Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không? Có Giúp Giảm Đau Không?
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các cơn gút cấp hiệu quả nhất.
Người bị gút có nên chườm đá không?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn ở các khớp. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, tuy nhiên đôi khi bệnh cũng ảnh hưởng đến ngón tay, cổ tay và đầu gối. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút là do nồng độ acid uric trong máu cao, dẫn đến hình thành các tinh thể urat ở khớp, gây đau nhói một cách đột ngột và bất ngờ. Hầu hết các cơn đau gút thường xuất hiện vào ban đêm, gây đau đớn đến mức người bệnh không thể đi vào giấc ngủ.
Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh gút là sưng và đau khớp. Do đó, có nhiều hướng dẫn đề nghị chườm đá để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, bị gút có nên chườm đá không?
Về cơ bản, chườm đá thường được sử dụng như một phương pháp giảm viêm, sưng và đau trong cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng để cải thiện các chấn thương thể thao, va chạm, bong gân, té ngã.
Tuy nhiên, đối với bệnh gút, nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng này là do các tinh thể urat hình thành bên trong khớp và các mô xung quanh. Các tinh thể này được hình thành từ nồng độ acid uric cao trong máu. Thông thường, nhiệt độ thấp sẽ hỗ trợ quá trình hình thành các tinh thể urat, điều này giải thích vì sao người bệnh gút thường bị đau đớn ở khớp ngón chân cái.
Việc chườm đá xung quanh các khớp sẽ làm giảm nhiệt độ của khớp và khu vực xung quanh khớp một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu do các mao mạch bị hạn chế, từ đó làm chậm quá trình viêm nhiễm tự nhiên của cơ thể, góp phần giảm đau và sưng ở các khớp.
Mặt khác, nhiệt độ thấp và lưu lượng máu giảm ở khu vực bị ảnh hưởng có thể khiến các tinh thể axit uric trở nên ít hòa tan hơn và do đó khó đào thải ra khỏi cơ thể hơn. Do đó, việc chườm đá thường xuyên được lặp lại thường xuyên có thể góp phần tăng khả năng hình thành càng nhiều tinh thể urat tại các khớp.
Vậy, bị gút có nên chườm đá không? Các chuyên gia cho biết, nếu cơn đau gút không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể thử chườm lạnh lên các khớp để giảm viêm và xoa dịu cơn đau. Bọc đá trong một chiếc khăn mỏng và chườm lên khớp trong tối đa 20 phút mỗi lần, vài lần một ngày. Không chườm đá lên tay hoặc chân nếu người bệnh có vấn đề về thần kinh do bệnh tiểu đường hoặc các nguyên nhân khác.
Mặc dù việc chườm đá có thể giúp giảm đau gút, tuy nhiên hiệu quả này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng có thể mang đến một số hệ quả không mong muốn, chẳng hạn như làm chậm quá trình hồi phục của bệnh gút cấp. Do đó, người bệnh gút có thể chườm đá, tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này.
Bị gút có nên chườm nóng không?
Chườm nóng là một phương pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, không bao giờ được chườm đá trong vòng 48 – 72 giờ đầu tiên kể từ lúc cơn gút cấp xuất hiện.
Chườm nóng thường được sử dụng để giảm đau kết hợp với phương pháp chườm lạnh nhằm kiểm soát các cơn gút cấp và mạn tính. Trong các giai đoạn sau, chườm nhiệt mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau và thúc đẩy quá trình lành bệnh. Phương pháp này hoạt động bằng cách tăng cường lưu thông máu, giảm bớt sự co thắt cơ, cải thiện tình trạng cứng khớp và giúp người bệnh di chuyển linh hoạt, hiệu quả hơn.
Chườm nóng là một trong những hình thức điều trị tại nhà phổ biến nhất đối với tình trạng cứng khớp, đau nhức liên quan đến bệnh gút hoặc các dạng viêm khớp khác. Nếu được áp dụng đúng cách, phương pháp này có thể là một trợ thủ đắc lực trong các đợt bùng phát bệnh gút cấp. Mặc dù tác dụng của chườm nóng thường không kéo dài lâu như phương pháp điều trị chườm lạnh, nhưng chườm nóng có thể giúp giảm đau tạm thời trong tối đa một giờ hoặc có thể lâu hơn.
Chườm đá hay chườm nóng để giảm đau gút nhanh chóng?
Sau khi tìm hiểu bị gút có nên chườm đá không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia về việc đau gout chườm nóng hay lạnh để đạt hiệu quả tốt nhất. Chườm đá có thể cắt giảm cơn đau nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên nếu lạm dụng có thể khiến các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng và kéo dài.
Theo các chuyên gia, cách giảm đau gút nhanh chóng và an toàn nhất là chườm lạnh và nóng xen kẽ. Cụ thể, người bệnh có thể chườm nóng trong 3 phút, chườm lạnh trong 30 giây, lặp lại trong 20 phút. Điều này mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau mà không thúc đẩy sự hình thành của các tinh thể acid uric tại các khớp.
Chườm nóng và chườm lạnh xen kẽ cũng góp phần bảo vệ các mô da, ngăn chặn các tổn thương. Thực hiện phương pháp này theo đúng hướng dẫn sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng gút nhanh chóng, hiệu quả, an toàn.
Lưu ý: Không chườm đá lạnh trực tiếp lên da mà cần bọc trong vải mỏng để tránh gây bỏng lạnh. Tương tự, không chườm quá nóng để tránh gây tổn thương bề mặt da.
Cách giảm đau gout nhanh và hiệu quả nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu bị gút có nên chườm đá không, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các cách giảm đau gout nhanh nhất, hiệu quả nhất nhằm cải thiện các triệu chứng cũng như phục hồi chức năng vận động bình thường. Các biện pháp điều trị bệnh gút hiệu quả nhất bao gồm:
1. Cách giảm đau gout tại nhà
Có một số cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc, người bệnh có thể tham khảo, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi: Các khớp cần được nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Người bệnh cần hạn chế di chuyển hoặc tác động đến khớp, điều này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu có thể hãy nâng cao khớp lên gối hoặc các vật mềm khác để nâng cao hiệu quả.
- Uống đủ nước: Khi thiếu nước, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng cao hơn, khiến cơn đau gút trở nên nghiêm trọng. Do đó, hãy uống đủ lượng nước được khuyến cáo mỗi ngày để hỗ trợ thận loại bỏ acid uric.
- Cởi bỏ quần áo gây kích ứng: Ngay cả quần áo cũng có thể gây ảnh hưởng đến các khớp bị gút. Do đó, nếu bị gút, hãy hạn chế ma sát từ quần áo, tất (vớ) để các khớp để hỗ trợ giảm đau.
2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh gout
Nếu được chẩn đoán bệnh gút, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị và phòng ngừa cơn gút tái phát. Hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh nên uống thuốc ngay khi các dấu hiệu gút đầu tiên xuất hiện.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid (NSAID ) như Celecoxib, Indomethacin, Meloxicam hoặc Sulindac để giảm đau, chống viêm và kiểm soát các cơn gút cấp. Bác sĩ cũng có thể đề nghị sử dụng các loại NSAID không kê đơn, như Naproxen hoặc Ibuprofen để làm giảm cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh, bác sĩ có thể kê toa Steroid hoặc các loại thuốc khác để giảm viêm, chẳng hạn như Colchicine.
Đối với người bệnh đã sử dụng Colchicine để ngăn ngừa bệnh gút bùng phát, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc giảm đau gout nhanh nhất khác, chẳng hạn như:
- Allopurinol
- Anakinra
- Lesinurad
- Canakinumab
- Pegloticase
- Rasburicase
- Probenecid
Đối với người bệnh không dung nạp Allopurinol hoặc khi thuốc này không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc Uloric. Tuy nhiên, thuốc này cần được sử dụng thận trọng, bởi vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh tim hoặc các nguyên nhân khác.
Nếu các loại thuốc điều trị bệnh gút không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không như mong muốn, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng gút cũng như phòng ngừa các cơn gút cấp tái phát.Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh gút cao hơn ở những người thường xuyên tiêu thụ thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đường, bia và các loại thịt nội tạng.
Đối với người bệnh gút, các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao cần tránh có thể bao gồm:
- Đường và trái cây chứa nhiều đường fructose
- Đồ uống có đường
- Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn
- Thịt đỏ và thịt nội tạng
- Một số loại cá và hải sản
- Đồ uống có cồn, đặc biệt là bia
Loại bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng bệnh gút.
Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm có thể giúp giảm nồng độ axit uric, có thể góp phần làm giảm nguy cơ bùng phát các cơn gút trong tương lai. Các loại thực phẩm này có thể bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như chanh, cải xoăn
- Cà phê
- Thực phẩm ít purine, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau, protein từ thực vật như các loại hạt và đậu
- Sữa ít béo
- Nước
- Quả cherry
Phòng ngừa triệu chứng gout tái phát
Các cơn gút cấp có thể là tín hiệu cho thấy người bệnh cần thay đổi lối sống và thực hiện một số thói quen lành mạnh khác.
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, nhiều rau xanh, trái cây tươi và giảm cân có thể hỗ trợ phòng ngừa cơn gút cấp trong tương lai. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm có thể kích hoạt cơn gút cấp, chẳng hạn như thịt đỏ, hải sản, thực phẩm giàu chất béo, rượu và đường, do đó đó người bệnh cần tránh sử dụng.
Người bệnh gút cũng được khuyến khích thường xuyên đi bộ, hoạt động thể chất và duy trì tập luyện thể dục thể thao nhằm ngăn ngừa nguy cơ hình thành cơn gút. Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục cũng góp phần nâng cao sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và giúp người bệnh di chuyển linh hoạt hơn.
Ngoài ra, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cách tốt nhất để ngăn ngừa cơn gút tái phát. Các loại thuốc này thường có tác dụng làm giảm axit uric, hỗ trợ giảm các đợt bùng phát bệnh gút, cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, giống như hầu hết các loại thuốc, việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh gút theo toa lâu dài có khả năng gây tác dụng phụ và rủi ro sức khỏe. Do đó, người bệnh cần thường xuyên theo dõi phản ứng của cơ thể và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Hy vọng các thông tin về việc bị gút có nên chườm đá không có thể giúp người bệnh có kế hoạch cải thiện các triệu chứng hiệu quả, an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn chính xác nhất.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!