Hướng Dẫn Tập Gym Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Đúng Cách

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tập gym đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm có thể hạn chế đau, tăng cường sức cơ, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao sức khỏe và ổn định cột sống. Ngoài ra việc áp dụng những bài tập phù hợp còn giúp người bệnh cải thiện độ dẻo dai và sức bền cho xương sống, đẩy nhanh tiến độ phục hồi đĩa đệm tổn thương và kiểm soát triệu chứng.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tập gym đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm
Tập gym đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau, tăng cường sức cơ, ổn định cột sống…

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập gym không?

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên tập gym để hỗ trợ điều trị đĩa đệm tổn thương, giảm căng thẳng cột sống, giảm đau và kiểm soát nhiều triệu chứng khó chịu khác. Tuy nhiên người bệnh cần phải luyện tập đúng cách để tăng hiệu quả, tránh phản tác dụng và phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Tập gym đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Tăng cường sức khỏe tổng thể, sức đề kháng và khả năng chống bệnh của cơ thể.
  • Giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất phát sinh cơn đau.
  • Ổn định cột sống, hỗ trợ làm co nhân đĩa đệm thoát vị.
  • Tăng cường sức cơ, cải thiện độ dẻo dai. Đồng thời cải thiện tình trạng co thắt cơ dẫn đến đau nhức.
  • Tăng độ linh hoạt, khả năng chống chịu và sức bền của cột sống. Từ đó giúp các khớp xương khỏe mạnh, cử động linh hoạt, không bị co cứng khi vận động và khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và các triệu chứng khó chịu đi kèm (tê yếu chi, đau nhức, căng cơ…)
  • Giảm áp lực lên cột sống thắt lưng, hỗ trợ giải nén hệ thống dây thần kinh đang bị chèn ép.
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi, kiểm soát tâm trạng, thư giãn đầu óc.
  • Tăng cường lưu thông máu về các bộ phận trong cơ thể. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe và sự ổn định của các cơ quan. Đồng thời tăng cường sức khỏe xương, đẩy nhanh tốc độ phục hồi các mô mềm và sự phát triển của những tế bào xương mới.
  • Phục hồi và điều chỉnh hoạt động của các cơ ở lưng.
  • Duy trì sự vững chắc và độ đàn hồi của hệ thống cơ xương khớp.
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên tập gym để hỗ trợ điều trị đĩa đệm tổn thương
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên tập gym để hỗ trợ điều trị đĩa đệm tổn thương, giảm căng thẳng cột sống

Tập gym đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm

Để tập gym đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lựa chọn những bài tập phù hợp với từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe cột sống và nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Giai đoạn trước khi tập gym

Trước khi tập gym, người bệnh cần áp dụng những biện pháp phù hợp kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng để kiểm soát cơn đau, mở rộng lưng và định vị lại đĩa đệm thoát vị. Điều này có thể giúp người bệnh sớm thích nghi với chế độ luyện tập, hạn chế đau nhiều và tránh phát sinh những tổn thương không mong muốn trong thời gian tập gym.

Vì thế trước khi tập gym từ 5 đến 7 ngày, người bệnh nên áp dụng các biện pháp và bài tập dưới đây:

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Luyện tập với tư thế nằm sấp để hạn chế đau, sớm thích nghi với chế độ luyện tập và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
    • Nằm sấp trên khuỷu tay
    • Thư giãn và hít thở đều trong 1 phút
    • Nếu không bị đau và có cảm giác tốt, người bệnh tiếp tục nằm sấp, duỗi thẳng cánh tay, duỗi thẳng hai chân và thả lỏng lưng
    • Duy trì tư thế trong 1 phút.
  • Vận động nhẹ nhàng kết hợp kích thích điện (nếu cần thiết) để kiểm soát cơn đau, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và duy trì lưu lượng máu. Người bệnh không vận động mạnh hoặc tập gym quá sớm trong thời gian đầu điều trị. Vì điều này có thể mang đến tác dụng ngược lại, tăng mức độ đau, giảm quá trình tổng hợp proteoglycan và làm giảm lưu lượng máu.

2. Tập gym trong giai đoạn viêm cấp tính

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, giai đoạn viêm cấp tính thường xảy ra sau khi cơn đau cục bộ được kiểm soát, thường xảy ra trong 2 tuần đầu. Lúc này việc áp dụng các bài tập gym phù hợp có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Hạn chế đau tái phát
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống, giúp cột sống di chuyển tốt và linh hoạt hơn
  • Giảm độ nhạy cảm, giảm tê bì khó chịu
  • Bệnh nhân kiểm soát tốt các hoạt động của cơ thể
  • Duy trì cột sống luôn ở vị trí trung tính
  • Đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm và kiểm soát các triệu chứng.

Trong giai đoạn viêm cấp tính, những bài tập gym thường được áp dụng gồm:

Bài tập Dead bug

Tác dụng:

  • Ổn định cột sống và cấu trúc xương khớp
  • Tăng độ linh hoạt cho cột sống và các chi
  • Tăng cường sức cơ, giảm co thắt
  • Hạn chế đau
  • Phòng ngừa tình trạng tê yếu chi và teo cơ
  • Duy trì quá trình tuần hoàn máu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh nằm trên sàn tập với tư thế nằm ngửa, thả lỏng chân, hai tay để dọc theo thân người
  • Co hai chân lên sao cho mặt sàn và đùi tạo thành một góc 90 độ, đùi và cẳng chân tạo thành một góc 90 độ ở đầu gối
  • Giơ thẳng hai tay hướng lên trần nhà, lưng thẳng, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng
  • Hạ chân trái, chân song song với mặt sàn và duỗi thẳng. Đồng thời hạ tay phải, duỗi thẳng tay và song song với mặt sàn
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Thả lỏng tay và chân, trở về vị trí ban đầu
  • Tiếp tục thực hiện động tác với bên chân và tay còn lại
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Thả lỏng tay và chân, trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần ở mỗi bên.
Bài tập Deadbug
Bài tập Dead bug giúp ổn định cột sống và cấu trúc xương khớp, tăng độ linh hoạt cho các chi

Bài tập bản lề hông (hip hinge)

Bài tập bản lề hông (hip hinge) phù hợp với những người muốn cải thiện khả năng di chuyển và gập người, sớm trở lại với động tác nâng tạ, squat hoặc những bài tập gập bụng với cường độ mạnh khác.

Tác dụng:

  • Cải thiện khả năng chuyển động cho cột sống lưng
  • Thích nghi với động tác gập người
  • Cải thiện sự dẻo dai và độ linh hoạt cho xương khớp
  • Giảm co thắt cơ, hạn chế đau nhức và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
  • Duy trì cột sống luôn ở vị trí trung tính
  • Kích thích quá trình lưu thông máu
  • Giảm cảm giác tê bì và phòng ngừa tê yếu cơ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn tập, thả lỏng cơ thể, dang rộng hai chân rộng bằng vai
  • Sử dụng thanh nhôm hoặc nhựa có chiều dài khoảng 1m5 đặt dọc theo đường cong tự nhiên của lưng.
  • Tay phải nắm vào đầu trên của thanh nhôm, cổ tay phải ngang với phần đỉnh đầu, khuỷu tay tạo góc 90 độ. Tay trái nắm vào phần thân dưới của thanh nhôm, cổ tay trái ngang với xương cùi và tạo góc 90 độ ở khuỷu tay.
  • Lưu ý giữ chắc thanh nhôm sao cho thanh nhôm áp sát vào lưng, giữ chốt dựa vào xương cụt, lưng trên và đầu
  • Từ từ di chuyển hông để thực hiện động tác cúi gập người, giữ lưng thẳng, đầu gối hơi cong, phần thân trên và thân dưới tạo góc 90 độ
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây, trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 5 đến 15 lần. Tăng dần cường độ luyện tập
  • Thả lỏng cơ thể, trở về vị trí ban đầu và nghỉ ngơi.
Bài tập bản lề hông (hip hinge)
Bài tập bản lề hông giúp duy trì cột sống luôn ở vị trí trung tính, cải thiện sự dẻo dai và độ linh hoạt cho xương khớp

Bài tập bird dog (tư thế con chó con chim)

Tác dụng:

  • Cải thiện độ linh hoạt, tăng sức bền cho phần hông, vai, hai tay và hai chân
  • Cải thiện tình trạng tê yếu, tê bì tay chân, phòng ngừa tình trạng teo cơ
  • Kích thích một số cơ quan trọng như cơ quay, đa cơ… hướng theo đường chéo. Điều này giúp tăng độ bền, giảm co thắt cơ, đẩy nhanh tiến độ phục hồi cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm
  • Hạn chế đau và giảm mức độ nghiêm trọng của những cơn đau mạn tính
  • Tăng khả năng giữ thăng bằng và ổn định cột sống thắt lưng
  • Cải thiện quá trình lưu thông máu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Quỳ gối trên sàn tập, hai tay chống xuống sàn. Lưng, cổ và đầu được giữ thẳng
  • Duỗi thẳng chân trái về phía sau (chân trái song song với mặt sàn). Đồng thời duỗi thẳng tay phải về phía trước (cánh tay song song với mặt sàn)
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây và trở về vị trí ban đầu
  • Thực hiện động tác với bên chân và tay còn lại
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây và trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần ở mỗi bên. Tăng dần cường độ luyện tập
  • Thả lỏng cơ thể, hít thở đều và nghỉ ngơi.
Bài tập bird dog
Cải thiện độ linh hoạt, tăng sức bền cho phần hông, vai, hai tay và hai chân với bài tập bird dog

3. Tập gym trong giai đoạn sửa chữa và ổn định cột sống

Trong giai đoạn sửa chữa và ổn định cột sống, người bệnh cần luyện tập từ 2 đến 4 tuần để ổn định tình trạng. Đối với trường hợp này, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên thực hiện những bài tập chống xoay giúp ổn định cột sống và tăng khả năng chuyển động cho vùng lưng.

Một số bài tập gym thường được áp dụng trong giai đoạn sửa chữa và ổn định cột sống:

Bài tập side plank (tư thế ván bên)

Tác dụng:

  • Tăng khả năng chịu đựng cho vùng cột sống thắt lưng nhưng không khiến cột sống bị nén quá mức
  • Tăng cường sức cơ
  • Hạn chế tình trạng teo cơ và giảm cảm giác co thắt
  • Giảm đau, ổn định cột sống và cải thiện mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Hạn chế sự chèn ép quá mức lên dây thần kinh cột sống.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên sàn với tư thế nằm nghiêng, thả lỏng cơ thể
  • Chống một khuỷu tay xuống sàn
  • Dùng lực nâng toàn bộ phần trên của cơ thể, hai chân khép vào nhau, chân cùng bên với tay chống tỳ xuống mặt sàn để hỗ trợ nâng đỡ cơ thể
  • Cố gắng giữ cho lưng thẳng, đầu và cổ thẳng. Tay còn lại hướng thẳng lên trời sao cho hai tay và vai duy trì một đường thẳng
  • Giữ nguyên tư thế từ 10 đến 30 giây
  • Hít thở đều, từ từ thả lỏng cơ thể và trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác với bên còn lại
  • Tăng dần cường độ luyện tập khi đã quen với động tác, có thể thực hiện liên tục 120 giây cho mỗi bên.
Bài tập side plank
Bài tập side plank giúp tăng cường sức cơ, giảm đau và tăng khả năng chịu đựng cho vùng cột sống thắt lưng

Bài tập Paloff Press (bài tập đẩy kéo)

Tác dụng:

  • Ổn định cột sống, tăng khả năng di chuyển và xoay của cột sống thắt lưng
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tình trạng co cứng cơ
  • Tăng khả năng chống chịu của cơ thể
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao sức khỏe xương khớp
  • Hạn chế đau và cải thiện nhiều triệu chứng khó chịu khác liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Buộc chặt dây cáp vào một thanh sắt cố định
  • Hai tay đan lại với nhau và giữ chắc dây cáp, đặt tay phía trước ngực
  • Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai. Khoảng cách giữa thân người và thanh sắt khoảng 50cm
  • Dùng lực duỗi thẳng hai tay ra phía ngoài, giữ nguyên tư thế trong 5 giây
  • Từ từ co tay đan xen về phía bụng, nên đặt tay áp sát ngực
  • Tiếp tục duỗi thẳng tay ra ngoài và co vào
  • Thực hiện động tác 10 lượt/ lần, mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Sau khi đã quen với cường độ luyện tập, người bệnh nên đứng thẳng và cách xa thanh sắt từ 1 – 2 mét hoặc sử dụng dây kháng lực mạnh hơn để tăng độ khó của thử thách và nâng cao hiệu quả điều trị.

Bài tập Paloff Press
Bài tập Paloff Press có tác dụng ổn định cột sống, tăng khả năng di chuyển và xoay của cột sống thắt lưng

Bài tập unilateral press (nâng tạ đơn phương với tư thế nằm)

Bài tập unilateral press (nâng tạ đơn phương với tư thế nằm) phù hợp với những bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm và cần áp dụng những bài tập có cường độ mạnh hơn để nâng cao hiệu quả điều trị.

Tác dụng:

  • Tăng cường sức cơ, hạn chế co thắt và ổn định cột sống lưng
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp
  • Tăng cường sức bền và độ dẻo dai cho xương khớp
  • Kích thích lưu lượng máu về các cơ quan trong cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và giảm đau.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa trên ghế dài được đặt cố định trong phòng gym, hai chân chạm xuống mặt sàn, giữ lưng, đầu và cổ luôn thẳng
  • Tay phải đặt theo thân mình, tay trái giữ một cục tạ từ 2 đến 5kg (tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng chịu đựng của cơ thể)
  • Dùng lực từ cánh tay trái nâng tạ lên cao, hướng lên trần nhà cho đến khi tay duỗi thẳng
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Từ từ co tay lại để trở về vị trí ban đầu
  • Hít thở đều trong suốt thời gian luyện tập
  • Đổi bên, thực hiện các bước tương tự cho bên tay còn lại
  • Người bệnh kiên trì lặp lại động tác 10 lần cho mỗi bên
  • Nên tăng dần cường độ luyện tập.
Bài tập unilateral press
Bài tập unilateral press kích thích lưu lượng máu về các cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và giảm đau

Bài tập unilateral row (nâng tạ đơn phương với tư thế gập người)

Tác dụng:

  • Tăng cường sức cơ, nâng cao sức bền và sức khỏe xương khớp
  • Hạn chế tình trạng co thắt cơ
  • Giảm cảm giác đau mỏi khó chịu
  • Ổn định cột sống lưng
  • Tăng cường độ linh hoạt, khả năng chống chịu và độ dẻo dai cho xương khớp
  • Tăng cường lưu lượng máu về các cơ quan trong cơ thể
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh đứng thẳng trên sàn, hai chân mở rộng bằng vai, đặt một cục tạ từ 2 đến 5kg đối diện mũi bàn chân, cách bàn chân khoảng 10cm.
  • Thả lỏng cơ thể và hít thở đều
  • Từ từ gập người, đầu gối cong, mông hướng ra phía sau, lưng thẳng và cổ thẳng
  • Tay phải đặt lên đùi chân phải để hỗ trợ quá trình nâng đỡ, tay trái nắm chặt cục tạ
  • Dùng lực nâng cục tạ lên một cách từ từ
  • Cố gắng nâng tạ hết cỡ sao cho cánh tay co lại tạo một góc 90 hoặc 45 độ. Lưu ý toàn bộ cơ thể (không bao gồm cánh tay nâng tạ) vẫn giữ nguyên tư thế
  • Sau 3 đến 5 giây, duỗi thẳng tay và hạ thấp cục tạ
  • Tiếp tục co và duỗi tay
  • Lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần thì đổi bên.
Bài tập unilateral row
Ổn định cột sống lưng, tăng cường sức cơ, nâng cao sức bền và sức khỏe xương khớp với bài tập unilateral row

4. Tập gym trong giai đoạn tăng cường và luân chuyển

Trong giai đoạn tăng cường và luân chuyển, người bệnh cần thực hiện những bài tập có khả năng tăng cường sức cơ, ổn định cột sống, giúp cột sống di chuyển hoặc xoay mà không cần phải duỗi hay gập để dùng lực hỗ trợ. Ở giai đoạn này, người bệnh thường không bị đau trong khi luyện tập.

Một số bài tập gym nên được thực hiện trong giai đoạn tăng cường và luân chuyển:

Bài tập resistance band chop (bài tập kéo giãn với tư thế hạ)

Tác dụng:

  • Tăng khả năng xoay và di chuyển cột sống
  • Duy trì kiểm soát cốt lõi
  • Ổn định cột sống, tăng lực cơ
  • Tăng sức bền và độ linh hoạt cho vùng hông và cột sống
  • Tăng khả năng chống chịu cho chân và tay
  • Hạn chế tình trạng tê bì và yếu cơ
  • Khôi phục khả năng vận động cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Buộc chặt dây cáp vào một thanh sắt cố định, nên buộc dây cáp cao khỏi đầu khoảng 1 mét để tăng lực kéo
  • Hai tay đan lại với nhau và giữ chắc dây cáp, hướng tay về phía thanh sắt
  • Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai. Khoảng cách giữa thân người và thanh sắt khoảng 50cm
  • Dùng lực kéo dây cáp theo đường đi của cánh tay
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Thả lỏng tay và trở về vị trí ban đầu
  • Tiếp tục dùng lực kéo dây. Sau 5 giây trở về vị trí ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần. Đổi bên tay.
Bài tập resistance band chop
Bài tập resistance band chop giúp cải thiện sức bền, độ linh hoạt cho vùng hông, tăng khả năng di chuyển cho cột sống

Bài tập resistance band lift (bài tập kéo giãn với tư thế nâng)

Tác dụng:

  • Tăng khả năng xoay và di chuyển cột sống mà không gây đau
  • Rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe
  • Ổn định cột sống, tăng khả năng chống chấn thương
  • Tăng sức bền, khả năng chống chịu và độ linh hoạt cho các cơ ở vùng hông, cột sống, tay và chân. Từ đó giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn
  • Nâng cao khả năng vận động cho người bệnh
  • Hạn chế tình trạng tê bì và yếu cơ
  • Giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm tái phát.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Buộc chặt dây cáp vào một thanh sắt cố định. Nên buộc dây cáp phía dưới sao cho mối nối ngang với đầu gối của bạn hoặc thấp hơn
  • Hai tay đan lại với nhau và giữ chắc dây cáp, hướng tay về phía thanh sắt
  • Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai. Khoảng cách giữa thân người và thanh sắt khoảng 50cm
  • Dùng lực kéo dây cáp từ dưới lên trên theo đường đi của cánh tay
  • Giữ nguyên tư thế từ 3 đến 5 giây
  • Thả lỏng tay và trở về vị trí ban đầu
  • Tiếp tục dùng lực kéo dây
  • Lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần
  • Đổi bên và thực hiện tương tự.
Bài tập resistance band lift
Tập gym đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm, tăng khả năng chống chịu cho cột sống với bài tập resistance band lift

Những điều cần lưu ý khi tập gym cho người bị thoát vị đĩa đệm

Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, việc tập gym đúng cách có thể mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên ở những người luyện tập sai cách và không tuân thủ nguyên tắc điều trị, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề không mong muốn. Thậm chí bệnh nhân có thể bị đau nhức, tổn thương đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có chấn thương mới phát sinh.

Vì thế khi tập gym trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nên thăm khám, đánh giá bệnh lý và kiểm tra tình trạng sức khỏe để lựa chọn bài tập thích hợp.
  • Việc tập gym trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia. Tránh tự ý luyện tập để hạn chế rủi ro.
  • Người bệnh cần luyện tập với cường độ phù hợp, nên nghỉ ngơi khi cảm thấy quá khó chịu, mệt mỏi hoặc đột ngột đau nhói. Ngoài ra khi gặp các biểu hiện bất thường, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có chuyên môn cao.
  • Trong thời gian đầu luyện tập, người bệnh nên lựa chọn những bài tập vừa sức, nhẹ nhàng. Không nên luyện tập gắng sức hoặc áp dụng những bài tập không phù hợp để tránh gây đau và làm nặng hơn tình trạng tổn thương đĩa đệm.
  • Người bệnh có thể áp dụng những bài tập có cường độ mạnh hơn sau một thời gian tập gym hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm thoát vị (thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng), người bệnh cần thực hiện những bài tập phù hợp, có khả năng tác động một lực vừa phải vào cột sống và đĩa đệm tổn thương.
  • Nên khởi động kỹ trước khi luyện tập khoảng 10 phút. Điều này có thể giúp bạn thư giãn xương khớp, làm nóng cơ thể, giúp xương khớp linh hoạt hơn khi thực hiện các bài tập.
  • Trong thời gian đầu điều trị, người bệnh cần tránh thực hiện những động tác làm tăng áp lực lên cột sống và làm nặng hơn tình trạng bệnh. Cụ thể như hạ người nhiều lần, đột ngột gập người, xoay vặn người quá mạnh… Bên cạnh đó các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh không nên squat hay tập tạ khi đĩa đệm tổn thương và các triệu chứng chưa được kiểm soát tốt.
  • Sau khi thích nghi với những bài tập đơn thuần, người bệnh có thể luyện tập với tạ, đồng thời gập người và xoay người để tăng sức bền và độ linh hoạt cho cột sống.
  • Người bệnh cần cân bằng thời gian làm việc, luyện tập và nghỉ ngơi phù hợp để tránh cột sống chịu nhiều áp lực.
  • Duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể luyện tập từ 30 đến 60 phút mỗi ngày.
  • Trong thời gian tập gym, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp, ăn đúng bữa và bổ sung đủ chất dinh dưỡng để nâng cao mật độ xương, tăng cường sức khỏe xương khớp và đẩy nhanh tiến độ phục hồi bệnh. Người bệnh nên ưu tiên ăn nhiều rau xanh, các loại hạt, đậu, trái cây, phô mai, trứng, sữa, sữa chua, thịt, cá, hạnh nhân… để đảm bảo bổ sung đủ vitamin, canxi và khoáng chất.
Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, ăn đúng bữa và bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Tăng cường sức khỏe xương khớp và đẩy nhanh tiến độ phục hồi bệnh bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Tập gym đúng cách có thể mang đến nhiều lợi ích cho người thoát vị đĩa đệm. Điển hình như: Ổn định cột sống, giảm đau, tăng cường sức cơ, tăng khả năng vận động… Ngược lại việc luyện tập sai cách hoặc áp dụng những bài tập không phù hợp có thể làm nặng hơn các tổn thương và gây nhiều rủi ro không mong muốn.

Chính vì thế, người bệnh cần liên hệ, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có trình độ chuyên môn cao trước khi tập gym. Điều này giúp đảm bảo bệnh nhân lựa chọn bài tập phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần lưu lại một số lưu ý khi luyện tập để tăng tính an toàn.

Trị liệu bài bản, khoa học đúng theo yêu cầu của Bộ Y tế

Khi trị liệu thoát vị đĩa đệm tại Đông Phương Y Pháp, khách hàng sẽ được khám chữa bệnh, chăm sóc đặc biệt theo quy trình 6 bước đúng chuẩn mô hình mẫu của Bộ Y tế:

Bước 1: Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám miễn phí

Đông Phương Y Pháp là nơi hội tụ đội ngũ bác sĩ gạo cội trong lĩnh vực y học cổ truyền, đã có 30 – 40 năm kinh nghiệm và từng công tác tại các bệnh viện, tổ chức y tế lớn như Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương,…

Không chỉ tài năng mà các bác sĩ Đông Phương Y Pháp còn rất tâm huyết với nghề, luôn tận tâm, đồng hành 1:1 với bệnh nhân trong suốt quá trình trị liệu.

Bước 2: Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng người bệnh

Dựa trên sự am hiểu tường tận cả về y học cổ truyền và y học hiện đại, bác sĩ chuyên khoa của Đông Phương Y Pháp sẽ kê phác đồ trị liệu phù hợp nhất với tình trạng của từng bệnh nhân (cụ thể, rõ ràng về thời gian, liệu pháp, quá trình). Với phác đồ trị liệu cá nhân hóa, chuyên sâu như vậy sẽ đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa, an toàn và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh.

Bước 3: Chuẩn bị trang thiết bị trị liệu

Tất cả các dụng cụ, trang thiết bị trị liệu đều được khử trùng đảm bảo sạch, vô khuẩn, an toàn. Đặc biệt kim châm cứu luôn được thay mới, tuyệt đối không tái sử dụng. Trong thời gian kỹ thuật viên chuẩn bị, khách hàng sẽ được mời uống trà thông kinh hoạt lạc để tạo cảm giác thư giãn, thoải mái hơn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng được cấp quần áo mới và thay ga giường sạch sẽ trước khi trị liệu. 

Bước 4: Bác sĩ chuyên môn cao trực tiếp trị liệu thoát vị đĩa đệm

Với tay nghề cao, thành thục kỹ thuật, các bác sĩ Đông Phương Y Pháp sẽ xác định đúng kinh mạch, huyệt đạo của người bệnh và tiến hành các phương pháp trị liệu chuẩn chỉnh. Đặc biệt, kỹ thuật châm cứu tại đây kế thừa trường phái TÂN CHÂM của GS Nguyễn Tài Thu nên đem lại hiệu quả cao gấp 5 lần thông thường và hạn chế cảm giác đau ở mức thấp nhất.

Bước 5: Theo dõi sức khỏe người bệnh

Trong 15 – 30 phút sau khi tiến hành trị liệu, các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình hình sức khỏe đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Bước 6: Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt

Sau buổi trị liệu đầu tiên, bác sĩ sẽ dặn dò, hướng dẫn người bệnh chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học, những điều cần tránh để quá trình trị liệu thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chạy Bộ Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt, làm giảm khả năng lao động, ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hết Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và cơ sở vật chất tại nơi phẫu thuật. Người bệnh cẩn tìm hiểu chi phí để có ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng
Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra có xu hướng tiến triển nặng nề hơn nếu tập luyện không đúng ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Golf Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Nên chơi như thế nào và cần thận trọng điều gì để tránh gây tổn thương đĩa đệm? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua