Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được? Cần Lưu Ý Những Gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình này cần liên tục trong 3 tháng để bệnh nhân có thể phục hồi khả năng vận động và đi lại bình thường.

Thay khớp gối bao lâu thì đi được
Tìm hiểu bệnh nhân thay khớp gối bao lâu thì đi được, những điều cần lưu ý

Thay khớp gối bao lâu thì đi được?

Thay khớp gối là một phương pháp phẫu thuật trong đó khớp gối bị hỏng do chấn thương hoặc bệnh lý sẽ được thay thế bằng khớp gối nhân tạo (được làm từ kim loại hoặc nhựa). Mọi lứa tuổi điều có thể tiến hành thay khớp. Tuy nhiên phương pháp này phổ biến hơn ở người lớn tuổi có khớp gối hư hỏng nặng nề, không thể sửa chữa, nguy cơ liệt khớp cao.

Khớp gối hỏng thường liên quan đến viêm khớp gối (viêm xương khớp, viêm khớp sau chấn thương, viêm khớp dạng thấp…), thoái hóa khớp gối và chấn thương nặng. Khi thay khớp gối, người bệnh có thể khắc phục cơn đau và trở lại các hoạt động bình thường sau vài tháng phục hồi chức năng.

Vậy thay khớp gối bao lâu thì đi được? Theo các chuyên gia, thay khớp gối bao lâu thì đi được còn phụ thuộc vào quá trình phục hồi chức năng. Đây là một quá trình quan trọng giúp đảm bảo phẫu thuật thay khớp gối thành công.

Thông thường sau 9 – 12 tuần phục hồi chức năng, bệnh nhân có thể vận động và đi lại gần như bình thường. Sau 12 tháng, bệnh nhân có thể cảm nhận khớp nhân tạo tương tự như phần khớp thật. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể đi lại và vận động.

Thay khớp gối bao lâu thì đi được
Bệnh nhân có thể vận động và đi lại gần như bình thường sau từ 9 – 12 tuần phục hồi chức năng

Trong một số trường hợp, khả năng vận động và đi lại bình thường chưa thể phục hồi sau 12 tuần bởi những vấn đề sau:

  • Tập trị liệu chậm trễ, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi.
  • Có biến chứng do vận động khớp trễ, chẳng hạn như cứng khớp gối và hình thành mô sẹo. Đối với những trường hợp này, quá trình phục hồi diễn ra chậm và khó khăn hơn, bệnh nhân cần một khoảng thời gian dài để trở lại với các hoạt động bình thường.
  • Phát sinh biến chứng trong và sau phẫu thuật. Chẳng hạn như nhiễm trùng, xuất huyết vào khớp, xuất hiện cục máu đông, tổn thương mô khỏe mạnh và dây thần kinh xung quanh… kéo dài quá trình lành lại và phục hồi.
  • Không tích cực, không tuân thủ quá trình luyện tập.

Tập đi trong phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối được áp dụng trong ngày đầu tiên. Từ vài tiếng đến tuần đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh được tập đi bằng thiết bị hỗ trợ (nạng, gậy, khung tập đi) kết hợp các biện pháp giảm sưng và đau (chườm lạnh, dùng thuốc).

Ngoài ra người bệnh được sử dụng máy chuyển động thụ động liên tục (máy tập CPM) để tập duỗi gấp thụ động từ 0 – 100 độ. Đồng thời vận động chủ động 0 – 70 độ, thực hiện thêm một số bài tập giúp tăng sức cơ, tập ngồi dậy, co cơ tĩnh…. Những bài tập này giúp ngăn mô sẹo tích tụ và cứng khớp, tránh ảnh hưởng đến khả năng đi lại bình thường.

Từ 2 đến 5 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân được tập đứng và đi lại trong 10 phút, tập di chuyển có chướng ngại vật, thực hiện những bài tập kéo giãn và tập gấp duỗi khớp gối. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể đi lại với nạng hoặc không.

Từ 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân cần luyện tập tích cực để phục hồi khả năng vận động và phạm vi của khớp. Đồng thời tăng cường sức mạnh và trở lại với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Trong giai đoạn này, bệnh nhân được tập đứng và đi lại (có hoặc không dùng nạng/ khung tập đi), tập duỗi – gập đầu gối chủ động từ 0 – 115 độ, tập co một chân và giữ thăng bằng ở chân.

Thay khớp gối bao lâu thì đi được
Từ 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật, tập đi lại không hoặc có thiết bị, tập duỗi – gập đầu gối chủ động từ 0 – 115 độ

Từ 9 – 12 tuần sau phẫu thuật, người bệnh có thể hoạt động sinh hoạt bình thường và không bị đau khi tập thể dục giải trí (như đạp xe, bơi lội). Tuy nhiên những bài tập phục hồi chức năng cần được tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu.

Sau 12 tuần, bệnh nhân vận động và đi lại gần như bình thường, có thể tiếp tục những bài tập hoặc chơi các môn thể thao giải trí có cường độ thích hợp. Tránh thực hiện những hoạt động hoặc các môn thể thao có tác động mạnh như đá bóng, đạp xe cường độ cao, chạy bộ… Bởi những hoạt động này có thể khiến khớp yếu bị đau và tổn thương.

Sau 12 tháng, bệnh nhân có thể đi lại bình thường và cảm nhận khớp nhân tạo tương tự như phần khớp thật. Tiếp tục chơi những môn thể thao có cường độ vừa phải để tăng cường sức mạnh.

Lưu ý khi đi lại sau phẫu thuật thay khớp gối

Nhìn chung để đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh cần phải trải qua quá trình vật lý trị liệu trong 12 tháng. Tuy nhiên thời gian hồi phục có thể nhanh hoặc chậm hơn ở mỗi người.

Để thúc đẩy quá trình phục hồi và ngăn tổn thương thêm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề được liệt kê dưới đây:

  • Quá trình phục hồi chức năng cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tăng khả năng và tốc độ phục hồi khớp gối. Không nên chậm trễ để tránh gây cứng khớp, hình thành mô sẹo làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại bình thường.
  • Chườm lạnh sau phẫu thuật thay khớp gối 20 phút/ lần, mỗi 3 – 4 tiếng 1 lần để giảm sưng và đau, hỗ trợ tập trị liệu hiệu quả.
  • Nâng cao chi hơn tim cũng là một trong những cách giảm sưng hiệu quả.
  • Tuyệt đối không ép gối quá nhiều trong khi luyện tập.
  • Không nên đặt gối phía dưới để nâng cao đầu gối khi ngủ. Bởi điều này có thể khiến khớp gối bị cong vĩnh viễn.
  • Trong quá trình tập đứng và đi lại, cần loại bỏ những vật dụng trên đường đi để tránh gây té ngã.
  • Trong thời gian đầu cần tập đi với thiết bị hỗ trợ, có sự theo dõi của chuyên viên vật lý trị liệu.
  • Tập xuống giường, tập ngồi, tập đi và đứng một cách chậm rãi, không hấp tấp để tránh gây đau và tổn thương.
  • Tham khảo ý kiến chuyên viên nếu muốn bắt đầu một hoạt động mới.
  • Trong quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật, người bệnh cần đảm bảo luyện tập tích cực, kết hợp tập đi với những bài tập khác. Điều này giúp quá trình luyện tập trở nên suôn sẻ, thúc đẩy quá trình hồi phục sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng đi lại bình thường.
  • Thay đổi tư thế khớp thường xuyên. Nên luân phiên gấp gối tối đa và giúp khớp gối duỗi thẳng hoàn toàn.
  • Nếu đau nhiều trong khi luyện tập, người bệnh nên chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần thông báo với chuyên viên vật lý trị liệu nếu cơn đau dai dẳng hoặc tồi tề hơn khi luyện tập.
  • Nên mang giày vừa vặn, có khả năng hỗ trợ khi di chuyển.
  • Không nên ngồi khoanh chân hoặc quỳ trên đầu gối phẫu thuật.
  • Bổ sung vitamin A, nhóm B, C, E, D canxi và omega-3 từ những loại thực phẩm lành mạnh như cá, thịt, trứng, sữa, dầu thực vật, các loại trái cây, rau xanh, củ quả, các loại đậu và hạt, sữa chua… Những thành phần dinh dưỡng này giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục, ngăn viêm và giảm đau. Từ đó giúp người bệnh sớm phục hồi chức năng vận động, đi lại bình thường và linh hoạt.
  • Theo dõi và kiểm tra khớp gối định kỳ. Khám khớp sau phẫu thuật 2 tuần, cách 1 tháng vào lần thứ 2, liên tục đến hết 6 tháng. Tái khám 1 năm 1 lần sau phẫu thuật 6 tháng.
Thay khớp gối bao lâu thì đi được
Theo dõi và kiểm tra khớp gối định kỳ, tập đi kết hợp với những bài tập khác để thúc đẩy phục hồi

Thông qua thông tin trong bài, hi vọng bệnh nhân hiểu rõ vấn đề “Thay khớp gối bao lâu thì đi được?” và những điều cần lưu ý. Phần lớn bệnh nhân có thể đi lại gần như bình thường sau 3 tháng, sau 12 tháng có thể cảm nhận được khớp nhân tạo như khớp thật. Tuy nhiên để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, người bệnh cần tập phục hồi chức năng sớm. Đồng thời tuân thủ các nguyên tắc của chuyên viên vật lý trị liệu.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua