Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Uống Canxi? Chuyên Gia Tư Vấn
Thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không? Nên bổ sung như thế nào, liều lượng ra sau để đạt hiệu quả tốt nhất? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin cần thiết, từ đó giúp người bệnh có kế hoạch bổ sung, tăng cường sức khỏe hiệu quả nhất.
Người thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không?
Cột sống người được tạo thành từ các đốt sống. Ở giữa các đốt sống là một đĩa đệm, hoạt động như một vật liệu giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài, đi vào ống sống, hoặc khi đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu. Ống sống có không gian hạn chế, do đó thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh, thường gây đau (có thể nghiêm trọng) và suy giảm khả năng vận động linh hoạt.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào bên trong cột sống, nhưng thường phổ biến ở thắt lưng. Nếu không được điều trị, thoát vị đĩa đệm sẽ trở nên nghiêm trọng, dẫn đến mất khả năng di chuyển hoặc dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc vật lý trị liệu. Việc thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các khoáng chất cần thiết cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm.
Theo một số nghiên cứu, việc thiếu canxi là một trong những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm. Thiếu hụt canxi cùng với lối sống không phù hợp, chẳng hạn như lười vận động, tư thế xấu hoặc có tính chất công việc nặng nhọc, sẽ góp phần dẫn đến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm theo thời gian.
Như đã phân tích, canxi cần thiết cho sức khỏe cột sống và đĩa đệm. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không? Các bác sĩ cho biết, người trưởng thành cần 800 – 1200 mg canxi hàng ngày. Do đó, việc sử dụng canxi bổ sung chỉ cần thiết khi cơ thể không nhận đủ lượng canxi thông qua chế độ ăn uống. Việc dư thừa canxi sẽ góp phần dẫn đến sỏi thận hoặc bệnh giả gút, do đó người bệnh không tự ý bổ sung.
Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm để xác định lượng canxi trong máu và có hướng bổ sung phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.
Cách bổ sung canxi cho người thoát vị đĩa đệm
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung canxi tự nhiên hoặc thông qua thực phẩm chức năng. Một số gợi ý về cách bổ sung canxi phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm bao gồm:
1. Thông qua chế độ ăn uống
Canxi là một khoáng chất thiết yếu giúp xương, răng, cột sống và đĩa đệm. Khoáng chất này cũng cần thiết cho sức khỏe cơ bắp, quá trình đông máu và các tín hiệu thần kinh. Bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết có thể tăng cường sức khỏe đĩa đệm, từ đó điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
Cơ thể không thể tạo ra canxi và sẽ hấp thụ canxi thông qua các loại thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm có thể giúp tăng cường canxi trong cơ thể, chẳng hạn như:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Đây là các nguồn canxi tốt nhất, chỉ cần vài khẩu phần mỗi ngày để đáp ứng lượng canxi cần thiết. Tuy nhiên các loại thực phẩm này cũng giàu chất béo, natri, calo do đó người dùng cần có sự chọn lọc phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Rau và nước ép trái cây: Rau lá xanh và bông cải xanh là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Ngoài ra, cam và nước cam cũng giúp tăng cường lượng canxi trong cơ thể.
- Thực phẩm giàu protein: Một số loại protein như cá mòi đóng hộp có xương, đậu phụ, sữa đậu nành tăng cường canxi, có một hàm canxi nhất định, tốt cho sức khỏe và phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm.
- Các loại hạt: Các loại hạt chứa một lượng lớn canxi, chẳng hạn như hạt chia, hạt é, hạt vừng, hạnh nhân, rất tốt cho người thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể thêm các loại hạt vào sinh tố, salad hoặc ngũ cốc ăn sáng.
- Trà xanh: Trà xanh là loại đồ uống giàu canxi, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tăng hoạt động của đĩa đệm, cột sống. Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp chống viêm, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung canxi thông qua thực phẩm là lựa chọn đầu tiên, phổ biến và an toàn nhất. Bên cạnh đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần có kế hoạch tập luyện, hoạt động thể chất hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
2. Thực phẩm bổ sung
Nếu việc bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung. Việc sử dụng canxi bổ sung có thể không phù hợp với một số người, do đó người bệnh không được tự ý sử dụng sản phẩm để tránh các rủi ro không mong muốn.
Hiện tại có rất nhiều sản phẩm bổ sung canxi với hàm lượng canxi khác nhau, được gọi là canxi nguyên tố. Các chất bổ sung canxi thường bao gồm:
- Canxi cacbonat (40% canxi nguyên tố)
- Canxi citrate (21% canxi nguyên tố)
- Canxi gluconat (9% canxi nguyên tố)
- Canxi lactate (13% canxi nguyên tố)
Hai dạng bổ sung canxi chính là cacbonat và citrate. Canxi cacbonat là sản phẩm có chi phí thấp nhất và thường được lựa chọn đầu tiên.
Trước khi sử dụng sản phẩm bổ sung, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về việc thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không để được hướng dẫn phù hợp. Việc lạm dụng canxi bổ sung có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như táo bón, đầy hơi, chướng bụng, tăng nguy cơ sỏi thận.
Canxi cũng có thể làm giảm sự hấp thụ của một số loại thuốc, bao gồm thuốc trị loãng xương, thuốc tuyến giáp và một số loại thuốc kháng sinh. Do đó, nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về khả năng tương tác khi sử dụng kết hợp.
Canxi cần thiết cho xương và sức khỏe đĩa đệm, tuy nhiên người bệnh không được sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Tìm hiểu vấn đề thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không và có kế hoạch bổ sung phù hợp mà không gặp bất cứ tác dụng phụ nào.
Lưu ý khi bổ sung canxi cho người thoát vị đĩa đệm
Canxi giúp bảo vệ xương, cột sống và đĩa đệm. Nhận đủ lượng canxi cần thiết rất quan trọng để giữ xương khỏe mạnh trong suốt đời cũng như ngăn ngừa các tổn thương cột sống, đĩa đệm khi cơ thể lão hóa. Việc bổ sung đầy đủ canxi cũng giúp tăng cường sức khỏe mạch máu, giải phóng hormone, truyền tín hiệu thần kinh, hỗ trợ đông máu và ổn định huyết áp.
Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, việc bổ sung canxi có thể giúp giảm đau, chống viêm, góp phần điều trị và phục hồi đĩa đệm cột sống. Để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro liên quan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Bổ sung canxi kết hợp với magie, vitamin D3 để tăng cường sức khỏe xương, đĩa đệm, cột sống.
- Ưu tiên việc bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống.
- Sử dụng sản phẩm bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.
- Nên sử dụng viên uống bổ sung canxi vào buổi sáng, sau khi ăn 1 tiếng để đạt hiệu quả bổ sung tốt nhất.
- Không kết hợp canxi và các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, vitamin hoặc các loại khoáng chất khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bao gồm rau xanh, các loại hải sản, thịt, các trứng, sữa, phô mai để giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi tốt nhất.
- Thường xuyên tập thể dục, duy trì hoạt động thể chất, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, để cải thiện sức khỏe cột sống, đĩa đệm.
Việc bổ sung canxi và các khoáng chất cần thiết có thể giúp điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc thoát vị đĩa đệm có nên uống canxi không.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!