Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser – Thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser là phương pháp điều trị phổ biến, phù hợp với những trường hợp nhẹ, bao xơ chưa nứt rách. Phương pháp này sử dụng tia laser tác động và đốt một phần nhân nhầy. Từ đó làm giảm áp lực nội đĩa, giảm tổn thương, hạn chế nứt rách bao xơ và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser
Thông tin cơ bản về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser, quy trình thực hiện, cách chăm sóc và chi phí

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser là gì?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser còn được gọi là phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da. Đây là phương pháp có mức độ xâm lấn thấp, hầu như không gây chảy máu và ít gây đau.

Phương pháp này sử dụng tia laser tác động và đốt một phần nhân nhầy ở trung tâm đĩa đệm. Từ đó làm giảm áp lực nội đĩa, giảm tổn thương, hạn chế nứt rách bao xơ. Đồng thời giảm áp lực và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Ngoài ra phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da còn giúp người bệnh giảm áp lực lên mạch máu và mô mềm quanh cột sống, cải thiện lưu thông máu và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh thoát vị đĩa đệm như đau nhức, cứng lưng, cứng cổ, tê mỏi cơ, ngứa ran, châm chích, tê bì chân tay

Khi nào nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser?

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser phù hợp với trường hợp nhẹ, bao xơ chưa nứt rách, đĩa đệm phồng hoặc lồi (thoát vị đĩa đệm giai đoạn mới phát). Ngoài ra phương pháp này sẽ được xem xét và chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Hiệu quả không rõ rệt sau 6 tuần sử dụng thuốc điều trị kết hợp thay đổi lối sống
  • Phình đĩa đệm tạo áp lực lên mạch máu và chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến đau nhức, nóng ran, tê bì, co cứng cột sống, châm chích…

Chống chỉ định

Những trường hợp dưới đây không được chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser:

  • Gãy thân cột sống
  • Trượt thân cột sống trên độ 1
  • Xẹp đĩa đệm trên 50%
  • Ung thư cột sống
  • Lao cột sống
  • Vỡ đĩa đệm
  • Phẫu thuật không có kết quả
  • Phụ nữ mang thai (chống chỉ định tương đối)
Điều thoát vị đĩa đệm bằng tia laser không được chỉ định cho người bị ung thư cột sống
Phương pháp điều thoát vị đĩa đệm bằng tia laser không được chỉ định cho người bị ung thư cột sống, gãy thân cột sống…

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser có hiệu quả không?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser là phương pháp an toàn và mang đến hiệu quả điều trị cao. Đối với những trường hợp chỉ định đúng, phương pháp này có thể cải thiện trên 80% tình trạng bệnh lý.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, thoát vị đĩa đệm thường có diễn tiến âm thầm, khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Phần lớn các bệnh nhân được phát hiện và điều trị trong giai đoạn nặng, bao xơ đã nứt rách hoàn toàn. Chính vì thế bệnh nhân thường không được chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser.

Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser như sau:

1. Thăm khám trước khi tiến hành

Không phải tất cả trường hợp bị thoát vị thoát vị đĩa đệm đều được chỉ định phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da. Chính vì thế trước khi chỉ định, người bệnh sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, kiểm tra tình trạng sức khỏe và đánh giá tổn thương thực thể thông qua hình ảnh X-quang, CT, MRI, điện cơ đồ…

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh thoát vị đĩa đệm mới phát và đĩa đệm không bị vỡ, người bệnh sẽ được tư vấn điều trị bằng tia laser để cải thiện tình trạng (áp suất nội đĩa và triệu chứng). Trong trường hợp thừa cân béo phì, người bệnh cần giảm cân trước khi thực hiện. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng xẹp đĩa đệm.

Ngoài ra trước khi tiến hành giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da, bác sĩ sẽ mô tả nguyên lý của phương pháp, khi nào thực hiện, thời gian thực hiện. Đồng thời tư vấn chi phí, cách phục hồi và chăm sóc đĩa đệm bị tổn thương.

Khoảng 1 đến 2 tuần trước khi giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da, người bệnh sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng một số loại thuốc. Đồng thời ngừng sử dụng rượu bia, thuốc lá một số chất kích thích khác.

Thăm khám trước khi tiến hành
Thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe và đánh giá tổn thương trước khi tiến hành điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

2. Các bước điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

Thông thường điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser được thực hiện qua những bước sau:

  • Bước 1: Gây tê cục bộ trước khi sử dụng tia laser. Bước này có tác dụng giảm bớt cảm giác đau nhức và khó chịu khi thực hiện.
  • Bước 2: Sử dụng tia laser với bước sóng và cường độ thích hợp chiếu trực tiếp qua da. Bước này giúp đốt cháy một phần của nhân nhầy đĩa đệm.
  • Bước 3: Bệnh nhân ở lại theo dõi từ 30 đến 60 phút trước khi về nhà. Bước này giúp phát hiện các bất thường và kịp thời xử lý.

Trong thời gian dùng tia laser chiếu qua da, bác sĩ sẽ quan sát qua kỹ thuật X-quang để điều chỉnh tia laser. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng đốt cháy quá nhiều nhân keo bên trong đĩa đệm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser là phương pháp ít gây đau, có mức độ xâm lấn thấp, không chảy máu và thời gian thực hiện nhanh chóng. Thông thường thời gian cho một lần giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da chỉ dao động trong khoảng 20 đến 60 phút.

3. Biện pháp chăm sóc sau khi thực hiện

Phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da không gây chảy máu và không gây đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Điều này giúp người bệnh sớm cải thiện khả năng vận động, phục hồi hoàn toàn đĩa đệm bị tổn thương và kiểm soát tốt các triệu chứng.

Một số biện pháp chăm sóc sau khi thực hiện giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da:

  • Trong vòng 4 giờ đồng hồ sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser, người bệnh cần nghỉ ngơi và tránh ăn uống. Sau 4 giờ đồng hồ, bệnh nhân có thể ăn uống trở lại với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thức ăn lỏng và nhiều nước. Bởi ăn quá no và đầy bụng có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm và vị trí tổn thương. Đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Trong ít nhất 15 đến 30 ngày sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser, người bệnh không nên chạy bộ, đi xe máy, xe đạp, quan hệ tình dục, lao động nặng nhọc, mang vác vật nặng, vận động mạnh. Bởi những hoạt động này có thể làm khởi phát cơn đau, tăng áp lực lên đĩa đệm tổn thương và gây xẹp đĩa đệm.
  • Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Đồng thời ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe được ổn định, hỗ trợ quá trình phục hồi đĩa đệm tổn thương.
  • Nên thay đổi các tư thế sai lệch. Điều này giúp hạn chế áp lực lên cột sống, phòng ngừa phát sinh cảm giác đau và tổn thương lan rộng.
  • Vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phục hồi phạm vi và khả năng vận động. Đồng thời cải thiện cấu trúc cột sống và duy trì sức khỏe hệ xương khớp. Sau khi kết thúc chương trình vật lý trị liệu, người bệnh có thể tập yoga và bơi lội để duy trì chức năng và tính ổn định của xương khớp.
  • Ăn uống đều độ và bổ sung đủ chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và duy trì chức năng xương khớp. Đặc biệt người bệnh nên tăng cường bổ sung những thành phần dinh dưỡng tốt cho xương khớp như vitamin D, canxi, axit béo omega-3, magie, kẽm, protein, chất xơ…
  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng và đánh giá hiệu quả sau điều trị. Ngoài ra người bệnh nên đến bệnh viện khi xuất hiện các biểu hiện bất thường.
Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và duy trì chức năng xương khớp

Biến chứng khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser là phương pháp điều trị an toàn, có mức độ xâm lấn thấp, hầu như không gây chảy máu và ít gây đau trong quá trình thực hiện. Ngoài ra phương pháp này có thời gian phục hồi nhanh và có thể cải thiện trên 80% tình trạng bệnh lý.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser có thể gây biến chứng, bao gồm: Triệu chứng kéo dài, áp xe cạnh màng cứng. Thông thường biến chứng này được dự phòng và điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp trích rạch mủ.

Có nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser không?

Để trả lời câu hỏi “Có nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser không?”, người bệnh có thể dựa vào một số ưu điểm và nhược điểm dưới đây:

+ Ưu điểm

  • Có mức độ xâm lấn thấp, hầu như không làm chảy máu và ít gây đau.
  • Thời gian thực hiện và phục hồi nhanh.
  • Mang đến hiệu quả điều trị cao (trên 80%) khi chỉ định đúng. Đa phần bệnh nhân có thể kiểm soát triệu chứng, giảm mức độ chèn ép dây thần kinh và hạn chế nguy cơ nứt rách bao xơ sau khi thực hiện.
  • Bệnh nhân có thể trở về nhà sau 30 đến 60 phút thực hiện.
  • Không làm ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của cột sống.

+ Nhược điểm

  • Phạm vi chỉ định hạn chế nên cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi thực hiện
  • Chi phí điều trị cao
  • Có nguy cơ gây biến chứng áp xe cạnh màng cứng sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser
Phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da có mức độ xâm lấn thấp
Phương pháp giảm áp đĩa đệm bằng tia laser qua da có mức độ xâm lấn thấp, hầu như không làm chảy máu và ít gây đau

Chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

Chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser không giống nhau ở từng trường hợp cụ thể. Bởi chi phí điều trị có thể chênh lệch dựa vào một số yếu tố dưới đây:

  • Giai đoạn thoát vị đĩa đệm
  • Tình trạng sức khỏe
  • Tay nghề của bác sĩ
  • Cơ sở thực hiện
  • Bảo hiểm y tế
  • Biến chứng phát sinh…

Thông thường chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser dao động trong khoảng 10 đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí điều trị có thể tăng cao ở những bệnh nhân hẹp ống sống lưng và thoát vị đĩa đệm đa tầng. Đối với trường hợp này chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser có thể lên đến 35 – 40 triệu đồng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser ở đâu?

Người bệnh nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser ở những địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi và nhiều năm kinh nghiệm. Điều này giúp người bệnh hạn chế rủi ro, đảm bảo tín an toàn và hiệu quả điều trị.

Một số bệnh viện chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser uy tín, có bác sĩ giỏi gồm:

+ Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78, Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3869 3731
  • Thời gian làm việc: Bệnh viện làm việc tất cả các ngày trong tuần
    • Buổi sáng: Từ 6h30 đến 12h00
    • Buổi chiều: Từ 13h30 đến 18h00

+ Khoa Ngoại Thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1, Đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 069 572 400
  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ Hai đến thứ Bảy: Từ 6h30 đến 17h00
    • Chủ nhật: Từ 8h00 đến 12h00

+ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM

  • Địa chỉ: Số 929 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3923 5791 – 028 3923 5821
  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 7h00 đến 20h00
    • Thứ Bảy và Chủ nhật: Từ 7h00 đến 12h00

+ Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: Số 201B, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3955 6079
  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 7h00 đến 16h00
    • Thứ Bảy: Từ 7h00 đến 11h00
Các bệnh viện chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser uy tín
Bệnh viện chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser uy tín gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…

Bài viết là thông tin cơ bản về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser, quy trình thực hiện, chi phí và các cơ sở y tế uy tín. Hy vọng thông qua bài viết, người bệnh có thể hiểu thêm về phương pháp dùng laser điều trị thoát vị đĩa đệm. Từ đó có hướng điều trị thích hợp. Đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc để sớm đạt hiệu quả tối đa và đảm bảo an toàn.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản
Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Bởi đây là một bệnh xương khớp nghiêm trọng, gây đau nhức và làm phát sinh nhiều biến ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động nhất định. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Nằm Nệm Gì
Thoát vị đĩa đệm nên nằm nệm gì để giảm đau và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị? Việc chọn nệm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực lên cột sống ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết
Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu
Mổ cột sống đeo đai bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và mức độ phục hồi của bệnh nhân. Việc sử dụng đai lưng sau mổ có thể giúp người bệnh ổn định ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua