Châm cứu có chữa được thoát vị đĩa đệm không?

Theo dõi IHR trên goole news

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và ít rủi ro. Ngoài ra, châm cứu được cho là có thể giảm đau, hỗ trợ thư giãn và giúp đĩa đệm nhanh lành hơn.

châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có thể cải thiện cơn đau và hỗ trợ quá trình hồi phục đĩa đệm

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp kiểm soát cơn đau theo Y học cổ truyền, thường được sử dụng thay thế các phương pháp điều trị xâm lấn. Liệu pháp này sử dụng kim dài mỏng để kích thích các điểm năng lượng trong cơ thể. Những điểm này nằm dọc theo các kinh mạch, chứa năng lượng hoặc khí phân bố khắp cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm khiến các chi mất cân bằng, dẫn đến đau đớn và ảnh hưởng đến chuyển động của cơ thể. Châm cứu có thể điều chỉnh năng lượng trong cơ thể, điều này có thể giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn.

Châm cứu không thể chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng có thể cải thiện các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng. Ngoài ra, châm cứu cũng có thể điều chỉnh lưu thông máu trong cơ thể, giúp đĩa đệm mau lành hơn và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Mặc dù châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một liệu pháp phức tạp, tuy nhiên điều quan trọng là phương pháp này có thể tăng cường sức khỏe, hỗ trợ chữa lành chấn thương và các bệnh lý liên quan.

Châm cứu có chữa được thoát vị đĩa đệm không?

Châm cứu gần như có thể sử dụng để điều trị hầu hết mọi tình trạng và cũng được áp dụng ở những người khỏe mạnh để tối ưu hóa sức khỏe. Đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm, châm cứu có thể hỗ trợ lưu thông máu, giảm viêm và cải thiện cơn đau.

châm cứu có chữa được thoát vị đĩa đệm không
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có thể giảm đau, chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa đĩa đệm

Cụ thể, châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có thể mang lại một số hiệu quả như:

  • Giảm viêm và đau: Một số huyệt đạo trên cơ thể có thể giảm đau và viêm. Các huyệt này bao gồm một số điểm có tính chất cục bộ, tại vị trí cụ thể ở lưng hoặc cổ nơi cảm thấy đau. Ngoài ra, một số điểm khác có thể ở xa khu vực đau nhưng có thể mang lại hiệu quả giảm đau. Châm cứu tác động lên các huyệt này nhằm mục đích lợi bỏ khí và máu ứ đọng để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Tăng cường năng lượng: Theo Y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm có liên quan đến rối loạn thận hoặc năng lượng đến thận. Do đó, người châm cứu có thể tác động đến một số điểm trên cơ thể để tăng cường năng lượng thận và cải thiện các triệu chứng.
  • Làm chậm quá trình thoái hóa: Mặc dù châm cứu không thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm, nhưng châm cứu có thể giúp đĩa đệm bị phồng hoặc thoát vị trở lại vị trí cũ nhanh hơn. Ngoài ra, châm cứu cũng có thể làm chậm quá trình thoái hóa và hạn chế các biến chứng liên quan.
  • Hỗ trợ phục hồi đĩa đệm: Châm cứu có thể tăng cường lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến các đĩa đệm. Điều này hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào mô sụn và rút ngắn thời gian phục hồi đĩa đệm bị thoát vị.

Về cơ bản, mục tiêu khi châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là giảm viêm và đau, sau đó bắt đầu quá trình chữa lành và tăng cường các chất dinh dưỡng để phục hồi chức năng ở đĩa đệm.

Biện pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Cơ chế điều trị bệnh khi châm cứu là kiểm soát, điều hòa khí, cân bằng năng lượng trong cơ thể và giúp cơ thể trở về trạng thái ổn định. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, hiện tại phương pháp châm cứu được cải tiến và thực hiện theo nhiều cách khác nhau để điều trị thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, các phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến bao gồm:

1. Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm

Điện châm là phương pháp kết hợp giữa Đông y và Tây y, sử dụng các thiết bị điện để tác động lên các huyệt đạo. Liệu pháp này có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Điện châm có thể kích thích các huyệt vị và điều trị thoát vị đĩa đệm

Tuy nhiên, điện châm chỉ được đề nghị ở người bệnh trong giai đoạn đầu, khi các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Phương pháp được thực hiện như sau:

  • Người châm cứu sử dụng một dòng có cường độ phù hợp để tác động lên các kim châm cứu đã được tiệt trùng.
  • Châm các đầu kim vào các huyệt vị trên cơ thể sau đó đưa dòng điện vào kim để tác động lên các huyệt vị. Lúc này người bệnh có thể cảm thấy tê hoặc châm chích ở khu vực châm cứu.
  • Điện châm có thể kéo dài 20 – 30 phút mỗi lần và thực hiện cách nhau 3 – 4 ngày.
  • Điện châm cần được thực hiện duy trì từ 7 – 10 ngày để mang lại hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất.

Sau khi thực hiện điện châm, cơn đau thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện và người bệnh có thể cảm thấy thoải mái hơn.

2. Thủy châm thoát vị đĩa đệm

Thủy châm là hình thức châm cứu đưa các loại thuốc, chẳng hạn như Adrenalin, vitamin B1 hoặc Coramin, trực tiếp vào các huyệt vị để giảm đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm lưng hoặc cổ. Tương tự như điện châm, thủy châm được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình và cơn đau không quá nghiêm trọng.

thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Thủy châm sử dụng các loại thuốc tác động lên huyệt vị để cải thiện các triệu chứng

Thủy châm điều trị thoát vị đĩa đệm được tiến hành như sau:

  • Người bệnh sẽ được yêu cầu kiểm tra hình ảnh để xác định khu vực tổn thương và vị trí của các đĩa đệm.
  • Người châm cứu tiến hành đưa kim châm vào lớp thượng bì da tại vị trí các huyệt vị, sau đó tiêm thuốc để hỗ trợ giảm đau ngay lập tức.
  • Thời gian thủy châm kéo dài từ 5 – 10 phút, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý.

Phương pháp thủy châm điều trị thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như chóng mặt, hoa mắt, khô miệng. Trong trường hợp lạm dụng, thủy châm có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng gan và thận trong tương lai.

3. Kỹ thuật cứu ngải chữa thoát vị đĩa đệm

Cứu là phương pháp sử dụng sức nóng tác động lên các huyệt đạo để tạo nên các phản ứng của cơ thể và điều trị tình trạng thoát vị đĩa đệm. Cứu thường dùng lá ngải cứu khô để tạo thành nhung, sau đó làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu.

Mục đích của cứu ngải là hỗ trợ giảm đau, giãn cơ và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng của thoát vị đĩa đệm. Tương tự như các hình thức châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm khác, cứu ngải được áp dụng cho các giai đoạn nhẹ đến trung bình.

ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Cứu ngải sử dụng sức nóng để giảm đau và điều trị các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Cứu ngải chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện như sau:

  • Người thực hiện châm cứu sẽ tiến hành chưng cất ngải cứu và một số loại thảo dược để làm thành cứu ngải.
  • Tiến hành châm kim vào các huyệt vị và đặt cứu ngải gần các huyệt vị. Ngải cứu khi cháy sẽ hơ âm lên cơ thể, tạo cảm giác nóng dịu, đồng thời ngấm sâu vào da, tác động đến các huyệt vị, mang đến cảm giác thoải mái, giảm đau và tỏa ra hương thơm đặc trưng, giúp người bệnh thư giãn.

Thông thường cứu ngải được thực hiện kéo dài trong 20 phút cho mỗi lần điều trị.

4. Châm cứu theo phương pháp truyền thống

Châm cứu thoát vị đĩa đệm truyền thống có thể hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe và giảm đau đáng kể.  Ngoài ra, châm cứu cũng tăng cường tuần hoàn máu, lưu thông máu và hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng đĩa đệm.

châm cứu thoát vị đĩa đệm
Châm cứu truyền thống có thể tác động lên các huyệt vị và giảm đau

Phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Người châm cứu xác định các huyệt vị sau đó dùng kim châm cứu tác động lên các huyệt vị.
  • Châm cứu được tiến hành trong 30 phút và thực hiện liên tục trong 10 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

5. Các huyệt được sử dụng để châm cứu

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm thường tác động lên các huyệt vị như:

  • Huyệt thận du (UB23): Huyệt này nằm ở gai sống thắt lưng 2, ngang huyệt Mệnh môn. Tác động lên huyệt này có thể tác động lên dây thần kinh L1 và L2.
  • Huyệt Mệnh môn (GV4): Huyệt này ở chỗ lõm đốt sống 14 (dưới đốt sống thắt lưng 2) và tương đương với rốn ở phía trước.
  • Huyệt Đại trường du (UB25): Huyệt này nằm ở gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1.5 thốn và ngang với huyệt Yêu dương quan. Tác động lên huyệt này có thể kích thích các đoạn thần kinh L3 và L4.
  • Huyệt Dương quan (GV3): Huyệt nằm ở gai đốt sống lưng số 16 (dưới đốt sống thắt lưng số 4) và nối hai mào xương chậu dọc theo sống lưng. Tác động lên huyệt này có thể kích thích dây thần kinh D12.
  • Huyệt Ủy trung (UB40): Huyệt nằm giữ nếp gấp nhượng chân, ở phía sau đầu gối. Tác động lên huyệt này có thể kích thích đoạn thần kinh S2.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có an toàn không?

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên trong một số trường hợp, châm cứu có thể đẫn đến một số nguy hiểm, phổ biến nhất là đau đớn và chảy máu khi châm cứu.

Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm:

  • Phát ban da
  • Phản ứng dị ứng
  • Bầm tím
  • Đau
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu

Để giảm nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh nên thực hiện châm cứu ở cơ sở uy tín. Ngoài ra, kim châm cứu cần được vô trùng và sử dụng một lần để tránh các bệnh truyền nhiễm.

Lưu ý khi châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Thực hiện châm cứu ở cơ sở y học cổ truyền đạt chuẩn và người châm cứu là người được đào tạo chuyên môn.
  • Thực hiện liệu trình theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không tiến hành châm cứu tại nhà hoặc châm cứu ở các cơ sở không đạt chuẩn để tránh các rủi ro nghiêm trọng, bao gồm tử vong.
  • Kết hợp việc châm cứu và các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm để hỗ trợ thư giãn và cải thiện các triệu chứng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, omega 3,… để rút ngắn thời gian phục hồi chức năng đĩa đệm.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp phổ biến, được áp dụng để cải thiện các cơn đau và hỗ trợ quá trình phục hồi đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi châm cứu để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tham khảo thêm: 12 cách giảm đau lưng, sống chung thoát vị đĩa đệm

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Lắc Vòng Được Không
Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin cơ bản về hoạt động lắc vòng và thoát vị đĩa đệm, nhằm xây dựng kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động nhất định. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể ...
Xem chi tiết
Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu
Mổ cột sống đeo đai bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và mức độ phục hồi của bệnh nhân. Việc sử dụng đai lưng sau mổ có thể giúp người bệnh ổn định ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng
Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra có xu hướng tiến triển nặng nề hơn nếu tập luyện không đúng ...
Xem chi tiết

Bình luận (34)

  1. Ngân Bách says: Trả lời

    Tôi bị thoát vị đĩa đệm l5,s1 trước có đi châm cứu tại bệnh viện tỉnh mấy đợt nhưng không đỡ đâu, nói châm cứu chữa được thoát vị là chưa chắc đâu

    1. Mây Phạm says:

      Thì đĩa đệm nó đã lòi ra ngoài thì châm cứu sao đẩy vào được, châm cứu tác dụng chính là để giảm đau và làm giảm thời gian tiến triển của bệnh thôi. Còn muốn khỏi hẳn chỉ có đi phẫu thuật chứ tác động bên ngoài sao khỏi

    2. Hồ Thanh Tâm says:

      Vậy nếu chỉ ở giai đoạn phồng đĩa đệm thì châm cứu có khỏi được triệt để không ạ, em mới phát hiện thời gian gần đây do thấy hay bị đau lưng, cúi ngửa cứ bị nhức nhức nên đi chụp thì khám ra luôn

    3. Nguyễn Thị Vân says:

      Gđ sớm thì có khả năng có thể khỏi đấy, nhưng mà làm châm cứu kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu khác nữa nhé, bạn đến địa chỉ trung tâm thuốc dân tộc mà khám rồi bác sĩ chỉ định cho. Chồng tôi từng chữa ở đây rồi, cũng bị kiểu lồi đĩa đệm mà đau nguyên phần thắt lưng, đau cả ngày lẫn đêm, trời lạnh thì đau nặng hơn không làm được việc gì, mà đến điều trị bác Phương ở cơ sở Hà Nội chữa cho mà khỏe đó. Hết liệu trình thì giảm đâu được hẳn hơn 8 phần so với trước

    4. Lưu Ly says:

      Vật lý trị liệu không thôi hả hay có thuốc thang gì không, chứ ông bà nhà tôi sức khỏe cũng yếu, tôi muốn lấy thêm thuốc bồi bổ thêm thì có được kê không

    5. Đặng Yến says:

      Trong lúc khám mà bác sĩ thấy cần phải uống thêm thuốc thì cũng sẽ kê cho đó, cái này tùy tình trạng bệnh nhân cụ thể như nào nữa. Thuốc thì là bài quốc dược phục cốt khang được nhắc đến ở trên đấy, bác sĩ khám xong thì kê cho từng người với từng phác đồ thích hợp, ai nặng cần phải kết hợp với thuốc uống thì mới kê thuốc thôi. Nhưng cũng tốn kha khá thời gian uống thuốc đó, tôi thoát vị mấy đốt từ năm 2017, đi chữa tây y hơn 3 năm, xong thấy chạc rạc quá vì cứ phải chữa đi chữa lại nên tôi chuyển qua đông y khám với điều trị luôn. Đến thuốc dân tộc thì được bác sĩ ở đây chỉ định châm cứu bấm huyệt kết hợp quốc dược phục cốt khang mà uống cả thể hơn 2 tháng mới hết, nhưng kết hợp như này thì bệnh nhanh khỏi mà được lâu dài, vì thuốc đông y có tác dụng đi sâu để điều chỉnh bên trong, nâng cao thể trạng, cả năm nay rồi trộm vía chưa phải uống viên giảm đau nào. Về phần thuốc cụ thể phải uống những gì và như nào thì bạn vào đây mà xem thêm này

  2. Hàm Sương says: Trả lời

    Chữa được hay không thì không nói đến nhưng so với thuốc tây thì phải công nhận là có nhiều ưu điểm hơn hẳn, phần thì giảm đau ngay từ buổi châm đầu tiên rồi, phần thì không để lại tác dụng phụ gì, chứ uống mấy viên thuốc tây vào giảm được tí đau mà lại ảnh hưởng lên dạ dày ảnh hưởng lên gan cũng không ít

    1. Hồng Thúy says:

      Nhưng nếu có châm cứu thôi thì ok chứ tôi thấy gì mà cả điện châm rồi thủy châm gì đấy, đông tây lẫn lộn thế có bị làm sao không

    2. Ngô Thị Huệ says:

      Mỗi liệu pháp thì có tác dụng riêng chứ, với những người mới bị và triệu chứng nhẹ thì điện châm cho tác dụng nhanh hơn so với chỉ châm truyền thông. Thủy châm thì đưa thuốc vào huyệt đạo làm tăng dẫn truyền thần kinh. Đây gọi là đông tây y kết hợp để nâng cao hiệu quả điều trị, các liệu pháp này từ trước đến giờ ứng dụng rộng rãi rồi chứ phải ngày 1 ngày 2 đâu mà, mà với mỗi liệu pháp thì có chỉ định và chống chỉ định rồi, cứ tuân thủ thì sợ gì

  3. Cao Nam says: Trả lời

    Tôi bị viêm gan b thì có đi châm cứu được không, gần đây virut hoạt động nên tôi phải uống thuốc điều trị thì lúc châm cứu có cần lưu ý gì không

    1. Trần Phương Thảo says:

      Bth bị vgb vẫn châm được, nhưng bạn nên thông báo với bác sĩ châm trước là mình bị, để bác sĩ có biện pháp phòng chống lây nhiễm nhé. Lúc khám thì chắc bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn trước rồi, nhưng mình cứ nhắc cho nó yên tâm, dù sao lúc châm cứu cũng có thể sẽ gây chảy máu, tuy ít nhưng phòng cũng không thừa

  4. Vũ Hiền says: Trả lời

    Ai biết trong Sài Gòn này có chỗ nào châm cứu ổn ổn chút không, chứ em đi viện mấy lần rồi thấy họ làm sơ sài quá, chủ yếu thấy cho thuốc về chứ riêng khoản châm cứu em không ưng được, mà thuốc giảm đau em uống quá nhiều rồi

    1. Bùi Dương says:

      Nên đi những trung tâm uy tín bạn nhé, châm cứu nó là một thủ thuật cần độ vô khuẩn để đảm bảo an toàn với trình độ bác sĩ cao thì mới có hiệu quả. Mình đang chữa ở đông phương y pháp cơ sở miền nam, được bác sĩ Hương Lan chữa cho, bác sĩ mát tay châm không đau, mà lại có tâm lắm, mới châm được 3 hôm thôi mà giảm đau rõ rệt rồi, cứ đà này đến hết liệu trình có khi lại hết đau luôn

    2. Lê Thị Quỳnh Trang says:

      B.sĩ giỏi lắm hả, vậy phí khám chỗ này cao không, có giá niêm yết k, tôi xin giá để tham khảo với, chứ tra trên mạng k thấy có

    3. Nguyen Huong says:

      Chi phi kham toi thay chap nhan duoc, cung chi co hon 1tr/lieu trinh thoi, lam co dung 3 lieu trinh la on roi, toi nua nam roi van chua bi dau lai day, con ve bac si thi ban co the vao day doc nhe, bac si chuyen mon cao da chua khoi cho rat nhieu nguoi roi nen hoan toan co the yen tam

    4. Ánh Nguyệt says:

      Em xin lịch bác Lan khám ở trung tâm với, em sợ đến đột ngột đúng hôm bác nghỉ thì lại mất công đi đi về về, mà cho em hỏi luôn là nếu đến mà yêu cầu bác Lan khám cho thì có phải mất thêm phí không

    5. Hoàng Thu Thảo says:

      Lịch cụ thể thì bạn liên hệ bên trung tâm hỏi ấy, hôm tôi thì vào thứ 5 thì may quá trúng được bác khám cho luôn, mà đến thì hỏi ra mới biết là có thể đăng ký trước ở nhà, hẹn cả bác sĩ cả thời gian luôn, lúc nào đến giờ thì đi thôi, mà hẹn như này free nhé chứ không có phụ thêm phí gì đâu

  5. Đoàn Sáng says: Trả lời

    Hôm qua em chuyển nhà nên phải mang vác vận chuyển đồ, trong lúc nâng cái tủ sách thì em thấy đau nhói vùng thắt lưng, mà nhói lúc đấy rồi thôi, sau không thấy gì nữa, đến sáng nay ngủ dậy thì em thấy đau nhiều hơn, quay sang 2 bên thấy đau tăng thì có phải đĩa đệm của em bị sao rồi không ạ

    1. Lê Thị Thơm says:

      Đi chụp phim thì mới biết được, bạn cúi ngửa có đau tăng không, cũng có thể do bạn vác nặng đột ngột nên làm lệch cột sống nhưng cũng có thể chỉ là ảnh hưởng của căng cơ thôi. Tốt hơn hết là bạn nên đi khám cho an tâm, nếu có vấn đề về cột sống thì chữa càng nhanh càng tốt để không có ảnh hưởng đến sức khỏe

  6. Giang Hân says: Trả lời

    Có ai châm ở bác sĩ Doàn Hồng Phương chưa chia sẻ em cảm nhận như nào với, em thấy bác này được nhiều người đăng ký khám chữa lắm mà không biết thế nào, bác sĩ châm có đau không, châm bao lâu thì xong thế

    1. Đào Hoa Lý says:

      Tôi cũng mới đk bác sĩ đây, vì lúc bác sĩ chưa nghỉ hưu mà còn làm ở viện châm cứu trung ương thì tôi đã được bác sĩ chữa cho 1 lần hồi đó rồi, bác sĩ châm nhẹ nhàng lắm, có kim thì sẽ thấy hơi tức tức ở mặt da lúc đưa kim vào, còn có những kim thì bác sĩ châm mà tôi còn không biết cơ, không thấy đau gì hết, mỗi lần cả châm cả bấm huyệt chiếu đền thì trên dưới 1 tiếng gì đấy

    2. Kỳ Châu says:

      Mình cũng phải đến nhờ bác này chữa cho mới được, chứ nghe mấy cô trong xóm bảo đi châm ở phòng khám về bị sưng với bị bầm mà sợ

    3. Yến says:

      Cho hỏi châm về thì bao lâu là bị lại, dù bs có châm giỏi đi chăng nữa thì châm cứu cũng chỉ giảm đau giảm viêm một phần nào đó thôi chứ nó cũng không thể chữa được gốc bệnh

    4. Nguyễn Hiền Lương says:

      Cũng tùy tình trạng bệnh của bác, em đây may mà bị nhẹ, từ hồi châm cứu xong đến nay không thấy đau lại, cũng gần 8 tháng rồi chứ không ngắn

    5. Việt Anh says:

      Lúc đi khám thì b.sĩ cũng g.thích đấy, b.sĩ bảo là h.quả của p.pháp châm cứu đối với ttvđ đã được chứng minh là h.quả và được áp dụng rộng rãi, nhưng tùy thuộc vào thể bệnh và mức độ bệnh cụ thể của b.nhân, để duy trì h.quả lâu dài thì b.sĩ trong quá trình khám và c.định liệu trình có thể k.hợp với thuốc đặc trị bệnh xương khớp đó

  7. Tim Bống says: Trả lời

    Châm cứu xong thì có đeo được đai lưng được luôn không, vì tôi còn công việc hay phải đi đi lại lại, không đeo đai lưng thì cứ thấy bị mỏi với nhức hơn hay sao ấy

    1. Thị Huyền Bùi says:

      Đeo đai lưng rất tốt nhưng không phải châm cứu xong đeo đại lưng luôn, việc đeo đai lưng không phải lúc nào cũng cần diễn ra vì vậy sau khi châm cứu không cần phải đeo đi lưng ngay, lên đeo đai lưng lúc làm việc thôi

  8. Diệp Phan says: Trả lời

    Chồng tôi năm nay 42 mà bị thoát vị gần năm nay rồi, có đi viện khám với lấy thuốc mấy đợt nhưng bệnh không có xu hướng giảm, về nhà chỉ ngồi một lúc là thấy đau mỏi lưng rồi, hôm nào thời tiết thay đổi là hôm đấy nhức nhiều, ăn uống kém mà cũng không ngủ được. Nhà tôi cũng biết bệnh này một khi đã bị thì khó mà trở lại được như trước, nhưng hiện tại nhìn chồng tôi ốm đau suốt tôi cũng sốt ruột, không biết châm cứu có giúp gì cho tình trạng của chồng tôi hiện tại không

    1. Võ Thường says:

      Của chú có khi lại phải uống thêm cả thuốc thì mới đỡ đấy cô, tại bố cháu cũng tình trạng tương tự mà châm cứu chỉ giúp giảm đau nhanh thôi, còn thuốc thì mới giúp cho đẩy lui bệnh được lâu dài ấy cô. Bố cháu 10 hôm đầu thì mỗi ngày đều tiến hành châm cứu, về nhà thì uống thêm thuốc, hết châm cứu thì bố chủ yếu ở nhà rèn luyện thể thao nhẹ nhàng với uống thuốc thôi mà khỏi gần năm nay rồi à, đợt rét lúc đầu năm trộm vía bố cháu cũng không bị đau nhiều. Cô tìm hiểu rồi mà mua cho chú uống cho đỡ cô ạ

    2. Phúc Hậu says:

      Thuốc có sạch sẽ có đảm bảo được nguồn gốc xuất sứ không, chứ bợp phải thuốc nhập của anh tung của thì nguy

    3. Như Lan Trần says:

      Toàn thảo dược tự nhiên lại được thu hái ngay tại các vườn thuốc trong nước do chính trung tâm đầu tư và phát triển nên có thể yên tâm á, rồi chưa kể chữa cho hàng chục nghìn người rồi, còn được vtv2 đưa lên chuyên mục sức khỏe thì không cần lo về độ an toàn đâu. Chị đọc ở đây sẽ rõ này, ớ dưới bài cũng có nhiều bệnh nhân chia sẻ nữa đó

    4. Kim Chuyên says:

      Thế thuốc này bao tiền, mà thấy có ghi 3 loại thuốc là phục cốt hoàn, bổ thận hoàn, giải độc hoàn thì chữa bằng loại nào là tốt nhát

    5. Phạm Thị Loan says:

      Cphi ko có giá niêm yết đâu, ở đây là bs sẽ căn cứ mức độ nặng nhẹ, tình trạng toàn thân có bệnh nền hay ko, cộng đủ thứ yếu tố thì mới kê ra đơn thích hợp đc, vì thế nên nếu muốn biết thì có thể liên hệ hỏi trước với tt xem, nhắn gọi qua zalo cũng đc tư vấn miễn phí đó, t hay gọi qua số 0974 57 3434

  9. Vũ Quỳnh says: Trả lời

    Cả châm cứu và cứu ngải như vậy thì thời gian điều trị sẽ là như thế nào, trong thời gian bao nhiêu lâu vậy, phương pháp này liệu có tác dụng phụ gì hay không nhỉ. Việc sử dụng thuốc giảm đau lâu ngày nên dạ dày của tôi không được tốt nên tôi muốn điều trị theo phương pháp khác như châm cứu

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua