Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108: Chi phí, hiệu quả?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh viện 108 là một trong những địa chỉ uy tín, chuyên tiếp nhận, thăm khám và chữa thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể được yêu cầu điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Vậy mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108 có hiệu quả không? Chi phí mổ? Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết và quan trọng trong bài viết.

Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108
Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108, chi phí, phương pháp phẫu thuật, hiệu quả đạt được

Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108 có tốt và hiệu quả không?

Bệnh viện 108 (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) được đánh giá là một trong những địa chỉ uy tín và có khả năng điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa cột sống, bao gồm cả điều trị nội khoa và phẫu thuật. Chính vì thế người bệnh có thể yên tâm khi lựa chọn, thăm khám và điều trị tại bệnh viện này.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là Bệnh viện Đa khoa, tuyến cuối của ngành Quân y, Bệnh viện chuyên khoa sâu và là Bệnh viện hạng đặc biệt của nước ta. Bệnh viện chuyên tiếp nhận, khám và cấp cứu cho quân nhân tại chức, nhân dân thuộc diện thu một phần viện phí và bảo hiểm quân.

Ngoài tiếp nhận trực tiếp, bệnh viện còn chuyên nhận những trường hợp được chuyển từ tuyến dưới. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, người bệnh sẽ được điều trị ngoại trú hoặc điều trị nội trú.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được phân thành nhiều chuyên khoa khác nhau. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân có nhu cầu thăm khám và mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được hướng dẫn đến khoa Nội cơ, xương, khớp hoặc Viện Chấn thương – Chỉnh hình để được khám và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đối với những trường hợp cần phẫu thuật điều trị, bệnh nhân có thể được chuyển sang khoa giải phẫu bệnh lý hoặc khoa Ngoại thần kinh để giải quyết tình trạng.

Khi khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108, người bệnh sẽ được chẩn đoán và khắc phục bệnh lý với các máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài và vào loại bậc nhất trong nước. Đồng thời phẫu thuật với thiết bị y tế vô khuẩn, cơ sở vật chất khang trang. Điều này giúp phòng ngừa chẩn đoán sai lệch, nhiễm trùng hoặc phát sinh rủi ro sau phẫu thuật.

Cơ sở vật chất:

  • 50 phòng mổ, trong đó có 45 phòng mổ tiêu chuẩn, 5 phòng mổ ghép tạng và phòng mổ hybrid
  • Phòng mổ hybrid được trang bị robot chụp mạch can thiệp
  • 2000 giường bệnh
  • Khuôn viên và 3 tòa nhà được xây dựng trên tổng diện tích 150.000m2
  • Phòng bệnh đạt chất lượng cao, được xây dựng khang trang như khách sạn, có cửa sổ hướng ra ngoài, sạch sẽ, thoáng mát và mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Các thiết bị y tế tiên tiến và máy móc hiện đại tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 gồm:

  • Máy chụp CT xoắn ốc
  • Máy CT 320 lát cắt
  • Máy chụp CT 512 lát cắt hiện đại nhất Việt Nam
  • Máy chụp cộng hưởng từ MRI Phillip 1.5 và 3.0 Tes
  • Máy chụp cộng hưởng từ chức năng không tiếng ồn 3.0 Tes
  • Hệ thống PET/CT thế hệ mới
  • Máy chụp xạ hình SPECT/CT
  • Hệ thống chụp mạch DSA 2 bình điện
  • Máy xạ trị điều biến liều
  • Hệ thống điều trị bằng chùm gia tốc tuyến tính Cyberknife (thiết bị của Hãng Acuray – Mỹ)
  • Hệ thống siêu âm
  • Máy xét nghiệm tự động hiện đại
  • Hệ thống phẫu thuật nội soi
  • Các thiết bị phẫu thuật và can thiệp vô khuẩn…

Hơn thế khi thăm khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108, người bệnh sẽ được trao đổi thông tin, mổ đĩa đệm thoát vị dưới sự hướng dẫn và thực hiện của các bác sĩ chuyên khoa cùng những người có trình độ chuyên môn cao.

Hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm việc với 45 Giáo sư, Phó giáo sự, hơn 600 Thạc sĩ, Bác sĩ, 146 Tiến sĩ cùng 1300 kỹ thuật viên và điều dưỡng. Vì thế bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận những ca bệnh khó và cần phẫu thuật can thiệp.

Theo kết quả thống kê mỗi năm, hàng trăm ca thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã được xem xét và tiến hành tại khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với kết quả rất khả quan.

Hàng trăm ca thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã được xem xét và tiến hành tại Bệnh viện 108 với kết quả rất khả quan

Mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108 được chỉ định khi nào?

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm sẽ được yêu cầu phẫu thuật điều trị khi:

  • Thất bại sau 5 đến 8 tuần điều trị nội khoa
  • Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, thoát vị di trú
  • Thoát vị đĩa đệm khiến dây thần kinh bị chèn ép cấp tính

Ngoài ra người bệnh sẽ được can thiệp cấp cứu khi thuộc một trong những thể đặc biệt dưới đây:

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội, không có hiệu quả khi sử dụng các thuốc giảm đau.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm gây hội chứng chùm đuôi ngựa hoặc gây tê liệt do rễ thần kinh bị chèn ép làm giảm trương lực cơ. Điều này khiến các nhóm cơ do rễ dây thần kinh chi phối bị liệt hoặc yếu. Ngoài ra người bệnh sẽ được can thiệp mổ cấp cứu khi khối thoát vị lớn khiến ống sống bị chèn ép dẫn đến liệt mềm đột ngột hai chi dưới kèm theo rối loạn cảm giác tầng sinh môn hình yên ngựa và rối loạn cơ tròn.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108

Ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người bệnh sẽ được phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm với những phương pháp sau:

1. Phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật qua ống banh (quadrant)

Phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật qua ống banh (quadrant) thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có nhiều đĩa đệm thoát vị hoặc nhiều vị trí bị tổn thương do khối nhân nhầy thoát vị lớn
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm gây hội chứng chùm đuôi ngựa, đau dây thần kinh tọa hoặc gây tê liệt
  • Bệnh thoái bị đĩa đệm khiến ống sống bị thu hẹp
  • Đĩa đệm vỡ thành từng mảnh
  • Khối nhân nhầy chèn ép lên tủy sống
  • Thoát vị đĩa đệm có kèm theo biến chứng
  • Bệnh nhân không thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi do mô mềm tổn thương và những dây thần kinh bị chèn ép khuất sâu vào trong
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở những vị trí liền kề
  • Không có khả quan hoặc không đạt hiệu quả cao khi điều trị bằng phẫu thuật nội soi và điều trị nội khoa.

Mục đích điều trị

  • Loại bỏ nhân thoát vị, đồng thời giải nén dây thần kinh bị chèn ép
  • Thay đĩa đệm nhân tạo
  • Cố định cột sống ở những trường hợp nặng

Ưu điểm

  • Điều chỉnh dây thần kinh và mô mềm trong góc khuất
  • Đảm bảo loại bỏ hết mảnh vỡ của đĩa đệm
  • Giảm nguy cơ tái phát sau điều trị
  • Dễ dàng cố định cột sống bằng những dụng cụ hỗ trợ như nẹp, vít
  • Dễ dàng hơn trong việc giải nén tủy sống và toàn bộ dây thần kinh đang bị chèn ép, thay thế đĩa đệm
  •  Chi phí mổ hở thấp hơn so với những phương pháp điều trị ngoại khoa khác.

Nhược điểm

  • Có vết mổ lớn, chảy nhiều máu và chậm lành
  • Thời gian nằm viện lâu và cần được theo dõi kỹ
  • Dễ nhiễm trùng và khó chăm sóc vết thương
  • Để lại sẹo lớn sau khi lành
  • Đau nhiều
  • Cần vật lý trị liệu trong thời gian dài do không thể tự phục hồi chức năng sau mổ hở
  • Sau mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân có khả năng cao bị mất sức, rối loạn bài tiết và tiết niệu, rối loạn bài tiết.
Phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật qua ống banh (quadrant)
Phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật qua ống banh (quadrant) giải nén dây thần kinh bị chèn ép, loại bỏ nhân thoát vị

2. Phẫu thuật nội soi cột sống

Những trường hợp được xem xét và chỉ định phẫu thuật nội soi cột sống gồm:

  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng
  • Số lượng đĩa đệm thoát vị và tổn thương ít, chỉ 1 hoặc 2 đĩa đệm
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh nhỏ bị tổn thương và chèn ép
  • Chưa có biến chứng từ khối nhân nhầy thoát vị
  • Khối nhân nhầy thoát vị có kích thước nhỏ, không khiến ống sống bị thu hẹp nhiều và không chèn ép vào tủy sống
  • Ít hoặc không có tổn thương dây chằng, mạch máu cùng một số mô mềm khác
  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngoài liên hợp, thoái bị đĩa đệm thể trung tâm lệch trái hoặc phải, thoát vị đĩa đệm thể lỗ liên hợp.

Mục đích điều trị

  • Loại bỏ nhân thoát vị, giải nén dây thần kinh
  • Điều chỉnh các đĩa đệm đang bị thoát vị

Ưu điểm

  • Phẫu thuật nội soi không làm ảnh hưởng đến mô mềm quanh cột sống, cụ thể như mạch máu, dây chằng, cơ…
  • Không làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cột sống và đảm bảo chức năng được giữ nguyên sau phẫu thuật
  • Vết mổ nhỏ, không để lại sẹo lớn sau phẫu thuật
  • Đau và chảy máu ít
  • Thời gian phục hồi nhanh
  • Dễ chăm sóc vết thương, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác sau phẫu thuật
  • Thời gian nằm viện ngắn, thường được xuất viện sau 1 đến 2 ngày phẫu thuật nội soi
  • Bệnh nhân có thể đi lại và vận động nhẹ nhàng sau 1 tuần phẫu thuật.

Nhược điểm

  • Phẫu thuật nội soi có chi phí cao
  • Không thể giải nén các dây thần kinh nằm trong góc khuất
  • Dễ bỏ sót các mảnh đĩa đệm vỡ
  • Không có khả năng điều trị cho tất cả trường hợp thoát vị đĩa đệm.
Phẫu thuật nội soi cột sống
Phẫu thuật nội soi cột sống tại Bệnh viện 108 giúp loại bỏ nhân thoát vị, điều chỉnh các đĩa đệm đang bị tổn thương

Quy trình thăm khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108

Người bệnh lưu ý quy trình thăm khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108 không giống nhau ở từng trường hợp cụ thể. Vì thế bệnh nhân cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi đến bệnh viện để tiết kiệm thời gian và công sức.

1. Quy trình thăm khám và mổ dành cho bộ đội và bảo hiểm quân tại ngũ

  • Bước 1: Lấy số thứ tự đăng ký khám bệnh, đồng thời đăng ký khám tại cửa số 1 tầng 1 (khoa Khám bệnh đa khoa). Lưu ý mang theo giấy giới thiệu của đơn vị và chứng minh bộ đội
  • Bước 2: Đến phòng khám chuyên khoa ở tầng 2 (phòng khám từ 4 đến 33)
  • Bước 3: Đợi đến số thứ tự và vào khám với bác sĩ chuyên khi đến lượt
  • Bước 4: Di chuyển đến khoa Chẩn đoán hình ảnh để xét nghiệm và thực hiện các kỹ thuật hình ảnh (chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm…) khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu
  • Bước 5: Quay lại buồng khám ban đầu, khám lại và chờ bác sĩ kết luận
  • Bước 6: Xuống cửa số 1 tầng 1 để in kết quả và đơn thuốc
    • Nếu không có chỉ định nhập viện: Bệnh nhân lĩnh thuốc và ra về
    • Nếu có chỉ định nhập viện và phẫu thuật: Bệnh nhân vào khoa điều trị, đăng ký nhập viện và chờ thông tin phẫu thuật
  • Bước 7: Thực hiện thêm một số kỹ thuật giúp đánh giá sức khỏe tổng thể. Bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp phẫu thuật thích hợp và quyết định ngày thực hiện
  • Bước 8: Bệnh nhân tiến hành phẫu thuật
  • Bước 9: Xuất hiện và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

2. Quy trình thăm khám và mổ dành cho đối tượng bảo hiểm

  • Bước 1: Lấy số thứ tự đăng ký khám bệnh, đồng thời đăng ký khám tại cửa số 2 tầng 1 (khoa Khám bệnh đa khoa). Lưu ý mang theo chứng minh nhân dân, thẻ BHYT đúng tuyến còn hạn, giấy chuyển BHYT (nếu có)
  • Bước 2: Đến phòng khám chuyên khoa ở tầng 2 (phòng khám từ 4 đến 33)
  • Bước 3: Đợi đến số thứ tự và vào khám với bác sĩ chuyên khi đến lượt
  • Bước 4: Di chuyển đến khoa Chẩn đoán hình ảnh để xét nghiệm và thực hiện các kỹ thuật hình ảnh (chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm…) khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu
  • Bước 5: Quay lại buồng khám ban đầu, khám lại và chờ bác sĩ kết luận
  • Bước 6: Xuống cửa số 3 tầng 1 để in kết quả và đơn thuốc
    • Nếu không có chỉ định nhập viện: Bệnh nhân đến cửa số 8 thanh toán chi phí chênh lệch, đợi lấy thẻ và các giấy tờ liên quan tại cửa số 2a, lĩnh thuốc tại nhà thuốc số 2 và ra về
    • Nếu có chỉ định nhập viện và phẫu thuật: Bệnh nhân đến cửa số 8 thanh toán chi phí chênh lệch, đợi lấy thẻ và các giấy tờ liên quan tại cửa số 2a, vào khoa điều trị, đăng ký nhập viện và chờ thông tin phẫu thuật
  • Bước 7: Thực hiện thêm một số kỹ thuật giúp đánh giá sức khỏe tổng thể. Bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp phẫu thuật thích hợp và quyết định ngày thực hiện
  • Bước 8: Bệnh nhân đóng chi phí chênh lệch và tiến hành phẫu thuật
  • Bước 9: Xuất hiện và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

3. Quy trình thăm khám và mổ dành cho đối tượng nhân dân

Đối với khám dịch vụ

  • Bước 1: Lấy số thứ tự đăng ký khám bệnh, đồng thời đăng ký khám tại cửa số 6 tầng 1 (khoa Khám bệnh đa khoa).
  • Bước 2: Đến phòng khám chuyên khoa theo từng mặt bệnh
  • Bước 3: Đợi đến số thứ tự và vào khám với bác sĩ chuyên khi đến lượt
  • Bước 4: Đóng tiền làm xét nghiệm tại cửa số 8 khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu
  • Bước 5: Di chuyển đến khoa Chẩn đoán hình ảnh để xét nghiệm và thực hiện các kỹ thuật hình ảnh (chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm…)
  • Bước 6: Quay lại buồng khám ban đầu, khám lại và chờ bác sĩ kết luận
  • Bước 7: Xuống cửa số 8 để in kết quả khám bệnh và nộp tiền lấy đơn thuốc
    • Nếu không có chỉ định nhập viện: Bệnh nhân lĩnh thuốc tại nhà thuốc số 2 và ra về
    • Nếu có chỉ định nhập viện và phẫu thuật: Bệnh nhân vào khoa điều trị, đăng ký nhập viện và chờ thông tin phẫu thuật
  • Bước 8: Thực hiện thêm một số kỹ thuật giúp đánh giá sức khỏe tổng thể. Bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp phẫu thuật thích hợp và quyết định ngày thực hiện
  • Bước 9: Bệnh nhân đóng chi phí chênh lệch và tiến hành phẫu thuật
  • Bước 10: Xuất hiện và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Đối với khám theo yêu cầu

  • Bước 1: Lấy số thứ tự đăng ký khám bệnh tại tầng 1 (khoa Khám bệnh đa khoa)
  • Bước 2: Đăng ký khám bệnh trên tầng 3
  • Bước 3: Đến quầy tài chính nộp tiền tạm ứng
  • Bước 4: Đến phòng khám chuyên khoa theo từng mặt bệnh
  • Bước 5: Đợi đến số thứ tự và vào khám với bác sĩ chuyên khi đến lượt
  • Bước 6: Di chuyển đến khoa Chẩn đoán hình ảnh để xét nghiệm và thực hiện các kỹ thuật hình ảnh (chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm…) khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu
  • Bước 7: Bệnh nhân được ăn sáng miễn phí trong thời gian đợi kết quả
  • Bước 8: Quay lại buồng khám ban đầu, khám lại và chờ bác sĩ kết luận
  • Bước 9: Ra quầy tài chính để in kết quả khám bệnh và thanh toán
    • Nếu không có chỉ định nhập viện: Bệnh nhân lĩnh thuốc tại quầy thuốc số 3 và ra về
    • Nếu có chỉ định nhập viện và phẫu thuật: Bệnh nhân vào khoa điều trị, đăng ký nhập viện và chờ thông tin phẫu thuật
  • Bước 10: Thực hiện thêm một số kỹ thuật giúp đánh giá sức khỏe tổng thể. Bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp phẫu thuật thích hợp và quyết định ngày thực hiện
  • Bước 11: Bệnh nhân đóng chi phí chênh lệnh và tiến hành phẫu thuật
  • Bước 12: Xuất hiện và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Quy trình thăm khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108
Quy trình thăm khám, điều trị và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Chi phí khám và mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108

Chi phí khám bệnh

  • Chi phí khám nội đa khoa tổng quát (bác sĩ nội đa khoa khám và tư vấn): 300.000 VNĐ/ lượt (không bao gồm đối tượng bộ đội và bảo hiểm quân tại ngũ, đối tượng bảo hiểm)

Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108 

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108 không giống nhau ở từng trường hợp cụ thể. Các yếu tố quyết định gồm: Đối tượng khám và điều trị, phương pháp phẫu thuật, điều kiện y tế, bác sĩ thực hiện…

Tuy nhiên chi phí cho một lần phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108 thường dao động trong những khoảng sau:

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp mổ hở: Trên dưới 20 triệu/ lần.
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc can thiệp laser: Trên dưới 40 triệu/ lần.
  • Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm kèm theo biến chứng hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm đa tầng: Khoảng 80 triệu/ lần.

Những điều cần lưu ý khi mổ ổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108

Khi khám và mổ ổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108 người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 rất đông. Vì thế người bệnh cần tranh thủ đến sớm để không mất nhiều thời gian chờ đợi.
  • Bệnh viện phát số thứ tự từ 5h30 hàng ngày.
  • Nếu không có nhiều thời gian cho việc chờ đợi, người bệnh có thể đăng ký online.
  • Cần thăm khám kỹ và chẩn đoán hình ảnh trước khi quyết định phẫu.
  • Nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về hướng điều trị và phương pháp phẫu thuật.
  • Cần có chữ ký của người giám hộ khi phẫu thuật cho người dưới 18 tuổi.
  • Trước khi phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện 108, người bệnh nên xem xét giữ lợi ích và rủi ro. Đồng thời điều trị dự phòng các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.
  • Nằm viện đúng thời gian và áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong 24 giờ đầu tiên sau mổ, bệnh nhân nên nghỉ ngơi và nằm yên trên giường.
  • Từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể vận động, ngồi, đứng và đi nhẹ nhàng.
  • Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học và uống nhiều nước để nâng hiệu quả điều trị sau phẫu thuật và hạn chế rủi ro.

Thời gian làm việc và thông tin liên hệ Bệnh viện 108

Thời gian làm việc

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy, thời gian làm việc như sau:

  • Từ thứ Hai đến thứ Sáu (làm việc tại khoa Khám bệnh)
    • Buổi sáng: Từ 6h30 đến 11h30
    • Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00
  • Thứ Bảy (làm việc tại Khoa khám bệnh và điều trị theo yêu cầu)
    • Buổi sáng: Từ 6h30 đến 11h30 (nhận bệnh nhân từ 5h30)
    • Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 069. 572400
  • Email: bvtuqd108@benhvien108.vn
  • Website: https://benhvien108.vn/
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm việc từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần, từ 6h30 đến 17h00

Trên đây là thông tin về chi phí mổ thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện 108, phương pháp điều trị và hiệu quả đạt được. Nhìn chung Bệnh viện 108 là một bệnh viện uy tín, nhiều bác sĩ giỏi, máy móc tiên tiến và có khả năng điều trị tốt bệnh thoát vị đĩa đệm. Chính vì thế, nếu muốn thăm khám và phẫu thuật điều trị, người bệnh có thể đến Bệnh viện 108 để được tiếp nhận và hướng dẫn.

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Aerobic
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không? Các bài tập aerobic có tác dụng gì, có hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm không? Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Để giúp bạn hiểu ...
Xem chi tiết
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua