Thoát Vị Đĩa Đệm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Có thể thấy bệnh thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất ở độ tuổi lao động và người cao tuổi. Người bệnh thường xuyên gặp phải cảm giác khó chịu, đau nhức ở phần thoát vị, rối loạn cảm giác, tê bì tay chân. Thời gian gần đây việc người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, thậm chí yếu cơ, teo cơ.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm được biết đến là một tình trạng khối nhân nhầy di chuyển theo những vết rách/nứt của bao xơ, phình (lồi) ra bên ngoài. Điều này thường xảy ra do đĩa đệm bị rách hoặc nứt (annulus fibrosus) và phần mềm bên trong bị thoát ra ngoài. Do cột sống có nhiều đĩa đệm khác nhau (khoảng 23 – 24 đĩa đệm) nên bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí. Tuy nhiên thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và cột sống thắt lưng do các vị trí này chịu ảnh hưởng nhiều từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được chia ra làm 4 giai đoạn như:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa bị rách. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thỉnh thoảng cảm thấy tê tay hoặc tê chân, nhưng không bị đau nhức, do đó hầu hết không nhận ra mình đang mắc bệnh.

Giai đoạn 2: Vòng bao xơ bị rách một phần làm cho nhân nhầy thoát ra tại vị trí vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to ra. Tuy nhiên, cơn đau cũng chưa rõ ràng nên thường người bệnh không chú ý đến.

Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này vòng bao xơ đã bị rách toàn phần, khiến nhân nhầy lồi ra ngoài gây chèn ép vào rễ thần kinh. Trong giai đoạn này người bệnh chỉ mới bắt đầu điều trị nếu đã trải qua các cơn đau nghiêm trọng và kéo dài.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh ngày càng kéo dài gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Lúc này cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Bên cạnh đó thoát vị đĩa đệm nhiều tầng là một trong những bệnh lý lâm sàng rất đa dạng, phức tạp, đặc biệt là những trường hợp có khối lượng thoát vị quá to khiến tủy sống bị chèn ép và gây hội chứng đuôi ngựa.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng khá phổ biến liên quan đến phần cột sống, thường bệnh bởi nhiều yếu tố khác nhau gây lên. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm:

  • Sai tư thế: Ngồi lâu sai tư thế, mang vác nặng sai cách có thể gây ra tình trạng chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
  • Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị thoát vị đĩa đệm thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Thoái hóa tự nhiên: Khi càng lớn tuổi, đĩa đệm cùng xương khớp càng bị thoái hóa, suy giảm chức năng. Điều này khiến bao xơ dễ dàng bị rách, nứt, tạo điều kiện cho nhân nhầy bên trong thoát khỏi vị trí ban đầu, chèn ép và gây đau.

Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau nhức nhiều tại vùng cổ và vai gáy, đau lan rộng xuống cánh tay, bàn tay[

  • Tai nạn, chấn thương: Chấn thương do tai nạn xe cộ, tai nạn thể thao hay tai nạn lao động đều là những nguyên nhân gây tổn thương đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị.
  • Thừa cân, béo phì: Cột sống có tác dụng nâng đỡ phần thân trên của cơ thể, vì thế chúng sẽ chịu nhiều áp lực khi bệnh nhân bị thừa cân béo phì. Điều này khiến xương, cơ cùng các đĩa đệm bị chèn ép nghiêm trọng dẫn đến rách bao xơ, nhân đĩa đệm thoát ra ngoài.
  • Hút thuốc lá: Đĩa đệm không được cung cấp đủ lượng oxy ở những người hút thuốc lá. Điều này khiến đĩa đệm bị suy giảm chức năng và hỏng nhanh hơn.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao ở những người thường xuyên uống nhiều rượu bia, căng thẳng, stress kéo dài, dùng chất kích thích, ăn uống thiếu chất… Do đó việc tránh xa những yếu tố này cũng chính là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm được biết đến là một tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn do đặc điểm công việc, lối sống và yếu tố di truyền. Dưới đây là các đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm:

  • Người cao tuổi: Đối với những người cao tuổi thì tình trạng thoát vị càng dễ gặp, những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
  • Nhân viên văn phòng: Tình trạng ngồi nhiều, ngồi lâu cũng dễ tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
  • Người lao động bê, vác nặng:  Thường xuyên bê vác nặng sẽ ảnh hưởng nhiều tới cột sống, dễ gặp tình trạng bị thoát vị.
  • Người thừa cân, béo phì: Trọng lượng dư thừa cũng tạo áp lực lớn lên phần cột sống và đĩa đệm. Những người béo phì thường ít vận động khiến cho các cơ hỗ trợ cột sống yếu hơn.
  • Nhóm người hay hút thuốc: Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu và lưu lượng oxy đến các đĩa đệm, làm quá trình thoái hóa nhanh hơn, gây tổn thương. Ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi.
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém: Thiếu các vitamin D, canxi, Magiê cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm cao hơn người khác.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể bị tê nhức, đau buốt, khó cử động, di chuyển và hạn chế khả năng sinh hoạt. Đối với trường hợp nặng và không kịp thời chữa trị, tình trạng thoát vị có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn hành vi, không thể di chuyển dẫn đến teo cơ, nguy hiểm hơn bệnh có thể gây tàn phế vĩnh viễn. Cụ thể, những biến chứng nặng nề có thể xảy ra bao gồm:

  • Nguy cơ bại liệt cả người, liệt nửa người, tàn phế do rễ thần kinh bị chèn ép, hẹp ống sống
  • Rễ thần kinh bị chèn ép gây hội chứng đuôi ngựa đau dữ dội, đại tiểu tiện không kiểm soát
  • Suy yếu các cơ dẫn đến teo cơ các chi, khả năng vận động và đi lại giảm sút, chân tay bé lại
  • Rối loạn bài tiết, bí tiểu, không kiểm soát tiểu tiện do các cơ vòng và rễ thần kinh bị chèn ép
  • Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, lao động, suy giảm chất lượng cuộc sống
  • Rối loạn cảm giác tại nhiều vùng, nóng lạnh bất thường, tê bì hoặc không có cảm giác đau…
  • Hội chứng khập khiễng cách hồi khiến người bệnh đau đớn, không thể di chuyển liên tục
  • Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, mất ngủ, sức khỏe cơ thể suy nhược…

Cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Để kiểm tra tình trạng sức khỏe, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt cho bạn một số câu hỏi liên quan đến bệnh sử, chấn thương trước đó (nếu có) và các triệu chứng.

Bên cạnh đó bác sĩ có thể kiểm tra sức mạnh cơ bắp và phạm vi chuyển động bằng cách yêu cầu bệnh nhân di chuyển, vận động và thực hiện một số động tác. Điều này giúp xác định mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với khả năng vận động chính xác hơn.

Ngoài ra bệnh nhân cần thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chi tiết hơn về bệnh, cụ thể:

  • Chụp X-quang cột sống và thắt lưng: Kết quả chụp X-quang cột sống và thắt lưng cho phép bác sĩ chuyên khoa phát hiện những vết nứt, gãy góc cột sống thắt lưng, mất đường cong sinh lý hoặc xẹp đĩa đệm.
  • Chụp MRI: Kỹ thuật chẩn đoán này giúp xác định chính xác vị trí tổn thương, tình trạng thoát vị sang hai bên, ra sau hay ra trước, thoát vị một vị trí hay nhiều vị trí, thoát vị nội xốp.
  • Chụp cắt lớp: Thông qua hình ảnh CT, bác sĩ có thể kiểm tra kỹ hơn về những bất thường ở cột sống và những cấu trúc xung quanh.
  • Điện cơ: Điện cơ thường được chỉ định với mục đích phát hiện sự chèn ép và những tổn thương ở rễ dây thần kinh.
  • Myelogram: Trước khi chụp X-quang, Myelogram được tiêm vào dịch tủy sống với mục đích kiểm tra sự chèn ép ở dây thần kinh và tủy sống.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Khi thực hiện nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, các điện cực sẽ được đặt trên da (khu vực bị thoái vị) để kiểm tra hoạt động, chức năng của dây thần kinh và các cơ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chẩn đoán bằng cách kiểm tra triệu chứng, bệnh sử, xét nghiệm cận lâm sàng
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chẩn đoán bằng cách kiểm tra triệu chứng, bệnh sử, xét nghiệm cận lâm sàng

Giải pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều phương pháp giúp điều trị tốt bệnh thoát vị đĩa đệm như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, can thiệp ngoại khoa, tập luyện… Tùy thuộc vào vị trí thoát vị, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị thích hợp nhất. Từ đó giúp kiểm soát tốt cơn đau, cải thiện bệnh lý và khắc phục khả năng vận động.

Những phương pháp điều trị thường được áp dụng gồm:

Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đều không cần tiến hành phẫu thuật tái tạo. Việc sử dụng thuốc và luyện tập theo một phác đồ và liệu trình nhất định có thể giúp những triệu chứng khó chịu của bệnh thuyên giảm chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị.

Trong trường hợp khả năng vận động của bệnh nhân suy yếu và triệu chứng đau nhức khó chịu vẫn tiếp tục kéo dài không giảm, người bệnh sẽ được yêu cầu tập vật lý trị liệu để làm giảm tối đa mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với những cơ quan, bộ phận khác của cơ thể.

Một số phương pháp trị liệu thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc hoặc sử dụng kết hợp thuốc giảm đau ở lưng dưới:

  • Chiropractic: Chiropractic là một phương pháp kéo nắn xương khớp. Đối với những cơn đau lưng dưới, hương pháp điều trị này có khả năng mang đến hiệu quả cải thiện bệnh lý ở mức độ vừa phải, kéo dài ít nhất 1 tháng. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý, việc điều trị bệnh bằng phương pháp Chiropractic cần được thận trọng ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ. Bởi trong một số trường hợp hiếm hợp hiếm gặp việc không thận trọng có thể gây đột quỵ.
  • Châm cứu: Biện pháp châm cứu có tác dụng làm giảm đau cổ và đau lưng tương đối tốt.
  • Massage: Trị liệu massage có tác dụng cải thiện cơn đau ngắn hạn cho những bệnh nhân bị đau lưng dưới kinh niên.
  • Yoga: Kết hợp thiền, tập thở và vận động thể chất giúp làm giảm đau lưng kinh niên và cải thiện chức năng xương khớp.

Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp như kéo giãn cột sống, tác động cột sống trong quá trình điều trị bệnh. Trong vài tuần đầu tiên, bệnh mới phát, những tổn thương thoát vị còn mới và chưa có dấu hiệu bị xơ hóa, quá trình tác động cột sống có thể giúp dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi ra nhanh chóng trở lại vị trí bình thường và làm giãn cột sống.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Thông thường sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc để khắc phục bệnh lý và những triệu chứng đi kèm. Đây là phương pháp điều trị được ưu tiên trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh xương khớp.

Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định những loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau – kháng viêm: Meloxicam, paracetamol, diclofenac…
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, mydocalm… Thuốc giãn cơ thường được sử dụng cho những trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.

Xem thêm: Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả [Cập nhật mới nhất]

Điều trị nội khoa bằng thuốc giúp khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm và những triệu chứng đi kèm
Điều trị nội khoa bằng thuốc giúp khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm và những triệu chứng đi kèm

Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids

Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids có tác dụng kháng viêm mạnh, làm giảm triệu chứng viêm tại chỗ, giảm đau và những triệu chứng khó chịu khác của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thuốc corticosteroids được tiêm vào vùng xung quanh dây thần kinh và cột sống.

Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids được dùng cho những trường hợp đau và viêm nặng, không được cải thiện bằng những loại thuốc thông thường. Bên cạnh đó phương pháp điều trị này còn được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm từ trung bình đến nặng.

  • Liều điều trị: Liệu trình mỗi đợt 3 mũi, khoảng cách giữa các mũi là từ 3 đến 7 ngày.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Trong thời gian điều trị, người bệnh cần áp dụng thêm các biện pháp khắc phục tại nhà để duy trì hiệu quả, phòng ngừa đau và tổn thương tái phát.

  • Sử dụng nhiệt: Chườm nóng và chườm lạnh là biện pháp giảm đau xương khớp hiệu quả. Để cải thiện đau và viêm, người bệnh sử dụng túi đá lạnh áp lên khu vực bị đau. Kiên trì trong 3 ngày, mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Sau đó, chườm ấm để giúp các cơ thư  giãn.
  • Nghỉ ngơi phù hợp: Khi bị đau nhiều, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi trong 30 phút. Sau đó cố gắng di chuyển và thực hiện một số động tác nhẹ nhàng. Tránh thực hiện các hoạt động mạnh và không nằm nghỉ quá lâu trên giường vì có thể tăng mức độ đau và gây cứng khớp.
  • Tiếp tục chuyển động chậm: Để tránh tổn thương và khiến cơn đau tái phát, người bệnh cần duy trì thói quen chuyển động chậm, nhất khi đứng dậy và cúi người.

Điều trị ngoại khoa

Trong một số ít trường hợp, khi đĩa đệm thoát vị tác động và chèn ép toàn bộ rễ dây thần kinh vùng đuôi ngựa (bên dưới thắt lưng) dẫn đến hội chứng đuôi ngựa (triệu chứng mất cảm giác đau xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn, bí đại tiểu tiện), lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật để ngăn ngừa quá trình tiến triển đến nặng của bệnh, đồng thời phòng ngừa biến chứng yếu chân, yếu tay hoặc liệt.

Điều trị ngoại khoa cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa hoặc thất bại khi điều trị bảo tồn
Điều trị ngoại khoa cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa hoặc thất bại khi điều trị bảo tồn

Lời khuyên từ bác sĩ dành cho bệnh nhân

Duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục là biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm hữu hiệu. Cụ thể:

  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp và đĩa đệm như thực phẩm giàu canxi (phô mai, sữa chua, sữa, bông cải xanh, hải sản, rau cải bó xôi…), thực phẩm giàu axit béo omega-3 (cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu, dầu gan cá tuyết, cá ngừ…), thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin D, vitamin C và vitamin K như sữa, cam, ớt chuông, các loại quả mọng, các loại hạt, đậu…), thực phẩm giàu magie (bơ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, cây họ đậu, sô cô la đen, các loại hạt…).
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng và viêm, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương khớp như thực phẩm hay thức uống chứa nhiều đường, thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm mặn, chứa nhiều gia vị, bia rượu, thức uống chứa cồn và chất kích thích.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Rèn luyện sức bền, tăng độ dẻo dai và tăng sức khỏe xương khớp bằng cách duy trì thói quen luyện tập thể thao. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày đều mang đến lợi ích cho sức khỏe và xương khớp.
  • Thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng, không nên ngồi lâu một chỗ.
  • Không mang vác vật nặng hoặc vật cồng kềnh sai cách, ngồi/ đứng với tư thế thẳng lưng, không uốn vẹo.
  • Hạn chế đi giày cao gót trong thời gian dài đối với phụ nữ.
  • Thường xuyên massage, xoa bóp tay chân để thư giãn.
  • Hạn chế mang vác vật nặng.
  • Thận trọng khi chơi thể thao, tham gia giao thông hay lao động để tránh bị chấn thương xương khớp.
Duy trì thói quen luyện tập thể thao giúp phòng ngừa thoát vị, tăng độ dẻo dai và tăng sức khỏe xương khớp
Duy trì thói quen luyện tập thể thao giúp phòng ngừa thoát vị, tăng độ dẻo dai và tăng sức khỏe xương khớp

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp thường gặp, có thể xảy ra do quá trình thoái hóa tự nhiên, chấn thương và một số nguyên nhân khác. Bệnh nhân bị thoát vị cần sớm thăm khám và điều trị bởi bệnh lý này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí gây liệt ở trường hợp nặng.

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, tập luyện bài tập này có gây tổn thương cột sống hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn không? Tham khảo các thông tin ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chạy Bộ Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt, làm giảm khả năng lao động, ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Mất Bao Lâu
Mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, mức độ phức tạp của ca phẫu thuật và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh thực hiện phẫu thuật ...
Xem chi tiết
Người Mắc Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Cầu Lông Được Không?
Thoát vị đĩa đệm có chơi cầu lông được không là thắc mắc của nhiều người yêu thể thao nhưng đang gặp vấn đề về cột sống. Cầu lông là môn thể thao thú vị và rèn luyện sức khỏe, ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Golf Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Nên chơi như thế nào và cần thận trọng điều gì để tránh gây tổn thương đĩa đệm? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua