhiều

Tăng cân khi mang thai là tình trạng không thể tránh khỏi. Đặc biệt ở tháng cuối thai kỳ, đa phần các mẹ bầu đều bị tăng cân nhiều. Thậm chí có những mẹ bầu lên tới từ 15 – 20kg.

Cân nặng tăng quá nhiều gây ra rất nhiều áp lực cho hệ thống xương khớp, đặc biệt là khớp háng, khớp gối và cột sống. Từ đó làm kích hoạt các cơn đau nhức rất khó chịu.

3. Làm việc quá sức

Tháng cuối thai kỳ là thời điểm mà các mẹ bầu nên có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên một số mẹ bầu vẫn phải làm việc hay vận động quá mức. Tình trạng này có thể kích thích các cơn đau khớp háng xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Thiếu canxi

Khi mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể mẹ bầu tăng lên. Bởi lượng canxi nạp vào cần đáp ứng đủ cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi. Nhất là khi có chế độ ăn uống không phù hợp.

Thiếu hụt canxi khi mang thai tháng cuối sẽ khiến cho mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức khớp háng. Ngoài ra còn gặp phải nhiều triệu chứng khác đi kèm. Bao gồm đau lưng, tê bì chân tay, khô da, móng tay giòn, chuột rút cơ bắp, mất ngủ…

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Nguyễn Phượng – Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và Chăm sóc sức khỏe Đại học South Columbia (Hoa Kỳ), việc bổ sung canxi ở giai đoạn mang thai góp phần quan trọng cho sự phát triển của bé khi trưởng thành. Chính vì vậy, bên cạnh việc bổ sung canxi qua bữa ăn, mẹ bầu cần tham khảo và kết hợp sử dụng với các loại viên uống nạp canxi để cơ thể tăng sức đề kháng và cung cấp đủ lượng canxi cho bé cứng cáp, khỏe mạnh hơn.

5. Ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp

Ngoài các nguyên nhân phổ biến nêu trên thì tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối còn có thể là do ảnh hưởng từ các bệnh cơ xương khớp kích hoạt trong thai kỳ. Bao gồm:

+ Viêm khớp háng:

Viêm khớp háng là bệnh lý thường gặp gây đau khớp háng. Bệnh lý này có thể kích hoạt ở trước hay trong thai kỳ. Nguyên nhân thường do vận động sai cách, chấn thương, thừa cân – béo phì, nhiễm khuẩn…

nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai tháng cuối
Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp háng ở bà bầu

Để nhận biết được bệnh viêm khớp háng khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu cần theo dõi thêm các biểu hiện khác. Điển hình như sưng đau, nóng đỏ khớp, cứng khớp khi ngủ dậy. Đặc biệt là khi vận động sẽ khiến khớp háng đau đớn dữ dội. Nhiều mẹ bầu còn bị đi lại tập tễnh.

+ Thoái hóa khớp háng:

Bệnh thoái hóa khớp háng thường phổ biến ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Khi khớp háng bị thoái hóa thì lớp sụn bao bọc khớp sẽ bị tổn thương. Do đó càng về những tháng cuối thai kỳ thì cảm giác đau đớn sẽ càng tồi tệ hơn.

Mẹ bầu có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác đi kèm. Bao gồm cứng khớp, khớp háng phát ra tiếng khi cử động, việc đi lại và vận động gặp nhiều khó khăn.

+ Thoát vị đĩa đệm thắt lưng:

Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đặc biệt là càng về tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn gây ra nhiều áp lực cho cột sống thắt lưng.

Cơn đau có thể bắt đầu từ vùng lưng dưới. Sau đó ảnh hưởng đến cả khớp háng, vùng chậu, kéo xuống chi dưới. Trường hợp bệnh tiến triển nặng thì mẹ bầu có thể rất khó đi lại.

Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh?

Như đã đề cập, đau khớp háng khi mang thai tháng cuối là tình trạng diễn ra rất phổ biến. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn cho rằng đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sắp sinh.

Theo nhận định của các chuyên gia, thực tế, đau khớp háng có thể là dấu hiệu sắp sinh mà các mẹ bầu cần chú ý. Tuy nhiên, mẹ bầu nên theo dõi thêm các triệu chứng khác đi kèm.

Với các trường hợp đau khớp háng là dấu hiệu sắp sinh thì mẹ bầu sẽ gặp thêm các triệu chứng chuyển dạ sớm sau đây:

  • Bụng bầu tụt xuống thấp (sa bụng).
  • Cổ tử cung từ từ mở rộng ra.
  • Cân nặng tăng chậm hoặc không tăng. Nhiều mẹ bầu còn bị sụt cân do lượng nước ối giảm dần khi gần đến ngày sinh.
  • Hay bị chuột rút.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Thường xuyên bị đau lưng.
  • Các khớp, dây chằng giãn ra và mềm hơn.
  • Đi ngoài phân lỏng.
  • Âm đạo tiết ra nhiều dịch nhầy hơn. Dịch đặc, có màu vàng nhạt và đôi khi còn lẫn 1 chút máu.
  • Xuất hiện các cơn co thắt tử cung khiến bụng dưới đau quặn.
  • Rò rỉ nước ối hoặc vỡ màng ối.
đau khớp háng có phải dấu hiệu sắp sinh
Trong nhiều trường hợp, đau khớp háng khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu cảnh báo sắp sinh

Nếu gặp phải các triệu chứng trên thì mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ. Sự can thiệp y tế kịp thời sẽ rất cần thiết để tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

Cách khắc phục đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Các mẹ bầu không nên chủ quan nếu bị đau khớp háng khi mang thai tháng cuối. Cần có biện pháp khắc phục phù hợp để cải thiện triệu chứng và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp ích:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Mẹ bầu muốn cải thiện tình trạng đau khớp háng thì cần chú ý đến việc cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi giúp cho cơ thể và xương khớp được thư giãn.

Khi nằm nghỉ, mẹ bầu nên nằm trên giường phẳng hoặc có nệm cứng. Nên sử dụng một vài chiếc gối để hỗ trợ. Có thể kê 1 chiếc gối mỏng ở dưới lưng và dùng vài chiếc gối khác để kê cao 2 chân lên.

Chú ý tránh các tư thế có thể khiến tình trạng đau khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như ngồi xổm hay ngồi vắt chéo chân. Mẹ bầu tốt nhất nên ngồi trên ghế có điểm tựa để hỗ trợ cột sống tốt hơn.

2. Tắm nước ấm và chườm nóng

Chườm nóng hoặc tắm nước ấm là các giải pháp đơn giản có thể giúp tăng cường lưu thông máu. Ngoài làm giảm đau khớp háng thì còn giúp giảm cứng khớp và co thắt cơ.

Để chườm nóng, mẹ bầu cần chuẩn bị 1 túi chườm có nhiệt độ phù hợp. Sau đó chườm đắp trực tiếp lên khớp háng và các vùng bị đau nhức. Thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút. Có thể dùng chai nước ấm để thay thế nếu không có sẵn túi chườm.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tắm nước ấm để hỗ trợ cải thiện chứng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối. Trước hết cần chuẩn bị 1 bồn tắm nước ấm. Nên thêm vào 1 cốc muối Epsom để nâng cao công dụng. Ngâm mình vào bồn tắm khoảng 10 – 15 phút.

cải thiện chứng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối
Mẹ bầu có thể tắm nước ấm để cải thiện tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

3. Dùng dụng cụ hỗ trợ

Có thể thấy rằng, ở tháng cuối thai kỳ, áp lực từ bụng bầu là nguyên nhân chủ yếu khiến khớp háng đau nhức. Bụng bầu càng lớn thì cơn đau sẽ càng trở nên dữ dội.

Để làm giảm áp lực từ bụng bầu lên khớp háng nói riêng và hệ thống xương khớp cùng dây thần kinh nói chung thì mẹ bầu nên dùng các loại dụng cụ hỗ trợ.

Khi nằm hoặc ngồi thì mẹ bầu có thể dùng gối chuyên dụng cho phụ nữ mang thai. Còn khi vận động thì mẹ bầu nên sử dụng đai nâng đỡ dễ hỗ trợ di chuyển dễ dàng hơn.

4. Điều chỉnh tư thế ngủ

Cơn đau khớp háng có thể kích hoạt vào ban đêm khiến giấc ngủ của mẹ bầu bị làm phiền. Đặc biệt nếu ngủ với các tư thế không tốt thì cơn đau có thể càng thêm tồi tệ.

Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu cần điều chỉnh tư thế ngủ. Tốt nhất nên ngủ ở tư thế nghiêng người sang phía bên khớp háng không bị đau. Có thể hơi co đầu gối lại và chèn 1 chiếc gối vào giữa 2 đầu gối để hỗ trợ thêm.

Với tư thế ngủ này mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn nên trở người và tránh duy trì 1 tư thế tĩnh quá lâu.

5. Vận động phù hợp

Vào tháng cuối thai kỳ, khả năng vận động của mẹ bầu thường bị hạn chế. Mặc dù không nên vận động quá nhiều nhưng các mẹ bầu vẫn cần chú ý duy trì hợp lý.

Vận động phù hợp sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng cứng khớp và hỗ trợ thư giãn gân cơ. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng chịu đựng áp lực của các khớp.

Mẹ bầu có thể tập một số động tác yoga đơn giản hay đi bộ để cải thiện tình trạng đau nhức khớp háng. Đồng thời hỗ trợ quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.

Mỗi ngày mẹ bầu nên dành khoảng 20 – 30 phút cho việc tập luyện các bài tập phù hợp. Trong quá trình tập luyện, tuyệt đối không được gắng sức. Nếu thấy mệt thì mẹ bầu nên dừng lại nghỉ ngơi.

giảm đau khớp háng khi mang thai tháng cuối
Mẹ bầu nên vận động phù hợp để hỗ trợ giảm đau và cứng khớp háng

6. Bổ sung canxi khi cần thiết

Trong một số trường hợp, mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai tháng cuối là do thiếu canxi. Thông thường, chế độ ăn uống sẽ không đáp ứng đủ. Do đó mẹ bầu cần chú ý tiếp tục uống các loại viên uống bổ sung canxi theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Ngoài ra, vẫn cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao. Bao gồm:

  • Sữa
  • Phô mai
  • Đậu phụ
  • Cá mòi
  • Cải xoăn
  • Ngũ cốc

Bên cạnh đó, cần chú ý tăng cường lượng vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Ngoài bổ sung qua thực phẩm thì mẹ bầu nên thường xuyên tắm nắng buổi sáng để nhận được nhiều vitamin D qua da hơn.

Hiện nay, các sản phẩm canxi dành cho mẹ bầu hiện rất phổ biến tại thị trường Việt Nam. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và tìm mua các sản phẩm này tại hàng loạt cửa hàng thuốc, siêu thị dược phẩm hoặc các trang thương mại điện tử, mạng xã hội. Tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm canxi cho mẹ bầu luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi đây là yếu tố khó kiểm soát trước thực trạng hàng giả hàng nhái tràn ngập, đánh lừa người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi.

7. Thăm khám bác sĩ

Như đã phân tích, tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có thể là do dấu hiệu của bệnh xương khớp. Ngoài ra, đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sắp sinh.

Do đó, mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ. Nhất là khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hay có kèm theo dấu hiệu chuyển dạ. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp với các mẹ bầu.

Mẹ bầu không nên chủ quan nếu bị đau khớp háng khi mang thai tháng cuối. Cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm để kịp thời thăm khám bác sĩ khi cần thiết. Nhất là trong những trường hợp có các dấu hiệu chuyển dạ sớm đi kèm.

Câu hỏi liên quan
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua