Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần là phương pháp điều trị ít xâm lấn. Phương pháp này sử dụng loại sóng có tần số cao để tạo áp lực bên trong đĩa đệm, giảm căng thẳng và kéo nhân nhầy trở lại vị trí ban đầu. Từ đó giúp giảm đau, hỗ trợ giải nén các dây thần kinh và mạch máu.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần
Thông tin cơ bản về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần, ưu nhược điểm và biện pháp chăm sóc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần là gì?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio là phương pháp sử dụng loại sóng có tần số cao (khoảng 200 đến 1200 MHz) để tạo áp lực bên trong đĩa đệm. Từ đó giúp điều chỉnh đĩa đệm tổn thương, giảm căng thẳng và kéo nhân nhầy trở lại vị trí ban đầu.

Ngoài ra phương pháp này còn có tác dụng kích thích nhân nhầy tiếp tục tiết dịch để đảm bảo cột sống chuyển động trơn tru. Đồng thời ổn định cấu trúc cột sống, giảm đau, tăng khả năng giải nén các dây thần kinh và mạch máu.

Khi nào cần chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần?

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần thường được thực hiện ở những bệnh nhân có tổn thương đĩa đệm nhẹ, thoát vị chưa vượt quá 30% đường kính của ống sống và chữa bị rách bao xơ đĩa đệm.

Ngoài ra phương pháp điều trị này còn được áp dụng khi:

  • Bệnh nhân không có đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa khác
  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ hoặc thắt lưng không kèm theo những bệnh lý liên quan đến cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm không do chấn thương.

Chống chỉ định

Những trường hợp không được chỉ định chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm nặng, bao xơ bị rách hoặc vỡ
  • Hẹp ống sống
  • Thoát vị đĩa đệm do chấn thương
  • Ung thư cột sống
  • Dị dạng cột sống

Vì thế trước khi điều trị bằng sóng radio cao tần, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Chống chỉ định ở người bị dị dạng cột sống
Không sử dụng sóng radio cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm cho những người bị dị dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm nặng

Ưu và nhược điểm khi dùng sóng radio cao tần

Trước khi quyết định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần, người bệnh nên tham khảo một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp, bao gồm:

Ưu điểm

  • Ít gây đau khi thực hiện
  • Hiệu quả điều trị cao
  • Bệnh nhân sớm phục hồi chức năng và sinh hoạt bình thường
  • Thời gian thực hiện nhanh, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
  • Độ an toàn cao

Nhược điểm

  • Chi phí cao
  •  Ít cơ sở y tế thực hiện
  • Hạn chế đối tượng điều trị

Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần

Thông thường trước khi sử dụng sóng radio cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được kiểm tra cột sống, đánh giá mức độ tổn thương và tìm kiếm các bệnh lý liên quan. Từ đó quyết định có nên sử dụng sóng radio cao tần để chữa bệnh hay không.

Ngoài ra người bệnh được yêu cầu liệt kê danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc chống loãng máu hoặc Aspirin, bệnh nhân có thể được ngưng sử dụng loại thuốc này trong vài ngày.

Các bước sử dụng sóng radio cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Bước 1: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm trên bàn X-quang
  • Bước 2: Gây tê cục bộ để giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng một cây kim rỗng ruột chèn vào khu vực bị đau thông qua sự trợ giúp của đèn huỳnh quang
  • Bước 4: Đưa sóng radio cao tần kết hợp với nguồn nhiệt (khoảng 40 đến 70 độ C) vào đĩa đệm tổn thương để giảm áp lực bên trong. Bước này giúp giảm đau và kéo nhân nhầy trở về vị trí ban đầu.

Sau khi điều trị, người bệnh được yêu cầu nằm viện và theo dõi trong thời gian ngắn. Điều này giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị. Đồng thời sớm phát hiện biến chứng (nếu có) và đề xuất các phương pháp xử lý thích hợp.

Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần
Quy trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần

Dùng sóng radio cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Dùng sóng radio cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tay nghề bác sĩ
  • Mức độ tổn thương
  • Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Một số bệnh lý hoặc vấn đề đi kèm
  • Biện pháp chăm sóc sau điều trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến 80% trường hợp sử dụng sóng radio cao tần có thể kiểm soát tốt bệnh lý, hiệu quả kéo dài đến 2 năm. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp khác, các triệu chứng có thể tái phát sau 6 – 12 tháng điều trị, đặc biệt là những người bị thoát vị đĩa đệm nặng và không có các biện pháp chăm sóc thích hợp.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần có nguy hiểm không?

Bệnh nhân có thể đi lại sau khi sử dụng sóng radio cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó phương pháp này tương đối an toàn, ít phát sinh rủi ro và biến chứng sau điều trị. Bệnh nhân thường chỉ đau nhức kéo dài từ 10 đến 14 ngày khi thuốc gây tê giảm tác dụng.

Tuy nhiên đối với những trường hợp thiếu thận trọng trong quá trình kiểm tra và điều trị, người bệnh có thể gặp một số biến chứng và vấn đề dưới đây, bao gồm:

  • Tăng đau thần kinh tạm thời
  • U dây thần kinh
  • Viêm dây thần kinh
  • Tê cục bộ
  • Nhiễm trùng
  • Giảm đau không hiệu quả
  • Phản ứng dị ứng với những loại thuốc dùng trong thủ thuật

Để hạn chế những vấn đề nêu trên, người bệnh cần đến các địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín để được thăm khám kỹ lưỡng và dự phòng rủi ro. Ngoài ra người bệnh nên tiến hành điều trị với các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng sóng radio cao tần chữa thoát vị đĩa đệm. Điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ phát sinh rủi ro.

Xem Thêm: 9 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Hải Phòng Chất Lượng Nhất

Chăm sóc sau khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần

Để hạn chế nguy cơ phát sinh những rủi ro không mong muốn, người bệnh được khuyên theo dõi triệu chứng và kiểm tra sức khỏe định kỳ đúng với lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh nên áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc dưới đây để nâng cao hiệu quả điều, sớm phục hồi chức năng vận động:

  • Bệnh nhân nên nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng trong vòng 2 tuần đầu sau điều trị. Không nên chạy, vận động hoặc thực hiện những bài tập có cường độ mạnh.
  • Sau 1 đến 2 tuần điều trị, người bệnh có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ổn định cột sống, giảm đau và rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không nên sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích trong thời gian phục hồi vì điều này có thể làm tăng phản ứng viêm và khiến cơn đau bùng phát trở lại.
  • Sinh hoạt đúng tư thế, không nên đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ, không mang vác vật nặng, lao động nặng nhọc hoặc thực hiện những động tác có cường độ mạnh.
  • Thận trọng trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa nếu cơn đau xuất hiện dai dẳng hoặc kèm theo những biểu hiện bất thường khác.
  • Ăn uống lành mạnh và phù hợp. Nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin, canxi, axit béo omega-3, mangan kết hợp uống nhiều nước để rút ngắn thời gian phục hồi tổn thương và tăng hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra bệnh nhân không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn cay nóng… để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ phát sinh phản ứng viêm và đau nhức kéo dài.
Bệnh nhân vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Bệnh nhân vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ổn định cột sống, rút ngắn thời gian phục hồi

Trên đây là thông tin cơ bản xoay quanh cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio cao tần. Với những thông tin này, hi vọng người bệnh có hướng điều trị thích hợp. Đồng thời hiểu hơn về phương pháp, quy trình thực hiện và biện pháp chăm sóc tại nhà. Từ đó nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian phục hồi chức năng.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Aerobic
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không? Các bài tập aerobic có tác dụng gì, có hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm không? Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Được Chơi Thể Thao Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Nên chơi môn thể thao nào, tránh môn nào và chơi với cường độ ra sao? Bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh có câu trả lời chính xác ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Nằm Nệm Gì
Thoát vị đĩa đệm nên nằm nệm gì để giảm đau và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị? Việc chọn nệm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực lên cột sống ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Chườm Nóng Hay Lạnh
Thoát vị đĩa đệm chườm nóng hay lạnh là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh. Bài viết này sẽ phân ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Nhiều Không
Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Đây là câu hỏi nhiều người mắc phải căn bệnh này thường băn khoăn. Việc nghỉ ngơi đúng cách là cần thiết, nhưng liệu nằm nhiều có thực sự tốt ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua