Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không? Chuyên Gia Tư Vấn
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, tập luyện bài tập này có gây tổn thương cột sống hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn không? Tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch tập luyện, phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Thoát vị đĩa đệm là một chấn thương ở cột sống, xảy ra khi nhân mềm bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài, tràn vào khu vực bên trong khoang ống sống, dẫn đến đau lưng, đau cổ vai gáy, tê, mỏi, yếu, mất chức năng ở cánh tay hoặc chân. Một số người bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng không có dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng có xu hướng được cải thiện theo thời gian.
Hiện tại thoát vị đĩa đệm được điều trị theo nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, việc duy trì các hoạt động thể chất, thường xuyên tập thể dục được các bác sĩ đánh giá cao và khuyến khích người bệnh thực hiện. Vậy thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Hít đất hay chống đẩy là một bài tập cơ bản, có thể tác động đến toàn bộ các nhóm cơ trên cơ thể, bao gồm ngực, cánh ay, cơ bụng, hông và chân. Bài tập này có thể thực hiện được ở bất cứ đâu mà không cần các dụng cụ hỗ trợ.
Chống đẩy đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm:
- Đốt cháy calo
- Bảo vệ vai và lưng dưới khỏi các chấn thương
- Cải thiện sự cân bằng và tư thế
- Tăng tính linh hoạt
- Cải thiện hiệu suất trong các hoạt động thể chất
- Hỗ trợ ổn định và phát triển cơ cánh tay
- Tăng cường lưu lượng máu lưu thông khắp cơ thể, từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn
Về vấn đề thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, các bác sĩ cho biết, hít đất đúng cách là một trong những cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên điều quan trọng là thực hiện động tác đúng kỹ thuật, tránh uốn cong cột sống hoặc gây áp lực lên các đĩa đệm.
Người thoát vị đĩa đệm có thể hít đất, nhưng tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp. Chống đẩy rất an toàn nhưng cũng có thể gây áp lực lên cột sống, cũng như khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách thực hiện chống đẩy an toàn cho người thoát vị đĩa đệm
Sau khi tìm hiểu thông tin thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về cách thực hiện động tác hít đất an toàn. Khi mới bắt đầu bài tập, người bệnh có thể cảm thấy lo lắng hoặc gặp khó khăn, tuy nhiên sau đó sẽ dễ dàng hơn.
Dưới đây là các bước thực hiện chống đẩy an toàn cho người thoát vị đĩa đệm:
- Bắt đầu ở tư thế plank, úp mặt với cơ thể và cột sống thẳng
- Đặt lòng bàn tay trên mặt đất, cánh tay thẳng và thẳng hàng với vai
- Giữ hai bàn chân sát nhau hoặc cách nhau khoảng 30 cm, dồn trọng lượng lên đầu các bàn chân
- Hãy chắc chắn rằng lưng được giữ thẳng và trọng lượng được phân bố đều ở hai chân
- Hãy nhìn xuống khi thực hiện động tác chống đẩy để đảm bảo cột sống thẳng hàng từ cổ xuống
- Hạ thấp cơ thể xuống đất với chuyển động có kiểm soát cho đến khi khuỷu tay ở góc 90 độ, sau đó đẩy ngược lên tư thế plank
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy hạ cơ thể từ từ và nâng lên nhanh chóng, đối với người mới bắt đầu, hay hạ xuống trong 2 giây và nâng lên trong 1 giây
Hãy nhớ rằng tập luyện đúng kỹ thuật tốt hơn số lần thực hiện động tác. Việc thực hiện sai tư thế có thể dẫn đến đau lưng cũng như khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu vẫn còn thắc mắc thoát vị đĩa đệm có hít đất được không.
Các bài tập hít đất cho người thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu nhiều cách thực hiện bài tập hít đất khác nhau có thể giúp xây dựng sức mạnh, tăng sức chịu đựng của cơ thể, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe cột sống. Một số biến thể của bài tập hít đất bao gồm:
1. Hít đất cho người mới
Nếu bài tập hít đất thông thường quá khó, người bệnh có thể thay đổi bài tập để tăng cường sức mạnh. Chẳng hạn như thử dựa vào tường khi thực hiện động tác chống đẩy. Đặt tay lên tường và đặt chân trên sàn cách tường một chút, điều này có thể giảm trọng lượng cơ thể và giúp quá trình chống đẩy thuận lợi hơn.
Nếu bài tập chống đẩy với tường quá đơn giản, hãy thử một mặt phẳng 45 độ bằng cách chống tay lên ghế hoặc giường. Các động tác chống đẩy này sử dụng 36% – 45% trọng lượng cơ thể, thay vì 50% – 75% so với động tác hít đất cơ bản.
2. Nâng cao mức độ
Khi đã quen với bài tập hít đất và xây dựng được sức mạnh cơ bắp, người bệnh có thể di chuyển xuống sàn nhà và bắt đầu hít đất với đầu gối đặt trên mặt đất thay vì bàn chân. Sau khi đạt đến một mức độ nhất định, người bệnh có thể bắt đầu hít đất với tư thế plank cơ bản, nhưng hãy cố gắng hạ thấp cơ thể dần dần và giữa thẳng cột sống để tránh chấn thương.
Sau khi có thể thực hiện động tác chống đẩy plank tiêu chuẩn, hãy thử thách bằng cách thực hiện nhiều động tác hơn cùng một lúc. Tăng cường độ bài tập bằng cách giảm tốc độ khi hạ người xuống đất và nâng người lên. Tăng tốc độ chống đẩy cũng giúp giảm calo nhanh chóng, hỗ trợ siết cơ, giảm cân và mang đến một thân hình đẹp.
3. Hít đất tăng cường các cơ khác nhau
Bằng cách thay đổi vị trí tay hoặc chân, bài tập hít đất sẽ tác động vào nhiều nhóm cơ khác nhau. Chẳng hạn như đặt hai bàn tay lại gần nhau hơn sẽ tác động đến cơ ngực. Nếu hai bàn tay cách xa nhau, hít đất sẽ tác động đến cơ tam đầu, nhằm tăng sức khỏe cánh tay và phục hồi chức năng chuyển động linh hoạt.
Lưu ý khi thực hiện động tác hít đất là luôn siết chặt các cơ cốt lõi, giữ thẳng lưng và cột sống. Nếu cảm thấy đau đớn, khó chịu, hãy ngừng tập luyện và trao đổi với bác sĩ.
Lưu ý an toàn khi hít đất cho người thoát vị đĩa đệm
Để hít đất an toàn và hiệu quả tốt nhất cho người thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần nắm rõ các nguyên tắc khoa học khi bắt đầu rèn luyện thể lực. Các lưu ý bao gồm:
- Hiểu nhu cầu cá nhân, tránh tập luyện quá sức và cần theo dõi phản ứng của cơ thể để có các điều chỉnh phù hợp.
- Tăng dần khối lượng tập luyện khi cơ thể đã quen, tránh tập luyện quá sức.
- Khi cơ thể đã thích nghi với bài tập, hãy tăng số lần hít đất để nâng cao thể lực. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau đớn, căng thẳng, chèn ép ở thân trên, hãy khuỵu gối và thực hiện động tác chống đẩy với đầu gối chạm đất.
- Tuân thủ một lịch trình chống đẩy đều đặn để giữ cơ bắp và cột sống luôn khỏe mạnh.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau khi tập luyện, bao gồm các động tác nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ.
Tương tự như các bài tập khác cho người thoát vị đĩa đệm, hít đất có thể tiềm ẩn một số rủi ro và chấn thương. Nếu bị thương và hít đất gây đau, hãy nghỉ ngơi cho đến khi cảm thấy tốt hơn. Ngoài ra, nếu thắc mắc thoát vị đĩa đệm có hít đất được không hoặc khi có bất cứ lo lắng nào, hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!