Bệnh Gút Ở Tay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gút ở tay là tình trạng viêm khớp cấp tính do lắng đọng tinh thể urat tại các khớp ngón tay, gây ra những cơn đau dữ dội và hạn chế vận động. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Định nghĩa bệnh gút ở tay

Bệnh gút ở tay là tình trạng viêm khớp cấp tính do lắng đọng tinh thể urat tại các khớp ngón tay. Tinh thể urat hình thành khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến sưng tấy, nóng đỏ và đau nhức dữ dội tại các khớp.

Bệnh không phân lứa tuổi, có thể gặp phải ở cả người già và trẻ. Đồng thời, gout ở tay hoàn toàn có khả năng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bệnh nhân.

Hiện nay có thể phân loại gout thành các dạng sau:

Bệnh gút nguyên phát:

  • Là dạng bệnh gout phổ biến nhất (chiếm hơn 90% trường hợp).
  • Nguyên nhân chính xác chưa rõ ràng, nhưng có yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, bệnh lý khác.

Gút thứ phát: Do ảnh hưởng từ bệnh lý thận, sử dụng một số loại thuốc, chế độ ăn uống, bệnh lý khác.

Gout cấp tính:

  • Đây là giai đoạn đầu của bệnh gout.
  • Triệu chứng: Đau nhức dữ dội, sưng nóng đỏ, cứng khớp tại một hoặc nhiều khớp.

Gout mạn tính:

  • Xảy ra khi không điều trị kịp thời bệnh gout cấp tính.
  • Triệu chứng: Viêm khớp tái phát, ảnh hưởng nhiều khớp hơn so với bệnh gout cấp.
  • Biến chứng: Hủy hoại khớp, biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận.
Bệnh gút ở tay có thể gặp phải ở cả người già và trẻ

Đối tượng có nguy cơ mắc gút ở tay

Gout ở tay có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Nhóm nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn phụ nữ, đặc biệt là sau tuổi 40.
  • Người thừa cân hoặc béo phì.
  • Người sử dụng nhiều thực phẩm và đồ uống giàu purine.
  • Bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu và cyclosporine.
  • Trường hợp mắc một số bệnh lý cao huyết áp, bệnh tim và bệnh thận.
  • Người cao tuổi.

Tham khảo: Tìm Hiểu Bệnh Gout Ở Người Trẻ

Nguyên nhân gây bệnh gút ở tay

Hiểu rõ nguyên nhân xảy ra bệnh gút ở tay là bước đầu tiên để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là chi tiết các yếu tố gây ra gút.

  • Nồng độ acid uric trong máu cao: Khi nồng độ acid uric vượt quá mức bão hòa, nó sẽ kết tinh thành tinh thể urat, lắng đọng tại các khớp, đặc biệt là khớp ngón tay, dẫn đến viêm khớp cấp tính. Mức bão hòa của acid uric trong máu đối với nam giới: 7,0 mg/dL (353 µmol/L) và nữ giới: 6,0 mg/dL (288 µmol/L).
  • Chế độ ăn uống: Thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, bia rượu,… khi được sử dụng nhiều và thường xuyên sẽ tạo ra acid uric. Từ đó dẫn đến tăng nồng độ acid uric máu, gây tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở tay.
  • Béo phì: Là nguyên nhân phổ biến của các ca bệnh gút ở tay. Thừa cân khiến cơ thể sản sinh nhiều acid uric hơn và ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric của thận.
  • Những nguyên nhân khác: Một số bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,… cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Cùng với đó là việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc giảm huyết áp trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu.
Lạm dụng các thực phẩm nhiều purin dễ gây ra gout

Dấu hiệu bệnh gút ở tay

Các dấu hiệu của bệnh gout ở tay sẽ rất rõ rệt, tuy nhiên mức độ thể hiện sẽ khác biệt tùy vào từng trường hợp.

Cụ thể gồm:

  • Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, đặc biệt vào ban đêm, khiến người bệnh khó chịu và thức giấc. Đau nhức xảy ra chủ yếu ở khớp ngón tay, đặc biệt là khớp ngón cái, có thể lan rộng đến các khớp khác như cổ tay, bàn tay.
  • Mức độ đau nhức khá dữ dội, khiến người bệnh khó cử động tay.
  • Sưng tấy, nóng và đỏ tại các khớp ngón tay bị ảnh hưởng. Tay sưng to bất thường, khiến việc cử động trở nên khó khăn.
  • Các khớp ngón tay có thể bị cứng lại, gây cản trở trong việc cầm nắm. Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi lâu, tuy nhiên sẽ cải thiện dần khi vận động.
  • Ngoài các biểu hiện này, bệnh nhân còn có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, buồn nôn.

Biến chứng bệnh là gì?

Việc chậm trễ điều trị, chữa gút ở tay sai cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, trong đó gồm có:

  • Hỏng khớp: Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, các tinh thể urat sẽ lắng đọng tại các khớp, gây ra tình trạng viêm nhiễm mãn tính. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, xương khớp biến dạng, dẫn đến hủy hoại khớp, biến dạng khớp, giảm khả năng vận động và gây đau nhức dữ dội.
  • Sỏi thận: Acid uric dư thừa trong máu có thể kết tinh thành sỏi, lắng đọng tại thận và gây ra sỏi thận. Bệnh sẽ có các cơn đau quặn dữ dội, làm tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu và suy thận nếu không được điều trị kịp thời.
  • Viêm tấy mãn tính: Tinh thể urat lắng đọng tại các khớp gây ra viêm nhiễm có nguy cơ trở thành viêm tấy mạn tính, khiến các khớp sưng đỏ, nóng, đau và giảm khả năng vận động. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và công việc.
  • Biến chứng khác: Bệnh gút còn có thể dẫn đến một số biến chứng khác như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và suy giảm chức năng gan.
Bệnh gout ở tay có thể gây biến chứng sang thận

Chẩn đoán bệnh gout ở tay

Để điều trị bệnh gút, người bệnh cần phải được chẩn đoán chi tiết bằng các phương pháp để cho ra kết luận bệnh lý chính xác nhất. Dưới đây là những kỹ thuật thăm khám được áp dụng hiện nay.

Khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm:

  • Tiền sử mắc bệnh gút bản thân.
  • Các triệu chứng bệnh gút như đau nhức, sưng, nóng, đỏ khớp, thời điểm xuất hiện, mức độ nghiêm trọng,…
  • Các bệnh lý nền đang mắc phải.
  • Những loại thuốc đang sử dụng.

Sau đó, bác sĩ sẽ khám sức khỏe để đánh giá tình trạng các khớp ngón tay, bao gồm:

  • Kiểm tra xem có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ hay không.
  • Đánh giá mức độ đau nhức và khả năng vận động của các khớp.
  • Kiểm tra các dấu hiệu của biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận,…

Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm máu là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh gút, giúp đo nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải ai có nồng độ acid uric cao cũng mắc bệnh gút.

Một số trường hợp khác như béo phì, tăng huyết áp, bệnh thận,… cũng có thể làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao hơn.

Chọc hút dịch khớp:

Nếu các triệu chứng bệnh gút không điển hình hoặc xét nghiệm máu không cho kết quả rõ ràng, bác sĩ có thể chọc hút dịch khớp để lấy mẫu dịch xét nghiệm. Mẫu dịch khớp sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm tinh thể urat.

Chẩn đoán hình ảnh:

Các phương pháp chẩn hình hình ảnh như chụp X-quang hoặc chụp MRI có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng khớp và phát hiện biến chứng của bệnh gút, chẳng hạn như mòn khớp, biến dạng khớp,…

Điều trị bệnh gút tay

Bệnh gút ở tay mang đến những cơn đau nhức dai dẳng, khiến việc cử động ngón tay trở nên khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Theo đó, việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt.

Các cách chữa gout ở tay có thể áp dụng gồm:

Thuốc Tây chữa bệnh gút ở tay

Thuốc Tây là giải pháp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh gút, giúp giảm đau, hạ acid uric máu và ngăn ngừa biến chứng. Có những loại thuốc được kê đơn nhiều nhất gồm:

  • Nhóm ức chế xanthine oxidase (XOI): Allopurinol (Zyloric) là thuốc được dùng phổ biến nhất, giúp ức chế sản xuất acid uric. Ngoài ra còn có Febuxostat (Adurupil, Uloric) sẽ ít tác dụng phụ hơn.
  • Nhóm tăng thải acid uric: Probenecid (Benemid) giúp tăng bài tiết acid uric qua nước tiểu.
  • Nhóm tiêu acid uric: Pegloticase (Krystel) dùng cho bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc khác.
  • Thuốc giảm đau cấp tính: Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve).
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Indomethacin (Indocin) và Colchicine cho hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện cơn gút.
  • Corticosteroid: Prednisone sử dụng dạng uống hoặc tiêm vào khớp. Cho hiệu quả giảm viêm, sưng, đau nhanh chóng nhưng có nhiều tác dụng phụ.
Bệnh nhân cần dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ

Nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ trị gút

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể tham khảo thêm các nguyên liệu tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả như sau:

Lá tía tô:

Lá tía tô chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất chống viêm, giúp giảm đau và sưng khớp.

Cách sử dụng:

  • Uống trà lá tía tô: Sắc lá tía tô với nước nóng và uống mỗi ngày.
  • Dùng lá tía tô tươi: Nhai lá tía tô tươi hoặc xay nhuyễn và đắp lên khớp bị đau.

Tỏi:

Tỏi có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm đau và sưng khớp do bệnh gút.

Cách sử dụng:

  • Ăn 1-2 tép tỏi tươi mỗi ngày.
  • Dùng tinh dầu tỏi: Pha loãng tinh dầu tỏi với dầu nền và thoa lên khớp bị đau.

Xem thêm: 5 Cách Dùng Gạo Lứt Chữa Bệnh Gout Tại Nhà

Một số nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ trị gout tại nhà

Dâu tằm:

Dâu tằm chứa nhiều anthocyanin, một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe khớp.

Cách sử dụng:

  • Ăn quả dâu tằm tươi hoặc sấy khô.
  • Uống trà dâu tằm: Sấy khô quả dâu tằm và pha trà uống mỗi ngày.

Gừng:

Gừng có đặc tính chống viêm và giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Uống trà gừng: Thêm gừng tươi thái lát vào nước nóng, đun sôi và lọc lấy nước. Có thể thêm vào một chút mật ong sẽ dễ uống hơn.
  • Chườm gừng: Giã nát gừng tươi, trộn với nước ấm và chườm lên khớp bị đau.

Ngoài ra, khi xuất hiện cơn đau cấp tính, bệnh nhân có thể dùng phương pháp chườm bằng đá lạnh, dừng các hoạt động đang làm để cơ thể và khớp xương nghỉ ngơi. Đây cũng là cách giảm đau nhức, sưng tấy khá tốt.

Điều trị ngoại khoa

Trong nhiều trường hợp, điều trị nội khoa bằng thuốc và thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả, điều trị ngoại khoa có thể được cân nhắc sử dụng.

Bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật khi thuộc nhóm sau:

  • Xương khớp bị phá hủy do lắng đọng tinh thể urat lâu ngày.
  • Biến dạng khớp, hạn chế vận động nghiêm trọng.
  • Không đáp ứng với các phác đồ điều trị nội khoa.
  • Gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Tophi (cục u urat) vỡ, gây nhiễm trùng khớp.

Theo đó, những kỹ thuật chữa trị ngoại khoa có thể áp dụng gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ tophi: Loại bỏ các cục u urat (tophi) lắng đọng trong và xung quanh khớp.
  • Cắt lọc khớp bị tổn thương: Cắt bỏ phần khớp bị tổn thương nặng do bệnh gút. Thay thế bằng khớp nhân tạo hoặc ghép xương.
  • Hợp nhất khớp: Kết nối hai hoặc nhiều xương khớp lại với nhau.
Cần phẫu thuật trong trường hợp bệnh nghiêm trọng

Bệnh nhân nên ăn gì và kiêng gì khi bị gout?

Việc tuân thủ chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gút và cải thiện tình trạng sức khỏe. Dưới đây là thông tin về chế độ ăn uống cho bệnh nhân tham khảo.

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Có thể dùng: Rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, măng tây, táo, chuối, cam, dâu tây, việt quất, gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Chống oxy hóa, giảm viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch. Hàm lượng vitamin C có nhiều trong các thực phẩm: Cam, chanh, quýt, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh, dâu tây,…
  • Thực phẩm giàu omega-3: Giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bệnh nhân nên ăn nhiều: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh, đậu nành, đậu đen, đậu xanh,…
  • Nước: Uống đủ nước mỗi ngày (2 – 3 lít) giúp cơ thể đào thải acid uric ra khỏi máu.

Nên kiêng:

  • Thực phẩm giàu purin: Khi chuyển hóa, purin tạo thành acid uric, là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút. Do đó cần tránh ăn: Nội tạng động vật, tôm, cua, hàu, thịt bò, thịt bê, thịt cừu, bia rượu, nước ngọt có ga.
  • Thực phẩm giàu fructose: Fructose có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Chất này xuất hiện trong: Nước ngọt, nước có ga, nước trái cây đóng hộp, bánh kẹo ngọt.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều muối, chất béo xấu và các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Đừng Bỏ Lỡ: Chia Sẻ 4 Phương Pháp Chữa Bệnh Gút Bằng Dưa Chuột

Bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Cách phòng ngừa bệnh gút ở tay

Việc phòng ngừa bệnh gút ở tay hoàn toàn có thể thực hiện hiệu quả nếu bạn áp dụng những biện pháp sau:

  • Hạn chế thực phẩm giàu purin: Nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, bia rượu, nước ngọt có ga,…
  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, omega-3: Rau xanh, trái cây, cá hồi, các loại đậu,… Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng hợp lý và từ bỏ hút thuốc lá.
  • Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30p, duy trì 4 – 5 ngày mỗi tuần.
  • Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi đêm, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, hạn chế căng thẳng stress.
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh gút.

Bệnh gút ở tay là vấn đề đáng lo ngại khi ngày càng có tỷ lệ gia tăng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên sớm đến bệnh viện thăm khám và áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

Tham khảo:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh gout có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và một số yếu tố liên quan. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua