15 loại hoa quả tốt cho người bệnh gout nên ăn mỗi ngày [ĐIỂM DANH]
Bệnh nhân bị gout được khuyên nên ăn nhiều hoa quả để tăng cường bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Từ đó giúp giảm tích tụ axit uric, giảm viêm, giảm sưng đỏ, đau khớp. Đồng thời phòng ngừa các đợt gout cấp và hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý lựa chọn các hoa quả ít purin. Dưới đây là 15 loại hoa quả tốt cho người bệnh gout nên ăn mỗi ngày.
Nguyên tắc lựa chọn hoa quả tốt cho bệnh nhân bị gout
Để lựa chọn hoa quả tốt cho bệnh nhân bị gout, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Lựa chọn những loại hoa quả chứa ít hoặc hoàn toàn không chứa nhân purin
- Dùng những loại hoa quả chứa hàm lượng flavonoid cao để tăng khả năng giảm viêm và đau nhức, đặc biệt là những trường hợp tổn thương nặng do bệnh gout.
- Thường xuyên tiêu thụ những loại hoa quả chứa nhiều chất xơ để tăng khả năng chuyển hóa protein và giảm tích tụ axit uric.
- Ưu tiên sử dụng những loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa. Chất này giúp giảm tổn thương do gout và chống thoái hóa sớm.
- Lựa chọn và sử dụng hoa quả chứa hoạt chất chống viêm, giảm đau và có khả năng giảm acid uric trong máu.
- Thường xuyên ăn những loại trái cây nhiều nước để lợi tiểu và tăng khả năng giải độc và đào thải acid uric của thận.
- Không lựa chọn và sử dụng những loại hoa quả chứa nhiều oxalat. Vì chất này có thể kết hợp với axit uric dẫn đến sỏi thận, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gout.
- Hoa quả chứa oxalat cao (26 – 99mg): Quả sung, mơ khô.
- Hoa quả chứa oxalat vừa phải (10 – 25mg): Mâm xôi, mận, xoài…
- Hoa quả chứa oxalat thấp (5 – 10mg): Việt quất, bưởi, nho, dứa, dưa hấu, quả mơ tươi, quả đào, cherry, táo.
Danh sách 15 loại hoa quả tốt cho người bệnh gout, nên ăn mỗi ngày
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh gout, bệnh nhân nên bổ sung nhiều loại hoa quả để hỗ trợ điều trị bệnh.
Phần lớn các loại hoa quả không có hoặc có hàm lượng purin thấp và rất tốt cho người bị gout. Bên cạnh đó những loại hoa quả này còn chứa nhiều vitamin (đặc biệt là vitamin C) và các khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng, giảm nồng độ axit uric trong máu, đảm bảo quá trình chuyển hóa và bài tiết axit uric của thận. Từ đó giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh gout.
Cụ thể các loại hoa quả tốt cho người bệnh gout:
1. Dưa hấu
Dưa hấu được đánh giá là một trong những loại hoa quả tốt nhất cho người bị gout. Bởi loại hoa quả này chứa nhiều nước, vị ngọt và tính mát có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tốt cho thận, giúp quá trình chuyển hóa và đào thải axit uric diễn ra thuận lợi. Điều này ngăn chặn quá trình tích tụ các tinh thể muối urat natri trong các mô và hạn chế bùng phát các đợt viêm cấp của bệnh gout.
Hơn thế các nghiên cứu cho thấy, dưa hấu gần như không có nhân purin. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng rối loạn chuyển hóa và giảm nguy cơ kích thích sản sinh axit uric quá mức.
Ngoài ra trong dưa hấu còn chứa vitamin và một lượng lớn kali. Hàm lượng nước trong dưa hấu cùng những thành phần dinh dưỡng này có khả năng làm dịu các triệu chứng của bệnh gout ở giai đoạn cấp tính. Mặt khác, kali còn có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải axit uric và độc tố ra khỏi cơ thể, mang đến nhiều lợi ích cho đường tiết niệu.
2. Quả lê
Lê thuộc nhóm các loại hoa quả kiềm tính, vị ngọt, mát và rất tốt cho bệnh nhân bị gout, đặc biệt là những người mắc bệnh gout cấp. Việc thường xuyên ăn loại quả này có thể giúp người bệnh tăng cường chức năng đào thải axit uric của thận qua nước tiểu. Đồng thời giúp thanh nhiệt cơ thể và loại bỏ nhiều độc tố khác.
Ngoài ra quả lê còn chứa nhiều nước, giàu vitamin (vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K) và nhiều khoáng chất thiết yếu như đồng canxi, mangan, folate. Trong đó việc bổ sung nhiều nước lê có thể giúp bạn lợi niệu, giảm áp lực lên thận, tăng cường chức năng chuyển hóa và đào thải độc tố của thận.
Vitamin C và vitamin K có tác dụng giảm viêm khớp, làm dịu cơn đau, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Ngoài ra vitamin K còn có tác dụng duy trì chức năng xương khớp và sức khỏe tổng thể, tăng hiệu quả chữa lành tổn thương và hỗ trợ giảm sưng khớp.
Hơn thế lê thuộc nhóm hoa quả chứa hàm lượng purin thấp. Trung bình chỉ có 12 mg acid uric trong 100 gram quả lê.
3. Quả táo
Tương tự như lê, táo cũng là loại hoa quả kiềm tính, giàu acid malic, tốt cho những người có nồng độ axit uric cao và đang mắc bệnh gout. Kết quả nghiên cứu cho thấy, acid malic có khả năng điều chỉnh nồng độ acid uric trong, giảm nguy cơ bùng phát các đợt viêm cấp của bệnh gout.
Ngoài ra táo rất giàu vitamin, kali, chất chống oxy hóa cùng hai hợp chất quan trọng gồm ketone, hydrocarbon. Đây đều là những thành phần tốt cho quá trình chuyển hóa và loại bỏ axit uric, tăng cường sức khỏe xương, phòng ngừa tình trạng viêm khớp và thoái hóa khớp.
Hàm lượng purin trong quả táo tương đối thấp. Theo kết quả nghiên cứu, trung bình 100 gram quả táo chỉ có 14mg acid uric. Chính vì thế bệnh nhân bị gout được khuyên nên ăn từ 1 – 2 quả táo sạch mỗi ngày.
4. Dứa
Để giảm viêm và cải thiện nhiều triệu chứng khó chịu khác của bệnh gout, người bệnh có thể thêm quả dứa vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy dứa chứa nhiều vitamin C và chất xơ có tác dụng giảm viêm, giảm sưng tấy, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa protein, tăng cường sức khỏe và miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra enzim bromelian trong dứa cũng có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và chuyển hóa protein, phòng ngừa tình trạng tích tụ axit uric trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Hơn thế trong loại quả này còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích khác, bao gồm:
- Kali, acid folic: Tăng cường quá trình đào thải axit uric, chữa lành tổn thương và đẩy nhanh quá trình liền sẹo ở các mô do chịu ảnh hưởng của những đợt gout cấp.
- Các axit hữu cơ (axit citric, axit malic): Tăng cường chức năng đào thải của thận.
- Vitamin A và vitamin B: Tăng cường sức khỏe tổng thể và tốt cho hệ miễn dịch.
5. Nho
Nho giàu dưỡng chất và rất tốt cho những bệnh nhân bị gout hoặc đang có vấn đề về nồng độ axit uric trong cơ thể. Các thành phần dinh dưỡng nổi bật của nho gồm vitamin C, vitamin A, chất chống oxy hóa, chất xơ, kali và chất sắt. Những thành phần này có tác dụng phòng ngừa và giảm triệu chứng viêm sưng ở các khớp, hạn chế bùng phát các đợt viêm khớp cấp và làm dịu cơn đau.
Ngoài ra việc thường xuyên ăn nho hoặc uống nước ép nho còn giúp bạn lợi tiểu, giảm áp lực lên thận, giải độc, giảm tích tụ axit uric trong máu, tăng lưu thông máu và ổn định sức khỏe tổng thể.
Hàm lượng nước và chất xơ trong quả nho đã được chứng minh là có khả năng điều chỉnh quá trình loại bỏ axit uric trong máu và chuyển hóa protein. Từ đó phòng ngừa tích tụ tinh thể muối urat natri, phòng ngừa và giảm viêm ở các khớp.
Hơn thế nho được xếp vào danh sách những loại quả kiềm tính, rất ít nhân purin (khoảng 17 mg acid uric trong 100 gram nho). Do đó để cải thiện bệnh gout, người bệnh nên ăn từ 50 – 100 gram nho mỗi ngày.
6. Bưởi
Không chỉ giàu vitamin C, bưởi còn chứa nhiều kali. Đây chính là một trong những thành quan trọng góp phần giảm axit uric và cải thiện các triệu chứng của bệnh gout. Cụ thể hàm lượng kali trong bưởi có tác dụng làm dịu tình trạng viêm sưng và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric qua nước tiểu.
Hàm lượng vitamin C trong bưởi có tác dụng nâng cao sức khỏe, ổn định hoạt động chống viêm và chống nhiễm khuẩn của hệ miễn dịch. Đồng thời giảm đau và rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương ở các khớp hư tổn do gout.
Ngoài ra bưởi còn giàu chất xơ. Đây chính là thành phần góp phần chuyển hóa thức ăn và tiêu hủy hàm lượng protein dư thừa trong cơ thể, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh gout hiệu quả.
7. Việt quất
Việt quất chính là một trong những loại hoa quả tốt cho người bệnh gout nên ăn mỗi ngày. Trong loại hoa quả này chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ khớp và mô mềm khỏi tổn thương do các gốc tự do, hạn chế thoái hóa khớp. Đồng thời giảm đau và cải thiện tình trạng sưng khớp do bệnh gout.
Bên cạnh đó quả việt quất còn chứa hoạt chất anthocyanin, giàu vitamin C, chất xơ và các khoáng chất. Đây điều là những thành phần tốt cho người bị gout và có hàm lượng axit uric cao. Đặc biệt hoạt chất anthocyanin có tính kháng viêm mạnh, giảm nồng độ axit uric trong máu và hỗ trợ giảm đau nhức khớp xương.
8. Cherry (quả anh đào)
Cherry giàu anthocanis. Đây là một chất chống viêm mạnh có khả năng cải thiện tình trạng viêm sưng ở các khớp. Đồng thời hạn chế các đợt gout cấp. Bên cạnh đó chất này còn có tác dụng phòng ngừa tình trạng tích tụ ti thể nhỏ của axit uric.
Ngoài ra trong quả cherry còn chứa một lượng lớn vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ và kali. Những thành phần dinh dưỡng này không chỉ có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giảm viêm, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp và bệnh gout.
9. Dâu tây
Nồng độ axit uric trong máu và mức độ nghiêm trọng của bệnh gout sẽ giảm đáng kể nếu bạn ăn từ 50 – 100 gram dâu tây mỗi ngày. Điều này được lý giải như sau: Trong dâu tây chứa một lượng lớn vitamin C và chất chống oxy hóa. Cả hai thành phần này không chỉ có tác dụng cải thiện viêm sưng mà còn có tác dụng phòng ngừa và chữa lành tổn thương khớp do gout.
Bên cạnh đó hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong dâu tây còn có tác dụng điều chỉnh nồng độ axit uric, ổn định chức năng của hệ xương khớp, giải nguy cơ thoái hóa khớp và viêm khớp.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong dâu tây chứa một lượng lớn quecritin (hàm lượng này cao hơn rất nhiều so với những loại trái cây khác. Quecritin là một hoạt chất có khả năng cải thiện tình trạng sưng khớp hiệu quả.
10. Chuối
Chuối là loại hoa quả tốt cho người bệnh gout. Bởi loại hoa quả này chứa một lượng lớn kali. Trong khi đó kali sau khi được đưa vào cơ thể sẽ nhanh chóng phát huy khả năng chuyển hóa hàm lượng axit uric thành dạng lỏng. Cuối cùng axit uric được chuyển đến thận để thực hiện quá trình bài tiết và thoát khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
Ngoài ra chuối còn được đánh giá là một loại trái cây giàu vitamin C, ít fructose và có khoảng 105 calo mỗi loại. Vì thế việc ăn từ 1 – 2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn đảm bảo bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe, giảm viêm do gout và kích thích quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh kali và vitamin C, một số thành phần quan trọng khác cũng được tìm thấy trong mỗi quả chuối, gồm vitamin B6, magie,acid folic. Những chất này góp phần giảm đau hiệu quả, tăng cường sự dẻo dai, sức bền và sức khỏe xương khớp, chống mệt mỏi do gout và cải thiện sức khỏe tổng thể.
11. Ổi
Ổi là loại hoa quả được khuyên dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh gout và có nồng độ axit uric cao. Bởi loại quả này rất giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C, vitamin A và vitamin B1) và các chất chống oxy hóa. Việc thường xuyên ăn quả ổi sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng chống viêm và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy ăn ổi mỗi ngày giúp người bị gout giảm nồng độ axit uric trong máu, chống nhiễm khuẩn, chữa lành tổn thương ở các khớp viêm sưng. Đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh gout và phòng ngừa thoái hóa khớp sớm.
Ngoài ra trong quả ổi còn chứa canxi và kali. Nếu bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, người bệnh có thể tăng mật độ xương, tăng sức bền và độ dẻo dai cho ổ khớp. Hơn thế các chất này còn đẩy nhanh tiến độ chữa lành tổn thương ở các khớp xương hư tổn và phòng ngừa loãng xương.
Đối với kali, việc bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp bạn hỗ trợ thận trong việc loại bỏ độc tố, dung hòa nồng độ axit uric, phòng ngừa tích tụ các tinh thể muối và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout.
12. Quả lý gai
Theo kết quả nghiên cứu, quả lý gai chứa một lượng nhỏ nhân purin (16 mg axit uric/ 100 gram quả lý gai) và có khả năng điều chỉnh sự tích tụ của các tinh thể muối ở những mô khớp. Chính vì thế loại quả này được khuyên nên sử dụng cho những người có nồng độ axit uric cao và bệnh nhân mắc bệnh gout (bao gồm cả bệnh gout cấp và bệnh gout mãn tính).
Bên cạnh đó trong thành phần của quả lý gai chứa các hoạt chất gồm tannins, polyphenols, flavonoids. Trong đó flavonoids có tác dụng giảm đau, điều trị các bệnh viêm nhiễm (bao gồm cả viêm khớp do gout và bệnh viêm khớp thông thường), điều hòa các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ngoài ra chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm nồng độ cholesterol trong máu và làm bền thành mạch.
Polyphenols là chất chống oxy hóa có tác dụng giảm tổn thương khớp và mô mềm xung quanh do sự tấn công của các tế bào tự do. Đồng thời làm giảm huyết áp. Vì thế bạn nên thêm quả lý gai vào chế độ ăn uống nếu đang trong quá trình điều trị bệnh gout.
13. Quả đào
Đào cũng là một loại hoa quả tốt cho người bệnh gout, nên ăn mỗi ngày vì nó chỉ chứa 21mg axit axit uric/ 100 gram đào (hàm lượng purin thấp). Bên cạnh đó quả đào chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho quá trình điều trị bệnh gout. Cụ thể như, beta – carotene, axit folic, niacin, vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin C và chất xơ.
Chất xơ có tác dụng đẩy nhanh tiến độ chuyển hóa protein, giảm khả năng lắng đọng nồng độ axit uric trong máu. Vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin A và beta – carotene có tác dụng giảm viêm, tăng cường sức khỏe tổng, giảm tổn thương và chống oxy hóa.
Ngoài ra trong quả đào còn chứa nhiều khoáng chất gồm magie, canxi, mangan, photpho, kẽm, sắt, đồng và một hàm lượng lớn kali. Nhờ đó loại quả này có tác dụng duy trì sức khỏe và chức năng của khớp, củng cố quá trình tái khoáng, duy trì độ cứng của xương. Đồng thời giúp ổn định khớp, giảm tổn thương do bệnh gout và giảm lượng axit uric.
Một số tác dụng khác của quả đào gồm: Hạ cholesterol, giảm lo âu và ngăn chặn stress, chống viêm, chống khô mắt, ngăn ngừa lão hóa thần kinh, ngăn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.
14. Quả mơ tươi
Quả mơ tươi chứa nhân purin và hàm lượng oxalat thấp (5 – 10mg). Chính vì thế loại quả này là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những bệnh nhân bị gout. Việc thường xuyên đưa quả mơ tươi vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn loại bỏ bớt nồng độ axit uric trong cơ thể. Từ đó hạn chế bùng phát các đợt viêm cấp và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh gout.
Bên cạnh đó việc thường xuyên ăn quả mơ sẽ giúp bạn bổ sung một lượng vitamin, khoáng chất và chất lỏng cần thiết. Theo kết quả nghiên cứu, ăn 2 quả mơ mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung những thành phần sau: Kali, vitamin C, vitamin E, vitamin E, chất xơ… Những chất này không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ đào thải axit uric, giảm nguy cơ và tăng khả năng điều trị bệnh gout.
Một số thành phần khác trong quả mơ tươi như lutein, beta-carotene và zeaxanthin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giảm tổn thương và phòng ngừa thoái hóa khớp. Beta cryptoxanthin và flavonoid (axit chlorogen, quercetin, catechin) giúp chống viêm, tăng khả năng giảm viêm và đau nhức, ổn định các quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Hơn thế trong quả mơ còn chứa nhiều kali và canxi, giúp phòng ngừa thoái hóa mô sụn, cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng mật độ xương, giảm axit uric và ức chế các enzyme phá hủy tế bào xương.
Lưu ý: Bệnh nhân bị gout chỉ nên ăn quả mơ tươi, không nên ăn mơ khô. Vì mơ khô có hàm lượng oxalat cao, có thể gây sỏi thận và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gout
15. Quả bơ
Quả bơ – một loại hoa quả tốt cho người bệnh gout và được khuyên nên ăn hàng ngày. Bởi quả bơ chứa hàm lượng axit oleic cao. Đây là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ức chế hoạt động của gốc tự do và giảm viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó chất này còn có khả năng cải thiện tốt tình trạng đau nhức khớp do những cơn gout cấp.
Ngoài ra quả bơ còn chứa nhiều kali, vitamin E cùng các thành phần dinh dưỡng khác. Chúng có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi của sụn khớp, giảm cholesterol, duy trì cân nặng an toàn, hỗ trợ trị gout ở những người thừa cân béo phì.
Hơn thế kali chiếm khoảng 14% quả bơ. Hàm lượng này đủ khả năng hỗ trợ quá trình chuyển hóa và bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể, giảm viêm và ngăn bệnh gout tiến triển. Bên cạnh đó quả bơ chứa hàm lượng purin thấp (19 mg axit uric/ 100 gram bơ). Vì thế loại quả này rất phù hợp cho những người bị gout cấp và mãn tính.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp bệnh gút nhanh chóng được cải thiện, không giải quyết được căn nguyên gây bệnh. Do đó, để điều trị dứt điểm bệnh gút, người bệnh cần sử dụng bài thuốc ĐẶC TRỊ đã được KIỂM CHỨNG về HIỆU QUẢ và mức độ AN TOÀN.
Xem thêm:
- Bài Thuốc Chữa Bệnh Gout Quốc Dược Phục Cốt Khang Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?
- Hành Trình 11 Năm Chiến Thắng Bệnh Gút (Gout) Của Vị Giám Đốc Xây Dựng Về Hưu
Ăn uống dù kiêng khem đến mấy mà không tìm được thuốc điều trị tốt thì cũng vứt. Lúc phát hiện mình bị bệnh cho đến hiện tại đã 3 năm, ăn uống bóp mồm bóp miệng kiêng dữ lắm mà bệnh đã không ổn còn nặng thêm, thuốc uống bao nhiêu cũng chẳng bõ, chán quá
Bạn thử mua thuốc quốc dược phục cốt khang về dùng xem. Tôi dùng thuốc này mà khỏi gút được cả năm nay rồi, vẫn định kì 3 tháng đi kiểm tra sức khỏe 1 lần nhưng chưa có dấu hiệu tái phát . Không dám mạnh miệng là dứt điểm vĩnh viễn nhưng với bệnh mạn tính thì khỏi được đến đâu hay đến đó thôi. Loại này là thuốc đông y nên không có tác dụng phụ, dùng thoải mái, có điều hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của mình nữa, cứ thử dùng xem thế nào, biết đâu hợp lại khỏi được bệnh
Thuốc có đắt không ? Thấy trên mạng nhiều dạo này râm ran thuốc này mà tìm mãi không thấy giá. Theo đông y chắc xác định tốn kém nhờ. Lương công nhân ba cọc ba đồng chẳng biết có theo nổi không, từ khi bị bệnh tiền thuốc còn nhiều hơn tiền ăn
Không có giá cụ thể cho từng người vì phụ thuộc vào đơn thuốc bác sĩ kê. Đơn thuốc của tôi hết 2 triệu cộng thêm 200k tiền khám ban đầu là 2,2 triệu. Thật sự thì giá cũng hơi đắt nên tôi cũng đắn đo một hồi mới quyết định lấy thuốc, nhưng khi dùng rồi thì đúng không hối hận, 3 tháng là giải quyết xong xuôi. Chịu khó tốn kém một lần mà khỏi được bệnh còn hơn cứ uống thuốc triền miên từ ngày này sang ngày khác. Cụ thê hơn thì tham khảo bài này
Vậy là uống đúng 3 tháng khỏi rồi là không cần phải dùng thuốc duy trì nữa phải không ?
Đúng rồi, uống hết 3 tháng bác sĩ bệnh ổn định là bác sĩ cho ngưng thuốc, không cần dùng duy trì ngày một như thuốc tây. Nhưng bệnh ổn vẫn phải duy trì chế độ ăn uống kiêng như cũ không được thả cửa
Thời gian trung bình là 3 tháng, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người. Chắc do tôi cơ địa hợp thuốc mới 1 tháng hơn mà đã khỏi đau hẳn rồi, acid uric cũng gần về mức bình thường, bác sĩ bảo đà này thì chắc mất tầm 2 tháng là ổn áp hoàn toàn
Tôi muốn mua thuốc quốc dược phục cốt khang thì mua ở đâu ?
Hoa quả thì vậy còn các loại thực phẩm khác thì sao ? Bệnh gút nên và không nên ăn những loại thực phẩm nào. Dạo này đêm và sáng sớm tôi hay có biểu hiện đau nhức ngón chân cái. Sáng nay đi khám phát hiện bị gút. Đến khám bệnh viện đông bệnh nhân nên chưa trao đổi với bác sĩ được nhiều, bác sĩ mới dặn chung chung là kiêng những đồ nhiều đạm chứ không biết cụ thể thế nào
Hầu như thịt cá tôm cua là kiêng tất. Chỉ trừ thịt gà, thịt lợn thì vẫn ăn với lượng vừa phải, tuần 2-3 lần. Cá thì chỉ nên ăn cá đồng. Còn rau và hoa quả vẫn ăn bình thường
Cái này bác nên lên mạng tham khảo 1 bài viết tổng quan về chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout hoặc mua sách về đọc sẽ nói chi tiết và cụ thể.
Mấy bữa nay tôi cũng hay bị đau ngón cái, nhà bảo có khi bị gout rồi, giờ lên mạng đọc comment của bác xong càng lo hơn. Liệu 35 tuổi có khi nào bị gout không nhỉ ?
Tôi đang có ý định sắp tới chuyển qua đông y điều trị gout. Tôi muốn hỏi ở Hà Nội có phòng khám hay bệnh viện nào chuyên điều trị gout bằng đông y không mn có kinh nghiệm giới thiệu giúp
Tôi điều trị ở trung tâm thuốc dân tộc địa chỉ b31, ngõ 70 nguyễn thị định thấy kết quả khả quan phết, chưa hết liệu trình nhưng xương khớp nhẹ đi thấy rõ, bác sĩ ở đây cũng toàn là bác sĩ giỏi có tiếng trong nghề, bác sĩ khám và điều trị cho tôi là bác sĩ Tuyết Lan, tôi có xem thông tin trên mạng thì biết bác trước kia từng công tác tại bệnh viện yhct trung ương về hưu rồi chuyển về đây công tác. Bác sĩ giỏi và nhiệt tình lắm, tư vấn rất kĩ từ dùng thuốc đến cả chế độ ăn uống sinh hoạt, trong quá trình dùng thuốc gặp vấn đề gì gọi hỏi bác sĩ thoải mái
Chỗ trung tâm thuốc dân tộc này có cả cơ sở ở trong Sài Gòn phải không ?
Những loại hoa quả trên là được ăn thoải mái, không ảnh hưởng gì đến bệnh gút phải không ?
Không hại đến bệnh gout nhưng lại có nguy cơ tiểu đường rất cao. Ví vậy nên ăn với lượng vừa đủ. Bệnh gout đã kiêng khem khổ sở rồi giờ thêm bệnh tiểu đường nữa là nhịn luôn đấy
Tôi là ví dụ điển hình đây, từ ngày bị gout phải kiêng cá thịt, thế là lại bù vào bằng ăn nhiều cơm, rồi hoa quả, sữa. Thế là đúng 1 năm sau khi bị gout lại mắc thêm bệnh tiểu đường. Bây giờ thực phẩm phải kiêng đến 80% mới thấy khổ, cái mồm làm hại cái thân nên các bác rút kinh nghiệm ăn với lượng vừa phải thôi
Ai có thực đơn cho người bị gout chia khẩu phần ăn cụ thể không ? Xem mọi người nói nên ăn này rồi hạn chế ăn kia nhưng không biết cụ thể lượng ăn cho 1 người bao nhiêu là chuẩn
Tôi nghe bảo bệnh gout nên kiêng hoa quả chua chỉ nên ăn hoa quả có vị ngọt là đúng hay sai ?
Hình như là đúng đó, trên bài cũng có nói không nên chọn quả chứa nhiều oxalat vì làm tăng nguy cơ sỏi thận. Mà chứa nhiều oxalat thì thường có vị chua
Nếu điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, kiêng hết các loại thực phẩm chứa nhiều purin thì có thể khỏi được bệnh gout không ?