Tìm hiểu “cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc”
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là một phương pháp điều trị thay thế không phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Phương pháp này được cho là mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng và hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Cột sống người được tạo thành từ nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau. Các đốt sống được ngăn cách bằng các đĩa đệm. Đĩa đệm là bộ phận bảo vệ xương bằng cách hấp thụ các lực tác động từ các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, nâng vật nặng hoặc vặn người.
Mỗi đĩa đếm có hai phần là bao xơ và nhân mềm. Các chấn thương khiến phần nhân mềm thoát ra bên ngoài dẫn đến cảm giác khó chịu và đau đớn được gọi là thoát vị đĩa đệm. Nếu thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh có thể bị đau dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng và tổn thương không mong muốn.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng, mắc dù tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến cột sống cổ. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép.
Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến khi bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Đau và tê, thường phổ biến ở một bên cơ thể;
- Đau đớn kéo dài đến cánh tay hoặc chân;
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi thực hiện một số cử động nhất định;
- Đau nghiêm trọng hơn khi đứng, ngồi hoặc thay đổi tư thế;
- Đau khi đi bộ một quãng đường ngắn;
- Yếu cơ không giải thích được lý do;
- Có cảm giác ngứa ran, đau nhức hoặc bỏng rát ở khu vực bị ảnh hưởng.
Cơn đau và triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau ở mỗi người bệnh. Người bệnh nên đến bệnh viện nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc gây tê, ngứa và khiến người bệnh mất kiểm soát cơ.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm các biện pháp bảo tồn và phẫu thuật. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ khó chịu của người bệnh và tình trạng thoát vị của đĩa đệm. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là phương pháp điều trị mới không cần phẫu thuật. Quy tình này bao gồm việc tiêm tế bào gốc vào đĩa đệm bị vỡ để kích thích quá trình chữa lành và giảm đau đớn. Phương pháp này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao đối với hầu hết các đối tượng bị thoát vị đĩa đệm.
Các tế bào gốc sau khi được tiêm vào cơ thể có thể chữa lành đĩa đệm bị tổn thương và đưa đĩa đệm về hình dạng ban đầu. Cơ thể có thể tự chữa lành các đĩa đệm một cách tự nhiên, nhanh chóng và hiếm khi dẫn đến các rủi ro khi so với phương pháp phẫu thuật điều trị.
Liệu pháp tế bào gốc cung cấp một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu và có thể cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm bằng cách tạo ra sự tăng trưởng mới cho tế bào mới và tăng các chất chống viêm trong cơ thể. Điều này có thể sửa chữa đĩa đệm bị tổn thương và giảm đau đáng kể. Tuy nhiên, hiện tại các nghiên cứu cho biết, không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Xem Thêm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn – Hướng dẫn A-Z
Hiệu quả của cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Tác dụng quan trọng nhất của cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là giúp cơ thể tự phục hồi sau các tổn thương. Không có tác nhân bên ngoài nào được đưa vào cơ thể và để cơ thể tự chữa lành các tổn thương. Liệu pháp tế bào gốc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng được đánh giá là an toàn, hiệu quả cao và nhanh chóng.
Ngoài ra, cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là phương pháp không xâm lấn và mang lại hiệu quả tích cực, ngay cả đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm cực kỳ nghiêm trọng. Phương pháp này cũng không đặt bất kỳ thiết bị nhân tạo nào vào cột sống và đĩa đệm sẽ được chữa lành một cách tự nhiên.
Sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc, người bệnh có thể bắt đầu nhận thấy hiệu quả sau 2 – 3 tháng, hoặc sớm hơn kể từ lúc thực hiện quy trình. Cách chữa thoái hóa đĩa đệm bằng tế bào gốc của chính bệnh nhân tận dụng khả năng tự chữa lành của cơ thể một cách tự nhiên.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc như thế nào?
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc là một phương pháp y tế thay thế, mang lại hiệu quả nhanh chóng và ít các rủi ro không mong muốn. Cụ thể phương pháp này được thực hiện như sau:
1. Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là tế bào khối xây dựng ban đầu của cơ thể. Các nhà khoa học định nghĩa tế bào gốc nếu tế bào có hai đặc điểm như:
- Có thể tự làm mới: Tế bào gốc có thể tự phân chia, nhân đôi, ngay cả trong cơ thể và trong phòng thí nghiệm. Một lượng tế bào gốc có thể được thu hoạch từ mô người và sau đó được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để tạo thành các tế bào cần cần thiết.
- Phát triển phân biệt: Tế bào gốc có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau. Chẳng hạn như tế bào gốc có thể phát triển thành tế bào máu, tế bào xương hoặc tế bào sụn.
Tế bào gốc trưởng thành có thể biệt hóa thành các tế bào khác nhau để sửa chữa rất nhiều mô mềm, xương, bao gồm cả đĩa đệm. Ngoài ra, các tế bào gốc có thể hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và sửa chữa các mô bị tổn thương.
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm, tế bào gốc có thể được lấy từ các mô khác nhau của cơ thể người bệnh (thường là tủy xương và mô mỡ), kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu, sau đó tiêm vào đĩa đệm bị thoát vị. Về bản chất, đĩa đệm là cấu trúc vô mạch, do đó ít có khả năng tiếp cận với các chất dinh dưỡng thông qua máu và cần được tái tạo để phục hồi chức năng sau tổn thương. Do đó, tiêm tế bào gốc trực tiếp vào đĩa đệm có thể hỗ trợ chữa lành các mô, giảm viêm và tái tái các tế bào gốc khác.
2. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Tế bào gốc cung cấp khả năng tái tạo và sử dụng các yếu tố tăng trưởng tự nhiên để điều trị thoát vị đĩa đệm. Có hai bước điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc. Bước thứ nhất là được thu thập các tế bào gốc từ tủy xương của bệnh nhân và bước thứ hai là tiêm trực tiếp vào đĩa đệm bị thoát vị. Điều này có thể chữa lành đĩa đệm bị thoát vị nhờ vào việc đưa oxy đến đĩa đệm và cải thiện khả năng miễn dịch.
Thông thường, tế bào gốc được thực hiện bằng cách chọc hút tủy xương. Người bệnh sẽ được gây tê hông, sau đó bác sĩ đưa kim vào và lấy mẫu tế bào gốc. Sau đó tế bào gốc sẽ được tiêm vào đĩa đệm bị tổn thương. Điều này có thể khiến người bệnh bị đau đớn trong 3 – 4 tuần đầu, tuy nhiên sau đó cơn đau sẽ được cải thiện. Hiệu quả của cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc có thể kéo dài hơn 2 năm.
3. Chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn, tuy nhiên chi phí thực hiện khác cao, có thể đến 40 triệu đồng cho mỗi liệu trình. Bên cạnh đó, liệu pháp tế bào gốc không mang lại hiệu quả vĩnh viễn. Nếu không có phương pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả, các triệu chứng có thể tái phát sau 3 – 4 năm.
Đừng Bỏ Lỡ: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser – Thông tin cần biết
Thoát vị đĩa đệm có phòng ngừa được không?
Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên người bệnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh với một số lưu ý như:
- Sử dụng các kỹ thuật nâng phù hợp, tránh uốn cong ở thắt lưng và gập đầu gối khi nâng vật nặng để hỗ trợ tải trọng;
- Duy trì cân nặng hợp lý để tránh trọng lượng dư thừa gây áp lực lên các đĩa đệm;
- Thực hành các tư thế tốt khi ngồi, đi, đứng, ngủ, chẳng hạn như ngồi thẳng lưng và không nằm sấp khi ngủ để hỗ trợ các đĩa đệm;
- Thường xuyên thực hiện các động tác kéo căng cơ thể;
- Không đi giày cao gót;
- Không hút thuốc lá;
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng;
Tập thể dục thường xuyên để giữ cho cơ lưng, chân và bụng khỏe mạnh. Người bệnh có thể tham gia tập thể dục nhịp điệu thường xuyên để tăng cường sức mạnh và không gây tác động đến các đĩa đệm.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc thường mang lại hiệu quả cao và ít các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là trong các trường hợp nghiêm trọng. Trên thực tế, hiệu quả của phương pháp có thể kéo dài hơn 2 năm và người bệnh có thể trở lại các hoạt động bình thường sau khi được điều trị. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau có thể tái phát sau khi điều trị. Trong trường hợp này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Thông tin thêm: Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Có được bảo hiểm?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!