Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Bởi đây là một bệnh xương khớp nghiêm trọng, gây đau nhức và làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình như hẹp ống sống, nhiễm trùng, tê yếu, hạn chế khả năng vận động… Để giúp bạn giải đáp vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: 6 Bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi nhất nước ta hiện nay
Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Về vấn đề “Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?”, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam giới lẫn phụ nữ. Nguyên nhân là do bệnh lý này không làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng của trứng và sự phát triển bình thường của thai nhi.
Tuy nhiên thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhức nghiêm trọng. Điều này làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động quan hệ tình dục và giảm khả năng chống chịu của cơ thể. Mặt khác cơn đau còn khiến bệnh nhân khó chịu, suy giảm sức khỏe khi mang thai và sinh nở.
Thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng đến cuộc yêu như thế nào?
Bệnh thoát vị đĩa đệm không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hoạt động quan hệ tinh dục. Nguyên nhân là do sự hư hỏng của đĩa đệm và sự chèn ép dây thần kinh của nhân nhầy thoát vị có thể khiến cơn đau xuất hiện bất kỳ lúc nào, nhất là khi vận động, đi lại và thực hiện những động tác liên quan đến cột sống.
Nếu thực hiện những tư thế nhẹ nhàng và phù hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể không bị đau hoặc đau không quá nghiêm trọng khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, tầng suất và mức độ đau nhức thường giảm khi bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu hoặc người bệnh áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm trước đó.
Nếu quan hệ tình dục với những tư thế không phù hợp, khiến cột sống bị ảnh hưởng, chịu nhiều áp lực và uốn cong, người bệnh có thể bị đau nhức nghiêm trọng và không thể tiếp tục cuộc “yêu”. Bên cạnh đó bệnh nhân thường đau nhiều hơn khi không có biện pháp kiểm soát trước đó. Trong trường hợp xảy ra kéo dài, tình trạng này có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng “lười yêu”.
Thoát vị đĩa đệm gây ra những ảnh hưởng gì khi mang thai?
Theo sinh lý bình thường, trọng lượng của cơ thể sẽ càng tăng khi thai nhi càng lớn. Lúc này cột sống chịu nhiều áp lực, thường xuyên đau mỏi và dễ bị tổn thương. Đối với những người phụ nữ bình thường và khỏe mạnh, sự gia tăng trọng lượng của cơ thể khiến mẹ bầu đau nhức nhiều và khó chịu ở lưng, đau nhiều khi đi lại, ngồi và vận động. Tuy nhiên cơn đau có thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi, cơn đau có thể ngắt quãng.
Đối với những người phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm, sự gia tăng trọng lượng của cơ thể khiến mẹ bầu đau nhức nhiều và đau liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do thoát vị đĩa đệm khiến cột sống yếu hơn, giảm khả năng chống đỡ dẫn đến đau nhiều khi trọng lượng của cơ thể tăng.
Ngoài ra, trọng lượng của thai nhi và sự tăng cân của người mẹ còn làm tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm, sụn và các xương dưới sụn. Từ đó làm tăng mức độ nghiêm trọng của những tổn thương, bao xơ dễ rách, đĩa đệm dễ vỡ, nhân nhầy dễ thoát ra ngoài, chèn ép vào mô mềm và các dây thần kinh xung quanh. Điều này làm tăng mức độ đau nhức của mẹ bầu.
Để phòng ngừa tổn thương tiến triển và giảm đau, người bệnh cần kiểm soát tốt bệnh lý trước khi mang thai. Đồng thời áp dụng những biện pháp cơ bản (vật lý trị liệu, luyện tập thể dục, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh…) để duy trì sức khỏe, sự dẻo dai, độ linh hoạt và sức mạnh của cột sống.
Bệnh thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh
Bệnh thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ trước và sau sinh khi không được kiểm soát. Cụ thể tại thời điểm sinh nở, bệnh thoát vị đĩa đệm làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bệnh nhân không thể đứng vững hoặc nằm yên. Bên cạnh đó người bệnh sẽ đau nhiều hơn nếu sinh không đúng tư thế.
Ngoài ra trong thời gian đau bụng và sinh nở, người bệnh rặn nhiều làm tăng độ căng tức lên cột sống, đĩa đệm nhạy cảm và dễ tổn thương. Điều này khiến bệnh nhân đau nhiều hơn ở mông và lưng, thường phải sinh mổ hoặc dùng thuốc để kiểm soát.
Đối với phụ nữ sau sinh, bệnh thoát vị đĩa đệm và tình trạng đau nhức khiến sức khỏe suy yếu, nữ giới nhạy cảm và dễ bị suy nhược. Hơn thế người bệnh có thể mất khả năng kiểm soát tâm trạng, thường xuyên cáu gắt, khó chịu. Để hạn chế tình trạng ngày, thai phụ cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp giảm đau và kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai
Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển và gây đau nhiều trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp xử lý cơ bản để cải thiện tình trạng. Cụ thể:
- Nghỉ ngơi
Bạn nên nằm nghỉ ngơi ngay khi cơn đau xuất hiện. Nên nằm trên nệm có độ cứng phù hợp, gối đầu với độ cao vừa phải, nằm ngửa và thẳng người, lót một chiếc gối nhỏ dưới đùi và đầu gối. Ngoài ra thai phụ có thể nằm nghiêng, dùng gối ôm/ gối kê đầu đặt giữa hai chân hoặc phía sau để duy trì độ cong tự nhiên của cột sống.
Việc nằm nghỉ ngơi có thể giúp người bệnh ổn định cột sống, thư giãn xương khớp, đĩa đệm, các mô mềm và dây thần kinh đang bị chèn ép.
- Liệu pháp nhiệt
Hãy sử dụng chai thủy tinh hoặc túi chườm chứa nước nóng áp lên khu vực đang bị đau nhức. Biện pháp này có tác dụng thư giãn cơ, dây chằng, mạch máu và các dây thần kinh đang bị chèn ép. Đồng thời làm dịu cơn đau hiệu quả.
Ngoài ra, việc chườm nóng còn giúp người bệnh cải thiện lưu thông máu, tăng nguồn dinh dưỡng cho khớp xương và đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Người bệnh nên chườm nóng từ 3 – 4 lần/ ngày để giảm đau, mỗi lần chườm 15 phút. Bên cạnh chườm nóng, người bệnh có thể tắm với nước ấm để thư giãn tinh thần, giảm mệt mỏi và tăng hiệu quả giảm đau.
- Massage nhẹ nhàng
Khi bị đau, mẹ bầu có thể ngồi hoặc nằm nghiêng và tiến hành massage nhẹ nhàng tại khu vực bị thoát vị đĩa đệm. Biện pháp này có tác dụng thư giãn khớp xương, mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người bệnh.
Ngoài ra lực tác động từ bàn tay có thể giúp người bệnh ổn định quá trình tuần hoàn máu, giảm đau, giảm co thắt cơ, cải thiện tình trạng cứng khớp và cảm giác khó chịu của mẹ bầu.
- Duy trì thói quen luyện tập
Nếu bị thoát vị đĩa đệm trong thời kỳ mang thai, người bệnh nên vật lý trị liệu và duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm và độ tuổi của thai nhi, người bệnh sẽ được các chuyên gia hướng dẫn luyện tập với những bài tập thích hợp.
Việc vật lý trị liệu và duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày có thể giúp thai phụ giảm mức độ nghiệm trọng và tần suất đau, thư giãn cơ và xương khớp. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm, giúp người bệnh sinh nở dễ dàng. Bên cạnh đó biện pháp này còn có tác dụng cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe tổng thể và sức khỏe xương khớp, nâng cao sức cơ và độ dẻo dai.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất
Thai phụ bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý đến chế độ ăn uống và các chất dinh dưỡng được bổ sung hàng ngày. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Bên cạnh đó bạn cần bổ sung đủ lượng canxi, khoáng chất, vitamin và nhóm axit béo lành lạnh có trong thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả, các loại hạt, đậu, sữa chua… để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế viêm, đau, tăng sức khỏe xương khớp. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và giúp dễ dàng hơn khi sinh nở.
- Khám sức khỏe định kỳ
Thai phụ bị thoát vị đĩa đệm nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, kiểm soát sức khỏe và bệnh thoát vị đĩa đệm. Từ đó sớm phát hiện và xử lý những vấn đề đang xảy ra.
Ngoài ra bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau nhiều, đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm khi nằm nghỉ ngơi. Tùy thuộc vào từng tình trạng, bác sĩ sẽ có những cách xử ý phù hợp.
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trước và trong khi mang thai?
Trước và trong thời kỳ mang thai, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để dễ dàng hơn trong việc thụ thai, giảm đau, hạn chế tổn thương và kiểm soát sự tiến triển của bệnh:
- Cả người chồng lẫn người vợ cần khám và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm càng sớm càng tốt.
- Đối với phụ nữ, bạn cần điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi mang thai để hạn chế đau và tránh những rủi ro không mong muốn.
- Tuân theo sự chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh làm việc gắng sức hoặc thực hiện những tư thế làm tăng áp lực lên cột sống (vặn người, ngã về sau hoặc cúi gập người, mang vác vật nặng…) để hạn chế đau và tăng khả năng kiểm soát triệu chứng.
- Quan hệ tình dục với những tư thế phù hợp và nên quan hệ nhẹ nhàng. Tránh thực hiện những tư thế mạnh, khom lưng hoặc gây áp lực cho cột sống.
- Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong thời kỳ mang thai.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.
- Trong suốt thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần vật lý trị liệu và duy trì thói quen luyện tập mỗi ngày. Yoga, bơi lội, vận động dưới nước, đi bộ… đều là những bài tập tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm và có ý định mang thai.
Bài viết là những thông tin quan trọng giúp giải đáp vấn đề “Bệnh thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không? Ảnh hưởng như thế nào và những điều cần lưu ý”. Nhìn chung bệnh thoát vị đĩa đệm không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng thường gây đau khi quan hệ tình dục, mang thai và sinh nở. Vì thế người bệnh nên liên hệ với bác sĩ và áp dụng các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt để kiểm soát bệnh lý và hạn chế phát sinh những vấn đề không mong muốn.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!